Văn Ngh

Binh Chng Nhy Dù

Nguyn Mnh Trinh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chúng ta có thể nào nh́n cuộc chiến  qua chân dung những người lính ? Bởi v́, từ đời sống ấy, tâm tư ấy, có thể mường tượng được một thời đại mà họ đang sống, đang chiến đấu. Với ư ngĩ ấy, chúng tôi lần lượt đi t́m những chân dung đích thực của những người lính VNCH Biểu hiện qua những người làm văn  nghệ.Từ người lính KQ của không gian , đến người lính HQ của sông nước,  đến những người lính cọp biển TQLC hào hùng, qua nhiều chương tŕnh,  bây giờ chúng tôi xin phác thảo vài nét về những nhà văn nhà thơ nhạc sĩ của binh chủng Nhảy Dù . Dĩ nhiên chĩ vài nét phác thảo thôi bởi v́ rất nhiểu nghệ sĩ tài hoa khoác bộ chiến y của binh chủng vang danh thiện chiến bậc nhất của  đội quân cả một triệu chiến sĩ dưới cờ tài hoa có nhiều đóng góp cho  văn chương của dân tộc .

Trong thời đại chiến tranh, hầu như mọi người trai trẻ đều ở trong quân đội.   hầu như tất cả tinh hoa của dân tộc trong thời kỳ ấy đều mang áo lính.QLVNCH có nhiều quân chủng binh chủng. Tại sao tôi đề cập đến chân dung người lính theo mầu cờ sắc áo.Đó có phải là sự phân biệt không?

Thực t́nh , tôi nghĩ đó không phải là sự phân biệt. Trái lại  đó là một cách xử dụng cái riêng để làm nổi bật cái chung. Từ đặc điểm của mỗi quân binh chủng để làm rơ nét hơn cái hào hùng của một tập thể quân đội.Từ sự thực đóng góp từ những phần riêng để tạo thành caí tổng thể đầy  phong phú. Hôm nay chúng ta nói về những người lính nhảy dù làm văn nghệ để phác họa lại một đời sống thực của họ, những người lính chiến đấu ở trực diện chiến trường. Và qua đó, thấy được một thời thế qúa sức là đặc biệt của đất nước dân tộc Việt Nam. Họ  đă làm thơ , viết văn , soạn nhạc , tôi nghĩ ở trong một trạng thái không viết không được. Công việc làm văn nghệ , viết văn chương là một hành động từ kết quả  của bức xúc tồn tại trong đời , cần phải  biểu lộ ra những dằn vặt, những u uất tích chứa trong óc trong tim. Những nghệ phẩm , là biểu hiện cho tim óc cho gan ruột của những người lính chiến ở tuyến đầu trong một cuộc  nội chiến ác liệt mà cả hai bên là nạn nhân của tham vọng không tưởng của một chủ nghĩa ngoại lai đi ngược lại xu hướng tiến bộ của loài người.

Đề cập đến những lư do khiến tôi muốn tản mạn về những người lính chiến nhảy dù viết văn làm nhạc làm thơ của văn học Việt Nam, tôi thấy trả lời những câu hỏi ấy không phải đơn giản.

Từ nhận xét của ḿnh  từ lúc ấu thơ đến khi trưởng thành, tôi vẫn nh́n người lính nhảy dù như một thần tượng của ḿnh.Cái h́nh tượng mũ đỏ áo saut tạo cho tôi một vóc dáng hào hùng. Tôi nhớ lúc học đệ thất đệ lục tôi đă chép  những bài thơ có thi pháp rất tư nhiên b́nh dị của một người lính trẻ của binh chủng nhảy dù thời đó là Hồ Tấn Dần  vào  cuốn vở b́a cứng chép thơ ở những trang đầu tiên. Bây gị tôi chỉ c̣n nhớ lơm bơm  những câu thơ  như:

 

ngày tôi đi sương mờ giăng chợ tỉnh.

Đèo  Hải Vân mây trắng vẫn thiên thu

Mười tám tuổi đi mặc áo  nhảy

Tôi vẫn nhớ ngày đầu tiên vào lính

Tôi không nhớ là đă chép  những bài thơ như thế xuất xứ từ đâu nhưng tôi biết là từ thuở ấy tôi đă yêu mầu áo hoa mũ đỏ..Không hiểu bây giờ nhà thơ Hồ Tấn Dần lưu lạc ở đâu, nhưng nếu gặp lại, tôi sẽ nói một câu cám ơn ông về những câu thơ mà từ lâu lắm , tôi đă yêu , đă nhớ và đă trân trọng trong suốt cả  đời của tôi như một kỷ niệm đẹp…

 

Về sau này tôi vào lính KQ. Nhưng tôi vẫn t́m được ở người lính nhảy dù nét thần tượng của ngày xưa. Dù sự thực đă làm cho tôi thấy được nhiều sự việc khác. Sự thực là những gian khổ của chiến trường, của sự hy sinh của những người lính ở tiền tuyến hứng chịu đầu sóng ngọn gió.Họ viết thiên anh hùng ca bằng máu và mồ hôi nước mắt chiến trường. Bạn bè cùng trang lứa với tôi trong binh chủng nhảy dù đă có nhiều người gục ngă. Có lúc gặp nhau t́nh cờ, tâm sự với nhau. Để hiểu thêm được cuộc đời và biết rằng đôi khi những người có công chưa chắc đă được hưởng phần tưởng thưởng mà c̣n vấn vương đâu đó những vướng mắc tầm thường của bất công…

Với tôi, với hiểu biết của một người cũng trong quân ngũ , tôi thấy người lính nhảy dù là một chân dung chiến sĩ tuyệt hảo, đầy nét nhân bản. Và tôi t́m được ở trong âm nhạc trong văn chương những vóc dáng như thế..

Là một sự t́nh cờ. Tôi chợt nghe một bài hát trong nhiều lần và nhiều hoàn cảnh khác nhau. Nhưng đặc biệt, lúc nào cũng tạo cho tôi những liên cảm gần giống nhau. Nó nhắc lại cho tôi những cảm giác cũ, những suy niệm xưa…

Từ một bài hát? Như thế nào mà tạo cho tôi  cảm xúc như vậy?

Bài hát Một ngày mũ đỏ..Một đời mũ đỏ của một  bác sĩ thuộc binh chủng nhảy    Phạm Gia Cổn. Tôi đă lắng nghe bài hát ấy trong nhiều trường hợp.  Có khi, tôi nghe từ  một người lính nhảy  dù thứ thiệt hát với cả sự say sưa trong một buổi họp mặt, có khi tôi lại nghe  từ một ca sĩ có giọng nam cao khỏe  hát. Bài hát có những ngôn từ đẹp của những vần thơ ( H́nh như là phổ nhạc từ thơ của một thi sĩ cũng đă phục vụ trong binh chủng nhảy dù là Hà huyền Chi? Tôi không rơ lắm.Chắc phải hỏi lại nhạc sĩ?):

 

Không là gió mà vẫn bay theo cánh gió

Không là mây mà ngạo  nghễ đường mây

Một ngày nhảy dù, một đời mũ đỏ

Giữa không gian c̣n lưu lại dấu giày..”

 

Có thể là một hùng ca của chiến sĩ nhưng cũng có thể là một tâm ca của người  luôn ôm ấp tâm t́nh yêu nước mà cũng có thể là lời khẳng khái của một người lăng mạn của kiếp sống bềnh bồng theo mây gió lưng trời. Có người nói nếu không từng lướt gió đè mây th́ làm sao hiểu được tâm cảm của những người đă từng có những phút giây đặc biệt như thế. Điều ấy chưa hẳn đúng. Bởi v́ , khi  đọc những bài thơ , nghe những bản nhạc, sức truyền cảm  của những áng văn chương ấy có thể tạo được nỗi niềm rung cảm sâu xa .Từ những người phi công bay lượn đường mây đến người lính nhảy dùkhông gian c̣n  vương lại dấu giày, một không gian rộng lớn như mở ra với những cảm giác con người như lớn hơn, tầm nh́n như bao quát hơn khi nh́n xuống đời sống đang tiếp diễn ở dưới thấp kia…

Không Gian Vương Dấu Giày? H́nh như có ai đă nói câu nói thật nhiều ảnh tượng ấy?

Dó là nhà thơ Hà Huyền Chi đă đặt tên bài thơ mà đầu tiên là Người Lính Nhảy Dù và Mây sau đổi thành Không Gian Vương Dấu Giày”.

Tên tuổi Hà Huyền Chi khá quen thuộc trong giới văn  nghệ.

Ông là một nhà văn ,một  nhà thơ,  một nhà báo , và đặc biệt là một diễn viên  điện ảnh nữa.Ông cũng là một người lính , một văn nghệ sĩ quân đội xuất thân từ khóa 14  trường Vơ Bị Đà Lạt va khi ra trường đat́nh nguyện  gia nhập  binh chủng nhảy dù. Ôâng đă in 8 truyện dài ,  và hơn hai chục tập thơ. Hiện ông vẫn c̣n làm thơ rất sung măn tràn đầy sinh lực dù  đă 75 tuổi già.Thơ của ông cũng được nhiều nhạc sĩ cảm hứng sáng tác  như Trần Trịnh, Anh Bằng, Phạm Duy, Song Ngọc, Vũ Thành An, Vũ Đức Nghiêm

Từ những chân dung đa diện, thi ca  của ông biểu lộ được một thời thế chiến tranh mà những người trai trẻ lớn lên và trưởng thnah từ nhiệm vụ người lính của ḿnh.

Phác họa những mẫu người trei trẻ thời chiến thơ ông viết về người lính nhảy dù tạo ra cho độc giả nhiều cảm xúc. Một chút hùng tráng, một chút mơ mộng, một chút hănh diện , một chút xao xuyến tâm tư, tất cả là hứng cảm để có những bài thơ độc đáo cho thi sĩ.Nếu nói người lính nhảy dùHà Huyền Chi   làm thơ trong men say cảm giác th́ cũng chẳng phải ngoa ngôn.Thơ của ông có cái bừng bừng của ngọn lửa đang  bốc trong óc năo.

Như bài thơ Người lính nhảy dù và Mây đăng trên  nguyệt san Chiến Sĩ Cộng Ḥa năm 1960 sau đổi tên thành Không Gian Vương Dấu Giày:

 

Từng chuyến từng chuyến bay

Nói lên nhiều thương nhớ

Dù chĩu nặng vai gầy

Tim rung từng nhịp thở

Hoa dù hoa dù nở

Ḷng trai ḷng trai say

trời cao vun vút gió

xóm làng mờ chân mây

Từng chiếc lại từng chiếc

hoa dù nở trong mây

Hồn tôi ai chắp cánh

Không gian vương dấu giày.

Chúng ta hăy thử tưởng tượng. Con người bé nhỏ làm sao và cũng to lớn làm sao trong cái cao rộng của trời đất. Trong cảm giác chênh vêng giữa nhỏ vô cùng và lớn không tả được , là cảm giác của con người . của tâm tư những người lính đang say men lăng mạn bềnh bồng trong cái vô thức của cuộc sống….Tôi đang cảm thấy ḿnh cũng đang phiêu du trong cảnh giới của người thi sĩ đang lao ḿnh vào không gian cho những cánh dù tung gió…

Chắc người lính nhảy dù ấy cũng lăng mạn lắm. Và có khi nào đang ở trên lưng trời mà nghĩ đấn ai kia. Một người em  gái, một người t́nh bé nhỏ xinh xinh chẳng hạn..?

 

Điều ấy là dĩ nhiên. Như bài Saut Đêm mà Hà Huyền Chi  viết :

 

trong túi hành trang c̣n thiếu thư em

nhịp ḷng tôi sầu muộn chưa quen

những chuyến đi dài bao nhiêu thương nhớ

Sài G̣n ngủ mơ thấp thoáng ánh đèn

Thân tầu mây vương lắc đường trăng

Tôi t́m đâu đây một vết sao băng

Để nghĩ về em nhiều đêm không ngủ

Bóng gầy ưu tư đôi mắt thâm quầng

Điếu thuốc truyền tay gắn trên môi nhau

Mắt thoáng âu lo nh́n cuối thân tàu

Ngọn đèn yêu tinh mầu xanh bật sáng

Từng hồi chuông ngân rờn rợn da đầu

Ṿm trời ngả nghiêng loáng chân mây xa

Ô  hay tầu trôi theo sông Ngân Hà

Phóng ḿnh tôi bay qua khung cửa nhỏ

Nghe ḿnh chơi vơi lưng dù nở hoa..”

 

Thơ của đời thường mà sao như có ǵ của mơ mộng kết thành. Thơ hiện thực từ những giây phút sống thực của những người chiến sĩ Nhảy dù? Đời sống ấy , phải có thi ca ấy  và tâm tư ấy. Chắc nhiều nhà thơ áo hoa mũ đỏ cũng cùng tâm trạng và cũng cùng có những bài thơ độc đáo ?

Đúng thế,rất nhiều nhà tho của binh chủng Nhảy Dù với những nét độc đáo riêng. Như   bác   tiền tuyến thâm niên của binh chủng Nguyễn Văn Y với bài thơ Khi Cánh Dù Bay:

 

Đợi những phút hào hùng vừa kịp đến

Những chàng trai kiêu hănh áo hoa dù

Từ phi cơ trên mây gió thâm u

Họ lướt gió tung mây khi dù nở

Aùo saut trận rợp trời và nón đỏ

Hoa dù là hoa chiến thắng em ơi.

Hoặc bài thơ cuối của tập Hoa Dù:

 

Hoa Dù nhật kư viết bằng thơ

Ghi lại bao nhiêu chiến trận xưa

Kỷ niệm oai hùng đời chiến sĩ

Chiến công rạng rỡ dưới màu cớ

Vinh danh đồng đội đă hy sinh

An ủi anh em ở ngục h́nh

Thương tiếc một thời oanh liệt cũ

Niềm vui hănh diện lúc quang vinh

 

Hay nhà thơ Thế Hoài Trần Hoài Châu từng chỉ huy đại đội trinh sát Nhảy Dù nổi danh cũng có những vần thơ cảm khái:

 

mười hai năm làm lính

chín năm đi nhả dù

qua bao nhiêu chiến dịch

đẹp như mây mùa thu

hôm nay ngoài biên giới

Ngaỳ mai về Gio Linh

Thương yêu là h́nh ảnh

Vẫn nhớ chuyện chúng ḿnh

Thành đô nhiều màu sắc

T́nh đời lắm đổi thay

 người yêu là lính chiến

Xa cách bao tháng ngày

Anh ở ngoài chiến trận

Trực diện với quân thù

Thương nhớ người ở lại

Chỉ c̣n những tờ thư.

Có người yêu mũ đỏ

Với t́nh yêu thiên thần

Là người yêu mũ đỏ

Mang thật nhiều gian truân..

Có những ư nghĩ cho rằng những thi sĩ Nhảy dù là mẫu người lăng mạn , dù đời sống thực đầy gian nan nguy hiểm nhưng trái tim th́ rất mực hào hoa,,?

Đó là một nhận xét mà nhiều người đồng ư . Là chiến sĩ nhưng là một nghệ sĩ, sống với họ là một nghệ thuật để đời sống được thăng hoa. Lúc là người lính , chiến đấu hào hùng nhưng khi là một người b́nh thường lại có trái tim mở rộng đầy  chất nhân bản và lăng mạn mơ mộng..

 

Nhảy Dù Cố gắng. Đó là châm ngôn của binh chủng thiện chiến bậc nhất của QLVNCH.Và h́nh như châm ngôn ấy cũng bàng bạc trong từng tác phẩm của các nhà văn nhà thơ áo hoa mũ đỏ. Đặc tính ấyrơ nét trong từng đoạn văn từng câu thơ. Cố gắng để chiến thắng , để vượt qua những nghiệt ngă, những cay đắng của cuộc sống. Cố gắng để đạt tới đích toàn thiện toàn mỹ , Cố gắng để làm rỡ ràng hơn cía chính nghĩa của những người bảo vệ đất nước, bảo vệ  chế độ tự do, chống lại chủ nghĩa phi nhân độc đoán.  Từ phần trước chúng tôi đă đề cập tới những chân dung thi sĩ. Bây giờ , chúng tôi tiếp tục câu chuyện mà đáng lẽ sẽ rất dài rất phong phú nếu có đủ thời gian.Chỉ với mục đích nhỏ, phác họa một vài chân dung tác giả áo hoa mũ đỏ của một thời đại văn học chiến tranh Việt Nam

Nếu có câu hỏi có một nhà văn nào mà tôi   thích nhất trong số những tác giả của binh chủng nhảy dù?Và đặc biệt riêng tôi  có một chút kỷ niệm nào  đáng nhớ không?

Câu trả lời không đơn giản. Ư  thích  th́ hay thay đổi , lúc mê tác giả này lúc yêu tác giả khác. Thành  ra cái nhất hay cái nh́ cũng khó phân định.

Nhưng với tôi , ở Phan Nhật Nam,  có một kỷ niệm nhỏ và một bài thơ. B́nh sinh tôi rất  yêu mến những người lính nhảy dù. Ở đó tôi nh́n thấy họ qua những sự hy sinh những gian khổ vô bờ và cả những chiến tích hiển hách. Tôi có nhiều đứa bạn , đă hănh diện v́ mầu nón đỏ trên đấu và ra đi rất sớm trong chiến trận. Những năm của  thập niên 80, khi Phan Nhật Nam c̣n  bị dập vùi trong lao ngục tôi giở cuốn sách tái bản ở hải ngoại Mùa hè Đỏ lửa và tự nhiên nhớ lại một thời chinh chiến đă qua. Tôi viết một mạch  với cảm khái bừng bừng của một người sống lại những ngày dĩ văng:

 

Đọc Mùa Hè Đủ Lửa, nhớ  tới Phan Nhật Nam.

 

Mùa hạ gió bạt đồi Quảng Trị

Cát bay con chốt mịt mù trời

Trang sách máu loang ḍng bi kư

Ngôn ngữ tan tành miểng đạn rơi

Đếm thử bao nhiêu năm binh lửa

Bao nhiêu cái chết tựa tṛ chơi

Băo cát trăng treo rưng vó ngựa

Trường hành thảng thốt ánh sao khơi

Dựng một lá cờ trên cơi chết

Mặt trời phải mọc sáng hôm nay..

Lần đầu tiên gặp PNN ở ṭa soạn báo Người Việt khi ông vừa sang định cư ở Hoa Kỳ , tôi thấy h́nh như chất lửa mà tôi tưởng tượng ông có từ khi viết những Dọc Đường Số Một , Dấu Binh Lửa,  hay Mùa Hè  Đỏ Lửa vẫn c̣n nguyên. Thời gian của đầy ải ngục tu øchưa có tác dụng tận cùng của nó. Lúc cuối buổi họp mặt , PNN nói với tôi và cám ơn về bài thơ viết về Mùa Hè Đỏ Lửa.Ông đă đọc bài thơ  và tự nhiên tôi thấy không cần phải đọc những câu như:

 

đêm nay gió chướng rủ nhau về

ḷng tạnh không sao có nước mắt

bút mực nào thê thiết cơn mê

nh́n bạn hữu anh em trang sách

tưởng tháng ngày băo lửa chưa quên

vết seo cũ c̣n nguyên dấu rạch

da thịt nào trời đất ngả nghiêng

Ơi Phan Nhật Nam ḍng chữ viết

 Đỏ hồng ngôn ngữ máu c̣n tươi

Đầy đọa ngục tù đâu làm chết

Màu xanh lịch sử vẫn tinh khôi

 

Viết bút kư chiến tranh,  phản ánh lập trường chính trị một cách chủ quan, chỉ là một cách nh́n của một phía và chỉ soi rọi đến mơt nửa chân lư mà thôi.Đọc những trang sách viết về chiến tranh, chúng ta có thể rơ ràng mường tượng vị trí chính trị. Từ Phan Nhật Nam  đến Bảo Ninh, từ  Trần Hoài Thư  đến Trần Mạnh Hảo, .. thời điểm sáng tác có khác, dù hoàn cảnh , môi trường có khác , chiến tuyến có khác nhưng những gịng chữ viết của họ phần nào nói  lên được tâm cảm của người lính trong băo lốc chiến tranh

       Nhưng, trên phương diện văn học sử, những tác phẩm như Dấu Binh Lửa , như Nỗi Buồn Chiến Tranh, .. chính là những ghi chép lại của tâm tư một thời, những ngày khốc liệt nhất của lịch sử. Khác với vai tṛ của một văn công tuyên truyền , họ mang cái lửa của những người tuổi trẻ sống trong một thời kỳ không thể có một quyết định nào khác hơn là cầm súng.Những người không thích chém giết mà vẫn phải lao ḿnh vào lửa đạn.

   Tôi đọc Phan Nhật Nam trong tâm cảm ấy. Dấu Binh Lửa,  Dọc Đường Số 1, Mùa hè Đỏ Lửa , là những bút kư  ghi lại một thời mà chúng ta đều gắng quên mà phải nhớ. Một thời kỳ mà những suy tư đă dằn vặt lên những con người biết nghĩ đến phát điên lên được. Thực tế lịch sử  đă tṛng tréo lên nhau hết mắc míu này đến liên hệ kia. Những thế lực ngoại quốc chi phối, những tâm cảm bức bối nhược tiểu, những con đường đi ít có ánh sáng mặt trời. Tuổi trẻ bị đẩy vào mê cung và quanh quẩn lồng lộn trong những chấn song giới hạn như trong một bẫy rập.

Tôi nghĩ PNN yêu và hănh diện về binh chủng mà ông đă phục vụ. Ôâng viết tràn đầy t́nh cảm khi đề cập đến những vị chỉ huy hay những người bạn đồng ngũ của ḿnh.Ông viết về người đă hy sinh như Anh Năm cố Đại Tá Nguyễn Đ́nh Bảo, người ở lại Charlie, bằng ngôn ngữ đằm thắm thiết tha  tạo thật nhiều xúc động cho người đọc. Cũng như, khi nhắc đến người hay nhắc đến cảnh,  đều là nỗi bùi ngùi là tâm t́nh thành thực của người hiểu được sự c̣n mất của kiếp sống và thấm thía với sự hy sinh của những người lính phải xông pha vào tuyến đầu lửa đạn mà không quản ngại đến tính mạng của ḿnh.

 

Có một nhà văn Nhảy Dù được giải thưởng văn chương toàn quốc. Theo trí nhớ của tôi th́ đó là nhà văn Trang Châu và tác phẩm Y Sĩ Tiền Tuyến đoạt giải văn chương toàn quốc năm 1969.

 

Tác giả Trang Châu  bác sĩ Lê Văn Châu trước năm 1975 phục vụ trong binh chủng nhảy dù. Hiện hành nghề bác sĩ tại Montreal (Canada). Tác phẩm gồm Y Sĩ Tiền Tuyến , Về Biển Đông, Thơ Trang Châu, D́ Thu,  Thơ Tuyển .Là một bác sĩ quân y nhưng ông cũng có nhiều ngày tháng ở chiến trường nên văn chương của ông có nét hiện thực đời sống cộng chung với nét nhân bản lăng mạn của một nghệ sĩ. Ông mở đầu  những trang sách ghi chép lại những ngày tháng quân ngũ bằng một đoạn thơ rất ḥa b́nh nhân ái:

 

trong cuộc chiến hôm nay

cho tôi xin chiến đấu không hận thù

xin những vết thương b́nh dẳng

cho tôi đổi một trăm chiến thắng

lấy một giọt nước mắt kẻ thù..

Đề tài của ông không cao xa, gần gũi cuộc sống , gần cận đời thường, nhưng ở trong cách diễn tả của ông lại có chất lôi cuốn để trở thành nét mới lạ. Ở trong cái quen thuộc, trong cái b́nh thường lại t́m được sự độc đáo khai phá  thành cái tinh khôi chưa ai khai triển chưa ai  đụng tới. Có lẽ , sự đi t́m nét xác thực của chính ḿnh , đời sống ḿnh như một cách thế tự soi gương nh́n ngắm trong văn chương đă thành một nét riêng độc đáo của ông.

Đă có nhiều nhận xét xác đáng về tác phẩm Y Sĩ Tiền Tuyến của bác sĩ thuộc binh chủng Nhảy Dù Trang Châu từ những hành động dấn thân của một người lính đến tâm tư của một người Việt Nam về  một cuộc chiến tranh tương tàn

Nhiều tác giả đă nhận xét như nhà văn Nguyễn Đ́nh Toàn , nhà văn Nguyễn Đạt Thịnh,..

Nhà văn Nguyễn Đ́nh Toàn viết:

Quê hương và chiến tranh đă được nói tới nhiều, nh́n ngắm nhiều và lần này qua ng̣i bút của một nhà văn y sĩ, nghĩa là qua một lươnmg tâm đích thực.

Đây là một kư sự, một tác phẩm văn chương. Bởi v́ tất cả những sự kiện có thực trong đời sống, khi đem vào tác phẩm, dù được sắp xếp hoặc hỗn độn, hoặc trật tự như thế nào cũng đều thoát ra một dẫn giải.

Ở đây lẽ tự nhiên, là một dẫn giải về cuộc chiến mà tất cả chúng ta đang chịu đựng và chống trả trong đau đớn và hy vọng.”

Mỗi người đều có sự chọn lựa cho số phận ḿnh. Nhà văn Trang Châu suy nghĩ như thế nào khi chọn đơn vị là binh chủng nhảy dù?

Và câu trả lời ấy chỉ có ḿnh ông.. Trang Châu là trả lời được thôi. Ông viết trong  Y Sĩ Tiền Tuyến :

Nhiều người hỏi tôi tại sao đi học Nhảy Dù. Với mỗi người câu trả lời của tôi mỗi khác. Với những thằng bạn pḥng trà đang mở lớn mắt nh́n tôi tôi chỉ nhún vai trả lời nhảy twist, nhảy surf biết cả rồi, chỉ c̣n nhảy dù chưa biết, học cho biết Với những người lớn tuổi tôi đứng đắn trả lời tôi học nhảy dù v́ tôi có ư định xin về phục vụ binh chủng nhảy dù. Với anh em trong ṭa soạn T́nh Thương tôi bảo dưới đất hết đề tài viết nên tôi đi kiếm cảm hứng trên không để làm thơ. Với những thằng bạn hay rủ tôi làm cách mạng, làm chính trị tôi nói trước khi làm cách mâng cho dân tộc hăy cách mạng bản thân đă. Cuộc cách mạng bản thân của tôi là đi học nhảy dù rồi về binh chủng dù đi hành quân. Tôi bảo với người này v́ tôi thích cảm giác mạnh, với người kia v́ tôi muốn có phù hiệu nhảy dù mang ở ngực cho oai.. Với một người con gái tôi bỏa tôi buồn tôi chán đời nên tôi liều, với một người con gái khác tôi nói đi Nhảy Dù sẽ được ở Sài G̣n như vậy gần nabg hơn.V́ tôi giận gia đ́nh,   người chê tôi con trai mà trắng quá.. Cho đến hôm nay đă hai mươi lần nhảy ra cửa phi cơ và đáp xuống đất b́nh yên, tôi vẫn chưa t́m thấy một câu trả lời thích đáng để giải thích với chính ḷng ḿnh tại sao tôi đi học nhảy dù…”

Như vậy, nhà văn Trang Châu trả lời mà như chưa trả lời. Chúng ta  thể phỏng chừng câu trả lời xác đáng  không?

 thể  câu trả lời phỏng chừng. Nhà văn Trang Châu là một mẫu người dấn thân chăng? Trước năm 1975 th́ đi lính nhảy dù để đi hành quân  cực nhọc nguy hiểm  c̣n sau năm 1975 th́ mặc dù có pḥng mạch tốt, gia đ́nh tốt mà lại t́nh nguyện Về Biển Đông đi cứu giúp người vượt biển trong vai tṛ của người bác sĩ.''

Tác giả Trang Châu đă viết Về Biển Đông trong trường hợp nào?

Khi viết Về Biển Đông tác giả đă đóng cửa pḥng mạch của ḿnh một thời gian và t́nh nguyện làm y sĩ trên con tàu Mary Kingstown đi vớt người vượt biển .Tác phẩm này kể lại cuộc hành tŕnh này từ chi tiết và tác giả đă coi đây như là một kỷ niệm đẹp của đời ḿnh…

Có một bài thơ in ở phần cuối cuốn sách đă biểu lộ được  cảm xúc của một người bác sĩ nhà văn đi cứu giúp người

Bài thơ  Về Biển Đông có những câu:”

 

một chớm b́nh minh anh ra khơi

trùng dương bát ngát, người mong người

dang tay ôm cả chân trời rộng

sóng vỗ thân tàu bọt biển bơi

hỡi những sông ng̣i trên quê hương

nghe ḷng rộn tiếng lên đường

những con thuyền nhỏ con thuyền nhỏ

xuôi nước âm thầm ra đại dương

ôi những phong ba sóng thét gào

những phường thủy khấu sặc binh đao

những bàn tay yếu trong tay yếu

nhưng mắt ngời lên ánh lửa sao..

Thơ của chân t́nh của tấm ḷng nhân ái.Thơ thắp đuốc t́nh người. Thơ của công việc thực, không phải chót lưỡi đầu môi. Thơ làm cách nay gần hai chục năm (tháng 5 năm 1988) mà sao tời nay vẫn c̣n nghe rung động trong tôi.

  chân dung Trang Châu,  chúng ta thấy  được  cá tính của binh chủng Nhảy Dù cố gắng?

Vâng, một cách rơ ràng tôi thấy chất Nhảy Dù Cố Gắng trong nhân dáng Trang Châu, dấn thân v́ đời, caû lúc chiến tranh đến khi ngưng tiếng súng.Chất nhân bản của người lính VNCH,  đă rơ nét trong những việc làm của bác sĩ Nhảy Dù Trang Châu..

 

Nguyễn Mạnh Trinh

 

gởi từ Trang Châu