Nhng Bài Gii Thiu

thi phm Mt Na

ca Phm Chu Sa

nhiu tác gi

 

 

 

 

 

 

ĐOÀN THẠCH HĂN

Một nửa là tựa tập thơ thứ ba của một người làm thơ đă xuất hiện trong sinh hoạt thi ca gần nửa thế kỷ, có bút danh là Phạm Chu Sa do NXB Thanh Niên ấn hành đầu tháng 7.2011.

Tôi biết Phạm Chu Sa từ thời c̣n trai trẻ. Bạn bè nh́n anh như một kẻ lăng đăng, phiêu bồng, suốt đời rong chơi với nụ cười luôn nở trên môi. Chính v́ thế mà giọng thơ anh toát ra vẻ hào sảng, dù ẩn chứa trong từng câu, chữ lại là những nỗi buồn man mác đến tái tê. Giờ th́ tôi hiểu tại sao Phạm Chu Sa có nhiều bằng hữu, có nhiều nhân t́nh đến thế mà suốt đời anh cứ khắc khoải đi t́m. Th́ ra tất cả đều chật chội, tạm bợ, không thể chứa đựng được hết nỗi cô đơn và trăn trở trong ḷng.

Quá nửa đời anh đi t́m một nửa/Một nửa nào thất lạc của anh xưa/Khi t́m được th́ nửa anh vụn vỡ/Nên làm sao ta ráp lại cho vừa.


Hàn gắn lại em ơi đời tạm bợ/Một chiều say một sớm tỉnh một khuya buồn/ Một giọng hát một điệu cười khúc khích/Cũng tràn đầy cả hạnh phúc đau thương…

(Một nửa)


Dĩ nhiên, thời gian sống với thi ca dài như thế, thơ của Phạm Chu Sa điêu luyện và đầy nhạc điệu là lẽ đương nhiên. Cái thú vị là ở chỗ anh đă làm mới được cách diễn đạt những ư tứ và chữ nghĩa tưởng như rất cũ:
Rơi rụng một vầng trăng/Treo trên cành mộng ảo/Thiên cổ sầu mang mang.

(Khúc bi ca mùa xuân).

Hăy nghe Phạm Chu Sa bộc bạch trong bài ngỏ ở đầu tập thơ:


“Suốt đời tôi chỉ muốn đẩy tới tận cùng những ǵ người khác làm một nửa”

Đời tôi chỉ làm được một nửa/ Những ǵ người khác làm tới cùng/Trừ một điều là sống đến tận cùng/ Dù chỉ c̣n một nửa!”.


Thế th́ Phạm Chu Sa sẽ c̣n tiếp tục làm thơ bởi anh đă tuyên ngôn sống đến tận cùng dù chỉ c̣n một nửa và ngay cả chỉ c̣n một nửa của một nửa.

(Theo Người Lao Động)

 

*

XUÂN THÂN

 

Nhà thơ Phạm Chu Sa vừa ra mắt bạn đọc tập thơ mới nhất của anh có nhan đề Một nửa do NXB Thanh Niên ấn hành. Như vậy, măi 36 năm sau khi tập thơ thứ hai của anh là Qua đồi sương phủ(1975) ra đời, Phạm Chu Sa mới lại tiếp tục có tập thơ mới.

Đây cũng là tập thơ thứ 3 trong con đường nghệ thuật của anh, năm 1972, tập thơ đầu tay Những nụ t́nh xanh lần đầu đến với bạn đọc yêu thơ và để lại ấn tượng một Chu Sa làm thơ ít nhưng chất thơ rất lạ, đậm trữ t́nh: “…Có niềm vui vỡ tràn trong tim/Chạy nhảy trên rừng cao biển rộng/Bay lượn khắp bầu trời xanh/Niềm hạnh phúc vô bờ…”.

36 năm là cả một quăng thời gian dài, trong suốt thời gian đó, nhà thơ Phạm Chu Sa gắn với nghiệp báo chí, anh từng làm việc tại nhiều tờ báo, và măi đến khi bước qua tuổi 60, nhà báo Chu Sa mới lại có thể quay về với thơ và tập Một nửa xuất hiện. Ngay trong phần ngỏ của sách, Phạm Chu Sa đă tâm sự: “Đời tôi chỉ làm được một nửa/những ǵ người khác làm đến tận cùng/trừ một điều là sống đến tận cùng/dù chỉ c̣n một nửa?”.

Tập thơ gồm 46 bài thơ và 7 tranh minh họa của các họa sĩ Rừng, Trịnh Thanh Tùng, Lê Kư Thương và Lê Thanh Thư. Tập thơ như một hồi ức hành tŕnh cả cuộc đời của nhà thơ, từ cái thuở trẻ trung, hăng hái và có chút kiêu ngạo: “…Ta bỏ phố phường xưa nóng bỏng/Nghêu ngao đây khúc Bắc Phương Hành/Đời rộng ngại ǵ khung cửa đóng/Mà quên đi hết những mùa xanh…” (Bắc Phương Hành). Nhưng cuộc đời nào đâu dễ dàng thoải mái cho những chú ngựa rừng tung chân sải vó, đời c̣n chứa chất lắm nỗi đau thương: “Những cánh cửa đêm đă khép lại/Người bỏ đi không tiếng vọng nào…” (Bi ca lạc quan). Và tập thơ nếu nói về ư nghĩa có lẽ dồn hết vào bài thơ cuối cùng cũng là bài dùng làm tên tập thơ: “Quá nửa đời anh đi t́m một nửa/Một nửa nào thất lạc của anh xưa/Khi t́m được th́ nửa anh vỡ vụn/Nên làm sao ta ráp lại cho vừa…”.

Và bài thơ khép lại tập thơ này cũng đă được nhạc sĩ Hà Thúc Sinh chuyển thành bài hát với âm điệu buồn như những nỗi buồn mà người thi sĩ để lại trong ḷng những ai có dịp đọc Một nửa.

(Theo SGGP)

 *

 KHUÊ VIỆT TRƯỜNG

Tôi biết Phạm Chu Sa từ tờ Tuổi Ngọc, trước 1975 ở Sài G̣n, rồi tờ Tuổi Hồng (Nxb Trẻ, 1998) do anh làm chủ biên. Tờ báo làm cho học tṛ đọc ấy không có cả tiền in, nói chi nhuận bút, đă không thể tồn tại ở cơ chế thị trường. Rồi anh yên vị ở báo Thanh Niên vài năm, nghề báo như không thích hợp với nhà thơ. Mà Phạm Chu Sa đích thực là nhà thơ.

Tôi nhớ thuở hàn vi dễ chừng hơn chục năm về trước anh có căn pḥng nhỏ ở số 5 Cao Thắng. Có lần tôi ở ké qua đêm, nếm mùi lăng tử của anh. Rồi thỉnh thoảng đọc một bài thơ của anh trên các báo. Những bài thơ t́nh yêu của anh khác người v́ h́nh như anh no tṛn trong những cuộc t́nh của ḿnh hơn là thất t́nh. Mà phàm các nhà thơ càng thất t́nh càng làm thơ hay. Không thất t́nh nhưng thơ Phạm Chu Sa cũng rất hay.

Nếu đọc tựa tập thơ, ta thấy sự hân hoan của nhà thơ Phạm Chu Sa về một nửa của đời ḿnh. Một nửa ấy làm điên đảo một nửa kia và chắc chắn đă làm anh điên đảo hơn nhiều. V́ thế bài thơ Một nửa của anh như tuyên ngôn cho t́nh yêu. Có thể trích một đoạn: “Anh thèm sống, thèm yêu, thèm thở/Bên nửa em dù cũng vỡ vụn rồi!/Anh thèm khóc, thèm cười, thèm nói/T́nh muộn màng nhưng vẫn mới tinh khôi.” Bạn đọc đọc bốn câu thơ này sẽ nhận ra một Phạm Chu Sa thật thà. Anh thật thà trong t́nh yêu, thật thà trong cuộc sống và thật thà với bạn bè.

H́nh như cả cuộc đời họ Phạm cứ loay hoay đi t́m một nửa của ḿnh, t́m đến giờ này như anh đă mỏi chân và đă... dừng chân. “Anh rao bán niềm tin vô vọng/Đóa hồng héo khô gai nhọn trầm luân/ Hạnh phúc chơ vơ trên dây tḥng lọng/ Em kịp mua về đốt hết gian truân”(Rao). Đọc bài thơ này của anh, tôi mỉm cười, bảo anh cứ đùa. Nhưng ngẫm lại cũng chí lư cho gă họ Phạm suốt đời yêu, suốt đời lông ngông, ngẫm lại: “Vẫn c̣n những tha thiết/ Của hơi thở t́nh yêu”(Vẫn c̣n).

Tập thở Một nửa là tập thơ thứ ba của anh và là tập thơ đầu tiên của Phạm Chu Sa in sau năm 1975. Tên tuổi anh khá vững vàng trên thi đàn với những bài thơ hào sảng. Có thể gặp gần 20 bài của 44 bài trong tập thơ là sự hào sảng của một lăng tử có thể nửa đêm ôm đàn mà hát dẫu có trăng hay không, cái hào sảng của t́nh yêu nơn nà thời trai trẻ của anh: “Ví thử đời ta men rượu nhạt/Môi em nhân buổi tiễn đưa này/Chắc cũng buốt môi người cúi mặt/ C̣n chút t́nh xưa như khói bay” (Bắc Phương Hành). Cái lăng tử ấy vương vất: “Ở Sài G̣n chiều không em mây nổi/Nhớ em nghe giá buốt dậy trong hồn” (Ở Sài G̣n).

Trong cuộc hành tŕnh đi t́m và gặp một nửa của ḿnh đó, Phạm Chu Sa măi măi: “Em yêu, có bao giờ hiểu được/Muôn đời hồn xanh xao ước mơ/Khu rừng cỏ hoa hồn anh kỳ diệu...” (bài hát Mùa xuân xa).

(Theo Áo Trắng- TTO)

PHAN HOÀNG

NVTPHCM- Phạm Chu Sa là một tên tuổi quen thuộc của đời sống văn học Sài G̣n- TP.HCM hơn 40 năm qua. Vừa làm báo kiếm sống, vừa sáng tạo thi ca, Phạm Chu Sa đă mang tới cho bạn đọc ba tập thơ, một số lượng khiêm tốn, nhưng không v́ thế mà anh không có chỗ đứng nhất định trên thi đàn. Sau hai tập thơ Những nụ t́nh xanhQua đồi sương phủ, “chàng” thi sĩ tài hoa này "thai nghén" khá lâu mới vừa tŕnh làng tập thơ thứ ba Một nửa do NXB Thanh Niên ấn hành từ tháng 7.2011. Có những người t́m trong Một nửa không khí thi ca của một thời. Cũng có người t́m thấy trong đó mạch chảy có sức lan toả qua mọi thời với những cung bậc xúc cảm và trí tuệ vừa quen vừa lạ của một con người đa cảm đa đoan đa năng Phạm Chu Sa.

Ban biên tập NVTPHCM xin chúc mừng tác giả và trân trọng giới thiệu một số tri âm đối với tập thơ Một nửa của thi sĩ Phạm Chu Sa.

PH