Đọc Tâm Thanh,

T Mt Góc Riêng

Nguyn Mng Giác

 

 

 

 

 

 

 

 

Hồi anh chị Trần Dạ Từ-Nhă Ca vừa từ Thụy Điển qua Mỹ định cư, tôi có hỏi thăm về đời sống của anh chị ở bên đó. Lời kể của anh chị có thể làm cho mọi người "mơ được làm công dân Thụy Điển". Một đất nước thanh b́nh. Một dân tộc khả ái, hiếu khách, văn minh. Một hệ thống an sinh xă hội tuyệt hảo...Bao nhiêu chuyện ấy, tôi đă nghe qua. Nói chung, đời sống của người tị nạn Việt Nam ở các nước Bắc Âu như Na Uy, Phần Lan, Thụy Điển, Hoà Lan là "ước mơ đă thành hiện thực", như cách nói của người Mỹ. Nhưng đă được sống như thế, sao anh chị vẫn định đem cả gia đ́nh sang Mỹ? Nhà thơ Trần Dạ Từ kể chuyện cả hội đồng thị xă bàn căi nhau hàng tháng trời chuyện nên cho chim ở công viên ăn thức ăn ǵ, hoa trồng ở công viên nên chọn loại ǵ... nghe mà sốt cả ruột! V́ sốt cả ruột trong cái thanh b́nh "bất thường" ấy, anh chị muốn qua Mỹ để được sống trở lại cái dồn dập, cái bất trắc, cái hối hả, cái khóc cái cười của dân tộc ḿnh, qua sinh hoạt của cộng đồng người Việt tại Quận Cam tiểu bang California. Trong cái quyền được đi t́m hạnh phúc, mỗi người có cái quyền định nghĩa thế nào là hạnh phúc. Có những định nghĩa trái khoáy, như trong các lạc thú hạnh phúc, có cái thú đau thương.

Một số bạn văn định cư ở các nước vùng Bắc Âu không chọn con đường phiêu lưu như anh chị Trần Dạ Từ-Nhă Ca. Chị Nguyễn Thị Vinh, Anh Nguyễn Hữu Nhật, Anh Dương Kiền, Anh Cao Xuân Tứ, Chị Khánh Hà, Anh Tâm Thanh... Cộng đồng người Việt ở các nước đó hầu hết đều nhỏ, gặp đồng hương c̣n mừng rỡ như gặp cố nhân chứ chưa lạnh nhạt đề pḥng như cách cư xử nhau ở các cộng đồng lớn ở Pháp, Đức, Úc, Canada, Mỹ. Tôi đoán những lúc có một phong trào chính trị nào đó quét qua, những cộng đồng nhỏ ấy cũng có xáo trộn. Nhưng như cơn băo trong tách trà, có bất đồng ǵ cuối tuần cũng phải gặp nhau ở nhà người này người nọ, nếu tuyệt giao với những người nghĩ khác ḿnh th́ c̣n chỗ nào để giải trí cuối tuần? Cái vốn bạn bè không có nhiều như ở những xứ có đông người Việt, nên sự khôn ngoan cho người ta biết phải dè xẻn. Băo lớn cũng thành gió heo may. Sống trong một xă hội ổn định, chuyện cộng đồng th́ vô sự, những bạn văn của tôi ở vùng Bắc Âu lấy nguồn hứng ở đâu mà viết? Tôi thường tự hỏi như thế mỗi khi nhận liên tiếp nhiều truyện ngắn, bài thơ giá trị gửi từ Bắc Âu.

Câu hỏi ấy đeo đẳng tôi suốt thời gian tôi đọc tập truyện ngắn Thiên Nga Giữa Cơi Người của nhà văn Tâm Thanh.

Không phải ngẫu nhiên mà Tâm Thanh chọn tên truyện ngắn này làm tên chung cho toàn tập truyện. Truyện đơn giản thôi: Một đôi thiên nga giống đẹp nhất vùng sông hồ Telemark một hôm đột nhiên trở nên hung dữ với một cậu bé bơi lội trong hồ. Biến cố đó đặt dân trong vùng trước một lựa chọn khó khăn: hoặc xem vụ loài chim diễm lệ tấn công cậu bé như một vụ việc không đáng kể, hoặc phải bắn chết "thủ phạm" là con chim trống để bảo vệ an toàn cho những người đến chơi hồ. Nhiều cuộc tranh luận nổ ra trên báo chí, trong ṭa hành chánh thị xă. Một "phiên ṭa" được thiết lập. Những người bênh vực đôi thiên nga ngờ rằng vụ tấn công đứa bé phải có nguyên nhân nào đó, chẳng hạn đôi chim tức giận v́ bị kẻ lạ quấy phá ổ trứng. Lập luận này bị bác bỏ, v́ những người am tường đời sống loài thiên nga cho biết rằng thiên nga ít khi làm tổ đẻ trứng ở gần chỗ đông người, và cậu bé nạn nhân không hề quấy phá ổ trứng của đôi chim hung dữ. Kết quả là bản án tử h́nh dành cho con chim trống, mặc dù người ta biết rằng một khi con trống qua đời, con mái không thể chịu đựng sự cô độc cũng sẽ chết theo sau đó. Sau khi bản án được thi hành, người viết truyện t́m thấy một ổ trứng thiên nga ngay gần hồ, bên cạnh là xác con thiên nga mái. Đôi thiên nga tức giận v́ ổ trứng bị loài rái cá quấy phá, và khi thấy cậu bé bơi theo kiểu ngụp lặn giống loài rái cá, tưởng đă t́m ra kẻ thù. Sự lầm lẫn bi thảm!

Có thể nói "bi kịch diễn ra ngay trong những hoàn cảnh lư tưởng" như câu chuyện vừa kể là chủ đề của hầu hết truyện ngắn của Tâm Thanh. Bối cảnh truyện của anh đều đẹp. Nhân vật truyện đều hiền. Mạch truyện xuôi ḍng êm ả. Ngôn ngữ truyện trong sáng, nhiều khi thi vị như ngôn ngữ thơ. Thiên nhiên hùng vĩ và diễm lệ của vùng Bắc Âu, cùng với t́nh người cao đẹp của các dân tộc địa phương đối với người tị nạn Việt Nam, như đă hiển hiện trên từng trang truyện của Tâm Thanh. Nếu dừng lại đây, tác giả cũng đă hoàn tất một phận sự cần thiết: cảm ơn Trời Đất bao dung, cảm ơn Con Người bao dung.

Nhưng Tâm Thanh không chủ tâm viết những bài tụng ca, thay mặt cho các đồng hương tị nạn. Những hoàn cảnh lư tưởng của truyện, thật ra, chỉ là màn khói giả trang. Hoặc là những cái cớ. Chủ ư của anh là truy tầm những bi kịch muôn thuở ngay trong những hoàn cảnh bất ngờ nhất, nơi người ta tưởng không bao giờ có bi kịch. Người đọc bước vào truyện như lạc vào một cơi mơ, và ra khỏi truyện th́ ngơ ngẩn bàng hoàng v́ băn khoăn không hiểu nổi những vấn nạn muôn thuở của nhân sinh. Có thể xem truyện ngắn của Tâm Thanh như những bài thơ triết lư. Dấu vết bi kịch ẩn hiện thấp thoáng đằng sau thiên nhiên thơ mộng hay nếp sống yên ả thanh b́nh, để đến những ḍng cuối, toàn thể bi kịch hiện ra bất ngờ giống như cấu trúc những truyện ngắn của O. Henry hay Anton Tchekov (như trong Phấn thông, Hai chiếc bóng, Nam quốc sơn hà, Hai mẹ con, Con bọ mắt).

Đọc truyện của Tâm Thanh, người đọc nhận được món quà đầu tiên là cảm thấy yêu đời, yêu người hơn. Món quà ấy đáng quí đối với kiếp sống tha hương của những người phải xa nơi chôn nhau cắt rốn, bắt đầu tái dựng một cuộc sống mới ở nơi xa lạ. Nhưng Tâm Thanh c̣n gửi đến tất cả chúng ta một món quà quí hơn sự lạc quan. Anh giúp chúng ta hiểu đời hơn, báo trước cho chúng ta những bất trắc, những ngộ nhận, những mất mát không thể tránh khỏi trong đời sống, nghĩa là giúp chúng ta biết vui mà không mù quáng, cũng như biết buồn mà không bi lụy. Tâm Thanh viết văn như một cách tiếp nối nghề nghiệp anh đă từng làm ở quê nhà trước ngày tan đàn ră gánh: nghề một giáo sư triết học. Chỉ khác là lần này anh "triết lư" bằng "thi ca".


Nguyễn Mộng Giác

Nguồn: Văn Học số 159, tháng Bảy năm 1999