Cây Sầu Riêng Vườn Cũ

 

 

Vơ Kỳ Điền

 

 

 

          Tôi rề lại cái băng cây, ngồi xuống ở đằng đầu. Cái băng được làm bằng tấm ván dầy, các chưn được đóng dính luôn xuống đất. Tấm ván được cưa cắt rất thô nhưng v́ nhiều người ngồi tới ngồi lui nên nó trở thành trơn láng. Ở trại chuyển tiếp để đi định cư, ai cũng thích đến đây, v́ ít ra tại vị trí nầy, người ta có thể nh́n ra ngoài thấy được một khoảng trời nhỏ và ở dưới kia, cái sườn đồi thoai thoải có vài mảnh vườn, cây cối xanh mát.

 

          Ngồi kế bên tôi là chú Hai thợ bạc, quê ở Sóc Trăng. Mỗi lần ra đây, tôi đều gặp chú. Khí hậu Mă Lai thiệt là kỳ cục. Ban đêm, trời lạnh teo ruột teo gan, ngủ phải đắp mền. Ban ngày trời nóng như đổ lửa, hơi nóng hừng hực từ sáng tới chiều, mồ hôi tươm ra đầy người. Ở tại lều không cách ǵ chịu nổi nên ai cũng t́m nơi để trốn nóng. C̣n chỗ nào lư tưởng hơn chỗ nầy. Cái băng núp dưới bóng mát một bụi tre um tùm, ngoài kia dưới sườn đồi là phong cảnh kỳ thú. Thiệt ra ở vùng nầy c̣n nhiều nơi cảnh vật đẹp hơn nhiều nhưng dân tỵ nạn bị giới hạn trong ṿng rào kẽm gai nên đâu có được ra ngoài mà đi đó đi đây. Có mấy người đi chữa bịnh về kể lại rằng ở ngoài kia, thành phố đẹp đẽ, sang trọng, sạch sẽ, tiện nghi. Riêng tôi và chú hai thợ bạc th́ chỉ biết xứ Mă Lai qua cái khung trời nhỏ xíu nầy.

 

          Tôi ngồi ở đây mà đầu óc ở đâu đâu. Cái vùng đất mới mà tôi sẽ đến th́ xa lạ quá, nơi đó có vẻ hấp dẫn lắm. Có nhà lầu chọc trời, có xa lộ thênh thang, có tuyết rơi trắng xoá, có đủ mọi thứ vui. Tôi tưởng tượng ra bao cảnh kỳ lạ mà tôi sẽ được mắt thấp, tai nghe trong một ngày rất gần. Nhưng có anh bạn đi trước, gởi thơ về trại, trong có đoạn viết ' ...vừa bước ra khỏi máy bay như đi vào cái tủ lạnh, mũi thở ra khói, tay chưn tê cóng..', tôi chợt thấy ghê quá, quay qua chú hai thợ bạc:

 

          -Mai mốt qua bển, chú sợ lạnh hông chú Hai?

          -Sợ chớ thầy tư, Ở nhà tôi lúc nào cũng tắm bằng nước nóng như mấy ông ghiền thuốc phiện. Tại không nước nào nhận nên tôi đành phải chịu đi Canada. Tuổi già xương cốt chịu lạnh dở lắm.

 

          Người ta nói ở bển, xin lỗi thầy tư nghen, đi tiểu ngoài đường, nó đóng lại thành cây nước đá. Nghe nói sợ quá. Mấy đứa nhỏ th́ khoái chí. Tối tối tụi nó rủ nhau đi đến hội trường coi chiếu phim. Thấy tây tà trượt tuyết với nhảy đầm, coi bộ tụi nhỏ chịu dữ.

 

          Tôi nh́n chú Hai thợ bạc. Chú ốm người, da xanh mét, mặt xương xương, dáng khắc khổ. Muốn gợi chuyện cho vui, tôi nói:

          -Th́ lần hồi rồi cũng quen. Người ta chịu được th́ ḿnh chịu được, có ǵ mà lo. Tôi với chú qua bển, ḿnh học một khoá nhảy đầm với tập trượt tuyết là xong hết. Người ta tới đâu ḿnh tới đó. Vượt biên nguy hiểm, chết sống vầy mà ḿnh c̣n làm được, nhằm nḥ ǵ ba cái lẻ tẻ đó!

 

          -Ư thôi thầy Tư, thầy tuổi trẻ th́ c̣n được, tôi trên năm mươi rồi, tiếng Tây tiếng Mỹ một chữ cũng không biết, nói chi tới việc ôm đầm mà nhảy nhót.

          -Vậy chú chịu cực, chịu khổ lặn lội qua đây để làm chỉ

Chú Hai nh́n ra xa trả lời ngập ngừng:

          -Tại bên ḿnh khó sống quá, vừa nhức đầu, vừa nghẹt thở, nên phải đi. Chớ vui vẻ ǵ. Tôi đâu có muốn nhưng hoàn cảnh bắt buộc. Thầy Tư nghĩ coi, cái tiệm thợ bạc nhỏ xíu cũng bị tịch thâu.

 

          Thôi đành dẹp kềm, dẹp búa. Tôi làm đơn xin về quê làm ruộng. Nhà nước cũng không cho, bắt phải đi xây dựng kinh tế mới. Cái chế độ ǵ có mắt không được nh́n, có tai không được nghe, có miệng không được nói, th́ ở lại làm ǵ. Nói thiệt với thầy tư, tôi ngồi đây mà đầu óc vẫn nhớ Băi Xàu. Trước nhà tôi có cái rạch nhỏ, chiều chiều ra đằng trước câu cá, cũng đủ vui. Lớn tuổi rồi, đâu c̣n ham muốn ǵ nữa!

 

          Nói xong, chú ngó mênh ngó mông. Chợt chú đưa tay chỉ xuống phía dưới sườn đồi, hỏi:

          -Cái vườn ở dưới đó trồng cây ǵ mà cành lá xanh um?

Tôi nh́n theo, trả lời ngay:

          -Cây sầu riêng đó. Mấy cây nầy mới trồng chừng ba bốn năm, c̣n nhỏ chưa có trái. Nếu lớn hơn một chút th́ mùa nầy đă có bông rồi.

          Tôi nh́n cây sầu riêng Mă Lai lá nhỏ nhưng tàn rậm hơn sầu riêng ở Việt Nam. Thấy khu vườn nầy ḷng tôi đâm ngẩn ngơ. Quê tôi là xứ của sầu riêng, măng cụt, bây giờ nó ra sao? Tôi quay qua hỏi chú hai:

 

          -Ủa, chú chưa bao giờ thấy cây sầu riêng sao? Chú có ăn được sầu riêng không? Có nhiều người hễ nghe tới mùi là chạy mất, họ nói hôi không chịu nổi.

          -Tôi khoái lắm chớ. Cứ tới mùa trái cây là mua mỗi lần cả chục kí, ăn tới mờ con mắt... Nhưng tiếc quá, tôi chưa có dịp đi vườn để thấy cây của nó...

 

          Tôi bèn mô tả cây sầu riêng cho chú Hai biết:

          -Thông thường th́ ở bên ḿnh, cây trung b́nh có thân lớn cỡ cột nhà, cao hơn cột đèn đường chút xíu, tàn thưa mà rộng, mùa có trái nh́n thấy mê lắm. Trái nó treo lủng lẳng đầy cành, gai đâm tua tủa. Những trái c̣n non nhỏ cở trái cau, trái quít, thường bị rụng rải rác quanh gốc. Hồi nhỏ tụi tôi lượm lấy, bẻ mấy cái gai nhọn, cắm lên càm... để làm ông già râu!

 

          -Trái nó to quá mà đầy gai, rủi nó rụng trúng đầu th́ chắc chết!

          -Vậy mà h́nh như chưa có ai bị rớt bể đầu v́ sầu riêng. Chỉ có mấy anh đi ăn trộm mới sợ thôi v́ trái nó chỉ rụng vào nửa đêm về sáng. Trái sầu riêng chín rụng ăn mới ngon. Nếu cắt cuống sớm, c̣n non ăn lạt nhách, nhiều khi bị sượng. Người sành điệu họ lựa chọn kỹ càng khi mua. Phải là thứ vỏ mỏng, nhỏ hột, cơm dầy màu mỡ gà, ăn cái vị nó beo béo, đăng đắng mới đă. Chớ ăn sầu riêng mà lựa thứ cơm ngọt ngay, th́ ăn chừng vài múi là ngán ngược. Ăn buổi sáng, buổi chiều c̣n nghe mùi thơm.

          -Mà chú Hai ơi, ăn sầu riêng mà ăn một ḿnh cũng chưa đủ ngon. Phải đi vào vườn với một cô bạn gái dễ thương, lựa một nơi im mát, gom cỏ khô lại làm đệm, khui trái sầu riêng chín thơm nực nồng, cầm từng múi bằng năm ngón tay, ăn hết rồi c̣n liếm cơm c̣n dính trên các ngón tay, mút chùn chụt, nh́n nhau mà cười... mới đă thèm.

          -Sao tả cảnh nghe mê quá vậy. Chắc thầy Tư ăn sầu riêng kiểu đó hoài?

          -Phải được như chú nói, cũng đỡ. Nhiều khi tôi nghĩ tới c̣n tức ḿnh. Hồi đó tới giờ, ngồi dưới gốc cây sầu riêng th́ nhiều, c̣n ăn như vậy th́ chưa bao nhiêu. Bây giờ ngồi đây, nhớ tới kỷ niệm mà trong ḷng nao nao. Lúc đó tôi vừa được hai mươi tuổi...

 

 

*

 

 

          Tôi gặp lại Phương do một sự t́nh cờ. buổi chiều hôm đó, trời vừa sẩm tối. tôi ở lớp học ra, đi ngay đến ngă tư đầu đường, để đón xe về tỉnh nhà. Chiếc xe lô ngừng lại. Tôi nh́n vào xe, thất vọng, trong khoang không c̣n một chỗ trống. Người ta ngồi đen nghẹt, chen chúc nhau. Anh lơ xe mở cửa, nhảy xuống kéo tay tôi, đẩy vào. Tôi cố chen vào trong. Có vài tiếng cằn nhằn nho nhỏ:

           -Xe chật cứng, chỗ đâu mà chứa nữa!

 

           Tôi vừa ngồi xuống vừa nghe bác tài xế trả lời:

          -Bà con cô bác thông cảm. Chuyến chót hổng rước, người ta phải ngủ lại Sài G̣n sao?

          Thế là đâu vào đó. Ai nấy đành chịu chật. Tôi bị kẹt cứng tư bề. Phía trước, phía trong, phía sau là người ta, c̣n bên phải là cánh cửa xe bằng sắt. Tôi không có cách ǵ để đặt chưn cho gọn. day qua, trở lại, sửa tới, sửa lui, cũng không ổn thoả chút nào. Nhờ xe chạy có được chút ít gió mát. Ánh sáng về đêm của thành phó lấp loáng qua cửa xẹ đèn quảng cáo xanh xanh, đỏ đỏ. đèn đường sáng trắng nhợt nhạt. Bầu trời lấp lánh đầy sao. Chiếc xe c̣n chạy loanh quanh chưa ra khỏi thành phố. Tôi yên chí nó sẽ chạy một mạch về tới tỉnh. Chật quá rồi làm sao chứa được nữa. Nào ngờ, qua một góc phố, chiếc xe từ từ ngừng lại. Có tiếng ồn ào:

          - Trời đất ơi, cái xe nhỏ xíu như vậy, bác tài tính chứa bao nhiêu mạng ?

 

          Tôi thất vọng. Nếu có thêm người, tôi sẽ bị dồn vào trong. C̣n đâu mà nh́n thấy phong cảnh bên đường với gió mát trăng sáng. Chưa kịp phản ứng ǵ, th́ cửa xe đă mở, anh lơ nhảy xuống, đẩy người khách mới lên chỗ tôi. Tôi bắt buộc ở cái thế phải ép sát vào bên trong để nhường chỗ. Đúng là hộp cá ṃi. Hành khách bị ép như mấy con cá nằm sắp lớp, hết cục cựa. Bác tài vừa cho xe chạy, vừa cam kết:

          -Thôi đủ rồi, không rước nữa. Bây giờ th́ xe hơi chật. Xe chạy một hồi, nó lắc xuống đâu vào đó. Bà con cô bác thông cảm!

 

          Không thông cảm với bác tài cũng không được. Trời tối rồi, không lẽ bước xuống xe để ở lại Sài g̣n đêm nay. Mà bây giờ th́ tôi đâu c̣n muốn bước xuống nữa. Người hành khách vừa mới lên là một cô gái c̣n trẻ, trong ánh sáng mờ mờ, tôi không thấy rơ nhưng có lẽ nàng đẹp lắm. Tà aó vàng được vén khéo qua bên, nàng cố thu ḿnh cho nhỏ gọn lại, dáng khép nép. Riêng tôi v́ đụng chạm bên người nàng nên loay hoay, xoay ngang người lại cho thư thả. Ở cái thế nầy tôi thấy thoải mái hơn nhưng đồng thời cánh tay phải như ôm lấy người nàng. Tôi mắc cỡ quá, đâu có dám đụng, đành phải vói tay qua gác trên cửa xe cho đỡ mỏi. Trọn nửa người bên phải tôi ép sát nửa người bên trái của nàng. Tôi nghe một cảm giác êm ái bềnh bồng. Tôi đâu có ngờ hoàn cảnh trái ngang như vậy. Lần đầu tiên ngồi gần một cô gái lạ, tôi bối rối quá. Tôi thử nghĩ hằng chục câu hỏi để mong làm quen với nàng, nhưng thấy câu nào cũng vô duyên. Thôi đành ngồi im, làm ra vẻ đứng đắn nghiêm nghị. Bỗng chiếc xe quẹo gắt ở một khúc quanh, người nàng đè hẳn lên tôi. Như để đỡ mắc cỡ, nàng nói bâng quơ:

          - Chiều thứ bảy nào xe cũng chật nứt!

Tôi bèn bắt chuyện:

          -Dạ, dạ, cũng hơi đông.

          -Chút xíu nữa là tôi ?ón hụt rồi. Từ trường ra tới đây kẹt xe quá!

          -Chắc cô học trường Luật?

 

         Cô ta hơi nghiêng đầu qua tôi, hỏi lại:

         -Sao anh biết?

          Tôi thấy vui trong bụng, có dịp để nàng thấy tôi thông minh:

          -đa số sinh viên luật thường đón xe chỗ cô vừa lên.

          Nàng cười nhẹ nhàng, hàm răng trắng bóng đều đặn:

          -Dạ không phải, tôi học ở Văn Khoa.

          Tôi đoán trật lất. Nhưng không hề ǵ. Miễn nói chuyện được với nàng là vui rồi. Tôi tuy không học ở đó, nhưng cũng biết chút ít:

         - Xin lỗi, tôi hơi ṭ ṃ, cô đang theo chứng chỉ nào ?

         -Dạ, tôi học lớp dự bi..

         -Vậy là cô được học với ông giáo sư Vương Hồng Sển. Tôi khoái được nghe ổng nói chuyện. Hễ sách nào có bài ổng viết, tôi đều kiếm mua. Ổng rành về đồ cổ... Chắc cô cũng thích các giờ ông ấy dạy?

 

          Lại một lần nữa tôi bị hố:

          -Dạ, tôi sợ các giờ đó lắm. Kỳ rồi, tôi bị rớt v́ môn Văn Chương Quốc Âm, nên kỳ nh́ phải thi lại môn nầy.

         Tôi không dám hỏi thêm. Tôi suy nghĩ hoài cũng không hiểu tại sao cô ta lại rớt môn Quốc Âm, cái môn được coi là dễ hơn các môn khác. Vốn ít nói và hay rụt rè, tôi lại đành ngồi im. Thoang thoảng, tôi ngửi thấy tóc nàng có mùi thơm nhè nhẹ. Tự nhiên tôi cảm thấy trong ḷng một xúc động bất ngờ. Trời đất nào xui khiến cho tôi gặp nàng như vậy. Bây giờ tôi phải nói câu nào nữa ?

 

         -Chắc cô về tới bến xe ?

         -Dạ không, tôi xuống Cầu Ngang.

 

         Tôi lại t́m được câu đối đáp: Cô ở gần cái nhà ngói đỏ, có cổng sắt sơn xanh không? đằng trước có bụi tre ngà?

         Cô ta nghiêng đầu qua nh́n tôi:

         -Chắc anh là bạn học của anh B́nh! căn nhà đó của tôi.

         Đoạn nàng chăm chú nh́n tôi, thoáng do dự, nàng tiếp:

          -Phải anh là anh Hưng không, em là Phương đây !

          Tôi vừa xác nhận th́ nàng líu lo:

          -Trời ơi, sao lâu quá không thấy anh xuống nhà chơi. Ba má em với anh B́nh thường nhắc tới anh hoài.

         Tôi ngạc nhiên sung sướng. Không dè con nhỏ Phương ngày nào nhỏ xíu, đen thui, mới có mấy năm mà lớn đẹp như vậy. Những chuyện năm trước bây giờ được tôi và Phương nhắc lại. Nàng nói chuyện lanh lợi, duyên dáng. Tôi lần lần b́nh tĩnh hơn. Tôi hỏi thăm tin tức B́nh, sau cùng tôi thắc mắc:

          -Ông Sển dễ lắm má! Tại sao Phương lại bị kẹt môn Quốc Âm?

Phương phân trần:

          -Anh Hưng thử nghĩ coi, em vào vấn đáp, ổng đưa em quyển ' Truyện đời Xưa ' của Trương Vĩnh Kư, biểu em đọc bài ' Anh chàng sợ vợ '. Cái chuyện anh chàng lùi khoai lang trong tro nóng cho chín để ăn vụng, nào ngờ chị vợ về nửa chừng, anh ta sợ quá bèn cột túm ống quần lại, bỏ củ khoai lang vào trong đó để dấu, nóng quá bèn nhẩy cà tưng. đọc đến đây, ổng bảo ngừng lại và hỏi em:

          -Nhẩy cà tưng là nhảy làm sao

Em c̣n đang suy nghĩ chưa kịp trả lời, th́ ổng hỏi tiếp:

          - Đâu cô nhảy cà tưng cho tôi coi!

 

         -Anh thấy đó, cả cái pḥng thi rộng mênh mông. Ở dưới cả mấy chục người ngó lên, em mắc cỡ quá, làm sao dám nhảy. Chờ hồi lâu không được, ổng nghĩ là em không biết, nên cho dưới điểm trung b́nh. Em đành phải thi lại kỳ hai.

 

         Tôi an ủi nàng:

         -Gặp tôi mà ổng biểu nhảy th́ cũng rớt. Ai lại nhảy cà tong trước mắt mọi người. Kỳ thấy mồ.

Phương cười nhẹ:

         -Lạy trời cho mai mốt đừng gặp cái 'Anh chàng sợ vợ ' nữa.

 

          Tôi chớp ngay lấy cái câu nói hớ đó, hỏi lại:

         -Vậy chớ Phương muốn gặp anh chàng như thế nào, cho tôi biết các điều kiện đ̣i hỏi.... để kiếm cái đầu heo.

Phương chống chế:

         -Ơ Anh Hưng, không phải vậy!Mấy năm rồi gặp lại, anh vẫn y như hồi xưa, cứ phá em hoài.

 

         Từ đó tôi thường xuống Cầu Ngang thăm gia đ́nh nàng. B́nh th́ đă vào quân đội, ít khi có nhà. Má nàng lần nào thấy tôi, cũng nói:

         -Khi nào rảnh rỗi cháu xuống đây chơi, đừng ngại ǵ hết, thằng B́nh đi lính, hai Bác nhớ nó quá. Nhà đơn chiếc không có ai.!

 

         C̣n Ba nàng th́ ít nói, thường dẫn tôi ra sau vườn, bẻ trái cây cả đống bắt ăn. Phương xinh xắn, dễ thương, lăng xăng làm các món ngon để đăi khách. Chúng tôi thường ăn dưới gốc cây sầu riêng lớn. Vườn nhà Phương rất rộng, các mương nước nhỏ đầy rong. Nước trong vắt, thấy được những con cá băi trầu, cá lia thia, cá ĺm ḱm, lội nhởn nhơ dưới đó. đất đen mầu mỡ, cây dâu, cây măng cụt, cây sầu riêng, có những tàn lá xanh um, mát rượi...

 

         Tôi ngồi mà nghe ḷng khoan khoái, mắt nh́n ánh nắng lấp lánh qua các khoảng lá thưa. Đâu đây có con chim hót trên cành, tiếng nghe trong trẻo quá. Phương cũng như chim líu lo:

         -Trên nhà anh Hưng có vườn không? trồng nhiều bông không? đôi khi lên tỉnh, em muốn ghé chơi cho biết mà sợ... anh Hưng không thèm tiếp.

Má Phương mắng yêu con gái:

         -Cái con nhỏ nầy, mầy làm như cậu Hưng là người dưng!

 

         Phương vừa ngó xéo tôi, vừa trả lời mẹ:

         -Th́ má thấy đó, hôm con gặp anh Hưng trên xe, ngồi gần cả giờ đồng hồ, ảnh đâu có thèm nh́n... bà con!

         Tôi không biết trả lời ra sao, đành cười trừ! Ôi! những buổi trưa ấm cúng, ḷng vui như mở hội. Tôi vẫn đắn đo, rụt rè, chưa dám ngỏ ư với Phương. Học hành chưa thành, công danh chưa toại, bây giờ c̣n quá sớm để nói chuyện yêu đương....

 

         Những ngày tháng kế tiếp qua mau. Ba má Phương sẵn có vốn, mở thêm căn tiệm cầm đồ ngoài chợ. Ngoài những giờ học, Phương c̣n phụ mẹ buôn bán, trông nom công việc sổ sách. Tôi lại có dịp gặp gỡ nàng nhiều hơn. Chúng tôi trao đổi chuyện trời mưa, trời nắng, chuyện học hành, thi cử. Toàn là chuyện đâu đâu, vậy mà cũng có để nói hoài, không chán. Có lần Phương hỏi tôi:

 

         -Anh Hưng ơi, hiện thời anh thương ai nhứt ?

 

Tôicười cười,trả lời :

         -Th́ Phương biết rồi, tôi nói hoài! đời tôi chỉ thương có chú lùn bán hủ tiếu dưới gốc me...

         Mặt Phương hơi phụng phịu:

         -Vậy chớ mấy người đẹp của anh, không ai bằng chú lùn sao ?

Tôi giảng nghiă:

          -Đẹp đâu có ăn được. C̣n hủ tiếu cây me ăn ngon, cho nên tôi thương... chú lùn.

Phương nín thinh, bậm môi tức tối. Tôi muốn giải hoà cho khuây khoả:

         -Phương ơi, mấy ngày ở nhà không có buôn bán, em làm ǵ ?

 

         -Em đi chợ, mua cá mua cua.

         -Rồi sau đó Phương làm ǵ nữa ?

Nàng trả thù tôi, trả lời tỉnh rụi:

         -Th́ em làm cá làm cua.

         -Vậy chớ không lúc nào Phương nhớ tới bạn bè chút xíu nào sao ?

 

          Phương bật cười, tươi như đoá hoa buổi sáng:

         -Có chớ, lúc ghé ăn hủ tiếu cây me th́ nhớ tới anh!

Tôi vừa làm điệu bộ thất vọng, vừa nh́n sững mặt nàng. Phương cười, khuôn mặt vuông vuông, rạng rỡ, làn da trắng mịn màng. Tóc cắt ngắn gọn, cái mũi thẳng cao, xinh xắn. Cặp môi trề trề. Hèn chi nàng nói chuyện tía lia. Ông trời sao thiệt bất công. Mặt Phương không một khuyết điểm. Tất cả đường nét đều hoà hợp, thêm vào đó là cái duyên dáng nữa. C̣n tôi th́ vừa xấu, vừa đen, được quen với nàng, đời tôi c̣n hạnh phúc nào hơn. Do câu chuyện đẩy đưa, bất chợt tôi thấy Phương dễ thương làm sao. Trong một thoáng ngẩn ngơ, tôi nói đại:

         -Cô chủ tiệm cầm đồ ơi, sao cô đẹp quá vậy ? Tiệm cô cầm vàng bạc, châu báu ngọc ngà mà có cầm 'người ta không ?

 

Phương trố mắt nh́n tôi. H́nh như nàng chưa hiểu câu nói. Cặp mắt nàng tṛn to, đen bóng, ngây thơ. Tôi nói tiếp:

          -Có một sinh viên nghèo, học hành dang dở, hoàn cảnh túng bấn, cần cầm tạm để đủ tiền ăn học, miễn có cơm canh ngày hai bữa, mai sau có nghề nghiệp vững chắc, nguyện sẽ làm 'tôi mọí để trả công lẫn lời.

 

Phương hiểu ra, cười nho nhỏ, thủ thỉ bên tai tôi:

         -Anh Hưng muốn cầm thiệt không đó ? Tiệm của em không khó khăn như mấy tiệm khác đâu. Miễn là ṣng phẳng, siêng năng, trả nợ suốt đời...

 

         Từ đó, tôi và Phương thương nhau. Rồi chiến tranh ngày một tàn khốc. Tôi phải vào quân ngũ, trôi nổi ngược xuôi. Những cánh thơ nồng nàn thay thế những lần gặp gỡ. Phương thường viết cho tôi biết, nàng đă phải nhiều lần từ chối những mối mai xung quanh. Tôi run trong bụng. Làm sao nàng có thể chờ đợi và nếu chờ th́ đến bao giờ. Thân tôi, tôi c̣n lo chưa xong. Cưới Phương bây giờ, chỉ làm khổ cho nàng, điều mà tôi không muốn. Yêu Phương, tôi muốn nàng được hoàn toàn sung sướng. Phương xinh xắn và dễ thương quá, nàng đâu thể v́ tôi mà chịu khổ cực. Rốt cuộc rồi th́ tôi cũng phải chịu thua định mạng. Một buổi sáng mùa thu, tôi nhận được thơ cuối cùng của Phương. Vào pḥng riêng, tôi xé thơ ra đọc. Nét chữ quen thuộc dễ thương ngày nào, quay cuồng trước mắt tôi:

 

' ...ba má bắt em phải lập gia đ́nh với một người không quen. Giữa t́nh yêu và gia đ́nh, em phải chọn một. Gởi đến anh bức ảnh cuối cùng em chụp bên gốc sầu riêng ngày nào... như nỗi ḷng em..'

 

Nước mắt tôi tự nhiên ứa ra, ràn rụa. Những chữ c̣n lại, mờ nhạt. Cuối thơ Phương không kư tên, tôi đọc được câu ca dao ở hàng dưới cùng:

đêm khuya thắp chút dầu dư

Tim loang cháy lụn, sầu tư một ḿnh.

 

*

 

 

Câu chuyện đă trên hai mươi năm rồi, bây giờ tôi c̣n nhớ lại như in. Cái kỷ niệm ngày xưa sao mà êm ái nhẹ nhàng quá. Tôi với chú Hai thợ bạc, ngồi im lặng bên nhau. Mỗi người một ư nghĩ vụn vặt, tản mác. Xa quê hương là xa hết những cảnh, những vật, những người thân yêu. Trước mắt tôi, bây giờ cũng có cây sầu riêng. Nhưng đâu phải là cây sầu riêng vườn cũ. Phương bây giờ đă có chồng, có con. Biết được nàng hạnh phúc, tôi mừng lắm. Nhưng rồi vận nước đổi thay. Hiện giờ vợ chồng con cái nàng vẫn c̣n ở nguyên nơi quê xưa. Liệu nàng có đủ sức khoẻ và nghị lực để vượt qua những khổ nhục mà chế độ mới đưa tới hay không ?

 

Nhớ tới giờ phút nầy h́nh ảnh của hằng triệu người đang phải lam , chân lấm tay bùn, cuốc xới trên vùng đất khô cằn miền kinh tế mới để phục vụ một thứ chủ nghiă ngoại lai, tim tôi như muốn nghẹn lại:

         - Chú Hai ơi! mấy người c̣n ở lại làm sao mà sống nổi với tụi nó ?

         -Rồi cũng phải sống chớ thầy Tư, hổng lẽ... tự tử chết ! Con ngựa đua bắt đem đi kéo cày th́ cũng như con ḅ, con trâu vậy !

         Nghe chú Hai thợ bạc nói, tôi nghĩ ngay đến Phương ngày nào. Trời đất ơi! cái sự thật sao mà chua xót. Tôi đứng dậy hết muốn nổi:

         - Vậy th́ chừng nào dân ḿnh hết khổ, chú hai ? Hổng lẽ phải chịu như vậy hoài !

 

Chú hai thợ bạc vừa đi vừa trả lời:

         - Thầy tư đừng có lo! Luật tạo hoá tuần hoàn hết bĩ cực rồi tới thới lai. Như trái sầu riêng chín th́ phải rụng. Ngày đó tôi với thầy tư trở về, gầy dựng lại quê hương cũ. Cầu trời cho nó đừng quá tang thương, đổ nát...

 

Vơ Kỳ Điền