Ðổi Thay Của Một Danh Xưng, Theo Ðời |
Thành
lập năm 1888, Ðà Nẵng, một thành phố lớn nhất miền Trung và cũng
là thành phố được xếp thứ 3 , sau Sài Gòn, Hà Nội của quốc
gia Việt Nam.
Danh xưng khởi đầu, theo nhà văn Nguyễn Văn Xuân, Ðà Nẵng được
gọi là : Hansan (Hàn Sơn, tức núi Hàn).
Giáo sư Trần Gia Phụng,
dựa theo tài liệu của ông Võ văn Dật, viết : "Thương
nhân Trung Hoa gọi Ðà Nẵng là Hiện Cảng (Cảng Con Sò). Do cách
người Hải Nam phát âm "Hiện Cảng" là "Hành
Càn" hay "Hàn Càn", nên Ðà Nẵng còn được gọi là Cửa
Hàn hay Hàn".
Theo thói quen của người bản xứ thời bấy giờ, mà chúng tôi từng
được nghe qua,
người dân thường gọi gọn nhẹ Ðà nẵng là Hàn,
cũng như gọi Hội An là Phố. (đi Phố, đi Hàn).
Ngày 01.10.1888, vua
Ðồng Khánh ký một đạo dụ nhượng Ðà Nẵng cho Pháp.
Ngày 24.5.1889, toàn quyền đông dương, Richaud, ký nghị định thành
lập thành phố Ðà Nẵng với tên gọi Tourane,
bắt nguồn từ Touron
do Bồ Ðào Nha gọi từ thế
kỷ XVI.
Theo tài liệu của ông Nguyễn Q.Thắng, Ðà Nẵng thời bấy giờ
được xếp vào thành phố cấp 2 (municipalité de 2e classe, sau
Sàigòn, Hà Nội, Hải Phòng).
Ngày 19.9.1905, toàn quyền Paul Beau ký nghị định bứng Ðà Nẵng
ra khỏi sự quản lý hành chánh của tỉnh Quảng Nam.
Ngày 20.7.1945, Nhật chính thức trao trả Ðà Nẵng lại cho Việt
Nam.
Tháng 8 năm 1945, Ðà Nẵng được là Thái
Phiên, nhưng danh
xưng này không được dân chúng đón nhận.
Thời Việt Nam Cộng Hòa, Ðà Nẵng trực thuộc trung ương.
Sau 1975, chính phủ Hà Nội sát nhập Ðà Nẵng trở về cùng Quảng
Nam, với tên gọi: tỉnh Quảng
Nam-Ðà Nẵng.
Tháng 1 năm 1997, qua một quyết định, chính phủ đương thời của
Việt Nam, dành quyền quản lý Ðà Nẵng.
Ngoài những tên gọi kể trên, người Anh trong 3 lần thương thuyết
với các vua triều Nguyễn để thuê Ðà Nẵng, trước cả Hồng Kông
( 1/năm 1804, do Ông Robert- 2/năm 1821 do Ông Crawfurd - 3/năm 1822 do
Ông Crawfurd), thường gọi Ðà Nẵng là New-Gibraltar.
Danh xưng Ðà Nẵng của một thành phố, trong mạch đất của Ngũ
Phụng Tề Phi vẫn còn đứng vững. Hy vọng rằng, tên gọi thân
thương này sẽ không còn bị đổi thay.