CA CH VÀ NGƯI

Thiếu Khanh

 

Chợ trong tâm thức người Việt Nam

Các kết quả khảo cổ học cho thấy người Việt cổ đă biết trồng trọt từ hàng vạn năm trước, và là một dân tộc chuyên về nông nghiệp từ rất sớm. Tuy về sau chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc với tư tưởng trọng nông khinh thương của Nho giáo, nhưng trong tâm hồn mỗi người Việt hầu như đều có khắc sâu một định hướng về địa bàn cư trú: Nhất cận thị nhị cận giang.

Giang, nói rộng ra là những thuỷ lộ giao thông hoặc sông hoặc biển đă góp phần quan trọng phát triển các nền văn minh nhân loại. Will Durant nhận thấy rằng “Văn minh nẩy mầm trong căn cḥi của nông dân nhưng chỉ phát triển và khai hoa trong các thành thị”[1]  . Mà thành thị thường được h́nh thành và phát triển bên cạnh các trục giao thông, trong đó những thủy lộ đóng một vai tṛ quan yếu.

Cho đến thời đại ngày nay, các thủy lộ vẫn là các mạch giao thông thuận tiện cho sự giao lưu và phát triển của bất cứ xă hội nào. Từ xưa, khi giao thông đường bộ chưa phát triển, hầu như tất cả các thành phố lớn trên thế giới đều h́nh thành trên bờ các thủy lộ. Các thành phố, đô thị, làng mạc Việt Nam ngày trước càng không nằm ngoài qui luật đó. Có thể thấy rằng ư hướng cận giang đă thể hiện trong cuộc sống định cư nông nghiệp của người Việt ngay từ thủa sơ khai. Cận giang là cách tốt nhất thời xưa để tiến đến cận thị, nghĩa là tiến đến cuộc sống xă hội có tổ chức.

Nước là yếu tố thứ nhất không thể thiếu của nông nghiệp. Người Việt cổ đă quần tụ sinh sống bên những bờ nước, và dùng tên của những bờ nước đó làm địa danh phân định mỗi tập thể quần cư. Đến nay nh́n lên bản đồ các vùng đất cổ của người Việt ta vẫn c̣n thấy sót lại rải rác đây đó những địa danh đứng sau từ Nước hoặc dak - một từ cổ của nước. Đó là di tích những điểm sinh cư từ hàng vạn năm xưa.

Theo nhịp phát triển của các tập thể sinh tụ, xă hội lớn dần dần h́nh thành. Từ Nước, dần dà mở rộng nghĩa nguyên thủy và mang thêm một khái niệm mới chỉ quốc gia. Có lẽ không có một quốc gia nào khác trên thế giới gọi đất nước của họ bằng chính cái từ chỉ chất lỏng thiên nhiên thân thiết và diệu kỳ ấy.

Theo các bài mo “Đẻ Đất Đẻ Nước” của người Mường, một dân tộc anh em cùng ngôn ngữ với người Việt, th́

Dạ Kịt đẻ ra đức vua Dịt Dàng

Ăn đất đồng kỳ tam quan kẻ chợ. [2]

Người Việt cổ định cư từ rất sớm trên các bờ thủy lộ. Điều đó có nghĩa là họ đă sớm có những điều kiện để tập họp cuộc sống có tổ chức, thuận tiện cho sự phát triển văn hoá và văn minh. Từ đó h́nh thành khái niệm kẻ chợ.

Trong truyền thuyết Mường, Dạ Kịt, hay nàng Kịt, là một trong những con người đầu tiên của nhân loại nở ra từ một trong những quả trứng do chim Ây Cái Ứa đẻ ra. Dạ Kịt lấy lang cun Cần, cũng từ trứng nở ra, (lang cun là người đứng đầu một mường hay một thị tộc), đẻ ra Dịt Dàng, tức Vua Việt, theo cách nói của người Mường, lập nên kẻ chợ. Dân tộc Việt đă sớm h́nh thành cuộc sống kẻ chợ ở vùng đồng bằng ngay từ thời sơ khai đó.

Dịt Dàng đưa dân mường trở lại

Đưa dân mường trái chân trở về

Về đất đồng kỳ kẻ chợ lũ lượt

Về đất đồng kỳ kẻ chợ đông đông.

 (Đẻ Đất Đẻ Nước)

Lịch sử của chúng ta cũng nói rằng các vua Hùng lập nước Văn Lang trên một địa bàn gồm vùng trung du và đồng bằng rộng lớn, và đóng đô ở Phong Châu.

Kẻ chợ – về sau trở thành Kẻ Chợ, để chỉ kinh đô Thăng Long thời ban sơ – có lẽ thoạt đầu, kẻ chợ, mới chỉ là một khái niệm chỉ trạng thái quần cư có tổ chức của một cộng đồng người ở miền xuôi. Trong đó, từ cổ kẻ có nghĩa là làng.

Hôm qua anh đến chơi nhà

Thấy mẹ nằm vơng thấy cha nằm giường

Thấy em nằm đất anh thương

Chạy ra kẻ chợ đóng giường tám thang

 (Ca dao)

Ư nghĩa nguyên thủy của chợ c̣n được thấy thể hiện trong một câu thơ trong bài Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan:

Lom khom dưới núi tiều vài chú

Lác đác bên sông chợ mấy nhà.

Từ chợ trong câu thơ nên được hiểu là xóm làng. Không thể chỉ có lác đác mấy quán chợ buôn bán mà không có dân cư[3].  Khái niệm chợ = vùng cư trú, hoặc chợ (thị) gắn liền với đơn vị dân cư là rất tự nhiên và phổ biến trong ngôn ngữ Việt Nam: phố thị, thành thị, cảng thị, đô thị, thị xă, thị trấn, v. v…

Nhiều chợ như thế hiện nay vẫn c̣n tồn tại mà không nhất thiết là địa điểm buôn bán. Trái lại chúng vẫn là những đơn vị dân cư (dĩ nhiên là có các địa điểm buôn bán) – những h́nh thái phát triển của xă hội có tổ chức, trong đó, mọi sinh hoạt giao tiếp đều thể hiện tính văn hóa cộng đồng ở một chừng mực nhất định. Chợ Bến nguyên là một mỏ vàng sa khoáng ở xă Long Sơn, huyện Lương Sơn tỉnh Ḥa B́nh. Chợ Bờ vốn là tỉnh lỵ tỉnh Ḥa B́nh (Có thời là tỉnh lỵ của tỉnh Chợ Bờ[4]). Khu du kích Chợ Cháy thuộc huyện Ứng Ḥa, tỉnh Hà Tây rất nổi tiếng trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Chợ Điền là một mỏ kẽm ở huyện Chợ Đồn (trước kia là Châu Chợ Đồn, lập năm 1916), tỉnh Bắc Cạn. Chợ Lách là tên một huyện của tỉnh Bến Tre. Huyện Chợ Mới hiện nay thuộc tỉnh An Giang. Huyện Ba Bể của tỉnh Bắc Cạn ngày nay, trước năm 1996 là huyện Chợ Ră thuộc tỉnh Bắc Thái (trước đó là của tỉnh Cao Bằng). Chợ Giầu[5]  là tên nôm của làng Phù Lưu, huyện Tiên Sơn tỉnh Bắc Ninh. Những Chợ Chu, Chợ Mới ở Thái Nguyên là tên các đơn vị hành chánh. Chợ Lầu là một thị trấn của huyện Bắc B́nh, tỉnh B́nh Thuận (không có cái chợ nào có lầu cả). Tại Tp Hồ Chí Minh có ít nhất là ba tên chợ đă biến thành tên khu vực dân cư. Đó là Chợ Lớn, Chợ Rẫy và Chợ Quán.

Cho đến nay, khi mà chợ đă được thu hẹp ư nghĩa, cụ thể hoá thành một địa điểm mua bán đổi chác hàng hoá, cái nghĩa cổ rất thâm mật của chợ vẫn c̣n ăn sâu trong tiềm thức của người Việt. Trong một đoạn thơ sau đây của nhà thơ Huy Cận, từ chợ bộc lộ rơ nghĩa xă hội, xóm làng:

Chú tôi người thấp, béo tṛn vai

Học đủ xem thư, thực giỏi cày

Ít nói, khi vui ưa hóm hỉnh

Trong làng ngoài chợ bậc tài trai.

 (Huy Cận – Chú Tôi)

Từ chợ của cô gái trong câu ca dao quen thuộc này cùng mang một nghĩa như thế:

Thân em như tấm lụa đào

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.

 “Ông sẩm chợ” trong một bài thơ khác của Huy Cận, chẳng nói ǵ về chợ cả, mà chỉ cho thấy h́nh ảnh một góc nhỏ cuộc đời:

Cuối phố gốc cây chiều chủ nhật

Là ông sẩm chợ với hai con

Kinh đô thất thủ” vè quen thuộc

Lớn nhỏ ngồi nghe nặng trĩu hồn.

 (Huy Cận – Phố Đông Ba Của Tôi Ngày Bé)

Nếu Nguyễn Công Trứ có câu ca trù: Thị tại môn tiền náo (chợ ở trước nhà th́ ồn ào -  Chữ náo [] có nghĩa ồn ào náo nhiệt được viết với chữ thị [ - chợ] ở trong chữ môn [ - cửa]), là ông chỉ đề cập mặt ngoài, h́nh thức tiêu cực của chợ. Trong tinh thần văn hoá Việt Nam, nội dung của chợ có vai tṛ tích cực nhiều lắm. Đó là h́nh ảnh sinh động của cuộc sống, môi trường thuận lợi giúp đào luyện bản lănh và nhân cách con người. Chẳng thế mà ông cha ta xưa đă phát biểu một kinh nghiệm như qui luật: Trai khôn t́m vợ chợ đông! Thời xưa, khi các phương tiện thông tin đại chúng chưa phát triển, chợ (=xă hội, xóm làng / nơi buôn bán) là nơi vừa có thể cung cấp nhiều thông tin cần thiết trong cuộc sống, vừa là nơi chọn lọc, hoàn thiện và biểu hiện năng lực và tính cách mỗi người qua giao tiếp. Ư thức như thế th́ mới hiểu được hết câu “định lư” của nhân gian:

Thứ nhất là tu tại gia

Thứ nh́ tu chợ, thứ ba tu chùa.

Và mới thấu nhận được ư nghĩa của kinh nghiệm này:

Chưa đi đến chợ th́ ngây

Đă đi đến chợ th́ hay mọi điều.

 (ca dao)

 “Hay” vừa có nghĩa là tinh thông lại vừa có nghĩa là giỏi giang nữa

Thế th́ không phải là điều ǵ khó hiểu khi một dân tộc “dĩ nông vi bổn”[6]  như dân tộc Việt Nam lại mang trong tâm thức một định hướng tưởng như nặng tính trọng thương: nhất cận thị nhị cận giang. Cận thị bày tỏ khuynh hướng hướng đến những đơn vị xă hội có tổ chức (cũng là có tính văn hóa văn minh cao như thành thị, phố thị… ) chứ không nhất thiết có nghĩa là gần địa điểm buôn bán. Buôn bán dường như vốn không phải là sở trường của người Việt, một dân tộc sống nặng về t́nh cảm.[7]

Tuy vậy, buôn bán trao đổi vật chất là sinh hoạt tự nhiên của mỗi cộng đồng người, và hầu như là một thuộc tính của thành thị: có thành th́ có thị. C̣n thành th́ c̣n thị. Thành và thị, đô và thị, xă và thị… là một thể thống nhất. Có lúc thị phát triển thành thành một cách tự nhiên, như trường hợp những địa danh mang từ chợ đă đề cập trên. “Có dân th́ có chợ, ” một lời dụ trong điều lệ mở chợ thời Hồng Đức, thời mà tinh thần trọng nông khinh thương được thể hiện rất cao với sự quản lư chặt chẽ của triều đ́nh, coi việc buôn bán là làm điều bất hảo,[8]   càng nói lên đặc tính căn bản đó của quá tŕnh phát triển xă hội, không thể phủ nhận được.

Tuy nhiên, do tính thống nhất của hai hai yếu tố cư dân tập trung có tổ chức (đô, thành, xă) và giao tiếp kinh tế xă hội (thị), nếu một trong hai yếu tố này ngưng phát triển hay thoái hoá th́ yếu tố c̣n lại cũng ngưng đọng, hoặc thoái hóa theo. Khi các kinh đô Cổ Loa, Hoa Lư, Tây Đô, Lam Kinh không c̣n giữ vai tṛ lănh đạo trong hệ thống tổ chức hành chánh quốc gia, phần thị theo đó cũng mất các điều kiện thuận lợi, tự co hẹp lại ở mức độ tương ứng. Cũng như thế, khi yếu tố thị không c̣n, th́ thành, đô, xă, trấn cũng ngưng phát triển, hoặc thậm chí thoái hóa dần phù hợp với thực trạng của thị. Và đó cũng là t́nh trạng của những đô thị cổ như Phố Hiến, Thanh Hà, Hội An…

Vốn là một dân tộc nông nghiệp hướng đến cơ cấu xă hội có tổ chức, chứ không hề có ư hướng thoát ly khỏi căn bản nông nghiệp để xây dựng một cấu trúc xă hội duy lư như ở phương tây[9]  – hoặc chưa dễ thực hiện được điều đó – cho nên yếu tố thành trong các đô thị, thành thị, thị xă của ta vẫn cứ đậm đà tính nông nghiệp. Nhất là khi yếu tố thị giảm cường lực, th́ thành bộc lộ rơ bản chất nông nghiệp truyền thống. Có lẽ đây là đặc tính riêng biệt cho thấy các đô thị, thành thị… của Việt Nam hiện nay chưa có nhiều tính chất như những đô thị, thành thị ở các nước Tây phương.

Có một thời chưa xa lắm, người ta muốn dùng ư chí điều chỉnh lại ḍng chảy tự nhiên của xă hội, làm giảm sút sự hoà hợp bện xoắn của hai yếu tố phát triển thành và thị. Chợ búa và các hoạt động thương nghiệp tư nhân không được hoan nghênh. Các hoạt động phân phối trao đổi hàng hóa sản vật trong nước đều bị hạn chế và được đặt dưới sự quản lư tập trung của nhà nước. Các nhà chợ biến thành Trung Tâm Thương Nghiệp, hoặc Hợp Tác Xă Mua Bán do một nhúm người có đặc quyền điều hành. Hoạt động mua bán của tư thương bị xem như một biểu hiệu thoái hoá nhân cách, một tội lỗi đáng xấu hổ, như quan niệm dưới thời nhà Hậu Lê từ năm trăm năm trước. Bên trong và bên ngoài mỗi chiếc xe đ̣ chở khách thời ấy đều mang những ḍng chữ “Xe tôi không chở con buôn”, như thể con buôn là một thứ dịch nguy hiểm làm băng hoại xă hội. Người ta gọi đó là thời “cấm chợ ngăn sông”. Cấm chợ, nhưng không thể triệt tiêu được các nhu cầu và hoạt động buôn bán đổi chác của người dân. Nó vẫn tiếp tục tồn tại “chui” dưới muôn ngàn h́nh thức phong phú bên cạnh ḍng “thương nghiệp chính thống” ban phát ân huệ quan liêu và kém hiệu quả. Sinh hoạt xă hội lập tức trầm xuống, chững lại. Qui luật “đồng tiến, đồng thoái” của cơ cấu thành + thị phát huy ngay tác động, mà có người cho là “một cuộc ‘nông thôn hoá đô thị’ triệt để.”[10]   “Trong thành phố Việt Nam, hễ có mảnh đất nào trống là người ta cuốc lên để trồng rau. Trên các tầng lầu, nhiều gia đ́nh thu hẹp khu vệ sinh, bếp núc lại để nuôi gà, nuôi lợn.”[11]  Vào những năm cuối 70 – 80, “lắm phố chiều chiều giống như một ngơ xóm, người người tắm giặt, rửa rau, vo gạo, làm thịt, làm cá bên cạnh cái bể nước ngay trên hè đường. Trẻ con thả diều và đánh khăng… Buổi trưa vang lên tiếng rao của anh chàng hoạn lợn. Nửa đêm chó sủa ông ổng.”[12]  Vậy mà không lâu sau “đổi mới”, các mặt kinh tế, nhất là thương măi đă phát triển trở lại (thực ra có lẽ là quay lại nếp sinh hoạt kinh tế cũ), bộ mặt các thành phố, đô thị, thành thị, thị trấn, thị xă… đă trở lại sinh động hẳn lên.

Khi nói đến chợ, người Việt mặc nhận những sinh hoạt trao đổi có tính phân công, thúc đẩy phát triển và điều hoà sản xuất hết sức thiết thân của chúng trong xă hội, mà không hề bị phiền hà, ái ngại v́ tính tiêu cực có thể có, hoặc nghi ngờ tính đạo đức hay tính “phi sản xuất và ăn bám xă hội” của giới thương nghiệp. Chính v́ vậy, dù chịu ảnh hưởng tư tưởng trọng nông khinh thương nặng nề của nho giáo, các nhà nho ta ngày trước không thấy có ǵ trái khoáy khi đề cập đến đời sống sinh hoạt kẻ chợ một cách tự nhiên và gần gũi.[13]

Tháng chạp hai mươi bốn chợ Đồng

Năm nay chợ họp có đông không?

Hàng quán người về nghe xáo xác

Nợ nần năm hết hỏi lung tung…

Tháng chạp hai mươi bốn chợ Đồng

Năm nay chợ họp có đông không?

Hàng quán người về nghe xáo xác

Nợ nần năm hết hỏi lung tung…

Họp chợ xuân nhiều khách văng lai

Dạo điếm nguyệt phải khi kinh quá.

 (Nguyễn Khuyến)

Sang chợ Vịnh, rắp than cùng d́ Út, đường đông ắp ắp thấy mà kinh khăn nhiễu quần điều.

 (Nguyễn Du, Văn Tế Sống Hai Cô Gái Trường Lưu)

Thẫn thờ gối chiếc màn suông,

Rối ḷng như sợi ai guồng cho xong

Phiên nào chợ Vịnh ra trông

Mồng ba chẳng thấy lại ḥng mười ba.

 (Nguyễn Du, Thác Lời Trai Phường Nón)

Cụ Tam Nguyên thấy chợ là phần thiết yếu trong cuộc sống. Ở xa chợ là điều bất tiện, có lúc gây khó khăn bối rối:

Đă bấy lâu nay bác đến nhà

Trẻ th́ đi vắng chợ th́ xa…

Có trường hợp v́ xa chợ mà nẩy sinh một tấm gương hiếu tử (tuy rằng hơi quá đáng)

Tới đây lỡ chợ lỡ đ̣

Xẻo cẳng tay nuôi mẹ, tưởng thịt ḅ mẹ xơi.

Nhà thơ Huy Cận c̣n đem cả câu hát kẻ chợ vào thơ nữa kia:

Anh tặng em cả những ưu phiền

Trong câu hát cũ nghe bên Chợ Cầu.

 (Huy Cận – Tặng Em Buổi Sáng Hôm Nay)

Người Việt ở nước ngoài, nhất là ở các nước phát triển, có thể thỏa măn những nhu cầu mua sắm tại các siêu thị hiện đại, ở đó hàng hóa thừa mứa, sự phục vụ lịch sự và chu đáo. Trừ những người sinh ra và lớn lên tại chỗ, đă hoàn toàn hoà nhập vào văn hoá và phong cách sống trong các xă hội đó, những người mới gia nhập có thể vẫn cảm thấy thiếu vắng một thứ ǵ trong các siêu thị lộng lẫy trù phú nhưng xa lạ kia. Những cái “siêu chợ” siêu sạch, siêu ngăn nắp, đầy ắp hàng hoá mà dường như vẫn thấy thiếu. Thực ra họ cảm thấy trong hồn ḿnh thiếu chợ. Hoặc những cái chợ cao cấp sang trọng kia thiếu cái hồn chợ Việt thân quen. Thế là ở những nơi mà cộng đồng người Việt đủ đông, những cái chợ riêng của ngươi Việt được h́nh thành. Từ khu “Little Saigon”, “giang sơn riêng” của người Việt ở bang California (Hoa Kỳ), đến những khu bán-chợ-trời ở các nước Đông Âu bày bán quần áo may sẵn, giầy dép đủ oại, nước hoa, thuốc lá, hàng điện tử [14] … hay những trung tâm thương nghiệp bề thế ở Moscow[15] . Một phần là do nhu cầu sinh sống. Phần khác, người ta cần được gặp gỡ giao tiếp với người đồng bào, được nói được nghe tiếng nói quê hương, được thoát khỏi gian nhà hoặc căn hộ khép kín, tách   biệt, để nhập lại với khung cảnh thân mật trong cộng đồng ruột thịt.

Trong bài viết “Chợ Việt Nam ở Sofia”, trên tuần báo Tuổi Trẻ Chủ Nhật, (số 25/98, tr. 9. ) tác giả Nguyễn Lê Bách thuật lại cảm tưởng của ḿnh nhân đi thăm chợ của người Việt ở thủ đô nước Bungary: “Tôi đă có dịp lang thang trong chợ 1, chợ 2, và chợ 3 ở Sofia, thăm một số quầy hàng của bà con ḿnh kinh doanh ở đó. Nếu không có các khách hàng và một số quầy hàng đan xen của người Á rập, người Bun, người Thổ Nhỉ Kỳ… th́ tôi hoàn toàn có cảm giác ḿnh đang đi dạo trong chợ Bến Thành ở Tp. HCM, hoặc chợ Hàng Da ở Hà Nội. Cũng đủ các ngữ điệu của tiếng Việt ḿnh từ các miền quê trong nước, cũng đủ các sắc màu quần áo giày dép “made in Vietnam”. Cũng một dăy quán gồm đủ cả phở, bún chả, nem rán, cơm bụi… văng vẳng đâu đó tiếng hát karaoke của bà con ḿnh.”

Nhịp sống cấp bách cộng với những thay đổi trong lối sống hiện đại khiến hầu hết người Việt ngày nay quên mất thói quen đi chơi chợ mà ông cha ta xưa đă từng coi là một cái thú.

Mồng một chơi cửa chơi nhà

Mồng hai chơi điếm mồng ba chơi đ́nh.

Mồng bốn chơi chợ Qua Ninh

Mồng năm chợ Tŕnh, mồng sáu Non Côi.

Nghỉ ngày mồng bảy mà thôi

Bước sang mồng tám đi chơi chợ Viềng.

 (ca dao)

Trước kia, chợ không chỉ là chỗ buôn bán. Nó c̣n là chỗ để dạo chơi, và gặp gỡ bạn bè hay người quen. Nhu cầu gặp gỡ giao tiếp ở chợ như thế c̣n thấy rất phổ biến nơi các dân tộc ít người ở Việt Nam hiện nay. Dù cuộc sống c̣n giản dị, ít nhu cầu, người dân tộc vùng cao vẫn rất cần có chợ. Ở các chợ phiên vùng cao, chuyện mua bán là không quan trọng mấy. Chẳng qua một vài sự đổi chác đơn giản. Người ta đến chợ là để dạo chơi, như đi dự lễ hội. V́ vậy già trẻ trai gái đi chợ đều ăn mặc đẹp. Nhiều người mang theo cả nhạc cụ – thường là những chiếc khèn – vừa tấu nhạc vừa đi suốt trên đường đến chợ. Người ta sung sướng đến chợ để gặp gỡ bạn bè, để tṛ chuyện. Đàn ông th́ thù tạc chén chú chén anh cho đến say khướt rồi về.[16]

C̣n đối với thanh niên nam nữ, chợ thực sự là nơi nắm giữ phần quyết định vận mệnh t́nh duyên của đời họ. Đó là nơi và dịp trai gái gặp nhau, t́m hiểu, hẹn ḥ và gắn bó. Từ đó có một loại chợ của người các dân tộc vùng cao họp đều đặn hàng tuần mà không ai bán buôn ǵ: chợ t́nh. Một lần nữa, chợ minh chứng nghĩa giao tiếp xă hội của nó. Chính v́ ư nghĩa này mà hai tiếng chợ t́nh không hề bị hiểu sai một cách thông tục hay bị ô nhiễm. Mặc những xáo trộn xô bồ của cuộc sống, và mặc những soi mói phàm tục của của đám du khách đến từ những nền văn hóa khác, các phiên chợ t́nh cứ vẫn ngọt ngào và trong veo trong ḷng những người trẻ tuổi miền cao đi đến chợ.

 

Chợ Việt Nam xưa và nay

Chợ – theo nghĩa hiện đại, là địa điểm tập trung dịch vụ mua bán đổi chác hàng hoá thanh toán bằng tiền– tại Việt Nam đă có từ bao giờ?

Truyện thơ Mường “Đẻ Đất Đẻ Nước” kể, sau một “trận hồng thủy”, Vua Dịt Dàng

Bảo muông gấu ở lại một phía

Muông hùm ở lại một bên

Đức vua Dịt Dàng ở giữa

Một nửa để mở chợ làm hàng.[17]

Thực ra, chợ theo nghĩa hiện đại đă không thể xuất hiện vào thời lập quốc sơ khai. Bấy giờ xă hội chưa phát triển, nhu cầu trao đổi hàng hoá qua trung gian tiền tệ chưa có. Chỉ có thể đă tồn tại rất lâu một hệ thống đổi chác vật dụng trực tiếp (a barter system) giữa người thừa và kẻ thiếu. Sử liệu trực tiếp về chợ th́ măi đến thời nhà Lư mới thấy ghi nhận lần đầu tiên, và rất đại lược: Vào năm 1035, vua Lư Thái Tông cho “mở chợ Tây Nhai có hành lang dài.”[18]  Phải đến thế kỷ XVI mới lại thấy có một tư liệu viết hiếm hoi liên quan đến chợ. Đó là một bài văn bia do một vị tiến sĩ họ Đặng viết và được khắc trên “Nguyễn Kiều thị bi” (bia chợ Nguyễn Kiều), ghi việc xây dựng lại chợ Nguyễn Kiều ở xă Phúc Hải huyện Ngư Thiện (tỉnh Thái B́nh) vào năm Tân Măo, niên hiệu Đại Chính 2 (1531) đời vua Thái Tông nhà Mạc, tức Mạc Đăng Doanh (1530 - 1540).[19]

Tuy nhiên, theo nghiên cứu của các nhà sử học Việt Nam, chợ đă xuất hiện trong nền kinh tế hàng hoá Việt Nam rất sớm, ít ra cũng từ những thế kỷ đầu công nguyên. Nhiều mảnh đồng tiền cổ Trung quốc niên hiệu Cảnh Nguyên đời Hán (263 – 265), và niên hiệu Khai Nguyên đời Đường (722 – 766), được phát hiện tại cố đô Hoa Lư cho thấy sự trao đổi hàng hoá qua h́nh thức buôn bán có lẽ đă thịnh hành ở đây từ rất lâu trước thế kỷ X, nghĩa là trước khi Ngô Quyền giành lại độc lập vẻ vang cho nước ta, chấm dứt một ngàn năm mươi năm nô lệ.

Dẹp xong 12 sứ quân, thống nhất đất nước, Đinh Tiên Hoàng Đế đă cho đúc tiền “Thái B́nh Thông Bảo”, loại tiền đầu tiên của ta. Điều này càng khẳng định sự hiện hữu của chợ búa vào thời đó. “Xung quanh Hoa Lư c̣n có nhiều chợ như Chợ Điềm, Chợ Rịa, Chợ Nu, Chợ Nội Lâm. Tương truyền trong vùng kể rằng những chợ đó một số có từ đời Đinh, một số có thể có từ trước”[20].

Sau khi vua Lư Thái Tổ dời đô ra Thăng Long (Hà Nội ngày nay), Hoa Lư mất yếu tố phát triển của (kinh) thành, sinh hoạt ở các chợ cổ đó đă dần dần sa sút, và trở thành những chợ nhỏ địa phương.

Từ đời Lư nền kinh tế nước ta đă khá phồn thịnh. Nhiều ngành sản xuất thủ công nghiệp khá phát triển như nghề gốm, nghề dệt, nghề làm giấy, làm muối. Sản vật trong nước dồi dào. Nhu cầu mua bán đổi chác của nhân dân cũng tăng lên. Kinh đô Thăng Long đă giữ vai tṛ một trung tâm kinh tế quan trọng bậc nhất trong nước, với các chợ lần lượt xuất hiện ở cả ba mặt Đông, Tây và Nam của kinh thành.[21]  

Nhưng phải đến đời Trần, sinh hoạt của chợ búa mới được đề cập thêm vài nét nữa trong các tư liệu viết. Và đến khoảng nửa sau thế kỷ XIX, tên chợ lớn nhỏ trong nước mới được liệt kê khá rành mạch trong bộ sách địa lư chính thức của triều Nguyễn, bộ Đại Nam Nhất Thống Chí.

H́nh thức chợ búa ở nước ta vào thế kỷ XIII được Trần Cương Trung ghi lại bằng vài nét đại lược trong quyển “An Nam Tức Sự”, một loại “hồi kư chiến tranh”. Trần Cương Trung, tức Trần Phu, một viên quan trong đội quân Nguyên Mông sang xâm lược nước ta vào đời Trần. Sau khi bị quân dân Đại Việt đánh cho tơi tả, đội quân hung hăn nhất của mọi thời đại đó đành tháo chạy thoát thân về nước. Trần Phu sống sót trong đám bại quân. Trong “An Nam Tức Sự”, Trần Phu kể lại những điều y tai nghe mắt thấy ở Đại Việt trong đó có t́nh h́nh chợ búa của nước ta lúc bấy giờ: Trong nước cứ 5 dặm th́ dựng một cái nhà 4 mặt đều đặt chơng làm nơi họp chợ. Mỗi hai tháng chợ họp một lần. Trăm thứ hàng hoá đều tụ họp lại đây.

Đặc biệt, từ thế kỷ XIII (hoặc có thể từ trước nữa), tại Việt Nam đă tồn tại một h́nh thức “chợ quốc tế” nổi trên mặt biển như các chợ nổi ở miền Tây ngày nay.

Trong “An Nam Tức Sự”, Trần Cương Trung viết về chợ nổi ở Đại Việt như sau: “Phủ Tinh Hoa (Thanh Hóa) cách thành Giao Châu hơn 200 dặm, các phiên thuyền ở hải ngoại tụ tập ở đấy, họp chợ ngay trên thuyền rất đông…. Thật là một thị trấn lớn.”[22]

Do nền ngoại thương phát triển, trong nước h́nh thành nhiều cảng thị, phố thị buôn bán phồn thịnh. Cảng Vân Đồn được vua Lư Anh Tông thiết lập năm 1149,[23]  là một cảng thị quan trọng. Dần dần về sau xuất hiện thêm các trung tâm ngoại thương nổi tiếng khác: Phố Hiến, Thanh Hà và Hội An.

Phố Hiến, khu chợ quốc tế sầm uất cạnh tỉnh lỵ tỉnh Hưng Yên, một thời từng được xưng tụng “Nhất kinh kỳ, nh́ Phố Hiến”. Những người nước ngoài đến buôn bán ở Phố Hiến gồm người Hoa, người Nhật, người Xiêm (Thái Lan), và đến thế kỷ thứ XVII có cả người Âu châu từ Hoà Lan, Bồ Đào Nha, Anh và Pháp.

Thanh Hà ở Thuận Hóa (Huế), nằm phía đông huyện Hương Trà là một cảng thị phồn thịnh vào thế kỷ XVI, XVII. Tuy nhiên, về sau do các trục giao thông tiếp cận với khu vực Huế ngày càng bộc lộ nhiều nhược điểm[24]  nên từ khoảng đầu thế kỷ XVIII, Thanh Hà suy tàn dần, để sau đó chỉ c̣n được nhắc lại có vài ḍng đơn sơ trong Đại Nam Nhất Thống Chí “xưa là nơi đô hội có tiếng”. Dù sao, sự suy tàn của cảng thị Thanh Hà đă đưa đến sự ra đời của một chợ khác cũng lớn nhất ở cố đô Huế. Đó là chợ Đông Ba. Tương truyền tên chợ trước kia là Đông Hoa v́ chợ tọa lạc trên phố Đông Hoa, gần cửa Đông Hoa. Do một sự kỵ húy ǵ đó trong hoàng gia mà Đông Hoa được đổi thành Đông Ba.[25]  Về sau chợ dời ra bờ sông gần cầu Gia Hội và vẫn giữ tên Đông Ba đó. Ngày nay tên chợ Đông Ba hầu như được cả nước biết đến, có lẽ do tên Đông Ba đă đi vào thi ca và các điệu ḥ dễ thương xứ Huế.

Thuyền từ Đông Ba thuyền qua Đập Đá, thuyền về Vĩ Dạ, thẳng ngă ba Śnh

Lờ đờ bóng ngả chênh vênh, giọng ḥ xa vọng nhắn t́nh nước non.

Bến chợ Đông Ba tiếng gà eo óc

Bến chùa Thọ Lộc tiếng trống sang canh

Giữa sông Hương rợn sóng khuynh thành

Đêm khuya một chiếc thuyền mành ngửa nghiêng.

Hội An hiện nay trở thành một trong những di sản văn hóa của Việt Nam và thế giới, một trung tâm du lịch đặc sắc, và không c̣n vai tṛ một thương cảng trong nền nội ngoại thương của đất nước. Tuy nhiên, chợ Hội An xưa từng trải qua một thời phát triển vô cùng rực rỡ, c̣n được thấy ghi lại trong mục Chợ và Quán tỉnh Quảng Nam trong sách Đại Nam Nhất Thống Chí của Quốc Sử Quán triều Nguyễn:

 “Chợ Hội An: ở xă Hội An về phía đông huyện Diên Phước tục gọi phố Hội An, phía nam liền sông cái, trên bờ hai bên phố ngói liên tiếp chừng hai dặm, bến sông thuyền ghe tấp nập đi lại như mắc cửi; có nhiều khách buôn người Thanh trú ngụ, có 4 bang là Quảng Đông, Phúc Kiến, Triều Châu và Hải Nam, buôn bán hàng hoá phương Bắc, có đ́nh chợ và hội quán, buôn bán tấp nập, là nơi đô hội lớn xưa nay. Lại ở phía nam sông là đầm Trà Nhiêu, chỗ thuyền buôn các nước dừng đậu.”[26]

Nên biết rằng Hội An không những từng là một trung tâm ngoại thương quan trọng của cả xứ Đàng Trong mà c̣n được giới doanh nhân quốc tế thời bấy giờ coi như một trung tâm thương mại của cả vùng Đông Nam Á.

Trong Phủ Biên Tạp Lục, Lê Quí Đôn dẫn lời một khách buôn họ Trần người Quảng Đông (Trung Quốc) nói về sự phồn thịnh của Hội An như sau: “Thuyền từ Sơn Nam về th́ chỉ mua được một thứ củ nâu, thuyền từ Thuận Hoá về cũng chỉ có một thứ hồ tiêu; c̣n từ Quảng Nam (tức Hội An) về th́ các hàng không món ǵ không có, các nước phiên không (b́) kịp được. Phàm hoá vật sản xuất ở các phủ Thăng Hoa, Điện Bàn, Quảng Ngải, Qui Nhơn, B́nh Khang và dinh Nha Trang, đường thủy, đường bộ, đi thuyền, đi ngựa, đều hội tập ở phố Hội An, v́ thế người khách phương Bắc đều tụ tập ở đấy để mua về nước. Trước đây hàng hoá nhiều lắm, dù trăm chiếc tàu to chở cùng một lúc cũng không hết được.”[27]

Thế nhưng, vào thế kỷ XIX, do chính sách bế quan tỏa cảng của triều Nguyễn, nền kinh tế nước ta lâm cảnh sa sút. “Sự buôn bán với ngoại quốc rất ít đă đành, mà ở trong nước th́ xứ này qua xứ khác đường giao thông không tiện, cho nên sự buôn bán thường hạn trong phạm vi địa phương (… ) Giá trị của những cuộc giao hoán ấy chẳng là bao nhiêu.”[28]

Trong Nam, từ trước năm 1698 (là năm Chưởng dinh Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh lập dinh Phiên Trấn ở Gia Định), khu vực Sài-G̣n đă có đông cư dân, việc buôn bán trao đổi hàng hoá trong nhân dân ắt hẳn đă thành nề nếp, tạo tiền đề vững chắc cho sự phát triển trong tinh thần tự chủ của chợ búa sau này, trong thời kỳ Pháp chiếm đóng. “Du khách phương Tây đến Sài-G̣n vào những thế kỷ trước ngạc nhiên về cách tổ chức ngăn nắp, trật tự của các chợ ở thành phố Sài-G̣n. Hàng hóa phương Tây không bày bán trên các quầy (… … ). Du khách phương Tây cho rằng chỉ riêng phố chợ Sài-G̣n (gồm cả Chợ Lớn) đă bằng kinh đô Băng Cốc của Xiêm (Thái Lan).”[29]  Thành phố Sài G̣n có thời nổi tiếng “Ḥn Ngọc Viễn Đông” là không lạ.

Theo nhận xét của những lái buôn nước ngoài đến giao thương với Việt Nam, từ khoảng giữa thế kỷ XVII, các khu chợ ở Thăng Long đă phát triển đến mức có thể so sánh ngang ngửa với nhiều đô thị ở châu Á![30]

Không biết từ thời nào đă xuất hiện quan niệm “buôn có bạn bán có phường” dẫn đến việc h́nh thành tại kinh đô Thăng Long những phố chợ chuyên kinh doanh một loại mặt hàng, tạo nên nét độc đáo riêng biệt của “Hà Nội 36 phố phường” làm sửng sốt cả những du khách tây phướng đến từ những quốc gia có nền kinh tế thương mại phát triển. Năm 1884, một du khách châu Âu đến Thăng Long đă ghi nhận một cách thú vị: “Mỗi loại hàng hoá đều có một phố riêng. Ở phố Bát Sứ, tất cả đều xanh. Tiếp đến phố Bát Đàn, tất cả đều đỏ. Rồi đến phố Hàng Đồng lấp lánh ánh kim vàng chói. Phố Hàng Thêu và phố Hàng Tranh màu sắc tươi vui sặc sỡ”. Năm 1889, một người khác nhận xét: “Tôi đă trông thấy nhiều phố. Điều đặc biệt là những phố này do những nhà công nghệ hoạt động trong cùng một nghề cư trú… Điều đó thoạt nh́n h́nh như có vẻ vô lư về phương diện thương mại. Cứ như vậy, trên một quăng dài độ chừng 100 – 200 mét không có ǵ khác ngoài các cửa hàng đồ khảm. Xa hơn không có ǵ khác ngoài các cửa hàng mây đan. Xa hơn nữa không có ǵ khác ngoài cửa hàng bán gạo… ” [31]

Khuynh hướng chuyên doanh đó hiện nay cũng được thấy khá phổ biến tại TP HCM. Trên một đoạn đường dài người ta chỉ cùng bán một mặt hàng, hoặc một chủng loại hàng. Ngoài ra c̣n có các chợ chuyên doanh:

-Chợ Kim Biên, Phường 13 quận 6, chợ xưa nhất thành phố, buôn bán 4 mặt hàng chính: Bách hóa mỹ phẩm, dụng cụ gia đ́nh, bột màu thực phẩm, hoá chất, dụng cụ cầm tay.

-Chợ B́nh Tây chuyên hàng tiểu thủ công nghiệp nội địa.

-Chợ Bến Thành: quần áo may sẵn, giày dép, bánh mứt.

-Chợ Cầu Muối, chợ Cầu Ông Lănh[32] , chợ Ḥa B́nh: đầu mối cá biển, rau quả.

-Chợ Soái Ḱnh Lâm: chuyên vải sợi.

-Chợ Tôn Thất Đạm: chuyên đồ hộp, bánh kẹo.

-Chợ Nhựt Tảo: chuyên linh kiện điện tử.

-Chợ Tân Thành: chuyên phụ tùng xe các loại.

-Chợ Trần Chánh Chiếu: chuyên nông sản thực phẩm.

-Chợ Hà Tôn Quyền: chuyên sắt thép, phế liệu.

-Chợ Đại Quang Minh: chuyên phụ liệu ngành may[33].

-Chợ hoa tươi ở đường Hồ Thị Kỷ, Phường 1 Quận 10.

Và một chợ hoa tươi khác ở thành phố Hồ Chí Minh mới mở gần đây là Chợ Đêm Hoa tươi Đà Lạt ở Đầm Sen, hoạt động từ 10 giờ đêm đến 3 giờ sáng.

Ở Cần Thơ cũng có một loại “chợ chuyên” đặc biệt. Đó là Chợ rùa rắn Phụng Hiệp, ở huyện Phụng Hiệp, bán đủ thứ chim chóc, rùa rắn, chồn chuột…

Chợ Ḅ ở Ba Đồn (Quảng B́nh), đúng như tên gọi, là một “chợ chuyên” khác dành cho nông dân các vùng chung quanh bán và mua ḅ dùng trong việc cày, kéo hoặc giết thịt. Chợ họp ba lần mỗi tháng vào các ngày 6, 16, 26 âm lịch.

Ở Huế có khu quán ăn mang tên “Cơm Âm phủ”, nhưng không thành chợ. Trái lại Chợ Âm Phủ ở thành phố Đà Lạt họp từ 5 giờ chiều đến 7 giờ sáng hôm sau ven hồ Hồ Xuân Hương phục vụ thực khách – du khách dạo phố ban đêm. Một chợ Âm phủ khác nữa họp từ khoảng nửa đêm về sáng, quanh khu vực bến Ninh Kiều thành phố Cần Thơ là một chợ chuyên hàng bông, bán  sỉ các loại rau quả.

Vài năm gần đây, tại Hà Nội chính thức xuất hiện một chợ đêm khá nhộn nhịp hấp dẫn nhiều du khách mới đến HN và nam thanh nữ tú thủ đô – đi dạo xem hàng và vui chơi là chính. Chợ họp mỗi tuần ba đêm: Thứ Sáu, Thứ Bảy và Chủ Nhật, bắt đầu từ bờ hồ Gươm chạy suốt phố Hàng Đào và phố Hàng Ngang tới trước chợ Đồng Xuân, gồm đủ loại hàng hóa, phần nhiều là thời trang hiện đại. Trong mỗi kỳ chợ đêm này, người ta có tổ chức tŕnh diễn văn nghệ dân gian, chủ yếu là hát xẩm, hát chèo, trên một sân khấu lộ thiên ngay trước chợ Đồng Xuân, không khí diễn xuất khá chuyên nghiệp, thu hút khá đông khán thính giả.

Một chợ khác cũng sinh hoạt vào giờ đó hằng đêm là chợ bán chiếu ở xă Định Yên, huyện Lấp Ṿ tỉnh Đồng Tháp, thường gọi tắt là chợ chiếu Định Yên. Cũng có người gọi là Chợ Ma. Ban ngày nhân dân trong xă dệt chiếu. Cứ đến sau nửa đêm, người ta đem sản phẩm của ḿnh ra khoảng đất trống trước một ngôi chùa trên bờ một con kênh, tụ họp ở đó để bán. Mỗi người bán chiếu cầm một ngọn đèn dầu leo lét như đèn ma. Và tất cả người trong chợ đều đứng mà mua bán với nhau. Chẳng ai ngồi cả!

Ngoài ra c̣n có những khu chợ chuyên độc đáo do tính chất hoạt động của chúng. Đó là các chợ Hoa ngày Tết, và, từ vài mươi năm nay, chợ Báo Xuân mỗi năm chỉ đông đảo nhộn nhịp có một lần vào dịp Tết.

Có lẽ có thể kể thêm một loại “chợ chuyên” bất thường trong những thập niên 1980 - 90, mà thực ra là một “hệ quả” nảy sinh từ những biến động nhất thời trong quản lư kinh tế, đó là “chợ tiền”. Hoạt động chủ yếu của loại chợ này là mua bán hoặc đổi chác ngoại tệ. Thông thường chợ tiền không có điểm họp công khai và nhất định. Dường như đây là loại chợ duy nhất thường bị coi là hoạt động bất hợp pháp, và chỉ xuất hiện tại các đô  thị có nhiều hoạt động xuất nhập khẩu lớn, như ở thành phố HCM hoặc Hà Nội.[34]

Từ xưa các khu chợ nói chung thường h́nh thành dần dà một cách tự phát theo nhu cầu mua bán đổi chác tự nhiên của một vùng dân cư. Sự thay đổi địa điểm hoặc cách tổ chức quản lư do chính quyền địa phương hoặc trung ương, nếu có, là xảy ra về sau. Tuy nhiên sử sách cũng đề cập một số chợ ngay từ ban đầu do một cá nhân tạo lập. Sách Đại Nam Nhất Thống Chí ghi nhận Chợ Hội Xuyên ở huyện Gia Lộc tỉnh Hải Dương tương truyền do Đoàn Nhữ Hài, quan Ngự Sử Trung Tán đời Trần Anh Tông lập. Có thuyết lại nói chợ do pḥ mă đô uư triều Trần là Nguyễn Chế Nghĩa lập.

Một chợ khác, có tính hội xuân mỗi năm chỉ họp một lần. Đó là chợ tết Gia Lạc ở làng Nam Phổ cách trung tâm thành phố Huế chừng 7 cây số về phía Vỹ Dạ. Chợ họp từ chiều 29 đến hết ngày mồng 2 Tết. Chợ do Nguyễn Phước B́nh, con thứ tư của vua Gia Long lập nên. Chợ Gia Lạc là một thứ chợ Tết văn hoá, nhằm thưởng xuân vui Tết hơn là mua bán. Người ta tŕnh diễn ở chợ các tiết mục dân gian như hát bài cḥi, bài vè, ḥ giả gạo… và nhiều tṛ vui khác. Tuy vậy, hàng hóa bán mua ở chợ Gia Lạc cũng phong phú như một loại chợ trời trong các ngày Tết khi các chợ phố đóng cửa[35] .

Chợ B́nh Tây tại TP. HCM do một người Tàu là Quách Đàm (thường được gọi theo tên hiệu buôn là ông Thông Hiệp) tự bỏ ra một số tiền rất lớn xây tặng cho chánh quyền Pháp thời đó (khoảng những năm 20 của thế kỷ 20). Quách Đàm mua vùng đất ruộng B́nh Tây với giá rẻ. Để biến vùng đất ruộng thành đất thổ cư thành phố kiếm một món lời to, ông ta xây tặng nhà nước (Pháp) ngôi nhà chợ, chiêu dụ giới kinh doanh buôn bán tập trung đến khu chợ mới khang trang. Chung quanh chợ, Quách Đàm xây hàng dăy phố lầu làm cửa hàng buôn bán để cho thuê. Theo lời kể của cụ Vương Hồng Sển trong “Sài-G̣n Năm Xưa”, đương thời kế hoạch làm ăn lớn của Quách Đàm đă không thành công như ư. Ngày nay chợ B́nh Tây là chợ đầu mối lớn nhất trong cả nước.

Vào khoảng đầu thế kỷ 20, hầu như người dân Nam bộ nào cũng thuộc ḷng câu hát ḥ thường nghe vang lên lảnh lót từ những con thuyền lênh đênh trên vùng sông nước ở đây:

Ḥ… ơ…

Đèn Sài g̣n ngọn xanh ngọn đỏ

Đèn chợ Mỹ ngọn tỏ ngọn lu (ḥ… ơ… )

Anh về học lấy chữ nhu (chữ nho)

Chín trăng em cũng đợi, (ḥ… ơ… ) mười thu em cũng chờ…

Hoặc “câu hát huê t́nh” :

Cúc mọc bờ ao kêu bằng cúc thủy

Chợ Sài-g̣n xa chợ Mỹ cũng xa,

Viết thư thăm hết nội nhà

Trước thăm phụ mẫu, sau là thăm em.

Chợ Mỹ là chợ Mỹ Tho. Thời đó, do vị trí thuận tiện trên trục giao thông đường thủy, chợ Mỹ Tho có vai tṛ một chợ đầu mối quan trọng, nổi tiếng trong cả Nam kỳ lục tỉnh. “Trên Sài-g̣n, dưới Mỹ Tho. ” Ngày nay, t́nh h́nh đă thay đổi, chợ Mỹ Tho trở lại là một ngôi chợ tỉnh trung b́nh như mọi chợ tỉnh khác. Về sự “thay bậc đổi ngôi” này, từ gần nửa thế kỷ trước cụ Vương Hồng Sển đă đưa ra những lời giải thích xác đáng, vừa nhân đó tiên báo sự tàn lụi của khu vực buôn bán hai bên bến phà Mỹ Thuận cũ:

 “Từ Chợ Lớn xuống xa một đỗi th́ có chợ Mỹ-Tho là giáp mối các con đường thửy vận về miền  Nam lục tỉnh, và lên thẳng Nam-Vang. (Ngày nào sự chuyên chở c̣n “ăn chịu” vào đường nước th́ chợ Mỹ-Tho sung túc phồn thịnh ngày ấy). Ngày nay khách bộ hành và hàng hoá xoay qua dùng nhiều xe hơi chạy ét-xăng hơn dùng tàu bè, cho nên chợ Mỹ đă “xuống chưn”. Câu thi xưa “Trên Saig̣n dưới Mỹ-tho, đâu đâu thiên hạ cũng nhường cho… ” nay không c̣n đúng sự thật! Trái lại các chợ búa không nằm trên đường nước nhưng vẫn nằm trên đường lộ cái, như chợ Cai-Lậy, bến phà Mỹ-Thuận, chợ Cần-Thơ, chợ Sóc-Trăng, vẫn tấn phát như thường nhờ xe qua lại hằng bữa. Riêng bến phà Mỹ-thuận, ngày nào cầu bê tông cốt sắt xây cất xong, xe khỏi xuống bắc, th́ chợ nhóm nơi đây sẽ mất phồn thịnh.”[36]

Do nhu cầu vận chuyển, các chợ đều chọn địa điểm gần trục giao thông, nếu không ở bên đường bộ th́ cũng phải “bên dưới có sông bên trên có chợ” th́ mới thuận tiện cho sự phát triển:

Đồn rằng Kẻ Lạng vui thay

Đi ba bốn ngày kể đă lắm công

Bên dưới có sông, bên trên có chợ

Anh lấy em về làm vợ nên chăng?

Tre già để gốc cho măng….

 (Ca dao)

Từ xưa trong Nam đă có nhiều khu chợ với phong cách sông nước nam bộ rất riêng được Trịnh Hoài Đức miêu tả trong sách Gia Định Thành Thông Chí:

 “Chợ Hưng Lợi (tục gọi Vụng Cầu) ở phía nam sông Bảo Định, nhà san sát như vẩy cá. Chợ trông xuống sông lớn, người đi lại thường đợi nước thủy triều để theo ḍng nước mà đi xuôi đi ngược… cho nên sông này nhiều thuyền nhỏ bán thức ăn quư, cũng có khi bán thịt chín gọi là thịt Băi Đáp. Bởi v́ xă Băi Đáp huyện Quảng Điền, kinh Phú Xuân làm nghề mổ lợn, bán nước luộc thịt có cách riêng ăn rất ngon lành. Người ở đây bắt chước cũng gọi là thịt Băi Đáp.[37]

-Chợ Long Hồ ở phía đông trấn thự cách 1 dặm, hai mặt trông xuống sông. Chợ này lập từ năm Nhâm tư Túc Tông thứ 8 (1732); phố xá nối liền, bách hoá tụ tập, dăng dài 5 dặm, thuyền ghe suốt bến, đền thần, đ́nh làng, đàn hát náo nhiệt, là chợ phố lớn của trấn.

-Chợ Sa Đéc ở phía đông huyện lỵ Vĩnh Am. Chợ ở ven sông. Nhà phố nối liền đối nhau san sát như vẩy cá, dăng dài 5 dặm. Bè tre ở dưới sông cũng dựng nhà buồng san sát thành hàng. Chỗ th́ bán lụa đoạn, đồ dùng nam bắc; chỗ th́ bán các thứ dầu rái, than gỗ, mây tre, muối mắm. Trên bờ dưới sông, hàng hoá choáng mắt say ḷng, thực là đất phồn hoa” [38]

Tùy theo thời gian, không gian và hoàn cảnh mà chợ tồn tại dưới những h́nh thức khác nhau. Hoặc những kiến trúc khang trang bề thế ở các thành phố hoặc đô thị lớn, như Chợ Đồng Xuân (là chợ cổ phần đầu tiên và duy nhất trong cả nước) của thủ đô Hà Nội, Chợ Bến Thành, chợ B́nh Tây ở thành phố HCM, chợ Đông Ba ở Huế, Chợ Cồn Đà Nẳng, chợ Đầm Nha Trang…, Chợ Đà Lạt ở thành phố du lịch Đà Lạt; hoặc siêu thị, một thứ chợ hiện đại như một cửa hàng lớn, gần như bán đủ các chủng loại hàng. (Tại Việt Nam hiện nay hầu như phần lớn – nếu không phải là hầu hết – các  siêu thị tập trung tại các đô thị hoặc thành phố tương đối lớn. Một số do người nước ngoài đầu tư. ). Hoặc chợ họp lê la chồm hỗm trên mảnh đất nhếch nhác đâu đó trong làng, hay “trên băi đất trống trếnh như nghĩa địa. Người ta cắm mấy que tre, gác lên một tấm phên lợp bằng lá mía khô.. thế là thành quán chợ.” [39]

Có những khu chợ không cần được xây dựng hoặc che chắn, và hoàn toàn phản ánh đặc tính của vùng đất địa phương. Chợ Nổi Ngă Bảy Phụng Hiệp, và Chợ Nổi Cái Răng (huyện Châu thành, Cần Thơ), Chợ Nổi Cái Bè (huyện Cái Bè Tiền Giang) và Chở Nổi Gành Hào (Cà Mau), chẳng hạn. Đó là những khu chợ họp trên những chiếc thuyền nhỏ, đan xen vào nhau, bán các loại trái cây nông thổ sản trong vùng và hoạt động suốt đêm ngày bập bềnh trên sông nước. Mỗi chiếc ghe bán hàng treo món hàng ḿnh bán lên một cây sào. Bầu, bí, rau, củ, quả, … và cả cá tươi, gà, vịt… Người mua tự biết mà bơi thuyền đến. Người ta có thể bước đi liên tiếp trên thuyền, từ thuyền này sang thuyền khác, từ đầu này đến đầu kia của chợ có khi dài hàng cây số, giữa những âm thanh nhộn nhịp của tiếng chèo khua, tiếng máy nổ, tiếng người nói vang động trên mặt sông.

Ơ các vùng biên giới th́ có chợ biên giới. Chợ ở đây thường chỉ là khu vực trao đổi hàng hoá giữa nhân dân hai nước chứ không có kiến trúc chợ búa ǵ quan trọng. Chợ biên giới ở vùng cửa khẩu Tịnh Biên (An Giang) vang bóng một thời những năm trước đây là một ví dụ. “Ở đó không có ǵ có vẻ ǵ là chợ cả, bởi không có nơi tập trung nhóm họp để thành cái chợ, mà phân tán rải rác ở nhiều khu vực… V́ vậy cái gọi là chợ có thể là một dăy nhà, một bến xuống hàng, một chỗ đậu ghe xuồng… tứ tán mỗi chỗ một kiểu không theo thông lệ nào cả. Chỉ cần giấy tờ hợp lệ,

hàng hoá được cho phép là cứ trao đổi mua bán.”[40]  Một lượng lớn hàng nông sản, chủ yếu là trái cây, từng được xuất qua nước bạn Campuchea qua khu vực cửa khẩu này.

Ở vùng biên giới Việt – Lào th́ có chợ phiên Cam Lộ gần cửa khẩu Lao Bảo. Tên  chợ Cam Lộ đă có từ nhiều thế kỷ trước. Thời Pháp, chợ được gọi là chợ Đông Dương, là khu vực buôn bán nhộn nhịp của nhân dân vùng ba biên giới Việt Nam, Campuchea và Lào (cho nên cũng từng có tên Chợ Vùng Ba Biên Giới). Hiện nay chợ phiên Cam Lộ vẫn họp mỗi tháng sáu phiên vào các ngày âm lịch 3, 8, 13, 18, 23, và 28.

Đặc biệt ngày trước ở vùng Tây Bắc đây đó thỉnh thoảng có những “chợ không người bán”. “Ở đó người ta treo những món hàng thổ sản của ḿnh làm ra, trên những cành cây ven đường. Khách qua đường cứ tự tiện lấy xài, tuỳ ư để lại tiền bạc hay vật trao đổi, một cách hoàn toàn tự giác.” [41]

Các nhóm dân tộc vùng cao miền Bắc nước ta c̣n có một loại chợ rất độc đáo và đậm tính nhân bản gọi là chợ t́nh, như đă đề cập ở phần trên. Gọi là chợ thực ra chẳng có người mua kẻ bán ǵ. Đó là dịp trai gái người các dân tộc gặp gỡ, hẹn ḥ, t́m hiểu và đính ước với nhau. Người các dân tộc vốn thưa thớt lại sống rải rác heo hút trên các vùng núi cao, trai gái hiếm khi có dịp gặp gỡ. Mỗi tuần một lần các cô gái chàng trai từ các vùng núi xa xôi, có khi phải đi suốt một ngày đường, về một điểm tập trung nhất định để t́m bạn t́nh, hoặc để bày tỏ t́nh cảm với nhau, chỉ vào một tối thứ Bảy. Nếu tâm đầu ư hợp họ sẽ đi đến hôn nhân. Có nhiều điểm chợ t́nh rải rác trên các tỉnh cực Bắc, nhưng chợ t́nh Sapa trên dăy Hoàng Liên Sơn (huyện Sapa tỉnh Lào Cai) được nói đến nhiều hơn cả. Gần đây do thường xuyên bị du khách quấy rầy, các chợ t́nh, nhất là chợ t́nh Sapa mất đi phần nào chất thơ hồn nhiên vốn là vẻ đẹp truyền thống riêng biệt của nó. Các chợ t́nh thường phải dời đổi địa điểm hoặc giờ giấc để tránh những những cặp mắt thô lỗ ḍm ngó. “Đêm đêm, giờ tí, bao giờ cho Tây du lịch lùi về khách sạn, chui vào chăn ngủ th́ chợ t́nh lại họp. Chợ t́nh Sapa giờ đây trải rộng ra, phân tán đi, diễn suốt dọc suối Tà Vằn, men thảm cỏ Tà Ph́nh, và trên rừng đá Hàm Rồng” [42]

Một loại chợ t́nh khác không kém độc đáo là “Phiên chợ Gặp Lại Người Yêu. ” Hàng năm các đồng bào dân tộc sinh sống ở vùng Mèo Vạc, Đồng Văn, Quảng Bạ, Cốc Lếu, Mường Khương, dành một phiên chợ cho những đôi trai gái của những mối t́nh dang dở được gặp lại nhau. Họ yêu nhau từ thuở vào đời, nhưng v́ những éo le ngang trái nào đó mà không lấy được nhau.

Đến ngày phiên chợ đặc biệt này, những cặp t́nh nhân cũ tái hợp với nhau, và được sống với nhau như vợ chồng – đúng nghĩa – trọn một ngày của phiên chợ, để được ôn lại thuở yêu đương xưa cho thỏa ḷng mong nhớ, mà không hề bị mang điều tiếng hay tội lỗi ǵ với vợ hay chồng ḿnh. Hôm sau họ chia tay nhau về với nghĩa vụ đời thường của họ.

Phiên chợ này phần nào làm vơi nỗi đau của các cuộc t́nh tan vỡ v́ nghịch cảnh, và chứng tỏ rằng họ vẫn là người t́nh ban đầu tha thiết của nhau. Tất nhiên không phải cặp t́nh nhân tan vỡ nào cũng t́m về phiên chợ, v́ có những cuộc t́nh phải chia tay mà không vướng mắc ǵ, thậm chí c̣n thù ghét nhau. [43]

 

Chợ trong thơ ca và truyền thuyết Việt Nam

Trong tác phẩm “Tang Thương Ngẫu Lục” Phạm Đ́nh Hổ kể chuyện Thám hoa Nguyễn Đăng Cảo, người làng Hoài Băo huyện Tiên Du (Bắc Ninh) v́ ăn một bữa thịt chó ở chợ Cầu Lim mà mất dịp thành tiên. Nguyễn Đăng Cảo đổ Thám Hoa đời Lê Hy Tông (1676 – 1705), vốn là người rất mê thịt chó. Nhân một hôm đi chơi trên núi Lạn Kha, Nguyễn gặp được vi tiên Trần Đoàn. Nguyễn xin theo tu tiên và được vị đại tiên nhận lời. Trên đường đi cùng tiên ông, t́nh cờ qua chợ Cầu Lim (làng Nội Duệ), nghe mùi thịt chó từ hàng cơm trong chợ thơm nức mũi, Nguyễn không nhịn được, xin tiên ông cho được ăn một bữa thịt chó cuối cùng. Tiên ông đồng ư. Sau khi Nguyễn ăn xong, Trần Đoàn cho Nguyễn biết Nguyễn không có mệnh thành tiên, nên không nhận Nguyễn nữa.

Cũng trong “Tang Thương Ngẫu Lục”, Nguyễn Áng kể chuyện chúa Trịnh cũng thích dạo chơi chợ búa. “Chúa ngự ra chơi Bắc cung. Cung có ao gọi là Long tŕ, rộng nửa dặm, trong ao trồng rất nhiều hoa sen, hoa súng. Ven ao đắp đất chồng đá làm núi, chỗ cao chỗ thấp, dàn đặt có h́nh thế. (… ). Nội thị từ tam phẩm trở lên, chít khăn mặc áo như đàn bà, bày hàng ở ŕa đường, bán những tạp hóa cùng các đồ hoa quả, chả, rượu, thức ǵ cũng có, chồng chất như núi. Các cung nhân qua lại mua bán, vừa mua vừa cướp, không cần hỏi giá bao nhiêu, đua nhau đem những câu hát quê ra đối đáp với nhau, tiếng cười đùa vang cả trong ngoài”[44].

Về chuyện này, trong “Vũ Trung Tùy Bút”, Phạm Đ́nh Hổ ghi đích xác là chúa Thịnh Vương Trịnh Sâm, và chuyện xẩy ra mỗi tháng ba bốn lần ở cung Thụy Liên trên bờ Hồ Tây vào năm Ất Mùi (1774 – 1775).

Với quan niệm của người Việt Nam, khi chợ là khung cảnh sinh hoạt giao tiếp xă hội có tổ chức th́ người trần hay thần tiên cũng có chung nhu cầu họp chợ. Có chợ nhân gian th́ cũng có chợ trời.

Ai đi Hương Tích chợ trời đi

Chợ họp quanh năm cả bốn th́

Đổi chác người tiên cùng khách bụt

Bán buôn gió chị lai trăng d́

Yến anh chào khách nhà mây tỏa

Hoa quả bày hàng điếm cỏ che

Giá áo, lợn, tằm, tiền, gạo đủ

Bán mua mặc ư muốn chi chi.

 (Nguyễn Khuyến – Chợ Trời Hương Tích)

Nhà thơ Tản Đà của chúng ta cũng đă từng gánh văn lên bán chợ trời.

Văn đă giàu thay lại lắm lối

Trời nghe Trời cũng bật buồn cười

Chư tiên ao ước tranh nhau dặn:

 “Anh gánh lên đây bán chợ Trời”

 (Tản-Đà –  Hầu Trời)

Trong bài Văn Tế Thập Loại Chúng Sinh, thi hào Nguyễn Du nghĩ thương đến những cô hồn không nơi nương tựa, vất vưởng đầu chợ cuối sông thật cảm động:

Hoặc là bụi cỏ bóng cây

Hoặc là quán nọ cầu này bơ vơ

Hoặc là nương thần từ Phật tự

Hoặc là nhờ đầu chợ cuối sông

Hoặc là trong quăng đồng không,

Hoặc nơi g̣ đống hoặc vùng lau tre…

Với Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đ́nh Chiểu và bài phú Gia Định Thất Thủ (khuyết danh), những tên chợ xưa nay vẫn c̣n thân thuộc với mỗi người dân Nam bộ.

Đoái sông Cần Giuộc cỏ cây mấy dặm sầu giăng,

Nh́n chợ Trường B́nh già trẻ hai hàng lụy nhỏ.

 (Nguyễn Đ́nh Chiểu, Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc)

Chợ Trường B́nh xưa ở vùng Cần Giuộc, Chợ Lớn.

Từ Bến Thành trải qua Chợ Sỏi, mùi tinh chiên xí xố biết bao nhiêu

Nơi Chợ Lớn trải tới Cầu Thương, quân mọi rợ lẫy lừng nên quá lắm.

Cầu Bà Nghè cùng nơi Chợ Quán, lũ tham tàn đắc ư vênh râu,

Chùa Cẩm Thảo trải tới Cây Mai, Phật Bồ Tát chịu nghèo ôm bụng.

 (Phú Gia Định Thất Thủ)

Chợ Sỏi về sau là chợ Cầu Ông Lănh (tên của Lănh Binh Nguyễn Ngọc Thăng thời chúa Nguyễn) ở thành phố HCM[45] .

Trong số những chợ phiên nổi tiếng ở miền Bắc nước ta có Chợ Ó, một chợ đặc biệt ở làng Ó (tên chữ là Xuân Ổ, thuộc huyện Tiên Sơn, Hà Bắc). Mỗi năm chợ Ó chỉ họp một phiên vào tối mồng 4 đến sáng mồng 5 Tết. Người ta tin rằng đến chợ phiên hàng năm này có người dương gian và ma quỉ từ cơi âm lên. Không ai nhận rơ mặt ai. Người ta mua bán với nhau những con gà đen. Gà đen là con vật mua bán truyền thống ở chợ. Người ta tin tưởng gà đen có khả năng nhập vào cơi âm, ḍ xét t́nh h́nh ở đó để về bẩm báo lại với thành hoàng làng, theo đó thành hoàng liệu bề phù hộ cho làng.[46]

Cũng mỗi năm họp một lần như chợ Ó và chợ Gia Lạc trên đây, c̣n có Chợ Đ́nh làng Bích La ở xă Triệu Đông, Quảng Trị, mỗi năm chỉ họp một lần vào ngày mồng ba Tết. Theo truyền thuyết kể lại, th́ xưa kia hồ nước nơi khu đ́nh làng có một con rùa vàng rất lớn sống. Vào dịp Tết và ngày mồng một hàng tháng rùa thường nổi lên vờn quanh hồ. Dân làng tin rùa vàng là hiện thân của vị thủy tổ của làng, phù hộ cho dân làng hưng thịnh và học hành đỗ đạt. Gần hồ có giếng Mộc Bài. Hàng năm vào dịp tế Đ́nh th́ dân làng lại vét giếng. Nếu nước giếng trong vắt là điềm báo một năm thịnh vượng cho nhân dân trong làng. Nếu nước đục phèn là làng gặp chuyện bất an. Vào ngày mồng ba Tết một năm nọ, giếng Mộc Bài bỗng ứa phèn. Cùng lúc ấy ở hồ Đ́nh con rùa vàng hoá thạch. Lo sợ tai họa, dân làng tập trung quanh hồ gơ trống khua chiêng, la hét đánh thức rùa dậy v́ ngỡ rùa ngủ quên. Từ đó dân làng lập bàn thờ, xây Đ́nh, và hàng năm cứ vào mồng ba Tết lại họp chợ đánh thức rùa vàng, dần dần  thành ra phiên chợ đầu năm rất độc đáo. [47]

Người miền Trung có câu hát ru em:

Ru tam tam théc cho muồi[48]

Để mạ đi chợ mua vôi ăn trầu…

Mua vôi chợ Quán, chợ Cầu

Mua cau Nam Phổ, mua trầu chợ Dinh.

Riêng cái chợ Dinh này không biết xưa kia (và bây giờ) tọa lạc tại đâu ở Huế, mà thấy Đại Nam Nhất Thống Chí ghi rằng ở các tỉnh Phú Yên và Khánh Hoà cũng có những ngôi chợ cùng tên. Một Chợ Dinh ở huyện Tuy An tỉnh Phú Yên. Một chợ khác ở huyện Tân Định (nay không rơ c̣n không) tỉnh Khánh Ḥa. Chợ Dinh Tân Định Khánh Ḥa vốn có tên là Chợ Mỹ Thịnh, nhưng do vào đầu đời Nguyễn ba dinh Trấn Thủ, Cai Bạ và Kư Lục đóng ở đó nên người ta quen gọi là chợ Dinh. Rồi thêm chợ Phú Thịnh ở huyện Vĩnh Xương (cũng tỉnh Khánh Hoà) cũng gọi là chợ Dinh nữa! Nếu ở Huế cũng có chợ Dinh, th́ chắc đó là cái chợ trong câu hát sau đây:

Chợ Dinh bán áo con trai

Chợ trong bán chỉ, chợ ngoài bán kim.[49]

 “Chuyện rằng vùng chợ Dinh có ông Hoàng Mười, (tức ông Hoàng Tùng Đệ, con thứ mười của vua Gia Long) khao khát có một đứa con trai nối dơi tông đường, bèn sai người may hàng loạt áo con trai mang ra chợ Dinh bán. Áo bán rẻ như cho, thành ra dân nghèo đổ xô đến mua. Lương dân bất kể trai gái, từ đó đều diện chung một kiểu áo. C̣n ông hoàng Mười ngồi trong dinh nh́n thiên hạ ngoài đường mà tưởng tượng ra toàn là con trai ḿnh cả”[50]

Một chợ nhỏ “của người nghèo và học tṛ” ở Huế nhờ may mắn ăn theo t́nh cảm của một cô gái bán rau si t́nh một anh học tṛ ở trọ học gần đó mà thoát khỏi t́nh trạng một ngôi chợ vô danh, nghiễm nhiên ghi tên vào văn học dân gian. Đó là chợ Cống bên ḍng sông Như Ư thuộc phường Xuân Phú bây giờ. Hàng ngày các cô gái Xuân Ḥa gánh rau ra chọ Cống bán. Trong số đó có người chỉ mượn cớ bán rau:

Giả đ̣ buôn hẹ bán hành,

Vô ra chợ Cống thăm anh kẻo buồn.[51]

Cũng t́nh trạng tương tợ như chợ Cống là chợ Phố và chợ Kênh Đào, không biết ở đâu, nay c̣n hay mất. Dù sao T́nh Yêu – vẫn được xem là có sức mạnh vạn năng – cũng giúp những ngôi chợ lưu danh, bất kể bản thân ngôi chợ c̣n tồn tại hay đă biến mất trong dâu bể cuộc đời.

-Em buôn chi rồi lại bán chi

Mười phiên chợ Phố em đi cả mười

 

-Em buôn bấc rồi lại buôn vàng

Mười phiên chợ Phố gặp chàng chín phen

Quí hồ gặp bạn cho liền

Mười quan bán được chín tiền cũng đi.

 (ca dao)

Em là con gái khuê pḥng

Em đi bán chỉ phải ḷng đ̣ thao

Anh đưa em đến chợ Kênh đào

Trở ra Tuần Quán trở vào Tuần Danh

 (Ca dao)

Một số ngôi chợ có đủ nội lực để tự khẳng định ḿnh, mà không phải nhờ T́nh Yêu cơng vào văn chương, trái lại cung cấp cho văn chương một cái “mốc” hứng giúp cho lời t́nh có sức lay động, nhờ vào tên chợ mà ai cũng biết. Chợ Bến Thành và chợ Hà Đông trong những câu hát sau đây là trong những chợ như vậy:

Chợ Bến Thành dời đổi

Người sao khỏi hợp tan

Xa gần giữ nghĩa tao khang

Chớ ham nơi quyền quư mà đá vàng xa nhau.

Có lẽ hai chữ “tao khang” (tấm cám) cũng đủ cho biết đây là một câu hát xưa. Ít ra câu hát cũng đă ra đời vào khoảng đầu thế kỷ XX, sau khi “Chợ Bến Thành dời đổi” lần thứ nh́. “Khi Pháp đến, chợ Bến Thành có chức năng là cảng Sài G̣n, là bến ở ngay cửa thành Phiên An thời Lê Văn Duyệt, vị trí ở đầu đường Hai Bà Trưng hiện nay. Pháp giải tỏa mé sông dành làm khu quân sự, cảng biển dời qua phía Bến Nhà Rồng, và cái chợ theo đúng nghĩa buổi đầu, là nơi buôn bán lương thực và thực phẩm bị dời qua Kinh Chợ Vải, đường Nguyễn Huệ ngày nay. Ban đầu là trên bến dưới thuyền, hàng hoá đưa bằng thuyền vào con kinh, đến nhà lồng chợ… ”[52]  Chợ Bến Thành dời đến vị trí ngày nay vào năm 1914. Trước đó khu vực này c̣n là ao vũng śnh lầy mới được san lấp. Chợ mới vẫn giữ tên Bến Thành mặc dù tại địa điểm mới không có bến cũng chẳng có thành nào nữa.

Cô kia đi chợ Hà Đông

Để anh kết nghĩa vợ chồng cùng  đi.

Anh đi chưa biết mua ǵ

Hay mua con lợn pḥng khi cheo làng.

 (Ca dao)

Tỉnh Hà Đông nổi tiếng khắp nước về hai thứ “đặc sản” : lụa và… sư tử. Lụa Hà Đông th́ không cần phải bàn ǵ thêm, v́ sản phẩm này từng có thời làm… mát cả nắng Sài-g̣n: Nắng Sàig̣n anh đi mà chợt mát, Bởi v́ em mặc áo lụa Hà Đông! (thơ Nguyên Sa). Nhưng về sư tử th́ e là… oan lắm. Câu “Hốt văn Hà Đông sư tử hống; Trụ trượng lạc thủ tâm mang nhiên” (Bỗng nghe sư tử Hà Đông rống, Rụng rời rơi cả gậy trên tay) là của thi hào Tô Đông Pha bỡn một người bạn. Tô là người thời Tống, cho nên con sư tử Hà Đông này là ở bên… Tàu! Nó không ăn nhập ǵ với các cô gái Hà Động dệt lụa đáng yêu của ta. C̣n cô gái chợ Đơ (tức chợ Hà Đông) tội nghiệp trong câu ca dao đang hái một loại rau thật lạ:

Em là con gái chợ Đơ

Hái rau lú bú ngẩn ngơ bên đường.

Ngày trước chợ là lănh vực hoạt động dành riêng cho nữ giới. Cho nên trong nhiều lời ca tiếng hát về chợ, ta gặp nhiều h́nh ảnh về họ, hoặc ít nhiều liên hệ đến họ. Từ một cô gái bị chú cai nào đó chọc ghẹo

Cậu cai buông áo em ra

Để em đi chợ kẻo mà chợ trưa

Đến một bà già muốn “cưa sừng làm nghé”

Bà già đi chợ Cầu Đông

Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng

Từ một cô vợ đi chợ ăn quà, về nhà đánh con,

Ruộng gần bỏ cỏ không cày

Chợ xa quà rẻ mấy ngày cũng đi

nhưng lại được đức lang quân thương

Đi chợ th́ hay ăn quà

Chồng yêu chồng bảo về nhà đỡ cơm

Đến một cô nàng chanh chua đanh đá

Gái này là gái chả non

Gái lường chợ Quán, gái buôn chợ Cầu

Hoặc một câu thơ chơi chữ cũng được người ta ghép vào một phụ nữ

Chị Hươu đi chợ Đồng Nai

Bước qua Bến Nghé ngồi nhai thịt ḅ

Lời khuyên nhủ này không nói rơ cũng biết là dành cho phái nữ:

Đi chợ th́ chớ ăn quà

Về chợ th́ chớ rề rà ở trưa

Và khi mô tả t́nh yêu nồng nhiệt của người vợ đối với chồng ḿnh, người ta cũng liên tưởng đến cảnh náo nức sôi nổi của buổi chợ đông để so sánh:

Gái thương chồng đương đông buổi chợ.

Ngày trước v́ chất tẩy rửa chưa phổ biến, người ta thường nhuộm vải bằng nước củ nâu cho đỡ bám bẩn. Thấy người yêu mặc áo để nguyên màu vải không nhuộm, nàng tỏ ra quan tâm với t́nh cảm dạt dào cảm động:

Ở chợ năm bảy hàng nâu

Sao anh mặc trắng cho rầu ḷng em!

 (ca dao)

Để tỏ ư rằng sự có hay không có mặt của ai đó cũng không là ǵ quan trọng đủ để có thể thay đổi hoàn cảnh, hoặc đủ để cho ai chú ư, người ta thường nói:

Có mợ th́ chợ cũng đông

Vắng mợ th́ chợ cũng không thiếu người.

Thế nhưng đă có lần chợ suưt không đông v́ thiếu “mợ. ” Tương truyền vào thời Minh Mạng, không rơ v́ sao triều đ́nh có chỉ dụ cấm phụ nữ mặc váy ra đường. Vào thời đó, tất cả phụ nữ già trẻ trong nước đều mặc váy. Lệnh cấm này quả là một cú sốc nặng

Tháng Tám có chiếu vua ra

Cấm quần không đáy người ta hăi hùng

Không đi th́ chợ không đông

Đi th́ bóc lột quần chồng sao đang.

Một số chợ ngày xưa thường họp theo phiên. Phiên này chợ họp nơi này, nhưng phiên sau có thể họp ở làng xa, tỉnh khác. Nhà thơ Nguyễn Bính nắm bắt h́nh ảnh những người phụ nữ “chạy chợ” đường xa với mấy nắm lá hương nhu đơn sơ giắt đầu cho thơm tóc thôi mà bức tranh thật sinh động:

Đường lên chợ tỉnh xa tăm tắp

Nắng mới ôi chao cát bụi mù

Các chị nhà bên đi bán lụa

Giắt đầu từng nắm lá hương nhu.

 (Nguyễn Bính – Cuối Tháng Ba)

Cho đến giờ, có vẻ như chợ vẫn cứ là vùng đất riêng của phụ nữ. Trong xă hội nông nghiệp nguyên thủy, việc giao dịch buôn bán đổi chác qui mô nhỏ và không mang tính mưu lợi dường như đă được phân công cho người phụ nữ từ thời c̣n hái lượm. Và việc đó tỏ ra thích hợp với họ hơn là với nam giới. Mua bán là môi trường thuận lợi cho họ thi thố tài năng. Chính trong khung cảnh giao dịch bán mua ấy một cô gái dễ dàng bộc lộ bản chất nết hạnh và khả năng ứng xử. Chả thế mà giữa chợ đông người được coi là nơi thích hợp cho các chàng trai khôn muốn t́m vợ đảm. Có thể đường xa chợ nắng khiến nàng không được trắng trẻo lắm như những tiểu thư khuê các. Nàng có thể phân bua, không dấu vẻ tự hào.

Trắng da v́ bởi phấn giồi

Đen da v́ bởi em ngồi chợ trưa

 (ca dao)

Cho nên đâu phải là ngẫu nhiên mà khi nhớ lại cô bạn gái tên Nhi thuở ấu thơ không biết giờ phiêu bạt nơi nào, Nguyễn Bính đă liên tưởng đến chợ, đặt cô bạn vào khung cảnh chợ:

Ngày xưa c̣n nhỏ Nhi c̣n đẹp

Huống nữa giờ Nhi đă đến th́

Tháng tháng mươi mười lăm buổi chợ

Cho người thiên hạ phải say Nhi.

 

Xóm chị em Nhi ở mấy nhà

Bến đ̣ đông vắng? chợ gần xa?

Nhà Nhi thuê có vườn không nhỉ?

Vườn có trồng cam có nở hoa?

 (Nguyễn Bính – Hoa Với Rượu)

Nhưng khi bản thân nhà thơ đi tới chợ th́ lập tức thấy ḿnh lạc lơng ngay. Chợ dường như không phải là khung cảnh thích hợp với nam giới, nhất là với khách làm thơ.

Nón lá áo tơi ra quán chợ

Trơ vơ trên bến nước sông đầy

Sầu nghiêng mái lá mưa tong tả

Chén ứa men lành lạnh ngón tay

 (Nguyễn Bính – Trời Mưa Xứ Huế)

Chợ càng đông th́ càng làm cho nhà thơ thêm thảng thốt nhận thức rơ nỗi thua kém của ḿnh, và cảm giác xa lạ bơ vơ giữa chợ.

Gạo nếp nơi đây sao trắng quá

Mỗi ngày phiên chợ một thêm đông

Thiên hạ đua nhau mà sắm Tết

Một ḿnh em vẫn cứ tay không.

 (Nguyễn Bính – Xuân Tha Hương)

Xưa kia, h́nh ảnh một anh đàn ông giữa chợ luôn gợi cảm giác không phù hợp, huống hồ một ông quan thượng (thượng thơ? ), “dân chi phụ mẫu” gói bánh bưng đi bán dạo ngoài chợ th́ thật là vừa khôi hài vừa rẻ rúng “hết biết”. Một nhà thơ khuyết danh thương hại vị quan to nhưng bon chen nhỏ mọn ấy, đă không ngần ngại gọi tuột ra cả tên lẫn họ:

Nghĩ thương quan thượng Nguyễn Kim Tŕ

Khôn khéo không ai dám sánh b́

Gói bánh bon chen bưng dưới chợ

Trồng trầu táy mót bán trong ty…

Thật khó tưởng tượng bản thân quan thượng bưng bánh bán rao ngoài chợ. Chắc là do người nhà quan làm mà quan mang tiếng. Nhưng nếu v́ làm quan thanh liêm nên gia cảnh chật vật, quan buộc ḷng phải để người nhà, vợ con xoay xở kiếm thêm thu nhập như thế th́ cũng lương thiện và chính đáng thôi mà.

Bây giờ đàn ông đứng bán hàng ngoài chợ không c̣n lạ mắt nữa. Ở chợ Đồng Xuân trước đây đă từng có ít nhất một “anh hàng dừa” :

Vui nhất là chợ Đồng Xuân

Thứ ǵ cũng có xa gần bán mua

Giữa chợ có anh hàng dừa

Hàng cam hàng quít hàng dưa hàng hồng…

Hóa ra, anh “hàng dừa” mà ngày nay có thể nh́n thấy trên mọi con đường ở thành phố Hồ Chí Minh vốn đă có mặt rất sớm trong chợ Đồng Xuân ở Hà Nội, và đă đi vào ca dao từ đời nảo đời nao rồi! Chợ Đồng Xuân vốn là hai chợ Bạch Mă và Cầu Đông xưa (Bà già đi chợ… này đây! ), khánh thành lần đầu vào năm 1890. Sau trận cháy chợ nghiêm trọng năm 1994, chợ được xây mới, đưa vào sử dụng năm 1996, và là một chợ cổ phần.

Và ai biết được trong quang cảnh đông đúc “đủ người gần xa”, “dập d́u” ở Chợ Đồng (tức chợ Đồng Nương ở Cẩm Khê) lại cũng có nhiều bóng dáng đàn ông trong đó:

Chợ Đồng vui vẻ ai ơi

Sáu phiên một tháng đủ người gần xa.

Trước cửa đ́nh trông ra đường cái

Dưới ḍng sông một dải trong veo

Thuyền buôn tay lái tay chèo

Bộ hành kẻ gánh người đeo dập d́u

Vậy mà, lạ thay, dường như chợ đêm Ḥa B́nh (ngày trước) lại dành cho đàn ông (và là đàn ông bẹp tai) th́ phải. Thi sĩ Tản Đà từng đi chơi chợ Ḥa B́nh và ghi nhận:

Mỗi tháng chợ đêm ba buổi họp

Ngọn đèn nha phiến đốt linh tinh!

 (Tản Đà – Chơi Chợ Ḥa B́nh)

Một vài chợ huyện, chợ tỉnh ở miền Bắc ngày xưa có lẽ cũng phần nào có tính chợ chuyên như các phố phường ở Hà-Nội.

Chợ Giầu bán sáo bán sàng

Bắc Ninh bán những nhẫn vàng trao tay

Đ́nh Bảng bán ấm bán khay…

Phù lưu họp chợ mỗi ngày mỗi đông…

Ơ miền Nam “thời cựu”, người từ lục tỉnh lên Sài G̣n buôn bán làm ăn là chuyện b́nh thường. Trong giao tiếp qua lại, nhiều mối t́nh nảy nở giữa hai bên. Do những biến động của thời cuộc, hay do làm ăn thất bát sao đó mà một bên đă hát lời chia tay thống thiết này:

Chợ Sài-g̣n cẩn đá,

Chợ Rạch giá cẩn xi-moong

Giă em ở lại vuông tṛn

Anh về xứ sở không c̣n xuống lên

Ngày nay với đề án giảm bớt số chợ truyền thống trong thành phố để phát triển siêu thị, có lẽ đến một lúc nào đó con số trên hai trăm chợ lớn nhỏ có mặt xưa nay tại các quận huyện thuộc thành phố Hồ Chí Minh sẽ chỉ c̣n để lại vài di tích hoặc h́nh bóng trong ca dao hay trong tác phẩm văn học mà thôi. Và với kỹ thuật và vật liệu xây dựng hiện đại, có lẽ khó t́m ra được một ngôi chợ mới nào c̣n được “cẩn xi-moong. ”

Saigon 2001

 (Bổ chú: 2010 - 2011)

 



[1] Will Durant, Nguồn Gốc Văn Minh, Nguyễn Hiến Lê dịch, Nxb Thuận Hóa, Huế, 1991, trang 8.

[2] Đẻ Đất Đẻ Nước, Nxb Văn Học, Hà Nội, 1976.

 

[3] Trước năm 1975 có một tác giả (ở miền Nam) có lẽ không hiểu ư nghĩa của từ chợ này nên trong một cuốn sách giáo khoa b́nh giảng thơ văn của ḿnh đă tự ư sửa từ chợ trong câu thơ trên của bà Huyện Thanh Quan  thành ra rợ, nhưng không thấy nói căn cứ theo chữ viết trong một bản Nôm nào

[4] Nguyễn Văn Tân, Từ Điển Địa Danh Lịch sử Văn Hóa Việt Nam, Nxb Văn Hóa - Thông Tin, Hà Nội, 1998.

 

[5] Có chỗ gọi sai là chợ Giàu (đối nghĩa với Nghèo). “Phù Lưu” là âm cổ (phlu, tlâu) của từ “trầu”. Nhiều địa phương ở miền Bắc gọi “trầu” là “giầu”. Chợ Giầu một tháng sáu phiên, Ai ơi nhớ lấy đừng quên chợ Giầu. (ca dao).

 

[6] Lấy nông nghiệp làm gốc.

[7] Có một thời kỳ thật lâu, các hoạt động buôn bán lớn nhỏ trong nước đều có mặt người Hoa tham dự. Và họ thường tỏ ra xuất sắc hơn người Việt trong lănh vực này. Những ngành thương nghiệp quan trọng ở Việt Nam ngày trước hầu như tập trung trong tay người Hoa.

[8] Năm 1461, vua Lê Thánh Tông ra sắc chỉ: “Từ nay về sau trong việc làm ruộng, phải khuyến khích quân dân đều chăm nghề nghiệp sinh nhai để đủ ăn mặc, không được bỏ gốc theo ngọn, hoặc kiếm chuyện buôn bán làm tṛ du thủ du thực. Người nào có ruộng dất mà không chăm cày cấy th́ quan cai trị bắt tŕnh trị tội.” Đại Việt Sử kư Toàn Thư  - [Sau đây sẽ gọi tắt là ‘Toàn thư ’] - tập 2, bản dịch của Hoàng Văn Lâu, Nxb Khoa Học Xă Hội, Hà Nội. 1985, trang 296 – 297.

[9] “Người nước ta xưa kia chỉ chăm nông nghiệp và sĩ nghiệp mà để sự buôn bán lại cho Hoa-kiều”. Đào Duy Anh, Việt Nam Văn Hóa Sử Cương, Nxb Bốn Phương, Sài G̣n, 1951, trang 72.

 

[10] Trần Ngọc Thêm, T́m Về Bản Sắc Văn Hóa Việt Nam, Nxb Tp. Hồ Chí Minh, 1997. Trang 254.

[11] Trần Ngọc Thêm, sđd. 254.

[12] Mai Ngữ, Tuổi Trẻ Xuân 1993. Dẫn theo Trần Ngọc Thêm, sđd. 255.

[13] Trong thời phong kiến, v́ không có cùng quan điểm xă hội về chợ như chúng ta nên người Trung Quốc đă không thể nào hiểu được trong các buổi chợ Việt Nam hầu như chỉ gồm toàn phụ nữ. Họ cho như thế là “vô luân”. Phát xuất từ cội nguồn du mục trong tiềm thức xa xưa, người Trung Quốc coi chợ chỉ thuần là môi trường hoạt động mưu lợi và thuần lư trí phù hợp với nam giới. Hoạt động chợ búa buôn bán thường do đàn ông đảm trách và họ tỏ ra xuất sắc trong lănh vực này. Thế nhưng, và do đó, cũng chính họ cố t́nh xem nhẹ vai tṛ thương nghiệp v́ tính “phi đạo đức” của nó, không đáng cho kẻ sĩ quan tâm. Có lẽ đó là một phản ứng tự cân bằng trong tâm thức dân tộc.

 

[14] Ví dụ chợ của người VN ở Cộng Ḥa Séc: “Một người Sec hoăc VN thuê một khu đất trống, dựng lên các lều lán tạm, dùng sơn phân chia các ô rồi cho thuê. Có hai h́nh thức họp chợ: Chợ bán đổ (bán buôn) như các chợ đổ Petys, 22 giờ HKH ở Praha, ở Teplice, Ostrava, Brno… Chợ Teplice mỗi tuần chỉ họp một phiên từ 16.30 giờ...  ngày Thứ Sáu. Chợ đổ Ostrava mỗi tuần họp liên tục ba buổi sáng thứ sáu, thứ bảy và chủ nhật. Chợ bán lẻ thường xuyên hầu như có ở tất cả các thành phố… Phần đông người VN buôn bán quần áo may sẵn, hàng thực phẩm châu Á, hàng giầy dép, hàng điện tử…  Một số mở các tiệm ăn, có cả các quán bán phơ, ḷng heo, tiết canh, tái dê… “  Tạ Hữu Trầm, “Chợ đổ VN và Vợ Chồng Hữu Nghị”, Tuổi Trẻ Chủ Nhật số 21/97, tr.12.

[15] “Matscơva ngày nay có nhiều trung tâm thương mại do người Việt cai quản, những khu chợ đúng nghĩa, đường hoàng trên luật pháp, trên cả tên gọi, (… )Hàng chục ô tô lớn nhỏ của người Việt đậu san sát nơi cổng. Các “cửu vạn” Nga c̣ng lưng vác những tải hàng to tướng ngang qua các bà chủ Việt Nam nhỏ thó tay vung vê quyển sổ, miệng liên tục la quát…” Việt Linh, “Chợ Việt Trên Đất Nga,” Saigon Tiếp Thi Xuân 2000, trang 28.

[16] -“Chợ Mường Hum (biên giới cực bắc Lào Cai) nằm dưới thung lũng nhỏ, ven suối Mường Hum, chung quanh là những dăy núi cao ngất trùng mây.  Cái chợ phiên cuối tuần ven suối Mường Hum này là nơi gặp gỡ, giao lưu mua bán và vui chơi của bà con các dân tộc Hà Nh́, H’mông, Hoa, Giấy, Dao Đỏ, Dao Tuyển, Hán……Những cô gái chàng trai ở bản làng đi chợ đâu chỉ để mua bán mà c̣n đi để vui chơi t́m bạn t́nh. V́ thế ai cũng làm đẹp chẳng khác ǵ đi dự ngày hội”. – Tấn  Vịnh, Đi Chợ Mường Hum, Tuổi Trẻ Chủ Nhật số 36/99, tr. 28.

[17] Đẻ Đất Đẻ Nước, sđd. Trang 141.

[18] Toàn Thư, Tập I, Bản dịch của Ngô Đức Thọ, Nxb Khoa Học Xă Hội, Hànội, 1983, tr. 264.

[19] Trung Tâm Khoa Học Xă Hội và Nhân Văn Quốc Gia, Văn Bia Triều Mạc, Nxb Khoa Học Xă Hội HN, 1996. trang 40 – 41.

[20] Nguyễn Hồng Mao, “Bước Đầu T́m Hiểu Thương Nghiệp Thế Kỷ X”, in chung nhiều tác giả trong tập “Thế Kỷ X Những Vấn Đề Lịch Sử” Nxb Khoa Học Xă Hội, Hà Nội, 1984, tr. 81.

[21] Phạm Văn Kính, “Vài Nét Về Bộ Mặt Thương Nghiệp Việt Nam Thời Lư Trần” in chung nhiều tác giả trong “T́m Hiểu Xă Hội Việt Nam Thời Lư Trần”, Nxb Khoa Học Xă Hội, Hà Nội. 1981. trang 191.

[22] Dẫn theo Phạm Văn Kính , sđd. tr.195.

[23] “Năm Kỷ Tỵ, niên hiệu Đại Định thứ 10 (1149) mùa xuân, tháng hai, đoàn thuyên buôn nước Trảo Oa, Lộ Lạc, Xiêm La vào Hải Đông xin cư trú buôn bán, (vua Lư Anh Tông) bèn cho lập trang trại ở nơi hải đảo gọi là Vân Đồn, để mua bán hàng hóa quí, dâng tiến sản vật địa phương.” (Toàn Thư 2,  Hoàng Văn Lâu dịch, Nxb Khoa Học Xă Hội, Hà Nội, 1985, trang 338.)

[24] “Về phương diện kinh tế th́ Huế là nơi bất tiện. Thuỷ th́ chỉ có một đường theo sông Hương thông ra biển, mà cửa Thuận An lại hay bị tắc; về đường bộ th́ chỉ một đường thiên lư thông với các tỉnh Quảng Trị, Quảng B́nh và Quảng Nam, mà lại phải qua sông qua đèo khó khăn, cho nên kinh thành (tức Huế) không phải là nơi trung tâm về kinh tế.” Đào Duy Anh, Việt Nam Văn Hóa Sử Cương, sđd, trang 75 – 76.

[25] Đến nay người đất Thuận - Quảng vẫn c̣n gọi HoaBa, như trong câu ca dao xứ Quảng: Thủng thỉnh lượm bông ba rơi; lượm cho có cách hơn người trèo cao.”

Theo ĐNNTC, Ở xă Đông Ba huyện Diên Phước tỉnh Quảng Nam cũng có chợ tên Đông Ba.

Tên cũ của tỉnh Thanh Hoá là Thanh Hoa. Tại TP. HCM có cây cầu tên Cầu Bông mà trong quyển sách biên khảo “Sài-g̣n Năm Xưa” cụ Vương Hồng Sển nói ngày trước tên là Cầu Hoa, sau đổi ra Cầu Bông v́ một sự kỵ húy. Không biết có trùng hợp ǵ với chợ Đông Hoa và tỉnh Thanh Hoa?

[26] Đại Nam Nhất Thống Chí, bản dịch của Phạm Trọng Điềm, Nxb.  Khoa Học Xă Hội, Hà Nội, 1970. Tập II, trang 330 – 331.

[27] Lê Quí Đôn Toàn Tập, Tập 1 - Phủ Biên Tạp Lục, Nxb Khoa Học Xă Hội, Hà Nội 1977, trang 234.

[28] Đào Duy Anh, Việt Nam Văn Hóa Sử Cương, sđd. trang 69 – 70.

[29] Trịnh Tri Tấn, Nguyễn Minh Nhựt, Phạm Tuấn – “Saigon Từ Khi Thành Lập Đến Giữa Thế Kỷ XIX”, Nxb Tp. HCM, 1998. trang 19.

[30] “Các chợ với diện tích của nó có thể so sánh với rất nhiều đô thị ở châu Á. Nó lại c̣n to hơn nhiều đô thị về mặt dân số, đặc biệt là những ngày phiên chợ vào ngày mùng 1 và 15 âm lịch, khi dân các làng lân cận đổ về với hàng hóa của họ đông không tưởng được. Rất nhiều phố tuy rộng răi, lúc đó đông đến nổi là nếu trong nửa tiếng đồng hồ mà có thể lách qua đám đông đi được trăm bước cũng là giỏi rồi.” (Baron White, lái buôn người Anh mô tả chợ ở kinh thành Thăng Long năm 1659, dẫn theo Phạm Văn Kính, “Vài Nét Về Bộ Mặt Thương Nghiệp Việt Nam Thời Lư Trần”, trong “T́m Hiểu Xă Hội Việt Nam Thời Lư Trần”, Nxb Khoa Học Xă Hội, Hà-nội, 1981, tr. 192)

[31] Văn Tạo (chủ biên), Đô Thị Cổ Việt Nam, Viện Sử Học, Hà Nội 1989. Dẫn theo Trần Ngọc Thêm, T́m Về Bản SắcVăn Hóa Việt Nam, sđd, trang 251.

[32] Hiện nay các chợ này không c̣n nữa.

[33] Theo Nguyễn Thế Truật – Hỏi Đáp 300 năm Sài G̣n  Tp. HCM, Nxb Trẻ, Tp. HCM,  1998.

[34] Chợ tiền Hà Nội những năm trước, theo một bài báo ghi nhận, “nằm trên đoạn phố ngắn Đinh Tiên Hoàng, ngay bờ hồ Hoàn Kiếm, khoảng từ đầu phố Lê Lai đến đầu phố Tràng Tiền, dài quăng 50 mét. Chợ có cỡ từ 35-45 vị chuyên buôn bán ngoại tệ, cả đàn ông lẫn đàn bà… Mỗi người một bọc kè kè bên nách, hoặc cầm trên tay, toàn loại tiền mệnh giá lớn 50.000 và 20.000 đồng, với số lượng độ chục triệu đồng tiền Việt. Ai đi qua ta tây đều được chào mời. Mua và bán ngoại tệ, nhưng  chủ yếu ở đây họ mua gom tiền là chính “. Theo Trọng Huân, “Chợ Tiền Giữa Trung Tâm Thủ Đô”, Tuổi Trẻ Chủ Nhật số 14/98, trang 38.

[35] Bùi Thiết, Tự diển Hội lễ Việt Nam, Nxb Văn Hóa, 1993, trang 181 – 182.

 

[36] Vương Hồng Sển, Sài-g̣n Năm Xưa, nxb Tự Do, Sài-g̣n 1960, tr.59. Chợ Bến Phà Mỹ Thuận th́ sau khi cầu Mỹ Thuận h́nh thành, chợ này cũng không c̣n tồn tại nữa.

[37] Theo Đại Nam Nhất Thống Chí, chợ Băi Đáp ở kinh sư về sau đổi tên là chợ Phù Lễ.

[38] Dẫn theo Saigon Tiếp Thị, số Xuân 2000, trang 25.

[39] Trần Đăng Khoa, Chợ làng người Quê, Saigon Tiếp Thị Xuân 2000, trang 15.

[40] Dương Thế Hùng, Chợ Biên Giới Mùa Nước Nổi, TTCN, 40/97, tr. 38.

[41] Tam Thái, “Chợ Cùng Trời Cuối Đất”, Saigon Tiếp Thị Xuân 2000, trang 28.

[42] Phạm Hồng, Chợ T́nh và Quyền Tỏ T́nh, Saig̣n Tiếp Thị, xuân 2000, trang 7.

[43] Theo Bùi Thiết, Tự Điển Hội Lễ Việt Nam, Nxb Văn Hoá, 1993. trang 179 – 180.

 

[44] Nguyễn Án – Phạm Đ́nh Hổ, Tang Thương Ngẫu Lục, Nxb Văn Học,1972, tr.19.

 

[45] nay không c̣n nữa.

[46] Theo Bùi Thiết, Tự Điển Hội Lễ Việt Nam, Nxb Văn Hoá,1993

[47] Lê Nữ Yên Thương, Hương Hỏa Đời Làng, Saigon Tiếp Thị, số Xuân 2000, trang 19.

[48] Tam, théc, tiếng Nghệ Tĩnh: Ru em em ngủ cho muồi.

[49] Có dị bản :”Triều Sơn bán nón, Mậu Tài bán kim”.

[50] Trần Thanh Hà, Vui Chơi chợ Huế, Saigon Tiếp Thi Xuân 2000, trang 20.

[51] Trần Thanh Hà, đă dẫn.

 

[52] Sơn Nam, “Chợ Lớn – Sài G̣n”,  Saigon Tiếp Thị Xuân 2000, trang 30.