Nhìn Qua Ðà Nẵng Ðổi Ðời
Chu Vĩnh Liêm Lạc

Phụ Trang Ðà Nẵng như một lời tạ ơn chân tình gởi về một miền đất đã bảo bọc, dưỡng nuôi chúng tôi. Phụ Trang vụn vặt này tưởng đã dừng lại sau chín điểm ghé về. Nhưng theo xúi dại của một ít bằng hữu, chúng tôi liều mạng bước thêm một bước hơi quá tầm nữa. Rất mong nhận được những chỉ giáo xây dựng.
Ða Tạ,

  par Nguyễn Quốc Tuấn

Vịn vào vài bài báo, ít địa chỉ trên mạng lưới điện toán, cũng như trí nhớ và một số nguồn tin từ quốc nội,chúng tôi xin lướt qua những vóc dáng của Hành Chánh Ðịa Lý, Thể Thao Thể Dục, Thông Tin Văn Hoá, Giáo Dục, Giao Thông Vận Tải , Du Lịch, Kiến Thiết Xây Dựng, Kỷ nghệ, Công Thương vv...của Ðà Nẵng hiện nay, với tinh thần chủ yếu: trung thực. Những trình bày trong bài viết này không có tính cách phê phán, cũng như quảng cáo.  Những thay đổi của một miền đất thân yêu, chắc cũng là điều nên tìm hiểu.

 

Hành Chánh , Ðịa Lý :

Sau ngày 29 tháng 3 năm 1975, các cơ quan hành chánh các cấp của Việt Nam Cộng Hòa tại Ðà Nẵng được thay bằng một ủy ban quân quản, trực thuộc quân đội giải phóng miền nam. Qua một thời gian ngắn, lực lượng tiếp quản không cần bàn giao này, hiện nguyên hình với chủ thể chính thức của nó : Cộng Sản Bắc Việt.  Theo hệ thống quản lý hành chánh hàng dọc, dưới sự cai trị tối cao của đảng, đứng đầu các cơ quan cửa quyền là ủy ban nhân dân tỉnh, gồm chủ tịch, phó chủ tịch và những ủy viên, cùng một nhân vật tối quan trọng : chính trị viên. Mở màn trong vai chủ tịch ủy ban tỉnh là ông Hồ Nghinh. Tiếp theo là những ông Võ Chí Công,....

Tuân theo chỉ thị, đúng chính sách của Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, Cơ quan quyền lực, cai trị Ðà Nẵng, đặt bản doanh tại Tòa Thị Chính Ðà Nẵng cũ, số 42 đường Bạch Ðằng.  Công việc đầu tiên của guồng máy chỉ huy này là:

Sát nhập Quảng Tín trở về với Quảng Nam , lấy danh xưng: Quảng Nam Ðà Nẵng. Cùng thi hành với sự sát nhập này. Một số "mặt" "nổi cộm" như :

được triệt để phát động, làm thí điểm thực thi.

Vào tháng 01 năm 1997, nhận thấy những ưu điểm của Ðà Nẵng, nhà nước Xã Hội chủ Nghĩa Việt Nam, đi lại những bước của Pháp, của thời đệ nhất Cọng Hòa Việt Nam:  đặt Ðà Nẵng trực thuộc vào trung ương và phân bố địa lý thành :

    5 quận nội thành :

    và 2 huyện ngoại thành :

Sự phân bố này hiện nay vẫn được duy trì.

Ðiều hành hành chánh vẫn gồm một Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố, và những Ủy Ban  thuộc cấp quận, huyện.  Chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Ðà Nẵng hiện nay là ông Nguyễn Bá Thanh, đương nhiên là đảng viên của đảng Cộng Sản Việt Nam. Một cơ cấu độc nhất được độc quyền thi hành nghĩa vụ làm chính trị, và trị vì mọi tầng lớp dân chúng.

Thể Dục, Thể Thao :

Sáng giá và được hưởng ứng khá tích cực là phong trào Thể Dục, Thể Thao. Sân vận động Chi Lăng cũ, số 30 Ngô Gia Tự (trước đây là Ðông Kinh Nghĩa Thục), là cơ quan đầu não của Sở Thể Dục Thể Thao thành phố. Vào những ngày đầu, sân vận động này cho tiếp tục dựng dàn đèn, dùng cho những trận bóng ban đêm. Dàn đèn tại sân Chi Lăng được xem là "hiện đại" nhất nước, có thể quay lên, xuống được. Cũng tại sân này, trận đấu "bóng đá" thăm dò chính thức của các đội bóng miền Bắc viễn chinh vào miền Nam, được giao trách nhiệm cho đội Thanh Niên Việt Nam, một đội bóng có "chế độ bồi dưỡng" đầy đủ, " thể lực" sung mãn và từng đi "tập huấn" nhiều lần tại các nước "Xã Hội Chủ Nghĩa Anh Em". Kết quả : Ðội bóng danh dự " vì nhân dân, vì Tổ Quốc" này, đã phơi áo trước đội Quảng Nam Ðà Nẵng với tỷ số 5/3 (trong 3 bàn thắng của Thanh Niên VN có một bàn khởi từ chấm 11 mét). Ðội bóng Quảng Nam Ðà Nẵng với các cầu thủ tiêu biểu : Trung lùn (Hội An), số 11, Chức Ðen số 5 của Ðường Sắt (Hỏa Xa), Quang, số 7 và Vũ số 9, và Ðức số 10, của Cảng Ðà Nẵng.  Trọng tài thời bấy giờ thường là Tạ Cẩn, một đồng nghiệp trong ngành ngân hàng của chúng tôi, với đặc điểm thổi còi ít kêu lớn. Và Phạm Văn Mùi, hiện nay đã trở thành chủ tịch hội đồng trọng tài Việt Nam. Ðội bóng thành phố Ðà Nẵng đã từng giữ cúp vô địch quốc gia. Bị xuống hạng vào mùa bóng năm ngoái. Và đang chiếm tối ưu điểm cho việc lên lại hạng Bán Chuyên Nghiệp năm nay.

Ngoài "bóng đá". sở Thể Dục Thể Thao thành phố cũng phát triển và tổ chức các trận thi đấu cho các bộ môn khác.

Thông Tin, Văn Hóa :

Thông Tin với chức năng tuyên truyền là một công tác chủ yếu của nhà nước Việt Nam nói chung. Tại Ðà Nẵng, vào những ngày đầu mới tiếp thu, ngành này giữ vai trò quan trọng và đã thi hành các nhiệm vụ chủ yếu :

Cũng như những cơ quan khác, ngành thông tin xử dụng lại những cơ sở của chế độ cũ như đài phát thanh, đài truyền hình, ty thông tin vv...

Về Văn Hóa Văn Học, Ðà Nẵng, khởi đầu với những buổi thuyết trình bày tỏ lập trường, lên án xã hội và một ít nhân vật tại thành phố cũ qua các phát biểu của nhà giáo, có làm thơ như Ông Ðông Trình Nguyễn Ðình Trọng. Cọng thêm những buổi nói chuyện của nhà thơ Phan Duy Nhân, nhà thơ Thu Bồn và một ít giáo sư đại học từ miền Bắc vào thăm quan.

Ngày nay sinh hoạt văn hóa văn nghệ tại Ðà Nẵng, nói riêng, Quảng Nam nói chung, đã sinh động, cởi mở hơn. Thành phố đã có được

và một đội ngủ cầm bút thuộc nhiều lứa tuổi, hiện cư trú tại quê nhà Ðằ Nẵng Quảng Nam, hoặc đang "năng nổ" hoạt động tại Sài gòn. Dưới đây là danh sách những nhà văn nhà thơ gốc Quảng Nam Ðà Nẵng hiện nay đang sinh hoạt :

Cơ sở chính của thông tin văn hóa Ðà Nẵng hiện nay đặt tại số 74 đường Lê Lợi, do ông Hồ Hải Học làm giám đốc.

Giáo Dục :

Ngoài những trường chính như Phan Châu Trinh, Trường Nữ Trung Học, những cơ sở tư thục khác trước đây, đều được sở giáo dục trưng dụng. Trong cả nước có khoảng 140 trường đại học và cao đẳng. Trong số này gồm 2 đại học Quốc Gia, một đặt tại Sài Gòn, và một tại Hà Nội. Tại Ðà Nẵng các đại học thuộc loại đại học Vùng, và có 6 trường chính :

Những điểm đáng lưu ý trong ngành giáo dục :

  1. Ðội ngũ giáo chức khá lớn, nhưng đồng lương thu nhập thấp kém, đời sống của giới "làm thầy" khiêm nhường do đó sinh ra phong trào dạy kèm khắp nơi . Vấn đề này cũng có phần ảnh hưởng không tốt đẹp đến tinh thần lẫn trình độ của một số học sinh.
      
  2. Ở bậc trung học hiện nay được chia :

    * Ngoài các cuộc thi phổ thông và cơ sở trên còn các cuộc thi dành cho :

    * Về ngoại ngữ, thí sinh sẽ chọn một trong 3 : Nga ngữ, Anh ngữ hoặc Pháp ngữ Ðặc biệt những học sinh không được học ngoại ngữ liên tục trong 4 năm sẽ được thi môn lịch sử để thay môn ngoại ngữ. Những học sinh thuộc lớp năng khiếu học tiếng Hoa, sẽ được thi tiếng Trung Quốc.

  3. Dự án mới nhất của bộ giáo dục : Chương trình Trung Học Phổ Thông Phân ban mới sẽ chia làm hai ban :

Sở Giáo Dục thành phố Ðà Nẵng , tọa lạc tại số 11 đường Lê Thánh Tôn.

Giao Thông Vận Tải :

 * ảnh 1

Nhìn về giao thông, vận tải tại thành phố Ðà Nẵng, chúng ta gặp :

* Hệ thống đường phố :

Ngoài những con đường đã có từ trước, Ðà Nẵng cho nới rộng ra những con đường vào, ra thành phố, tiêu biểu nhất :

Ðặc điểm của đường phố Ðá Nẵng :

Ngoài ra, Ðà Nẵng còn có loại xe buýt du lịch. Bến đậu cách trung tâm thành phố khoảng 3 cây số. Taxi chở khách cũng được khai thác bởi công ty Hương Lúa, đt 828.282.

 * ảnh 2

* Ðường Hỏa Xa :

Ðược phục hồi và phát triển, lưu lượng khách và hàng được chuyển vận bằng phương tiện này khá dồi dào. Trụ sở chính của ga tàu lửa đặt tại 122 đường Hải Phòng, điện thoại số 823810.

* Ðường Hàng Không :

Ðà Nẵng thời trước đã là một thành phố có Phi cảng lớn, đây là lợi điểm thuận tiện cho sinh hoạt của ngành hàng không . Sân bay Ðà Nẵng đã trở thành một trong những sân bay quốc tế của Việt Nam ngày nay, chỉ nằm cách trung tâm thành phố 3 cây số.

Những chuyến bay quốc tế thường đến phi trường Ðà Nẵng thuộc các hảng hàng không Thai Airways (từ Bangkok), và Cathay Pacific (từ HồngKông). Các phòng bán vé hiện được đặt tại :

* Ðường thủy:

Với hải cảng quan trọng , Ðà Nẵng là nơi thu hút rất nhiều tàu của nhiều nước trên thế giới ghé đến, dĩ nhiên trong tinh thần giao tế, thương ước tốt đẹp. Bến Cảng Ðà Nẵng đặt trụ sở tại số 1 đường Bạch Ðằng, điện thoại 821114.

Du Lịch :

Ngành Du Lịch tại Ðà Nẵng bắt đầu phát triển từ năm 1990. Những thắng cảnh của Ðà Nẵng được biết đến nhiều nhất :

Do phát triển của ngành du lịch, hệ thống khách sạn được xây cất nhảy vọt. Tính đến hôm nay, thành phố Ðà Nẵng có khoảng 59 khách sạn với 2059 phòng. Chừng 50% trong số khách sạn này đạt tiêu chuẩn quốc tế. Sau đây là danh sách một số khách sạn lớn :

Giám đốc sở du lịch Ðà Nẵng hiện tại là ông Lương Minh Sâm.

Thương Nghiệp, Kỷ Nghệ :

Trong suốt 21 năm, nền thương nghiệp miền Bắc dưới chế độ Cộng Sản đã đi thụt lùi so với sự tiến triển của thế giới. Tình trạng lạc hậu về thương nghiệp của miền bắc suýt kéo theo các tỉnh miền nam "đi xuống". Rất may, chính sách kinh tế thị trường, tuy muộn nhưng đã đến. Thành phố Ðà Nẵng dần dà lấy lại phong độ của những thập niên trước. Ngành buôn bán trở lại sinh động và đa dạng. Cùng với thương nghiệp, kỷ nghệ cũng vươn lên chừng mực, thận trọng. Những cơ sở kinh doanh và kỷ nghệ đáng kể tại Ðà Nẵng có :

 

 * ảnh 3

 

Tôn Giáo :

Dưới chế độ cộng sản, quyền tín ngưỡng của người dân thường được báo động là mất tự do. Riêng tại thành phố Ðà Nẵng, hình như chưa thấy có biến cố tôn giáo nào trầm trọng. Những nét vô thần của một số cán bộ nhà nước, có phần nào bị tín ngưỡng huyền nhiệm của dân chúng cảm hóa. Ngành nghề vàng mã phát triển lại cho thấy điều này. Dĩ nhiên căn bản chính của chế độ vẫn là theo dõi, hạn chế phát triển và sẵn sàng thô bạo với bất cứ tôn giáo nào có động tĩnh gây phương hại cho chế độ đảng trị. Tại Ðà Nẵng, các cơ sở tôn giáo vẫn sinh hoạt, nhưng sự sinh hoạt này được tự do đến mức độ nào, ngoài khả năng hiểu biết của chúng tôi.

Với Phật Giáo, Thiên Chúa Giáo, Tin Lành, Cao Ðài Giáo và Lương Giáo (thờ cúng ông bà)... thị dân Ðà Nẵng không dễ gì bị khuất phục, xao lãng tín ngưỡng của mình. Riêng Thiên Tiên Thánh Mẫu, cơ sở trên đường Triệu Nữ Vương không biết có còn sinh hoạt không ?

Quân Ðội Và Cảnh Sát :

Bộ đội đồn trú tại Ðà Nẵng hiện nay thuộc Quân Khu 5, bản doanh đặt tại Quân Ðoàn I của Việt Nam Cộng Hòa.  Lực lượng cảnh sát Ðà Nẵng đông đảo và là thành phần làm giảm không khí tươi vui của thành phố.

 

Chu Vĩnh Liêm Lạc

chú thích:  
* (ảnh 1, 2, và 3 trích từ tác phẩm "Việt Nam 95" của đạo diễn Nguyễn Long.  Chân thành cảm ơn tác giả)