Trường Sao Mai, 
Thầy, Bạn Và Tôi, Một Thời...
Phan Xuân Sinh

 

Trường Sao Mai tọa lạc trên đuờng Ðộc Lập (cổng trước), và đuờng Lê Ðình Dương (cổng sau) thuộc làng Nại Hiên Tây, Ðà Nẵng. Trước khi xây dựng trường, đây là một đồn lính Tây, đã xẩy ra một biến cố thật lớn lao cho dân Ðà Nẵng vào đầu thập niên 1950. Những người lớn tuổi cho biết, trong khoảng thời gian nầy nghe theo lời xúi giục của một số cán bộ Việt Minh, kích động lòng yêu nước của toàn dân chống Pháp, một số đàn bà và trẻ con tập trung đến trước cổng đồn để đòi chồng con đi lính cho Tây về. Ðoàn biểu tình nầy nhào vô đồn để uy hiếp tinh thần các lính người Việt đang đồn trú tại đây, nên bị lính gác cổng bắn hạ vài ba người. Biến cố nầy gây nên một cuộc biểu tình rộng lớn. Hầu hết dân chúng Ðà Nẵng lúc đó tham gia đông đảo, mang xác những người chết đến Tòa Thị Chính để đòi bồi thường. Ðồn lính nầy đến đời Tổng Thống Ngô Ðình Diệm thì giao cho lính Bảo An. Sau đó thì bỏ trống vài năm. Lính Bảo An lại tập trung tại đồn lính lớn trước vườn hoa Diên Hồng.

Trước khi trường Sao Mai xây dựng vào khoảng cuối thập niên năm 1950, noi đây là sân đá banh của bọn con nít chúng tôi. Bất kỳ sáng, trưa, chiều, trời nắng hay trời mưa, những ngày nghỉ học trên bãi đất trống đầy con nít. Choai choai thì đá banh lớn, con nít như tụi tôi thì đá banh tennis, dễ chi có đuợc trái banh da. Từ lớn tới nhỏ đều đá banh bằng chân đất, làm gì có giày như bây giờ. Kể cả chuyện tranh cúp đá banh liên trường cung chỉ bằng chân đất. Rách thịt xước da thì lấy cát tấp vô cầm máu, không cần phải band aid, sát trùng, thuốc cầm máu chi cho mệt, mà cung chẳng thấy đứa nào chết vì vi trùng tétanos cả. Chính trên sân nầy đã xuất hiện nhiều cầu thủ nổi tiếng như Ðược, Minh Ðen (Chức) cho Ðà Nẵng về sau. Ðội banh Quân Cụ, đội banh Quan Thuế ở Sài Gòn ( anh Có, hậu vệ) hồi đó cung có mặt cầu thủ đá banh Nại Hiên, mà hầu hết họ đều xuất thân tại sân banh đó. Sau truờng Sao Mai đuợc xây dựng trên mảnh đất nầy, tôi không nhớ chính xác, có lẽ vào khoảng 1957.

Trước trường Sao Mai có một vườn hoa nhỏ, vườn hoa có tên là Dân Chủ. Có một cây cổ thụ thật lớn, sau nầy cây quá già, cằn cỗi và bị cháy. Vườn hoa buổi tối vào mùa hè, sinh hoạt thật nhộn nhịp. Các gánh chè đi lại bán cho khách ngồi hóng mát, và những cặp tình nhân ngồi tâm sự.

Trường Sao Mai tổng khai giảng năm 1959, lúc đó tôi mới vào đệ thất. Linh Mục Lê Văn Ấn làm Hiệu Trưởng (sau nầy ông lên Giám Mục và phụ trách địa phận Xuân Lộc). Khi khai giảng thì trường có từ đệ thất đến đệ tam.

Tôi còn nhớ các thầy dạy tôi hồi đó: Nguyễn Thanh Kim (vạn vật), Lưu Như Hải (toán), Lê văn Hung (ùhóa), Lê Thăng (lý), Lê Chương (Việt văn), Nguyễn Ngọc Rao (Anh văn), Phạm Ngọc Vinh (Công dân), Thái Tú Bình (nhạc, vẽ). Thầy Bình là người anh của nhà thơ Thái Tú Hạp, vẽ rất đẹp. Hồi đó Thầy Bình làm bản nhạc Sao Mai hành khúc. Khi trường có buổi lễ gì đó mời ban nhạc Quân Ðội đến giúp vui, bản nhạc nầy đuợc giao cho ban nhạc chơi. Cả ban nhạc ngẫn người vì họ không biết chơi ra sao cả. Hình như Thầy Bình không rành mấy về nhạc (sở di tôi biết chuyện nầy, vì gần nhà tôi có ông thổi kèn cho ban nhạc đó nói cho tôi biết. Không biết có đúng hay sai cung mong Thầy Bình tha lỗi). Thầy Bình hiện thời đang ở Santa Ana. Khi thầy đọc đuợc chuyện nầy chắc thầy cung cười thôi. Bài Sao Mai Hành Khúc sau nầy đuợc Cha Thuần (Giám Thị) soạn lại hoàn chỉnh hơn.

Thầy Lưu Như Hải dạy toán, lúc đó có xuất bản tập thơ "Khơi Vơi". Khi lớp tôi làm tờ bích báo treo ở phòng Khánh Tiết của trường, Thầy Hải có đọc qua thơ của mấy ông thi si nhỏ. Nên đến giờ dạy, Thầy gọi lên tặng cho mỗi đứa một tập (trong đó có tôi). Thầy Hải có cái tật là đứa nào làm phật lòng Thầy, là Thầy mở sổ điểm cho zéro cả tháng. Mấy đứa học giỏi không may gặp trường hợp nầy, là kể như đi đời tháng đó, từ hạng nhứt, hạng nhì trở thành hạng gần chót. (Thầy Hải sau nầy đi học Ðại Học Sư Phạm và có dạy ở Trần Quý Cáp, hiện đang cu ngụ tại Texas). Tôi có gặp Thầy một vài lần ở California.

Lúc đó đi học còn đội nón cối trắng, nón cối đuợc để trên ghế bên chỗ ngồi. Tôi thuộc loại nhỏ nhất lớp và cung tinh nghịch. Mấy anh lớn tuổi ngồi bên tôi chỉ vài ngày sau là nón cối dẹp nát. Mỗi lần giáo sư vào lớp là học sinh phải đứng dâïy chào, tôi đẩy nón cối ngay vào chỗ ngồi của anh đó. Thế là vài lần cái nón cối đi đời. Có anh bực quá tát cho một bạt tai, rồi đi mua cái nón khác. Sau chẳng có ai dám ngồi gần tôi cả.

Học sinh trường tư, phải trả học phí từ đầu tháng (từ 1 tây tới 5 tây). Quá hạn đó là Cha Thuần Tổng Giám Thị mang sổ vào tận lớp kêu tên và đuổi ra ngoài. Khi nào có tiền trả học phí mới đuợc vào lớp. Khi Cha Thuần qua lớp khác, những đứa bị đuổi lại nhảy cửa sổ vào học lại. Các thầy dạy xem cảnh nầy cung thường tình, nên chẳng thèm quan tâm tới. Cung lạ là cha mẹ học sinh có người khi con bị đuổi học mới cho tiền trả học phí.

Năm 1963 (mới lên đệ tam), có phong trào bãi khóa của học sinh chống chính phủ Ngô Ðình Diệm. Trường Sao Mai vẫn đi học tinh bơ (vì là trường Công Giáo), đoàn biểu tình nhảy vào trường lôi các học sinh ra ngoài. Tụi tôi cung khoái vì đuợc nghỉ học, có cơ hội đi choi, nên cung ùa ra cổng. Tôi học phòng tầng trệt, nên xớn xác chạy ra cổng sau và mở cổng cho học sinh bên trong túa ra ngoài trước. Không ngờ có một ông công an đứng ngoài đuờng trông thấy và chụp hình tôi. Nửa đêm ngày hôm sau Cảnh Sát đến bố ráp nhà tôi, bắt tôi đi xuống Ty Cảnh Sát (lúc đó ở tại góc đuờng Yên Báy và Phan Ðình Phùng). Người Cảnh Sát hỏi cung tôi ở tổ chức nào, tôi ú ớ chẳng biết chi hết, họ biết tôi còn con nít chỉ ham vui. Họ tát cho tôi mấy bạt tai rồi nhốt vào xà lim cho bỏ cái tật tranh đấu. Hai ngày sau họ gọi tôi lên văn phòng, tôi thấy Cha Ấn và Ba tôi đứng chờ. Cha Ấn tới hỏi tôi có bị đánh đập gì không? Tôi nhìn một nhân viên đang ngồi làm việc sau lưng Cha Ấn. Nhân viên nầy lắc đầu cố ý bảo tôi là không bị đánh đập chi hết, tôi cung nói với Cha Ấn là không. Thời đó các Cha có uy quyền ghê lắm. Các cấp chính quyền cung phải nễ sợ. Cha Ấn ký giấy bảo lãnh cho tôi về, ngồi trên chiếc xe jeep của Cha, tôi mới nói thật là họ có đánh tôi. Cha lắc đầu, rồi an ủi tôi, mấy bạt tai chưa có nghĩa là bị tra hỏi. Cảnh Sát lúc đó, tra hỏi bằng những đòn tra tấn dã man lắm, nên mấy bạt tai thì chỉ là chuyện giỡn chơi thôi.

Ðệ tam, đệ nhị ban A, nên lớp tôi con gái đông nhất, lớp học 120 người thì con gái chiếm 80 người. Các chị học giỏi thì không đẹp bằng các chị học dở. Nói vậy thì hơi mất lòng cả hai, nhưng theo nhận xét của cá nhân tôi là vậy, chẳng biết có đúng không, mong các chị thông cảm. Tính tôi thì không tế nhị, ăn nói ba cục ba hòn, không đuợc bằng như anh Luân Hoán ăn nói rất dễ thương. Anh đã từng nói là: "Có thể nói hầu hết những nữ sinh thuộc các trường trung học tại Ðà Nẵng, đều là những trang nhan sắc..." Ðúng vậy, trời sinh con gái ai cung đẹp hết, chỉ có mình không có mắt thưởng thức thôi. Trường Sao Mai có hai loại phòng học, phòng chiếc và phòng đôi. Phòng đôi dành cho những lớp quá đông, hoặc những giờ các lớp học chung. Khi mà con gái đông hon con trai thì mới thấy tinh nghịch không thua gì con trai cả, cung phá dữ lắm.

Có người hỏi tôi, suốt mấy năm học ở Sao Mai mà không có mối tình nào cả sao? Thú thật là có yêu thầm nhớ trộm thì nhiều, yêu chỉ một chiều. Gái sắc hương nhiều như vậy mà không yêu sao đuợc chứ. Nhưng miệng câm như hến, không dám tỏ bày cùng ai, nhút nhát như thỏ đế. Tướng tá thì khù khờ, ngô nghê làm sao vào đuợc mắt xanh của các người đẹp, đành phải chịu vậy thôi.

Sau khi đọc xong trang Ðà Nẵng của anh Luân Hoán thực hiện, tôi nẩy ra ý muốn viết vài hàng về kỷ niệm một thời ở Sao Mai, ngôi trường ấp ủ tôi suốt thời trung học, nhưng ý tưởng tôi lại lộn xộn, nhớ gì viết đó. Kính mong bạn đọc lượng tình tha thứ. Nhìn lại công trình anh Luân Hoán thực hiện, bỗng dưng tôi thấy cái thành phố nhỏ đó thật là dễ thương, thật là quý mến hết sức. Cám ơn anh Luân Hoán đã cho tôi đuợc dịp trở về miền đất chôn nhau cắt rốn, đuợc thấy lại những kỷ niệm, nhớ lại từng khuôn mặt của bạn bè.

Boston, hè 2001
Phan Xuân Sinh