NHỮNG KẺ TẠM TRÚ

 

Mang  Viên  Long

 

 

                            “ Đi ra khỏi nhà, sợ quen tạm trú

                                       Một đêm đau lưng mắt mở trừng trừng

                                       Đi ra khỏi nhà là ra đi với nhớ

                                       Để chiều về đâu-ngơ ngác bâng khuâng?”

 

                                       VŨ HỮU ĐỊNH

                                      (Những Ngày Long Đong)

 

 

 

             Hơn hai năm được tập trung học tập cải tạo ở T64  Vĩnh không có người thân nào t́m lên thăm nuôi-ngay cả Thảo, người vợ vừa đính hôn .  Tháng 7 năm 74, Vĩnh xin nghỉ phép 15 ngày để về lo cho lễ hỏi. Theo ư kiến của  mẹ Thảo-được anh chị Vĩnh-đại diện cho họ nhà trai, chấp thuận th́ chờ đến ngày 1 tháng 5 năm sau, sẽ tổ chức lễ cưới v́ ngày ấy sẽ hạp với tuổi Th́n và Ngọ của Vĩnh và Thảo. Đến ngày ấy, Thảo cũng sẽ thi tốt nghiệp sư phạm xong, c̣n Vĩnh cũng có rộng thời gian để chuẩn bị cho mọi chuyện trong hoàn cảnh đơn chiếc- mồ côi cả cha lẫn mẹ như anh.…

           Đến  ngày 1 tháng 5- như bao người trai trẻ trong hàng ngũ quân đội hay chính quyền của VNCH, Vĩnh đă bị tập trung trong một khu rừng của miền cao nguyên Trung phần, trong những lán trại được dựng lên vội vă bởi những bàn tay lơ mơ lớn lên từ phố thị chỉ biết ăn học chơi bời  rồi bị chui vào lính như Vĩnh-gọi là “ trại tù tàn binh”.

          Suốt hai năm lao động khổ nhọc, ăn không no-thuốc lại hiếm; chỉ tiêu  công tác ngày càng nặng nề-Vĩnh không được có thêm một chút ǵ để gọi là “ bối dưỡng” cho tấm thân ngày mỗi gầy xanh ngoài 3 bữa cơm, mỗi bữa hai sét chén tứ thời ăn với cá khô chiên mặn,và một muỗng lớn canh rau củ ǵ đó-trong lúc nhiều người bạn đồng cảnh ngộ ở trong trại hằng tuần, hằng tháng đều được người thân thay phiên nhau “ thăm nuôi” , tiếp tế cho lương khô, đường, thuôc men…

          Người bạn học cũ là giáo sư (1) bất ngờ được trại biên chế phân công về phục vụ ở nhà bếp-một buổi chiều, anh  mang về lán cho Vĩnh chút ít thức ăn thừa-và, ghé tai nói nhỏ: “ Tối, cậu ghé lại chái hiên tranh bên trái nhà bếp mà lấy gói  cơm cháy nhé? “. Từ đó, mỗi đêm, Vĩnh đă được “ bồi dưỡng “ thêm cuộn cơm cháy thơm ngon để được ngủ yên  mà không trằn trọc v́ cái đói và nỗi buồn !

           Theo quy đ́nh của trại, ngày chủ nhật được nghỉ lao động ( ngoại trừ các công tác đột xuất)-tù binh được tự do sinh hoạt ở trong trại, hay ra khu tiếp tân gặp thân nhân và nhận quà  nếu có gọi tên thông báo. Suốt một năm ṛng- hơn 360 ngày trông chờ, Vĩnh không hề được gọi tên ra khu tiếp tân lần nào- nên về sau- hễ đến ngày chủ nhật là anh thường “ t́nh nguyện”  lên khu sản xuất sâu trong núi xa để “ canh giữ thú rừng”! Sáng sớm ,sau khi ăn sáng cùng mấy bạn trong tổ xong-Vĩnh xách túi lên nhà bếp lănh phần cơm trưa ( chiều th́ về trại ăn), và anh luôn luôn được nhà bếp “ thông cảm” bới thêm cơm , cho thêm vài con mắm khô mà lên đường…

            Treo vơng nằm một ḿnh trong rừng sâu-Vĩnh càm thấy nỗi cô độc của ḿnh được lắng xuống, nỗi buồn đau cũng đươc xoa dịu-khi nghĩ rằng, trên đời này, ḿnh không c̣n có chút liên hệ ǵ nữa? Không có ǵ nữa để phải bận tâm ưu phiền. Lúc ấy, Vĩnh cảm thấy sự sống và cái chết thật gần nhau-chỉ cách nhau một sợi tóc. Và, sau đó-nếu không đi lang thang quanh quẩn để đào củ hà thù ô, hái lá xăm xăm-th́ Vĩnh ch́m sâu dần vào  giấc ngủ nặng nề trong cái không khí u trầm quạnh hiu của khu rừng già.

            Khoảng hơn bốn giờ chiều, khi khu rừng sẫm tối- tiếng chim muông, thú rừng bắt đầu xáo xác t́m về hang tổ  th́ Vĩnh  cũng lục đục thả bước- lặng lẽ trở về khu lán trại kịp trước gị cơm chiều. Một ngày chủ nhật yên tĩnh đă trôi qua. Anh  đă trở về trại như kẻ từ nơi thật xa nào trở về- không mảy may biết  đến những ǵ đă xảy ra ở đây… Vĩnh nhớ lại những ngày chủ nhật xưa, khi anh c̣n ngồi bó gối trên sạp tre giường ngủ để lắng nghe tiếng gọi tên của những bạn tù được người thân đến thăm nuôi-mà ḷng  cứ rưng rức, bồn chồn. Thảo không một lần lên thăm, hay thư từ-nhắn gởi ǵ. Thảo của tấm áo vải hoa mầu bông bí mà anh đă mua tặng sau lễ hỏi, của những chiều ngồi ở băi biển đến tối mịt mà vẫn chưa muốn ṛi, của những nụ hôn môi ướt đẫm nghĩa t́nh-nay đang tan loăng dần trong trí nhớ anh như những cụm mây… Gần 16 tháng Vĩnh đă sống trong nỗi buồn đau của kẻ chiến bại trong cuộc đời   cả trong t́nh yêu. Sau đó, tin Thảo  chồng được vài người thân của bạn tù lên thăm kể lại-Vĩnh mới hết mong chờ, mà thế vào bằng một tâm trạng lửng lơ bàng hàng thường trực. Anh sống, sắp hàng, đi lao động, lănh cơm, lên hội trường theo tiếng c̣i ( vvv) như một chiếc máy gần hết năng lương. Ước mơ một ngày nào ḥa b́nh được giải ngủ trở về bên gia đ́nh, vợ con  để viết lại những ǵ cần viết cho ḿnh cho người đă bao lần thầm th́ với Thảo-nay thật xa lạ, mịt mờ trong đầu óc Vĩnh –đôi lúc nó làm anh khiếp đăm, sợ hăi, không dám nghĩ tới nữa. Nó đang tan biến dần, thế vào bằng một nỗi ê chề ră rời mềm nhũn như mẫu bánh ḿ vứt xuống ḍng nước..

             Gần hai năm đă đi qua từng giây phút của cuộc đời Vĩnh như thế.

             Ngày anh và một số bạn tù trong trại được phóng thích đă đến: Buổi chiều ngồi ở hội trường căng thẳng lắng nghe vị giám đốc trại đọc danh sách những tù binh được rởi trại trở về với gia đ́nh đợt đầu tiên đă đem lại phút giây thật khó quên trong đời- dù anh biết rằng – sau đó, anh sẽ chẳng c̣n gia đ́nh nào để trở vè, chẳng c̣n biết nơi nào để dừng lại?

            Một nhóm khoảng 30 người của trai T 64 đă được trở vể, trong đó có tên Nguyễn Thế Vĩnh. Anh lặng lẽ đi nhận tiền phụ cấp tàu xe, nhận giấy chứng nhận phóng thích,  không dám ngẩng nh́n những người bạn tù c̣n ở lại, đang ngồi từng nhóm  trước lán-hay giữa sân với nét mặt dàu dàu hốt hoảng. Anh hiểu nỗi khát vọng tự do và mơ ước  trở về cùng mái gia đ́nh trong họ sau bao năm lăn lộn, lận đận với súng đạn thật mănh liệt- nhưng niềm hy vọng ấy đang dần lịm tắt khi không nghe thấy tên ḿnh được gọi.. Anh lặng lẽ đem những vật dụng cá nhân thường ngày của ḿnh chia cho những người trong tổ- và chỉ giữ lại chiếc ống tre hút thuốc lào đă nhẵn bóng  có khắc câu ” Hận Người Bội Bạc” với ḍng ngày tháng ghi dấu kỷ niệm…

            Sáng sớm hôm sau một chiếc xe khách đă chạy vào cổng trại-bọn anh đi bắt tay từng người quen thân-rồi lần lươt lên xe theo tiếng đọc tên của người sĩ quan phụ trách đưa bọn anh về bến xe thị xă..

            Xe chạy.

            Băng qua con dường đá sỏi  gồ ghề mà thường ngày bọn anh vẫn đi qua để đến các nương sắn , băi tranh, rừng tre…

            Vĩnh  tỉnh táo- đôi mắt mở to, lặng nh́n hai bên con đường ṃn quen thuộc, từng tản đá lớn, từng gốc cây cổ thụ rợp bóng, từng con suối vắt ngang như cố thu vào trí nhớ một h́nh ảnh thật thân thương mà từ giây phút này anh sẽ không bao giờ được nh́n lại…

            Xe đă ra liên tỉnh lộ-thẳng đường về thị xă.

            Vĩnh th́ thầm với ḿnh: “ Xin vĩnh biệt! “

 

 

 

            Vĩnh ghé vào nhà của người anh ruột trước tiên.

            Với gương mặt khắc khổ   cái nh́n thờ ơ có chút ngạc nhiên-ông hỏi: “ Chú định sẽ đi về đâu? “

             Vĩnh ngồi yên -đốt tiếp một điếu thuốc, thở khói…

-        Thảo đă ra trường-   được phân công dạy ở thị xă, sau đó vài tháng là đám cưới!

-        Em đă biết rồi!

-        Cha của Thảo quần kết hoạt động ở chiến khu về, đang làm phó chủ tích Ủy Ban Nhân Dân Cánh Mạng tỉnh!

-        Em có nghe nói…

-        Chồng Thảo hiện dang làm Trưởng Pḥng giáo dục thị xă…

-        Vậy à?-Vĩnh thả mẫu thuốc đang hút dở xuống nền gạch, lấy giày dí nát-anh nhếch cười, chuyện đời vẫn vậy mà anh?- Vĩnh nh́n lên gương mặt anh thật lâu- nhếch cười- coi như ḿnh không hề biết ǵ, mọi chuyện đều không liên quan ǵ đến ḿnh - tất cả chỉ là  trong một giấc mơ đă bừng tỉnh mà thôi!…

       Vợ chồng người anh không mời Vĩnh ở lại-họ đều nh́n Vĩnh với  ánh mắt lạnh lùng.  Cả bốn con mắt ấy không tỏa ra một  chút sinh khí vương vấn nghĩa t́nh  nào. Nó lạnh tanh. Cứng đờ.. Riêng bà chị dâu mà thuở nhỏ anh đă rất khổ sở v́ bà vấn giữ nguyên cái im lặng chết người như ngày nào từ khi Vĩnh bước chân vào nhà- Bà im lặng. Đứng đó. Chỉ nh́n-cái nh́n lơ lửng thoáng qua dường như không trông  thấy ǵ? Không cảm xúc – Như nh́n một người khách lạ đi qua đường.  Gia tài của cha mẹ Vĩnh để lại đă thuộc về tay người anh từ những năm Vĩnh hăy c̣n nhỏ có lẽ  cũng đă bắt nguồn từ cái im lặng sâu kín khó hiểu ấy?. Anh đă ba lần kư tên vào các thứ giấy tờ bán ruông, bán nhà, mà không hề  đ̣i hỏi điều ǵ-cho dầu chi là một bộ đồ mới để có cái thay đổi di học. Sau này, có chút ít vốn liếng Vĩnh  gom góp được từ bao năm dạy học ở các trường tư thục anh đă gởi vào ngân hàng để lo cho ngày cưới và một mái nhà riêng cũng bay vuột mất theo sự sập đổ sau ngày 1 tháng 5 rồi!  Vĩnh nghĩ: gởi tiền vào ngân hàng là cách chắc chắn để khỏi tiêu phí nhưng có ǵ chắc chắn với đời người trong thời buổi này đâu? Tối nhắm mắt, sáng mở mắt-đă thấy đổi khác rồi. Vĩnh nhận ra sự mong manh, tạm bợ, giả trá của mọi thứ mà không ngớt buồn. Trong túi Vĩnh, hiện c̣n lại mấy chục tiền trợ cấp ăn uống, tàu xe của trại-liệu anh sẽ sống được thêm bao nhiêu ngày trong cái thị xă quê nhà mà chẳng có nơi để đặt lưng nghỉ tạm qua ngày?.

         Vĩnh bước ra khỏi nhà người anh như bước ra khỏi một rạp hát khi không xem tiếp nổi một vỡ kịch tồi. Dọc phố, thỉnh thoảng chạm mặt người quen- nhưng họ chỉ nh́n theo anh mà chẳng có ai chào hỏi một lời khiến anh phải nghĩ,dường như ở con người anh có  cái ǵ khác lạ, hay ḱ dị ? Hay ở trong tận cùng ḷng dạ kia đă bị đè nén, vây phủ bỏi những đám mây đen u ám?  Anh lầm lũi bước, ḷng thênh thang buồn-và t́nh cờ dừng lại trước căn nhà của một người bạn là một nhà thơ.

-        Cháu cho chú hỏi thăm chút nhé?-Vĩnh gằng cười với cô bẻ trạc 10 tuổi đang ngổi trước cánh cửa sắt mở hờ.

-        Chú hỏi ai?

-        Nhà của ông Hoàng Quy…

-        Dạ phải-Cô bé nh́n Vĩnh có vẻ kỹ hơn-mà chú tên ǵ ạ?

-        Tên chú là Nguyễn Thế Vĩnh-anh cười, nhớ chưa?

-        Dạ nhớ-Cô bé vội chạy biến lên cầu thang lầu’

         Vĩnh ngồi vào chiếc ghế bỏ trống của cô bé- lấy thuốc ra đốt..

         Khoảng năm phút sau.

         Cô bé chậm rải bước từng bước xuống cầu thang:

-        Ba cháu đang làm việc trên trên Đài rồi chú ơi!-Cô bé dừng lại- nh́n Vĩnh với cái nh́n khang khác-h́nh như nó vừa sợ hăi, vừa lo lắng-Ba cháu bận nhiều việc lắm chú à!

-        Vậy à?-Vĩnh cười lớn, Khi ba về, cháu nói giúp là có chú Vĩnh ghé thăm nhé?

         Vĩnh lửng thửng ra đường- cắm cúi bước hướng về phía bến xe-anh nghĩ-có lẽ phải ăn một dĩa cơm đàng hoàng trong ngày đầu tiên được tự do…

          Ba hôm sau, Vĩnh quyết định  bán chiếc nhẫn đính hôn 1 chỉ bằng vàng 24 kara để mua  vé xe đ̣ vào Saigon, hay đến một nơi nào thật xa ở đây. Vĩnh không chịu nỗi cái không khí lạnh băng, xa lạ ở đây.Ngay trên quê nhà của ḿnh.  V́nh tính, ở Saigon, anh có thể nhập vào nhóm người khuân vác ở các bến xe, hay thế chấp giấy tở tùy thân mà thuê chiếc xích lô đạp kiếm sống qua ngày dễ dàng. Vă lại, ở Saigon-Vĩnh c̣n có cô em gái út, để khi nhớ-có thể t́m đến thăm; c̣n một số bạn bè cũ thời sinh viên-cũng có thể lai rai hè phố khi có dịp…

          Dù tấm giấy xin tạm trú 3 tháng ghi rơ địa chỉ nhà của cô em gái, nhưng Vĩnh đă  không t́m đến đó. Anh đi lan man qua nhiều con đường phố không mục đích-nh́n ngó cảnh vật héo úa thưa vắng sau hơn 2 năm trở lại, ḷng cảm thấy bùi ngùi như  lạc vào chốn mênh mông không người-không có bến bờ dừng chân. Cũng con đường này, những góc phố kia , hàng cây rợp bóng nọ mà sao Vĩnh nghe trống trải  quá chừng?

           Sau cùng, Vĩnh tạt vào chiếc quán cóc bên hông công viên Quách Thị Trang. Quán café. Ngổi yên lành vào chiếc ghế nhựa cũ kỹ bám đầy bụi, anh lơ đăng nh́n ra tượng Quách Thị Trang-cô nữ sinh ngày nào của Saigon một thời sôi động, hực lửa. Cô bé vẫn c̣n đứng đó, như một chứng tích đau buồn- mắt hướng nh́n ḍng chày Saigon ngược xuôi ầm ào không dứt. Quách Thị Trang, một thời của khát vọng tự do. Một thời của tuổi trẻ sôi sục đêm ngày. Mà bây giờ- sao trông  trơ trọi?

-        Thưa anh dùng ǵ ạ?-Tiếng người con gái đứng cạnh vang lên , chờ đợi.

-        À, xin lỗi-Vĩnh cười , cho anh một ly café -Saigon…

-        Café ǵ ạ?-Người con gái trạc  hai mươi tám tuổi có giọng nói ngoài Trung làm Vĩnh hơi ngạc nhiên-cảm thấy vui vui.

-        Café- Saigon mà! Vĩnh cười, là café uống tại Saigon đó em…

          Cô gái mỉm cười, quay đi.

         Ly café đầu tiên sau ngày 1 tháng 5-75 Vĩnh  được uống tại Saigon sau bao tháng ngày ở chốn  hoang dă rừng sâu  đă đem lại cho anh niềm vui bất ngờ như được gặp lại người cũ rất thâm t́nh. Anh hớp từng ngum nhỏ, đốt thuốc, chậm rải và nhẹ nhàng như sợ niềm vui kia sẽ chóng tan đi mất.

-        H́nh như em ở miền ngoài?-Vĩnh quay ghế lại đối diện với cô gái đang ngồi hướng  về phía công viên chói chang ánh nắng.- lần này anh nh́n cô gái hơi kỹ v́ cảm thấy trên gương mặt bầu bỉnh ấy phảng phất những  nét rất giống Thảo.

-         Dạ-cô gái che miệng cười-nghe giọng của em ai mà chẳng biết?

           Sau câu nói-h́nh như cô ta cũng vừa phát hiện ra  Vĩnh không phải là người miền Nam-cô nh́n anh giây lâu-cười: “ H́nh như anh cũng không phải dân ở đây?”.

-        Tôi là dân tứ xứ mà!-Vĩnh cúi xuống để tránh cái nh́n hơi ṭ ṃ của cô gái-tôi chỉ là kẻ tạm trú thôi!

-        Em cũng là kẻ tạm trú mà, anh!-Cô gái im lặng giây lâu-cuộc đời cũng chỉ là một nơi tạm trú thôi…

          “ Cuộc đời cũng chỉ  là một nơi tạm trú thôi”-câu nói ấy đă khiến Vĩnh bàng hoàng : Cô gái trẻ ấy, cô hàng café lề đường, sao lại có thể nghĩ ra được điều sâu kín ấy nhỉ?- Anh nh́n sững lên gương mặt lúc này đang đăm chiêu của cô gái: “ Anh xin lỗi, anh muốn biết trước đây em đă làm ǵ, ở đâu dược không”

-        Nhiều lúc em nghĩ, ḿnh nên dấu kín tung tích đi-bởi đó là chuyện đau buồn thua thiệt của dĩ văng –đă qua rồi, nhung sau đó, em thấy ḷng không thư thả, lại thêm hoang mang , ray rức- Cô dừng lại, nh́n đứng lên mắt Vĩnh- nếu anh thật ḷng muốn biêt , th́ em sẽ kể  cho anh nghe…

          Cô gái vừa tṛn hai mươi tám tuổi, đă có một đời chồng và hiện đang sống với đứa con gái duy nhất 3 tuổi. Năm 73 tốt nghiệp đại học kế toán-tài chánh Saiogn, chồng là dân quản trị kinh doanh Dà lạt. Sau gần 3 năm quen biết, hẹn ḥ, yêu thương-đầu năm 74, cả hai đă được  gia đ́nh tổ chức đám cưới thật rôm rả ở Nha Trang. Giữa năm 78, hai người anh trai  của cô ở quê  vượt biển. Cuối năm ấy, cô bị biên chế cho nghỉ việc   pḥng tài chánh huyện. Năm 80, nghe theo lời người cha đang công tác ở pḥng tổ chức tỉnh, chồng nàng đă đề nghị cùng nàng tự nguyện kư vào đơn xin ly hôn. Lư do nêu ra thật mơ hồ : “ Không cùng quan điểm sống, hay mâu thuẫn, không hạnh phúc”. Không qua ḥa giải, chỉ trong vài ngày sau ngày, ṭa án đă tuyên bố cho phép ly hôn, và mọi thủ tục giấy tờ chúng minh đă sẵn sàng đưa cho nàng. Mọi chuyện kết thúc nhanh gọn đến nỗi,  lúc -cô không thể tin là sự thật. Cô phải xa chồng, ẵm con về quê, vĩnh viễn rời bỏ đời sống yên lành đă bao năm gắn bó…

          Buồn-cô đă một thân ẵm con vào Saigon kiếm sống-và nhất là, để xa nơi đă từng ghi dấu bao kỷ niệm một thời son trẻ hạnh phúc của đời con gái. Lạc vào Saigon- tại bến xe Miền Đông- cô được chú Phú-một người đồng hương lưu lạc cưu mang, cho tạm trú trong căn nhà ván lợp tôn dọc đường Phan Xích Long, Phú Nhuận. Địa điểm mở quán café này-cũng nhờ chú t́m giúp. Mỗi sáng, chú chạy cuốc xe đầu tiên là chở cô ( và ít vật dụng)  lên nơi bán, gởi cháu bé vào nhà nuôi mẫu giáo. Chiều , đến đón cháu bé-và chở cô về nhà . Hai mẹ con cô được vợ chồng chú Phú cho ở trên căn gác-mỗi tháng tính cả thảy là một trăm ngàn.

           Cô gái nh́n Vĩnh-giọng như th́ thầm: “ Em coi như đời em đă chấm dứt từ ngày rời xa quê rồi anh à!”.

-        Nếu em nghĩ vậy, th́ đời anh lại càng phải chấm dứt hơn-Vĩnh cười mơ hồ.

-        Anh nói ǵ em không hiểu?

-        Em cứ hiểu đại khái vậy cũng đủ rổi!-Anh liếc nh́n cô gái như một vệt sáng chiếu lướt qua, nhẹ nhàng.-Chúng ta đều là những kẻ tạm trú…

          Vĩnh đứng dậy- thọc tay vào túi quần t́m lấy tiền  trả cho cô gái- bất chợt, anh cầm lấy bàn tay cô gái- giữ yên thật lâu: “ Rồi sẽ có ngày anh t́m đến thăm mẹ con em! Nhất định vậy… ”.

 

MANG VIÊN LONG

Tháng 5-1999