đọc thơ t́nh hc tṛ

Hà Khánh Quân

 

 

 

 

          Trong lời mở cho thi phẩm Vàng Lạnh của cố thi sĩ Nguyễn Nho Sa Mạc, nhà phê b́nh Đặng Tiến viết:

          “Thơ Nguyễn Nho Sa Mạc là thơ học tṛ. Học tṛ hiểu theo nghĩa ngây thơ trong trắng, hồn nhiên, đôn hậu, và hiểu theo số mệnh của tác giả, làm thơ trong tuổi học tṛ. Rồi ra đi, vĩnh biệt thơ trong tuổi học tṛ, sau một liên hoan tất niên với bạn bè, tại một trường trung học tỉnh lẻ”

          Ông Đặng Tiến đă rất chính xác. Có điều ông không được biết, thời c̣n sống, Nguyễn Nho Sa Mạc đă có lần dị ứng với nhóm chữ “thơ học tṛ”. Riêng tôi, nhờ ba chữ này, khi t́m đọc những sáng tác, liên quan đến đời học sinh, đă sớm xem lại những bài thơ của người bạn cũ. Và phát hiện: thơ Nguyễn Nho Sa Mạc không có nhiều bài nói về những kỷ niệm, hay những ǵ liên quan đến thời sách đèn. Thơ của ông là những chuỗi ưu tư, khắc khoải trong cuộc sống. Hơi thở xă hội, thân phận con người một nước nhược tiểu, cùng những tàn phá trong chiến tranh là nội dung hầu hết những bài thơ đă được bạn đọc đón nhận.  

          Ngoài bút hiệu Nguyễn Nho Sa Mạc, anh học sinh Nguyễn Nho Bửu, c̣n dùng mỹ danh Nguyễn Thị Liên Phượng, để góp bài cho các tạp chí, nguyệt san Bách Khoa, Mai, Văn Học... tại Sài G̣n. Vàng Lạnh, tập thơ duy nhất của Nguyễn Nho Sa Mạc, được xuất bản sau khi tác giả đă bỏ cuộc đời rất nhiều năm. Cái duyên cho gia tài chữ nghĩa này tồn tại một cách cụ thể, một phần lớn nhờ tấm ḷng yêu văn thơ của nhà văn Trần Hoài Thư, sinh sống tại Hoa Kỳ.

          Với tập thơ chỉ dày 74 trang, Vàng Lạnh, phổ biến được hai mươi bốn bài thơ. Tôi nghĩ, con số này có thể chưa được đầy đủ. Trong gia tài khiêm nhường ấy, một vài bài tác giả nhắc đến hai từ “học tṛ”, nhưng không có những nét vẽ rơ rệt nào cho một cuộc t́nh, hoặc một mảnh đời học sinh. Dù ông thật sự có một mối t́nh học tṛ, rất đẹp, rất buồn. Những h́nh ảnh, những nhân vật trong thơ Nguyễn Nho Sa Mạc có hơi hám của thư sinh, nhưng nh́n chung, chúng ta vẫn thấy đó là một tổng thể của tuổi trẻ, trong nhiều thành phần xă hội thời chinh chiến.

          T́nh yêu lứa đôi qua ng̣i bút Nguyễn Nho Sa Mạc, ngay đến bài thơ mang tên Mùa Hạ, vốn rất dễ nhắc đến khoảng đời học sinh, ông cũng không đưa ra một bóng dáng bút nghiên nào. Trong bài Màu Áo Đông Phương, gồm bốn đoạn, thể thơ tám chữ, có thể xếp vào dạng thơ t́nh học tṛ:

 

áo em trắng màu đông phương e lệ

nụ cười vương hương tuổi học tṛ

mái tóc lúa non màu mắt mở to

thu sự sống trăng tṛn đầy hai má

 

em hiện đến như v́ sao xa lạ

bước ngập ngừng qua thành phố tháng tư

áo em bay, trời đất đổi hiền từ

tôi bỡ ngỡ thu hồn về bản vắng

 

em lộng lẫy màu phấn son chết lặng

màu lạnh vàng ngủ gục dưới chân em

trưa xanh xao lội chảy qua thềm

em bỏ mặc ôm lấy màu trinh trắng

 

áo nữ sinh qua cửa đời thèn thẹn

em trở về ôm cả một trời thu

thành phố xưa tan những lớp sương mù

em áo trắng màu đông phương e lệ

(Vàng Lạnh, trang 35, ấn bản của Thư Ấn Quán, Hoa Kỳ)

 

             

          Bài viết này không có mục đích giới thiệu thi phẩm Vàng Lạnh. Tṛ chơi của tôi hôm nay là đến với những sáng tác, liên quan đến trường lớp, đến các cô các cậu, trong thời kỳ học hỏi và tập yêu. Thật vô cùng lạc quan, chủ đề này, không nhiều khó khăn khi sưu tập. Xin bắt đầu cuộc chơi.

 

          Nhận xét hời hợt của tôi:

 

          1. Chất liệu của khối thơ này, thường dùng những h́nh ảnh cụ thể, đại loại như: sân trường, cổng trường, lớp học, bàn ghế, cột cờ, cái kiễng, cái trống, hoa phượng, hàng me, quán sách, dụng cụ học sinh đủ loại, thầy cô, bằng hữu, một số loại trái cây, những quà vặt, những giờ học, những sinh hoạt thể thao, văn nghệ, du ngoạn, cắm trại... tóm lại những ǵ liên quan đến thành phần thứ ba, sau quỉ và ma.

 

         2. Nội dung có thể là:

         - ca ngợi khoảng năm tháng thần tiên ở học đường, thường khá ít, hoặc kín đáo xem kẻ vào nhiều chủ đề.

         - nói đến t́nh thân mến giữa bè bạn, sự kính trọng với cô thầy,  nỗi quyến luyến cùng ngoại cảnh thân quen.

         - kể lễ, nhớ tiếc về một cuộc t́nh đầu đời trong thời nghiên bút, nội dung này phong phú, đa dạng.

 

          3.Thời điểm h́nh thành bài viết

         - ngay trong thời gian đang là cô cậu học tṛ. Điều này ít, hoặc thiếu điều kiện phổ biến.

         - từ những hồi niệm sau khi đă rời trường với một chặng đời dài đă qua. Đây là thời điểm của đa số những bài viết, theo tôi nghĩ.

 

          4. Mức độ đón nhận và khả năng tạo ảnh hưởng cho sinh hoạt văn học:

          - không nhiều.

          - không cao.

 

          Với nội dung ngợi ca, trong sáng, sự thành tựu không cao. Những thành công lâu bền, đếm trên đầu ngón tay, tiêu biểu nhất: “Tựu Trường” của Huy Cận, “Nghỉ Hè  của Xuân Tâm. Số tác phẩm của Trần Trung Phương, Trần Huiền Ân (giai đoạn viết cho Tuổi Xanh)... dễ thành bài học thuộc ḷng, nhưng không có điều kiện sống lâu qua nhiều thế hệ.

          Nội dung tâm sự, chuyện t́nh, luôn được đón nhận và thường có tuổi thọ cao.

 

          Chuyện để ư rồi thương một bạn học đồng lớp hay chung trường, thường nảy sinh những ngớ ngẩn đáng yêu: Viết thư, làm thơ linh tinh, cốt yếu tỏ t́nh, nhưng thường chỉ là những câu chữ vu vơ, có đủ nắng đủ mưa thường nhật. Đă thế c̣n bị tính nhút nhát, thiếu tự tin cản trở.   

          Trong những thập niên 50, 60, 70, h́nh ảnh giấu bài viết nắn nót trong cặp, chờ hoài không có dịp trao được, sớm thành một chuyện thường t́nh của các cô cậu học tṛ.  

          Lẽo đẽo theo sau một nhân dáng yêu thích, đi ṃn giày dép, cùn lốp xe đạp qua đầu hẽm, cửa ngơ của một khuôn mặt nữ sinh thanh tú, cũng là cái “thú đau thương” của nhiều tay sớm biết si t́nh. “Anh ngu như thể con ḅ/ lên yên xe đạp ḷ c̣ theo em/ đường dài gót nhỏ lênh đênh/ thương con bóng vỡ hoài trên mặt đường.../” (thơ Luân Hoán) không phải chỉ một người làm thơ thực hiện. Tập thể vô tổ chức này khá đông, đủ để tạo một phong cách có tên gọi, cái đuôi của mỹ nhân , một thời.

          Dung nhan mỗi sáng tác, tùy tài hoa và sự chân t́nh của từng ng̣i bút. Mức độ đón nhận góp một phần tạo ra giá trị và thời gian tồn tại. Điều này dĩ nhiên không dành riêng cho thơ nói về tuổi học tṛ.

 

         Hoa phượng nở trên tay nhà thơ Đỗ Trung Quân có phần thắm đỏ, ấm áp vía hồn hơn một số cành nhánh phượng khác, đang đua nở trên nền trời điện toán. Nỗi buồn man mác, không khí bâng khuâng của hơi thơ Một Chút T́nh Đầu, vừa làm sáng thêm vừa làm dịu lại cái màu đỏ của hoa phượng. Một chút t́nh chưa kịp tỏ bày đă bay đi, không lộng lẫy nhưng sâu lắng. Thêm vào đó, sức cuốn hút của âm nhạc, giúp bài thơ trổ nhiều lông cánh, trên bộ cánh vốn đă có của thơ.

Những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng
Em chở mùa hè của tôi đi đâu?
Chùm phượng em cầm là tuổi tôi mười tám
Thuở chẳng ai hay thầm lặng – mối t́nh đầu

Mối t́nh đầu của tôi có ǵ?
Chỉ một cơn mưa bay ngoài cửa lớp
Là áo người trắng cả giấc ngủ mê
Là bài thơ cứ c̣n hoài trong cặp
Giữa giờ chơi mang đến lại… mang về.

Mối t́nh đầu của tôi là anh chàng tội nghiệp
Mùa hạ leo cổng trường khắc nỗi nhớ vào cây
Người con gái mùa sau biết có c̣n gặp lại
Ngày khai trường áo lụa gió thu bay…

Mối t́nh đầu của tôi có ǵ?
Chỉ một cây đàn nhỏ
Rất vu nhờ bài hát nói giùm
Ai cũng cũng hiểu – chỉ một người không hiểu
Nên có một gă khờ ngọng nghịu măi… thành câm.

Những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng
Em hái mùa hè trên cây
Chở kỷ niệm về nhà
Em chở mùa hè đi qua c̣n tôi đứng lại
Nhớ ngẩn người tà áo lụa nào xa
.

Đỗ Trung Quân

(chút t́nh đầu)

 

 

          Lặp lại nhận xét đă tóm gọn trên: Thơ thời học tṛ, một số ít có mặt bởi ngày đầu một niên khóa. Những bài thơ trong giai đoạn tựu trường, thường mang nội dung vui tươi, nặng cảnh sắc hơn ư t́nh. Vào thời điểm mùa hè bước tới, thi hứng của các nhà thơ dồi dào hơn gấp bội. Thi cử, chia tay, chuyển đổi một giai đoạn mới, tạo ra khá nhiều xúc cảm. Những nụ t́nh trong ḷng nam nữ học sinh cũng chợt rơ nét, thăng hoa. Từ những luyến thương cảnh vật, đến bịn rịn giữa người và người tạo được nhiều bài thơ có hồn xác vững vàng. Thật ra, đa số những bài thơ này, được ra đời trong giai đoạn hồi niệm của tác giả. Kỷ niệm đóng vai tṛ chính yếu. Có người thật sự được thất t́nh bởi một vài đối tượng bằng xương thịt hẳn hoi. Có người chỉ là những man mác chia tay với trường lớp, bè bạn, thầy cô. H́nh ảnh tạo sức sống linh động của bài thơ là sự trộn lẫn hài ḥa giữa chân t́nh và ngoại cảnh, vốn khá ước lệ. Những bức tranh t́nh học sinh cuối mỗi năm học, không hẳn là đồng dạng, nhưng chắc có ít nhiều nét na ná. Vẽ hao hao này chính là hơi thở chung của cảm xúc. Không cần minh chứng điều này. Chỉ xin giới thiệu một ít tác phẩm t́nh người học sinh của một thời, có thể đă khác ít nhiều với thời đại gọi là “ a c̣ng” hôm nay.

 

          Nhà thơ Ngọc Quyên, có thể là phái nữ, tŕnh diện bức tranh t́nh thơ của ḿnh, bằng một tâm cảm bùi ngùi trước một không gian quen thuộc, sắp phải chia tay. Những h́nh ảnh cụ thể được trưng dụng: con ve, hoa phượng, lá biếc, sân trường, viên sỏi, đôi guốc... cộng với những chất liệu trừu tượng, tiếng cười, tiếng nấc, nỗi hờn. Tất cả được sắp xếp, tŕnh bày trong những câu chữ hợp lư, linh động, nhẹ nhàng. Sự cô đơn của tác giả, giữa một không gian đă khác với ngày vừa qua, đă thể hiện rất đậm nỗi buồn trong ḷng người viết:

 

Con ve sầu dạo khúc chia ly
Mùa hạ cuối âm thầm muốn khóc
Những nụ xanh trên ấy nói ǵ?
Mắt c̣n ướt tiếc thời đi học.

Phượng mơ màng lim dim đôi mắt
Nghiêng vành tai đón những tiếng cười
Bỗng rơi khẽ từ đâu tiếng nấc
Sắp hết rồi một thủa đùa vui.

Em hờn giận nhặt viên sỏi lớn
Ném thật kêu vào tiếng ve sầu
Chân giậm guốc cho ṃn nỗi nhớ
Nắng hoe vàng làm ngơ đi đâu?

Mưa thong dong dạo chơi khắp phố
Trên ṿm cây lá dỗi hờn
Sân trường vắng một người thả bộ
Mặc cho mưa làm đau vai trơn
.

Ngọc Quyên 

(Hạ Cuối)

 

          Một bức tranh t́nh học tṛ khác, nồng nàn những nhịp tim của lứa đôi, được thực hiện bởi Đào Phong Lan. Những nét  vẽ ở đây, đậm đà phong thái thất t́nh hơn. H́nh dạng, cử chỉ đă rất minh bạch, thụ hưởng những đắng cay của một chia ĺa t́nh ái. Cũng là hoa phượng, nhưng màu đỏ của hoa ở đây, đă được ḥa trong ánh nắng và chút ít nước mắt. Ngoại cảnh của bức tranh vẫn đóng một vai tṛ chủ yếu. Sự thất vọng, chán nản được nâng cấp tối đa trong cách thả câu, dùng chữ của tác giả.

 

 

Em đi rồi, chùm phượng cuối mùa thi
Đỏ hoe mắt một chiều rớm nắng
Nhắm chùm hoa không chua mà chát đắng
Bước chân tôi khấp khểnh trước sân trường.


Trước mặt tôi là hoàng hôn
Sau lưng là cánh cửa pḥng thi khoá vội
Những bàn ghế... những bảng đen ngập bụi
Tờ giấy vo tṛn ném cuối giờ thi.

Chỗ em ngồi c̣n kia
Vệt nắng dài in hằn lên ghế
Buổi sáng nào lần đầu đến trễ
Vai run run tay lấm vệt dầu...

Em đi rồi chùm phượng ở trên cao
Cứ cháy măi những điều chưa nói hết
Nắng chiều hôm cứ ngời lên nuối tiếc
Giá ngày xưa... Thôi đừng nhắc! Hạ tàn...

Đào Phong Lan

(Mùa Hoa Phượng)

 

 

          Thơ t́nh thời học tṛ, theo tôi có khá nhiều bài xuất sắc. Xin giới thiệu thêm ít đoạn của nhà thơ Thái Anh. Qua nội dung bài thơ, tác giả là một anh thư, tuy nhiên, chuyện mượn tâm sự để làm thơ cũng là một ngón nghề khá quen của một số thi sĩ trong đời thường làm chồng, làm cha. Chuyện này không quan trọng. Cái hồn, cái vía của bài thơ mới đáng kể. Thái Anh đă rất nhẹ nhàng, nhưng thành công trong diễn tả tâm sự một nữ sinh lăng mạn. Một câu chuyện t́nh đơn giản: nàng yêu và không thể dằn ḷng nắn nót viết thư gởi người t́nh, sau nhiều giờ thức học bài khuya. Nhưng với bản tính nhút nhát, lễ giáo tự nhiên của phái đẹp, nàng lưỡng lự không thực hiện nỗi ư định.  Sự lưỡng lự kéo dài đến gần cuối đời, khi đă hoàn toàn cách xa nhau. Cái đẹp của bài thơ ở sự dai dẳng trong niềm băn khoăn. T́nh yêu có thực nhưng mơ hồ. Tồn tại như một vết kỷ niệm buồn. Nụ t́nh nhờ vậy sáng lên vẽ thiết tha, tinh khiết:

 

Những buổi tối làm xong bài cố thức
Viết cho anh cả một bức thư dài
Rồi mơ màng nghĩ đến ngày mai
Anh nhận được sẽ đọc hoài đọc măi 
  
Nhưng hôm sau gặp anh không dám lại
Thấy dáng anh đă hăi mất linh hồn
E thẹn rụt rè...Chết lặng tim luôn
T́nh v́ thế trôi buồn theo một phía 
  
Đọc lại bài thơ em viết dở
Trách thầm ḿnh sao không nỡ gửi anh
Để ba mươi năm tim vẫn chưa lành
Vẫn khắc khoải giữa bao mùa phượng vĩ 

...

(Ba mươi năm vẫn một bài thơ viết dở - Thái Anh)

 

          Với một tay thơ tài tử như Văn Ngọc, ông bác sĩ Nguyễn Ngọc Lang, vẫn có thật nhiều h́nh ảnh đẹp trong lục bát:

 

 ... ta chờ đến lúc về trường

 trao áo giữ lại mùi hương hoa đào

 em đâu hay, ta ướm vào

 áo hoa em một nụ thơ mượt mà

 (Một thời y khoa Huế - Văn Ngọc)

 

          Nhà thơ Nguyễn Ngọc Anh trong Lớp Xưa trưng ra những gợi nhớ thật thiết tha:

          

Có khi nào anh về thăm lớp học ngày xưa?
Ô cửa sổ và cơn mưa bất chợt
Giọt nắng diệu ḱ theo ta qua mùa thi
Ngăn bàn xưa dù anh có quên đi
Vẫn c̣n giấu một nhành hoa quen thuộc
Màu tím dịu dàng gợi thương , gợi nhớ
Trên mặt bàn câu thơ xưa c̣n bóng gió
Ta viết hôm nào trong mắt nắng chiều nghiêng...

(Lớp xưa Nguyễn Ngọc Anh)

 

             Tài hoa của Hồ Thị Mỹ Hạnh nằm trong những vu , nhẹ nhàng nhưng nhắc nhớ một cách thắm thiết:

     

Nỗi buồn không thể đặt tên
Nhẹ nhàng nhưng lại mông mênh trong ḷng
Ai c̣n nhớ kỷ niệm không?

Ngày xưa, một cánh phượng hồng đă trao ...
(Ngày xưa hoa phượng - Hồ thị Mỹ Hạnh)

 

           Nhà thơ Nguyễn Thái Dương, thời ba mươi tuổi mới vững vàng thấy đậm trong ḷng một nỗi quay quắt nhớ nhung:

 

Hoa phượng tàn, xác phượng rụng ngẩn ngơ
Thảng thốt tiếng ve rơi chiều lặng gió...
Ba mươi tuổi ḷng bỗng quay quắt nhớ
Về sân trường thuở mười sáu mười lăm
....
Mười lăm năm vẫn tàng phượng ấy thôi
Và tiếng ve vẫn tiếng ve ngày cũ
Người bạn gái năm nào, giờ, có nhớ
Như ḷng ḿnh khi về lại trường xưa .
(sân trường thuở mười sáu - Nguyễn Thái Dương)

          Nhạc sĩ Đynh Trầm Ca thật tuyệt vời khi lấy ḷng người yêu áo trắng:

 

Tôi rất tiếc đă giành vị thứ nhất
Em chăm ngoan, đành chịu đứng thứ hai
Chắc em buồn nên mái tóc đẹp dài
Đă quá đẹp ! - Em không cần buồn nữa !

Hăy cứ chăm ngoan hiền hơn mọi bữa
Tôi dặn ḷng: học đứng thứ hai thôi
Để tên em luôn ở trước tên tôi
Như mỗi buổi tan trường ḿnh đi như thế !

Sẽ có kẻ bảo tôi theo "mẫu hệ"
Hoặc cho tôi theo "đạo thờ bà"
Tôi nguyện rằng tôi không đứng thứ ba
Không dại ǵ cách em một khoảng cách !

Tôi tha thiết tôn em lên "đệ nhất..."
Cho em kiêu.
Cho xa cách mọi người
Và tôi suốt đời có lư để theo đuôi !...

Đynh Trầm Ca

(vị thứ cho em)

 

          Nhà thơ Lê Hân, thật nặng nợ với đời học sinh. Qua thi phẩm T́nh Thơm Mấy Nhánh, ấn hành năm 2003 tại Canada, tôi lượm ra được nhiều đoạn thơ xanh biếc t́nh học tṛ. Những đoạn thơ này trích từ nhiều bài được chính tác giả dành riêng một mục với tên gọi: T́nh Thơ Trong Cặp Thư Sinh. Tôi xin giới thiệu, hay, dở tùy theo cảm nhận mỗi người đọc:

 

...

vẫn ghé nhà em thành thói quen

dẫu rằng đôi bữa chẳng gặp em

đứng sờ cái ghế em ngồi học

chạm phải cái buồn sắp có tên

 

rồi tháng rồi năm, chẳng nhớ ra

những hôm lặng lẽ đạp ngang qua

sao không vào nhỉ ? – nh́n em học

nghe nhói trong ḷng mới nghĩ ra...

(Điểm khởi hành – TTMN Lê Hân trang 64)

 

bốn mắt chạm trên đường

ôi sao mà dễ thương

gió cuốn tà lụa trắng

tỏa ra triệu sợi hương

 

một sợi vương trong máu

nở em trong trái tim

ngực che ngang cặp sách

mắt ngó chân bước êm...

(Như là – TTMN Lê Hân, trang 66)

 

...

thuộc bài chưa hỡi bé cưng

ra đây, anh trải thảm lưng, bé ngồi

thơ tôi dở, đành vậy thôi

em xinh làm rối cả lời ba hoa

yêu em tôi thích la cà

yêu em tôi thích lân la một ḿnh

cổng vào trường Phan Châu Trinh

nở ra trăm đóa thơ t́nh nhờ em

(Thơ cho người t́nh nữ sinh – TTMN Lê Hân trang 69)

 

...

trong ḷng cặp hiền lành

sách vở nằm với hương chanh, me, nhài...

ḷng em, thêm nhánh tóc mai

xâu bao nhiêu gót con trai theo cùng

chỉ riêng tôi vẫn lừng khừng

trông vời từ cơi nhớ nhung dịu dàng...

(Nữ Sinh, TTMN Lê Hân, trang 72)

 

          Tiếp theo là những: “Lư Do”, “Giờ Tan Học”, T́nh Thuở 15”, “Trong Giờ Học”, “Ngọn Đèn”, “Kho Tàng Thời Thư Sinh”, “Bài Học Cuối Cùng”, “Niên Khóa Cuối”, “Mấy Thời Sách Vở”... Đúng là một kho tàng thời thư sinh của riêng Lê Hân và những người yêu thơ, mê cuộc đời đèn sách.

 

 

          Thơ t́nh thời học tṛ ở một số sáng tác khác, dù không có bóng dáng của t́nh trai gái, vẫn đầy đủ thi vị, nếu bài viết tṛn trịa tài hoa như những đoạn sau:

 

Nhỏ ơi ! Nhỏ để quên sợi tóc
Trên sân trường ngập lá hôm qua
Sợi tóc trông như sợi đuôi gà
Vẫn ngúng nguẩy trong sân trường mỗi sáng

Mùa này trời hay mưa lấp loáng
Nên đuôi gà lóng lánh mấy sợi thưa
Tôi ngỡ như nhỏ - vạt nắng trái mùa
Thấp thoáng măi chờ sang mùa nắng ấm

Này nhỏ ! Khua guốc hoài lóc cóc
Làm sân trường vạt nắng chao nghiêng
Hay là nhỏ đi t́m sợi tóc ?
Có một người đă nhặt lấy "làm tin"...

Nắng sang rồi, sắp mùa thi có phải ?
Mái tóc ai vẫn ngúng nguẩy xa xa
Sợi tóc trông như sợi đuôi gà
Ai mà giữ, đi thi chắc đậu ...

(Vạt nắng trái mùa- Trần Mộng Dung)

 

... 

mỗi buổi sáng tôi thường đến sớm

đứng bâng quơ trước cổng vài giây

rồi lững thững đi vào sân rộng

gió theo hầu nâng vạt áo bay

 

bạn tôi đến tụm năm tụm bảy

chờ chuông reo líu quíu sắp hàng

câu chuyện dở mang theo vào lớp

bỏ nắng buồn nằm nép hành lang

...

(Một thời Trần Quốc Tuấn – Lư Ngọc Lê Thanh)

 

...

tôi có ǵ để mất đâu

không cánh phượng đỏ, không câu thơ t́nh

một thời vinh-hiển-nữ-sinh

xóa theo lịch sử trở ḿnh đột nhiên

 

mười bốn, mười lăm... hết duyên

với áo dài trắng ngoan hiền dễ thương

mười sáu tuổi bỏ quê hương

xứ người qua mấy mái trường vẫn không...

 

buồn tôi đành bứng ra trồng

đôi câu sáu tám ḷng ṿng thế thôi

chẳng qua là lót chỗ ngồi

nhớ thương hoài niệm một thời nữ sinh

...

(Trường Lê Qúy Đôn, một thuở tôi – Hoa Thi)

 

Nắng hạ vàng
Trên mái trường phượng đỏ
Mùa hè xanh
Em áo trắng tan trường
Trên sách cũ
Chữ nḥe trang mực tím
Vẫn không nḥe hai chữ yêu thương...

(chợt nghĩ giữa hè- Kim Tuấn)

 

 

Giá mà chỉ có ḿnh tôi
Th́ đâu thấp thỏm... "hoa khôi" lớp này
Từ đâu "hắn" chuyển đến đây
Được cô sắp xếp ngồi ngay đầu bàn
Hắn ta ưu thế gần nàng
Hai người thỉnh thoảng nh́n sang nói ǵ ?
Thấy nàng đầu gật, mỉm chi ...
Hắn cười thích chí, ḿnh nghe ... điên đầu .
Thầm ganh với kẻ đến sau
Học hành hắn giỏi, cũng đâu thua ḿnh ?
Giá mà nàng ấy đừng xinh
Giá mà nàng hiểu ḷng ḿnh... khổ thay !
Ước ǵ có một dịp may
Được cô đổi chỗ ngồi ngay đầu bàn !

(giá mà - Bạch Vân Anh)

 

 

Cổng trường đóng cửa trong ba tháng
Có một con tằm ngồi ươm tơ
Suốt ba tháng thơ anh hạn hán
Dù sóng và mưa vẫn vỗ bờ

Ba tháng ủ ê vườn thiên lư
Hoa trên trái đất đều không thơm
Anh giận một mùa hè ích kỷ
Giam em trong cá chậu chim lồng

Ba tháng tưởng đâu em mất tích
Sài G̣n quên áo lụa Hà Đông
Đường phố toàn màu đen ngỗ nghịch
Nhớ ai kia mắt biếc môi hồng

Bây giờ th́ nói chi ba tháng
Trái thị hồn anh đă chín rồi
Cô Tấm khai trường, hương áo trắng
Anh lại làm thơ "xịn" gấp đôi!

(Khai Trường – Bùi Chí Vinh)

 



Mùa thi gần kề rồi đó nhỏ,
Nhỏ lo năm mà ta ngại đến mười.
Sợ bài thi làm nhỏ biếng môn cười,
Ta thực sự nghe ḷng đau khôn xiết.

Ta tưởng tượng nếu nhỏ mà thi rớt,
Nhỏ sẽ buồn như những là thu bay,
Lệ thắm hồng ướt đẵm chiếc khăn tay,
Như có dạo nhỏ buồn ta phải dỗ.

Ta tưởng tượng nếu nhỏ mà thi đỗ,
Nhỏ có mừng chưa chắc đă bằng ta.
Nụ cười nhỏ sẽ rực rỡ như hoa,
Nổi sung sướng ửng hồng đôi má đỏ.

Mùa thi gần kề rồi đó nhỏ,
Ta không thi nhưng hồi hộp lạ thường.
Đêm ta nằm cầu mong chúa xót thương,
Cho nhỏ đỗ dẫu ta người ngoại đạo

(Cho nhỏ mùa thi - Nguyễn Tất Nhiên)

             Thơ t́nh học tṛ thật đa dạng, ngoài vô số bài viết ướt át t́nh ư, đă trich tiêu biểu trên, chúng ta c̣n được đọc một số bài thật hóm hỉnh, tươi vui, đại loại như Lời Thơ Xứ Huế của nhà thơ Vô T́nh:

 

Quốc Học chi mô - sao lạ rứa

Mà răng - sao cứ nghễ tui hoài

Lẻo đẻo theo tui như đỉa đói

Làm tui bủn rủn cả chân tay

 

Cặp sách tui ôm - như muốn rớt

Bạn bè tinh nghịch phá đùa thêm

Ôi chao con nhỏ làm thơ ấy

Lọt mắt anh chàng xứ Quảng Nam

 

Lại nữa - thư t́nh c̣n dám viết

Dám nhờ tụi bạn nó giùm trao

Trời ơi - tụi nó đồn um cả

Tui dị quá chừng - Ấy nghĩ sao

 

Văn chương Ấy viết - ừ hay thiệt

Đọc măi - tui càng thấy dễ thương

Lại khéo nịnh đầm khen đẹp nữa

Ḷng tui xao xuyến nghĩa yêu đương

 

Một ngày ai vắng bến Vân Lâu

Sông-nước-trời-mây nhuốm vẻ sầu

Tui giả hồn nhiên như mọi bữa

Nhưng trong - ai biết tui buồn đâu

 

Bỗng dưng - tui sợ mùa Hoa đến

Sẽ vắng người ta - chắc quá dài

Phượng nở đầy sân Quốc Học

Ve sầu Đồng Khánh nhớ thương ai

 

Chưa chi - tui biết yêu rồi đó

Cứ viết thư t́nh - cứ gặp tui

Tụi bạn chung Trường ai cũng biết

T́nh yêu ai dám nở ngăn đôi

(Lời thơ xứ Huế - Vô T́nh)

 

          Ngoài ra chúng ta c̣n có loại thơ gọi là Thơ T́nh Toán Học. Những bài thơ này được phổ biến trên khá nhiều, phần đông đều ghi Khuyết Danh. Ít nhất một bài trong số đó, tác giả là cố nhà báo Lê Đ́nh Điểu, có bút hiệu  Y Dịch, theo minh định nhà phê b́nh, đáng tin tưởng Thụy Khuê, qua bài viết “Một Đời Cất Giấu Hồn Thơ”. Đó là bài T́nh Toán Học:

 

Đời tổng hợp bởi muôn ngh́n mặt phẳng
Mà t́nh ta là quỹ tích không gian.

Kiếp nhân sinh những hàm số tuần hoàn
Quanh quẩn chỉ trong một ṿng lượng giác.


Anh không muốn cuộc đời toàn sin cos
Sống khép tṛn công thức cộng nhân cung
Cạnh góc đời ôi phức tạp vô cùng
Mà hạnh phúc chính là đường biểu diễn

Sống yên b́nh chờ ḍng đời tịnh tiến
Đâu phải là nghiệm số của ḷng trai
Anh muốn lên tận cực của thiên tài
Để đo lấy bán kính trần gian vũ trụ...

(T́nh Toán Học – Lê Đ́nh Điểu)

 

          Nhà văn Toàn Phong cũng là giáo sư Nguyễn Xuân Vinh, cũng vui tay với loại vần điệu này:


Anh t́m em trên ṿng tṛn lượng giác,
Nét diễm kiều trong tọa độ không gian.
Đôi trái tim theo nhịp độ tuần hoàn,
C̣n tất cả chỉ theo chiều hư ảo.

Bao mơ ước, phải chi là nghịch đảo,
Bóng thời gian, quy chiếu xuống giản đồ.
Nghiệm số t́m, giờ chỉ có hư vô,
Đường hội tụ, hay phân kỳ giải tích.

Anh chờ đợi một lời em giải thích,
Qua môi trường có ṿng chuẩn chính phương.
Hệ số đo cường độ của t́nh thương,
Định lư đảo, t́m ra v́ giao hoán.

Nếu mai đây tương quan thành gián đoạn,
Tính không ra phương chính của cấp thang.
Anh ra đi theo hàm số ẩn tàng,
Em trọn vẹn thành phương tŕnh vô nghiệm .

(T́nh hư ảo - Toàn Phong)

 

 

 

          Ngày nay, thành phần học sinh trung học, cái rốn của thơ t́nh học tṛ, đă có nhiều sự đổi thay trong quan niệm sống và yêu. Không ít những vụ tai tiếng đă xảy ra. Nhưng lướt qua nhiều diễn đàn điện toán, tôi thật vui, gặp được nhiều tài hoa thơ. Vẫn lăng mạn đậm đà, vẫn t́nh tứ thắm thiết. T́nh yêu quả thật muôn đời giống nhau. T́nh dục có thể học. Nhưng t́nh yêu có lẽ không cần. Chính điều này, sinh nở thơ măi măi. Có yêu thương là có thơ. Thơ đủ loại, không cứ ǵ thơ t́nh trai gái. Không thể giới thiệu hết. Tôi chỉ xin nhặt một số nụ xinh xắn, thắm thiết, ngộ nghĩnh, để cùng các bạn chia vui với những tay thơ yêu đời ấy.

 


Cái bím tóc ngủ quên trong lớp ấy
Mười năm xa rồi không quên
Ngày trở lại em đâu c̣n mười bảy
Lớp học xưa - bím tóc - hiện lên

Trang sách có cánh rừng, nàng tiên
Trong lớp có một nàng tiên nữa
Anh muốn nói mà run lên v́ sợ
Ngày chia xa đi suốt những cánh rừng.

Đă bao lần anh tự hỏi giữa đường
Người thoáng gặp có phải em, có phải
Bím tóc ấy có c̣n và vẫn ngủ
Bên chàng trai đăm đắm vụng thầm ?

Cái bím tóc không ngủ mười năm
Giờ em đi bên người khác
Có ánh mắt thẳm sâu ngơ ngác
Đang đi t́m lớp học ngày xưa ...

(Bín Tóc Ngủ Quên - Nguyễn Trọng Hoàng)

 



Ngẩn ngơ kia suối tóc dài
Mượt mà chạy suốt bờ vai thon gầy
Ai ngồi trước mặt tôi đây!
Tóc ai xơa dịu thơm đầy sách tôi

Nḥa lời thầy giảng, bồng trôi
Bảng đen đưa giữa khung trời tóc mây?
Ôi giảng đường, những phút giây.
Trái tim tôi đă phủ đầy tóc ai

Thế rồi có một sớm mai
Vào thi tôi biết làm bài ra sao?
Ḷng buồn cắn bút nghẹn ngào
Lẽ chăng, trách sợi tóc nào vương tim?
Hỡi ai sao cứ lặng im
Đời sinh viên dễ chi t́m được nhau?

(Trách mái tóc nào - Dương Ngọc Uyên)

 



Đầu năm vào lớp gặp nhau
Em làm nỗi nhớ cồn cào tim ta
Bây giờ đă học cấp ba
Mà sao ta cứ thật thà hiền ghê

Thương th́ lại sợ em chê
Ngỏ lời lại ngại em trề đầu môi,
Đến trường ta ngó xa xôi
Vào trong lớp học lại ngồi làm thơ

Đôi khi mắt gặp t́nh cờ
Ta thương muốn chết, lại vờ quay đị
Tan trường ta hóa cây si
Cây si biết được lầm ĺ theo em.

Chao ôi cái sợi tóc mềm
Và hai con mắt dịu êm vô bờ
Em là cô bé làm thơ
Ta là thằng ngốc ngu ngơ một thờị

(Ngại ngùng - Nguyễn Tấn Phong)

 


Mười sáu tuổi, bé bước vào trung học
Hồn ngây thơ như áo trắng mới may
Bước lúng túng trong hai tà lụa mỏng
Tóc ngang vai, bé bước nhẹ vào đời

Lần đầu tiên, bé bước vào trường mới
Lớp hông quen, bạn cũng lạ quá chừng
Ai cũng yên, ngồi nh́n lén từng người
Mắt gặp mắt, cùng nhoẽn cười bẽn lẽn

Lớp học mới đông tới hơn năm chục
Con trai nhiều, trông dễ sợ quá đi
Chỉ mười hai cô gái nhỏ nhu ḿ
Ngồi khe khẻ hỏi tên nhau làm bạn

Năm học đầu trôi qua trong b́nh thản
Mười hai cô giờ thành nhóm tiểu yêu
Cùng đùa vui, cùng chạy giỡn mỗi chiều
Bài ít nhớ, tựa film th́ hết ư

Năm thứ hai, bé đă vào mười bảy
Đă bắt đầu biết suy nghỉ vẫn vơ
Trong giờ học len lén tập làm thơ
Biết vuốt tóc khi anh ta nh́n trộm

Chàng giỏi lắm không bao giờ trốn học
Toán tài ghê chẳng biết bí là ǵ
Chẳng hiểu sao chàng làm chuyện thiệt kỳ
Cứ mượn vở, mượn bài sau lớp học

Mỗi khi trả, đều liếc nh́n mặt bé
Miệng lầm bầm không hiểu nói chuyện chi
Tay run run, mặt tái mét hết hồn
Nh́n thấy ghét, người ǵ vô duyên lạ

Mỗi cuốn vở mà chàng ta mang trả
Đều kèm theo một mẫu thơ t́nh
Của những nhà thi sĩ lừng danh
Yêu với nhớ, chép đầy trên giấy mỏng

Rồi một bữa, bà cô sao gắt gỏng
Bắt kiểm tra lịch sử đầu giờ
Biết tính sao cho thoát khỏi bây giờ
Bé cúi mặt... đành trổ tài lật vở !

Vừa hồi hộp, vừa thêm phần mắc cở
Thử liếc nh́n coi hắn có thấy không?

Buồn cười ghê chàng cũng thiệt là tài
"Quay phim" sử c̣n nghề hơn cả bé
Chợt trông thấy bé nh́n chàng chăm chú
Hắn ngước nh́n mặt đỏ thật tội ghê
Bé ph́ cười ra dấu chẳng hề chi
Rồi từ đó.... thơ t́nh hai đứa đọc

(Mối t́nh đầu - La Lan)

          Đọc thơ của La Lan thú vị vô cùng. Dễ thương quá. Những h́nh ảnh, cử chỉ trong lớp học của cô em này, đâu khác ǵ thế hệ xa xưa của chúng tôi. Tôi tin, dù trai hay gái, các bạn cũng nhận ra ngay cái hoạt cảnh mà nàng thi sĩ tường thuật. Một bài thơ hay, theo tôi vẫn là sự thành công trong việc kéo người đọc tham dự vào cảm xúc của người viết. Nếu không giới hạn bởi hai chữ “học tṛ” th́ thơ t́nh giàu vô kể.



          Thông thường, những người có nhân cách tuyệt hăo hay tránh nói về cái tôi. Khoe khoang cũng là việc ít ai làm. Cá nhân tôi, một người b́nh thường và đă nhiều lần rơi thoải mái vào cái tầm thường, có khác. Trong bất cứ chuyện ǵ, tôi cũng khởi hành từ cái chính ḿnh. Tôi từ tôi để đến, để hiểu, để yêu kính mọi người. Cụ thể, viết bất cứ đề tài nào, tôi cũng chăm chút đến tôi, cố t́nh đưa tôi vào hưởng ké những ưu điểm của người khác. Tôi chưa thấy được tôi, th́ khó thấy được ai, kể cả một mỹ nhân. Trong bài này cũng vậy. Trươc khi đặt dấu chấm hết bài viết này, tôi lặp lại công việc đă hứa trước đây. Khoe. Tôi cũng làm thơ, và làm thơ t́nh học tṛ nữa. Các bạn có thể thấy bộ dạng tôi một thời làm một cậu học tṛ hư:

...

em có nhớ mấy lần tôi lên bảng

đứng chào cờ v́ mải miết ngồi mơ

ngồi bàn đầu, em che tay khẽ nhắc

thẹn mặt anh hùng, tự ái làm ngơ...

(Lưu Bút, đưa nhau về đến đâu)

 

         Và các bạn cũng có thể thấy được một vài cuộc t́nh học tṛ, thuần túy tưởng tượng của tôi, tiêu biểu qua Trong Sân Trường Bữa Ấy. Bài thơ này khá dài, tôi vẫn c̣n thích, mời đọc chơi đoạn cuối:

...

đời ch́m nổi những ba cay bảy đắng

ḷng vẫn xanh như cỏ dại thong dong

trái tim ta vẫn rộng răi thư pḥng

em ngủ muôn đời trên vần điệu

 

ta mai mốt dù tài danh mệnh yểu

đă nhờ em tồn tại với thời gian

hỡi em yêu thăm thẳm cánh phượng hoàng

có đậu lại trong sân trường bữa ấy

 

hồn xa cách đậu bên ta có thấy

bức tường xanh cánh cửa kính lung lay

hai mươi năm trời ôi một thoáng chim bay

bao thay đổi trong đời ta gió nổi

 

cành phượng cũ vẫn no lời gió thổi

ngh́n muôn năm tha thiết gởi về đâu

vay giọt thơ truy niệm mối t́nh đầu

và gởi tặng cho em làm son phấn...

(Trong sân trường bữa ấy- ĐNVĐĐ, Luân Hoán)

 

          Đă có gan khoe như trên, tôi không thể quên trích một đoạn bài “đọc thơ t́nh luân hoán” của nhà thơ cũng là nhà nhận định văn học có uy tín Đỗ Qúy Toàn. Trích đoạn này xin được thay kết bài. Cảm ơn tất cả những nhà thơ tôi đă trích dẫn.

...
3.
Trong tất cả những cuộc t́nh nam nữ, Luân Hoán say sưa nhất với những mối t́nh học tṛ. Có ǵ lạ đâu ? Nguyên Sa kể " tuổi nàng tôi nhớ chỉ mười ba " Đinh Hùng tưởng lại: " Khi mới lớn tuổi mười lăm mươi bảy ", " Khi biếng gặp nhớ nhung phai màu áo ". Và Vũ Hoàng Chương " nhớ xưa chừng tuổi hai mươi, cả một vườn hoa của bướm ".

Thơ Luân Hoán mang lại cho t́nh yêu học tṛ nhiều điều mới lắm. V́ những bài thơ t́nh của Luân Hoán thật hơn, cụ thể hơn, lẩm cẩm ngu ngơ hơn tất cả những thi sĩ nổi tiếng trên. Nghĩa là học tṛ hơn. Thật sự học tṛ không khoác vô t́nh học tṛ một bộ áo của ngôn ngữ diễm lệ hay thêu dệt những t́nh tứ kiêu kỳ. Ngôn ngữ của Luân Hoán thật giản dị. H́nh ảnh là h́nh ảnh b́nh thường của đời sống hàng ngày.

...

Tôi rất yêu bài thơ " Trong Sân Trường Bữa Ấy " của Luân Hoán. Bốn đoạn thơ kể một câu chuyện ngắn. Câu chuyện t́nh của bất cứ một chàng trẻ và một cô bạn học tṛ nào. Mỗi đoạn thơ mở đầu với câu :

" Em có nhớ trong sân trường bữa ấy.."

Mở đầu là mối t́nh tưởng tượng của cậu học tṛ. Tuy tưởng tượng v́ rất thẹn tḥ nhưng không thiếu say sưa :

" Chưa hôn nhau ḷng đă vội say mềm
ta nghiêng ngă giữa bốn bề mộng mị "

trong giai đoạn thứ 2, chàng trai lấy can đảm trao cho nàng một tập vở chép ca dao. Và chờ đợi nàng phản ửng. Và thất vọng và giận hờn. Tới đoạn 3 t́nh cờ gặp nàng được nàng trao vội vàng cho tập vở

.......
sợ bạn thấy ta kẹp vào dưới nách
đi một hơi không kịp cảm ơn em
trốn vào cầu hối hả giở ra xem
mảnh giấy nhỏ nét mực nghiêng nghiêng tím
........

Trang giấy nhỏ đọc trong cầu đó, mở đầu một cuộc t́nh lớn của chàng 15 nàng 14 tuổi "

" mối t́nh đẹp như Ngu Cơ Hạng Vơ
như Roméo và Juliette vân vân..."

Cuối cùng tất nhiên mối t́nh đó chỉ c̣n là kỷ niệm, khi chàng trở về, trong sân trường bữa ấy, hai mươi năm sau.

Một câu chuyện êm đềm, như thể do Thạch Lam hay Thanh Tịnh kể, một câu chuyện không có chuyện và viết bằng thơ, cho nên để lại rất nhiều dư vị.

(Đọc thơ t́nh Luân Hoán - Đỗ Qúy Toàn)

Hà Khánh Quân

(chiều chủ nhật 13-5-2012, sau khi tặng mẹ của 4 con tôi một bữa mừng ngày mẹ như mọi người)