Trở lại Thời Nữ Sinh |
Phước |
gởi về những Hoàng, Lâm, Lê...và tất cả nữ sinh Phan Châu Trinh
Tôi rất ưng ý về cái đề bài ‘Trở Lại Thời Nữ Sinh’, vì nó vừa phản ánh đúng những chuyện tôi sẽ kể, vừa thu hút được sự chú ý, đón đọc của nhiều người, tôi tin như vậy, mặc dù những gì tôi đang nhớ lại, và viết ra, có thể vô duyên, hời hợt.
Tôi trở thành một nữ sinh của trường trung học Phan Châu Trinh đà Nẵng bắt đầu niên khóa 1962 và kéo dài đến hết niên khóa 1968. Chặng đường thời trung học chắc chắn là chặng đời đẹp nhất.
Bây giờ là năm 2002, tôi bắt đầu bước vào tuổi ngũ tuần. Một lứa tuổi, thời bây giờ, chưa đủ để gọi là gìa nhưng rõ ràng là không còn son trẻ nữa. Vậy mà lạ thay, khi nhớ lại những kỷ niệm thời trung học, lòng tôi vẫn phơi phới như ngày nào. Và tôi gặp ngay lại cô gái tóc chấm vai, nhí nhảnh trong màu áo dài trắng của một thời được làm nữ sinh.
Tôi không nhìn thấy ‘cô ấy’ qua tấm gương soi. Nhưng tôi nhận mặt, gọi đúng tên ‘nàng’ bằng những hình ảnh còn tiềm ẩn, sống trong lòng. Những hình ảnh như những vết son, nhìn lại chúng bằng sự nhớ tiếc, càng thấy rõ nét.
Mỗi niên khóa được bắt đầu sau ba tháng nghỉ hè, điều đó đương nhiên. Những mùa hè trong thập niên sáu mươi của đám sách đèn ,vốn không mấy ảm đạm, ngậm ngùi, như thường được than thở trong những trang lưu bút , và thường trôi qua khá nhanh . Khi những cây phượng còn đỏ ối hoa trên nhiều ngã phố, một sớm mai, dẫu đã biết trước, lòng cũng không khỏi lâng lâng trước sự nhộn nhịp ở mỗi cửa hiệu bán sách, vở, dụng cụ học sinh. Năm học mới sắp bắt đầu. Tôi thích nhất giai đoạn này.
Tùy theo niên khóa, những cuốn sách toán, vật lý, hóa học, địa lý...của các tên tuổi đinh Qui, Bùi Tấn, Lê Nguyên Diệm, đặng Sỹ Hỷ, Tăng Xuân An...Những Cours de Langue et de Civilisation Francaises, L’Art de Conjuguer...của G.Mauger, Le Bescherelle 1...Những L’Anglais Au B.E.P.C của R.Barat ...được mang về cùng với nhiều tá vở có kẻ dòng... Những cây Pilot, những cây Parker...được ngắm nghía, chọn lựa...Những khoảng thời gian ngồi say sưa bao vở thật là êm đềm. Màu xanh, màu đỏ, màu vàng, màu trắng...của những tờ giấy ‘dầu’đùn đục, luôn luôn toả ra những thu hút kỳ diệu. Những mẫu nhãn vở giản dị hoặc màu mè hoa lá , được nắn nót đề tên người, tên môn học...rồi cẩn thận dán vào giữa hoặc góc trên bên phải từng cuốn một. Chùm gió thoảng qua cửa, vài điệu rao hàng quà vặt, nắng chiều bịn rịn đứng lại trong sân, bóng cây xế trưa ngấp nghé ngã vào thềm...tất cả đều không có sức phá hỏng cái giờ khắc nghiêng mình trên bàn học, để chuẩn bị cho ngày khai giảng sắp tới.
đi liền với việc mua sách vở, đám nữ sinh chúng tôi không quên ghé thăm các tiệm may nổi tiếng như Phan Cháu, Văn Hai...áo dài trắng, quần trắng là trang phục bình thường của mỗi ngày đến lớp. áo dài màu xanh thiên thanh dành cho ngày thứ Hai, mỗi tuần để chào cờ, để chăm chú hát quốc ca và khúc khích trong điệu hiệu đoàn ca.
.. ‘cùng phá xích xiềng/giành lấy dân quyền.../gương người nêu cao toàn dân ghi nhớ/...là học sinh Phan Châu Trinh ta tiến bước theo chân người...’
Lời và nhạc của thầy Hoàng Bích Sơn uyển chuyển, hùng tráng nhưng có non nửa sỉ số sĩ tử không nằm lòng. Riêng tôi, có lẽ đứng hàng đầu trong ‘đám xuân xanh ấy’. Bên cạnh tệ hại đó, cho đến ngày hôm nay, tôi vẫn còn hiểu một cách khá mơ ho,à về ý nghĩa của cái huy hiệu, hiệu đoàn trường Phan Châu Trinh, được khéo léo bố cục :
Một cái cánh, đuôi ngã về phía bên phải; nằm sát phía trên một bánh xe tròn quay quanh tám đường gân.
Một cuốn vở phơi phới mở; nằm chồng chênh vênh bên mép phải cái bánh xe.
Một cây bút với ‘ngòi rông’, chênh chếch cắm xuống dòng cuối trang trái quyển vở.
Tất cả những hình ảnh đo,ù hẳn nhiên là những biểu tượng cho sự học hỏi, vươn tới và tiến hoá không ngừng. (?)
Cùng với huy hiệu, một ‘vật trang sức’khác mà chúng tôi, đa số giàu công săn sóc
là cái bản tên. Với cái tầm vóc nhỏ nhắn, dễ thương chở hai màu chỉ thêu xanh, đỏ, nổi bậc trên nền trắng. Những cái tên ‘đáng nhớ đời’được nằm ngoan trên đó. ‘Lâm Vui’, ‘Phước Hạnh’, ‘Kim Chi’, ‘Hoàng Hồng’...hay bất cứ một tên gọi đơn giản nào như Duyệt, như Loan, như Nga, như Cúc...đều trở nên lộng lẫy, kiều diễm lẫn thân mật hơn. Những cái bản tên bé nhỏ đó được gắn cùng một vị trí như nội qui, nhưng tôi vẫn ngờ rằng, chúng luôn luôn có sự khác biệt. Người đài cát, đoan trang có cách gắn của những nữ hoàng thùy mị. Người bay bướm, lãng mạn có cách gắn của các bậc nữ lưu nghệ sĩ. Cá nhân tôi, có lẽ thuộc về nhóm sau.
Ngày tựu trường gần như năm nào cũng giống nhau. Nhưng nỗi náo nức, xao xuyến trong lòng, ít nhiều có khác đi. Càng lên lớp cao, chúng tôi đậm đà thêm những chững chạt. Tình cảm ăn khớp với tuổi đời. Nhưng không vì the,á chúng tôi đánh rơi những hồn nhiên, những trong trắng tinh khiết. đó chính là điểm qúi nhất, chỉ có được ở thời trung học.
Trước ngày khai giảng, chúng tôi thường xuyên ghé qua trường xem thông cáo, để biết lớp mình sẽ bắt đầu bằng buổi sáng hay mở ra bằng buổi chiều. Những thầy, cô làm việc văn phòng hình như phải bắt tay vào việc sớm hơn các cô, thầy khác. Các thông cáo của nhà trường đều được đánh máy rõ ràng và niên yết trên một bảng xanh rộng lớn có mái che hẹp, được dựng khá gần tường rào. Thật ra, không nhất thiết phải ghé qua trường mới biết thời điểm khai giảng, bởi vì thông tin từ đám bạn truyền cho nhau rất nhanh và chính xác. Nhưng việc ghé qua trường trước ngày chính thức đi học, vốn là một cái thu,ù mà gần như bạn nào cũng muốn được hưởng.
Rồi buổi học đầu tiên bước đến. Trong mọi thứ lẩm cẩm, dưới đây, có lẽ là một lẩm cẩm dễ thương, đáng thông cảm nhất. Bởi tôi sắp kể ra những lĩnh kỉnh đến ngớ ngẩn về chuyện lớp học một thời của tôi.
Dễ chừng có đến năm mươi trái tim, kề vai nhau trong cùng một phòng học. Cũng đồng dạng với nhiều trường trung học khác, mỗi lớp học của trường Phan Châu Trinh đều rộng rãi, thoáng mát. Từ hành lang rẽ vào lớp bằng một cửa rộng, nằm hẳn về một bên ; đóng , mở với hai cánh bằng gỗ sơn màu lá cây già. Một cửa sổ thật rộng, cận kề lối ra vào này, luôn luôn ở trong tư thế chiêu dụ những đôi mắt lơ đãng, sẵn sàng chạy giây lát quanh sân trường. Vách lớp đối diện ở phía bên kia, quay lưng ra mặt đường. Mặc dù khoảng cách từ chân tường đến thành rào, và tiếp giáp với con lộ khá xa, gần như một trăm con mắt, đều có phút nhởn nhơ trong không gian yên tĩnh bên ngoài, bởi hai khung cửa sổ rộng, đầy hương nước, hương gío từ sông Hàn vãi lên, không ngớt gọi mời.
Bạn đã vào hẳn trong lớp ? Mời bạn vui chân đến bàn của giáo sư, một cái bàn gỗ đơn giản, được đặt trên một bệ gỗ, không màu sơn. Bệ và bàn được kê cách hơn một cánh tay, tính từ vách tường quay lưng ra đường . Chiếc ghế của giáo sư, dĩ nhiên cũng bằng gỗ, có khác chăng là sự lên-nước của màu gỗ, tùy thuộc theo thời gian và sự tiếp cận hằng ngày với thịt da con người. Loại ghế này có tên chung là ‘ghế dựa’.
Dĩ nhiên, ghế có bốn chân vuông và một mặt phẳng nối vào hai chân sau, vươn cao khỏi mặt ghế. Bạn đã ngồi xuống ,hẳn bạn đã thấy phía tay trái bạn, diện tích một cái bảng xanh rất rộng. Dưới chân bảng có một nẹp gỗ đóng ngang, đó là nơi phơi mình của dòng họ nhà Phấn, đa số thuộc chủng tộc da trắng. đã mấy lần tôi được gọi lên, đứng đối diện với mặt bảng xanh này ? Nhiều lắm, không thể nhớ hết. Nhiều lần mặt mũi hớn hở vì giải được những phương trình, những câu hỏi của thầy, cô kiểm tra. Cũng không ít lần phải ‘đứng chào cờ’vì thiếu chú tâm lẫn có chút ít tối dạ. Những lần như thế, không khỏi thẹn chín người. Mắt không dám nhìn, nhưng lại không bỏ được tật liếc vội xuống dãy bàn của đám nam sinh. Rất may, trong suốt thời gian làm nữ sinh, tôi không phải lòng một bạn nào đồng lớp, hoặc khác lớp. Cũng không cho lọt vào mắt xanh mình bóng dáng một vị thầy đa tình nào. Tôi thanh thản vô tư và hồn nhiên đến khó tin.Nhưng đó là chuyện thật. Dĩ nhiên tình cảm trai gái một đôi khi cũng thoáng nghĩ tới. Nhưng những cái vui ăn quà vặt, bát phố khơi khơi với đám bạn-già-nghịch-ngợm, đã giúp tôi giữa được lòng luôn luôn trắng trẻo, nhẹ nhàng. Trong chùm bốn, năm ả đệ Tam C, niên khóa...tôi được kể là đứa ngổ ngố nhất. Nhan sắc không nhường ai, lẹ miệng, nhanh mồm không kém ai, là con nhà gia giáo, khá gỉa nhưng thật lạ, không mấy người trồng cây si, hoặc thả thơ bắt hoa. Biết chừng đâu cũng có, nhưng ngày đó tôi không phát hiện ra, hoặc vô tình đến độ làm chùng lòng những chàng bạch diện thư sinh, làm hết hồn những nhà mô phạm. đám bạn tôi đã có đứa săm se thư tình, có ả được một vị thầy hồng hào da thịt, theo riết bên cạnh. Kỷ niệm của họ vốn là của riêng. Nhưng tình bạn của giai đoạn nữ sinh này có phần nồng đậm hơn tình yêu, nên cái gì cũng muốn san sẻ cho nhau. Do đó tôi biết rành rẽ, nhớ rõ ràng những cuộc tình học trò của các bạn tôi, nhưng bây giờ đâu dám nhắc lại. Thời gian đã đi qua, đa số những cuộc tình trong sân trường đều trở nên thi ca, rơi rớt lại chút giá trị lót đường. Tôi mừng cho bạn tôi, đã không ai biết thất tình. Chỉ mấy ngài làm thơ, mới cho thất tình là cái thú.
Trở lại với lớp học. Dưới tầm nhìn của bạn, hai dãy bàn học được kê song song. Mỗi hàng như một hàng quân ngay thẳng. Hai cái bàn đầu, luôn luôn dành cho đám nữ sinh. Không nhắc chắc bạn cũng nhớ, bàn học lúc bây giờ là một cái bàn gỗ dài vừa đủ cho năm chỗ ngồi viết liền nhau, khá thoải mái. Phần phía dưới mặt bàn, gồm bốn chân bụ bẫm, hai thanh ngang ngắn và một thanh dọc dài. Tất cả được nối kết với nhau tạo một thế đứng vững vàng, đủ để nâng một hộc bàn dài. Mặt trên của hộc bàn cũng chính là mặt bàn. đó là một tấm gỗ hình chữ nhật, mà chiều dài bằng 7, 8 lần chiều rộng. Mặt bàn thường được đóng xuôi xuống, đổ về phía người ngồi. Dĩ nhiên, để trở thành một cái hộc, ngoài mặt bàn còn phải có một tấm gỗ ,với diện tích tương đương với mặt bàn, được đóng bên dưới, cách nhau chừng 15 đến 20 cm. và ba miếng gỗ nhỏ bao bọc kín theo 3 chiều mặt bàn. Sự mô tả của tôi rõ ràng rất vụng về bởi nhắc đến cái bàn học ở nhà trường, tôi cảm thấy như đụng đến từng đường gân của kỷ niệm . Có lẽ không nơi nào giàu có những nét chữ phất phơ, bay bướm hơn nơi mặt bàn học cũ. Những nét chữ đó có đủ chân tình, sự nghịch ngợm, nét lãng mạn, tài hoa lẫn những thô nhám đời thường. Chúng chen nhau nằm thật âm thầm, nằm thật gợi mơ,û buồn bã. Có lẽ có rất ít người suốt thời kỳ đi học, chưa một lần thả rông con chữ vu vơ của mình lên mặt bàn. Tôi là con gái nhưng cũng từng vẽ lăng nhăng, viết vô thưởng vô phạt nhiều dòng lên mặt gỗ bóng láng. Bạn ơi, bây giờ những cái bàn học ở Việt Nam đã thay hình đổi dạng ra sao ? hy vọng chúng vẫn còn trong vóc dáng cũ, với đầy đủ những nét dễ thương của thế giới đứng liền sau lưng qủi và ma.
Rời lớp học, chúng tôi như một đàn bướm trắng, nhởn nhơ giữa bóng nắng trưa trong như lọc, hoặc giữa cái râm râm mềm mại của buổi chiều. Trong bất cứ thời khắc nào, lúc ra về cũng như lúc đến trường, gần như một trăm phần trăm trên tay đám nữ sinh đều có cái cặp da xinh xắn. Phe nam sinh chắc chắn không thể qúi mến cái cặp da hơn chúng tôi. Nói rằng cả thể giới đang được chúng tôi nhốt trong cặp, chắc cũng chẳng sai bao nhiêu. Này nhé, ngoài những sách vở cần thiết được thay đổi theo thời khóa biểu, trong cặp của chúng tôi còn quá nhiều thứ dễ thương, dễ ghét. Những thứ dễ thương bao giờ cũng chiếm đa số : vài trái me chua, một gói nhỏ ô mai, dăm bảy sợi mực khô ngấm tương ớt chưa ăn kịp. Có bữa còn ướt mềm một góc cặp bởi trái cốc bạn cho, chưa có giờ để hàm răng nghiền ngẫm. Thú vị hơn nữa là những món quà của bạn tặng bất ngờ, một cái kẹp tóc, một giây bâng đô, một bản nhạc thời trang đang ăn khách, vừa phát hành...Chắc chắn cá nhân tôi còn thiếu mặt những cái dễ thương có tầm vóc hơn, ví dụ như một lá thư tình, đã được người bạn trai trao kín đáo, bỗng dưng cho mượn một cuốn sách nào đó. Ví dụ như một vài bài thơ còn khá vụng, được lấm lé trao gởi. Tôi tuyệt nhiên chưa bao giờ có những thứ dễ thương này. Cũng chính vì thế, một vài lần, tôi bực mình với chính tôi. Cái ganh tị vô cớ lâu lâu lại thức dậy, khi vài con bạn thân khoe khoang hơi quá đà. Những lần như thế, khi về đến nha,ø một mình ngồi trước gương soi, tôi không khỏi thắc mắc. đẹp, có duyên, hoạt bát như tôi đây, sao mà lạ ? Sao mà không thành thơ được ? Rồi tôi tự nghĩ, tự an ủi . Biết chừng đâu người ta quá khớp trước những cái tối ưu của mình mà tịt đi tất cả. Nghĩ vậy, một đôi lần tôi ra tay...’làm thơ’ cho tôi. Làm thơ là chuyện dễ òm, mấy anh chàng cù lần còn làm được huống chi tôi. Ai không tin, cứ tự nhiên đọc thử , cũng dám xin mấy ông thi sĩ đừng giật mình :
...nhan sắc em đâu
thể không thành thơ
tài anh thiếu, em vẽ em lên mặt chữ
cánh mũi này đây là đỉnh trời tư lự
hàm răng ngà còn dính những mùi hương
hai gò má em , gạch lót giáo đường
nơi anh ước đặt môi qùi xưng tội
Xuân Diệu mà gặp em chắc chàng bối rối
huống hồ chi những Luân Hoán, Nguyên Sa
những Du Tử Lê, Hoàng Lộc..giỏi ba hoa
ngợi ca em cả đời thơ còn chưa đủ....
đó, thấy chưa, tôi làm thơ ngon lành. Thơ không buồn nhưng hình như tôi có chút buồn buồn. Nhưng chỉ độ vài ba phút thôi, đâu lại hoàn đó, tôi trở lại với chính mình, một cô con gái ngây thơ, yêu đời, yêu hết thảy mọi thứ chung quanh.
Những thứ dễ ghét xâm nhập vào lòng cặp nữ sinh, đó chính là những con số dưới trung bình, những lời phê thiếu phần nhẹ tay : vụng, ý nghèo nàn, cắt câu thiếu mạch lạc vân vân và vân vân. Chúng nằm đỏ lóet trên những bài tập. Xé bỏ thì không xong, để thì chướng mắt. Tôi có năm, mười lần đụng đầu với những cái dễ ghét này.
Nhắc đến cặp da, tôi xin nói thêm một điểm sau : đám nữ sinh chúng tôi, không ai bảo ai, nhưng thường bắt chước nhau về cung cách khi đi chung với người bạn đồng hành này. Có người dùng năm ngón tay búp măng, ngòi bút của mình để nắm lấy quai, xách thả ‘nguời bạn’một bên đùi, coi bộ rất thong dong. Một số bạn khác, trong đó có tôi, ôm cặp với cả hai tay và đưa cặp ngang ngực. Hình ảnh này rất dễ thương, người đẹp không thấy đôi bàn tay mình thừa ra. Nó còn tạo được một sự ấm áp, trìu mến với vật dụng thân thương của mình. ấy vậy nhưng cũng có kẻ xấu ý, xấu miệng cho đó là một cách che giấu sự khiêm nhương của cặp nhủ hoa . ôi thôi, luận bàn là quyền của thiên hạ. Chúng tôi vẫn óng ánh ngày hai bận đi về.
Trên đường, quá một nửa số áo dài trắng che đầu bằng những chiếc nón bài thơ. Họ để lưng lửng giữa thỏi cằm sáp ong cái quai nón nhung màu tím, xanh đen...hoặc bằng dãi lụa vàng ngà, thiên thanh...tùy sở thích. Vành nón phía trước bao giờ cũng được ngẫng cao hơn, để lộ những khuôn mặt hồng hào, tươi mát, nằm phơi phới giữa hai nguồn tóc chảy kín xuống cánh vai. Một số ít, trong đó lại có tôi, để đầu trần cho mái tóc thơm tha hồ giỡn chơi với gió, với nắng, với những cặp mắt đa tình vói theo.
Các con đường Lê Lợi, Nguyễn Hoàng, Duy Tân, Thống Nhất là những chặng cuối, đã dắt những bàn chân hoa chụm lại với nhau dưới mái trường Phan Châu Trinh. Mặt đường nhựa, hoa lá, nhà cửa hai bên ...vẫn ngày ngóng đợi, vẫn ngày tiếp nhận mùi hương con gái ngọt ngào trải ra. Tôi thật sự hãnh diện đã đóng góp hương tuổi xuân tôi cho những cảnh sắc thân thương này. Một thời được làm nữ sinh, một đời được hạnh phúc. Trong cuộc sống xa nhà ngay trên quê hiện tại, vào những lúc ngã lòng nhất, tôi đã may mắn có một cõi để tìm về, khả dĩ ngồi bình tâm nhúng rửa những phiền muộn, cõi đó chính là Thời Làm Nữ Sinh.
Lần trở về này, tôi không vì vui, buồn mà bị cù rũ bởi một phong trào nhớ, viết về trường xưa đang được phổ biến rộng rãi trên mạn lưới điện toán. Dù không dám mong những bước chân chữ nghĩa của mình được đón tiếp nồng hậu, tôi cũng xin hết lòng ngắt ra đóa hoa trong tình tôi, sè sẹ đặt lên những hướng về trường xưa, và lên tất cả những mắt cười của bạn cũ. đã nhìn ra chưa các bạn tôi ơi, các đàn chị, đàn em tôi ơi. Tôi đây nè, Phước...Lê Lợi đây nè...
những ngày chờ đợi mùa xuân 2002
Phước