Ông Lê Đc Thúy chu thua

Ngô Nhân Dng



Mục này bữa qua đă tŕnh bày những tác động giúp ngăn ngừa lạm phát do quyết định tăng lăi suất một phần tư điểm của Hệ Thống Dự Trữ Liên Bang Hoa Kỳ (viết tắt là Fed). Ông Alan Greenspan - Chủ Tịch Fed, có thể yên tâm, là hành động trên sẽ khiến các xí nghiệp, các nhà đầu tư và người tiêu thụ ở Mỹ phải tự điều chỉnh công việc cho phù hợp với chính sách tiền tệ mới của Ngân Hàng Trung Ương Mỹ. Ông Alan Greenspan giống như một nhạc trưởng tin tưởng là các nhạc sĩ sẽ nh́n theo hai cánh tay nhịp nhàng của ḿnh mà đánh trống thổi kèn theo đúng nhịp bản nhạc kinh tế mà ông dự đoán cả nước Mỹ sẽ ḥa tấu theo, để ngăn chặn lạm phát trước khi nó lên cao.


Nghĩ như vậy mới thấy tội nghiệp cho ông Lê Đức Thúy - Thống Đốc Ngân Hàng Nhà Nước, tức Ngân Hàng Trung Ương ở Việt Nam. Trong một cuộc phỏng vấn đầu tuần này do báo Thanh Niên thực hiện, nhà báo hỏi ông Thúy có dự báo ǵ về mức lạm phát trong nước trong năm 2004 này. Ông Thúy (nhà báo không mô tả nhưng chắc ông phải tủm tỉm cười) nói rằng, “Tôi đă từng đưa ra những dự báo sai, và bây giờ tôi không đưa ra dự báo nữa!” Ông Thúy giống như một nhạc trưởng không biết chắc là khi ḿnh đưa ta đánh nhịp nhanh hay chậm hơn th́ các nhạc sĩ có theo hay không. V́ ông Thúy không phải là nhạc trưởng duy nhất, các nhạc sĩ trong ban ḥa tấu của ông c̣n đưa mắt nh́n theo những cánh tay đánh nhịp khác, có nhiều người cũng đang đóng vai nhạc trưởng! Hơn nữa, nhiều nhạc sĩ c̣n nghĩ chính họ mới là nhạc trưởng, họ thổi kèn, kéo nhị thế nào là chuyện không liên can ǵ đến ông Thúy! V́ vậy chính ông nhạc trưởng Lê Đức Thúy cũng biết là sẽ có cảnh trống đánh xuôi kèn thổi ngược, ông cũng không biết rồi bản ḥa tấu nó sẽ ra thế nào.


Ngân Hàng Nhà Nước ở Việt Nam cũng mang trách nhiệm như Hệ Thống Dự Trữ Liên Bang ở Mỹ, là ấn định chính sách tiền tệ, thí dụ như tăng hay giảm lăi suất, tỷ lệ số tiền các ngân hàng phải giữ không được đem cho vay (gọi là dự trữ bắt buộc) và mua hay bán công trái của nhà nước. Nhưng tại sao ông Alan Greenspan th́ có thể tiên đoán nhiều phần trúng ít phần sai về phản ứng của dân Mỹ đối với các quyết định của Hệ Thống Dự Trữ Liên Bang, trong khi ông Lê Đức Thúy th́ phải dè dặt không dám dự đoán ǵ cả. Có phải là dân Mỹ, các nhà quản lư và các người tiêu thụ đều được “chỉ đạo tốt,” đă “học tập tốt” những nghị quyết của Trung Ương Đảng Cộng Ḥa; cho nên họ đă “tu dưỡng đạo đức cách mạng” nhiều hơn, nhờ thế họ thi hành đúng các chỉ thị, chỉ tiêu từ trên ban xuống hay không?

“Trật lất!” Các xí nghiệp và người tiêu thụ, giới đầu tư ở Mỹ, họ phản ứng giống như nhạc trưởng Alan Greenspan dự đoán, là v́ họ lo cho quyền lợi của chính họ. Nếu lăi suất lên hay xuống như thế này, th́ người ta phải hành động như thế đó, mới đỡ thiệt hại. Không cần chỉ đạo, học tập hay nghị quyết nào ráo trọi! Chỉ cần cho mọi người tự do quyết định theo cách nào họ thấy là tốt nhất cho họ. Ngân Hàng Trung Ương thi hành một chính sách tiền tệ rất đơn giản, dân chúng cứ theo quyền lợi của ḿnh là quyết định làm ǵ th́ làm. Nhà nước không cần ra lệnh, dân không ai phải học tập nghị quyết nào cả.


Như vậy th́ tại sao ở Việt Nam người ta không làm giống như vậy? Bộ người Việt ḿnh không ai thèm nghĩ tới lợi lộc của ḿnh hay sao? Không phải. Thường t́nh ai cũng muốn bảo vệ quyền lợi của ḿnh. Nhưng ở Việt Nam dân không biết ḿnh phải làm cái ǵ th́ lợi v́ cơ cấu kinh tế không có quy luật để theo, mà ban nhạc có nhiều nhạc trưởng quá! Ngân Hàng Nhà Nước ở các nước cộng sản không có vị thế độc lập đối với Đảng và nhà nước. Ở cấp địa phương th́ các ngân hàng cũng phải nghe lệnh các cán bộ lănh đạo, nếu có lời th́ được thưởng, nếu cho vay rồi bị mất th́ cũng vô trách nhiệm. Các cán bộ quản lư xí nghiệp quốc doanh không cần quan tâm đến chuyện lăi suất cao hay thấp, v́ họ tiêu “tiền chùa.” Lời th́ họ hưởng, lỗ th́ bá tánh nhân dân gánh chịu!


Trong hoàn cảnh đó, ông thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước nào cũng chịu thua, không thể biết chính sách tiền tệ của ḿnh sẽ đưa tới các hậu quả nào. Lư do chính khiến Ngân Hàng Nhà Nước chịu thua là chế độ độc quyền của một đảng muốn nắm đầu nắm cổ thằng dân từ trên xuống dưới, nó chỉ sợ giảm mất quyền hành, bất chấp các quyền lợi chung của nhân dân.

 
Nhưng các vị có trách nhiệm trong Ngân Hàng Nhà Nước ở Việt Nam vẫn tránh né không dám nói v́ sao họ chịu thua. V́ nói ra là chống lại chủ trương độc quyền của Đảng Cộng Sản.

V́ vậy, các vị có trách nhiệm chỉ lo chống chế! Ông Lê Đức Thúy th́ nói rằng “tăng giá không đồng nghĩa với lạm phát!” Như vậy th́ không biết thế nào mới là lạm phát nữa! Chắc phải viết lại tất cả các tự điển kinh tế. Ông Thứ Trưởng Tài Chánh Nguyễn Ngọc Tuấn th́ “khẳng định nhà nước vẫn có thể kiểm soát được lạm phát”.

 
Chỉ số giá cả ở trong nước đă tăng 7.2 phần trăm trong sáu tháng đầu năm 2004, theo đà này th́ cả năm sẽ tăng gần 15 phần trăm. Giới lănh đạo có vẻ không lo lắng, v́ họ c̣n nhớ những năm 1980 giá sinh hoạt tăng đến 700 phần trăm, con số 15 phần trăm không thấm thía ǵ, các quan trên cứ bằng chân như vại!

 
Nhưng khi giá cả lên như vậy, người dân, nhất là dân nghèo chịu thiệt tḥi nhất. Trong lúc chỉ số giá cả chỉ tăng khiêm tốn hơn 7 phần trăm, th́ lương thực và thực phẩm đă tăng tới 14 phần trăm trong sáu tháng trước! Dân nghèo kiếm được tiền th́ đem tiêu phần lớn vào thức ăn chứ đâu dám nghĩ đến ti vi, tủ lạnh, hay quần là áo lượt. Thức ăn tăng giá th́ dân nghèo chịu khổ trước tiên. Rồi đến xăng, dầu, từ tháng này sẽ tăng 17 phần trăm nữa. Các quan lớn đi công xa, tiền xăng được nhà nước trả không lo, c̣n những chị em bán hàng chạy mỗi ngày phải chở hàng bằng xe gắn máy sẽ thấy túi tiền ḿnh nhẹ xuống, đồng tiền đă mất giá. Và như Rodrigo de Rato - Đại Diện IMF - Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế ở Việt Nam, cảnh cáo, nạn lạm phát sẽ làm cho Chương Tŕnh Xóa Đói Giảm Nghèo mà IMF đang viện trợ sẽ mất hiệu quả. Thử tưởng tượng, nếu viện trợ giúp tăng lợi tức của những nông dân nghèo lên 10 phần trăm, mà giá sinh hoạt lại tăng 15 phần trăm, th́ người dân lại nghèo hơn trước!

Muốn giảm bớt lạm phát th́ phải tăng số hàng hóa và dịch vụ sản xuất ra, hoặc giảm số tiền lưu hành trong xă hội, điều này ai cũng biết. Một thứ tiền được bơm liên tục vào trong nền kinh tế là tín dụng, những món tiền ngân hàng thương mại cho các xí nghiệp và tư nhân vay. Ông Thống Đốc Lê Đức Thúy thấy rơ điều đó. Ở nước Mỹ th́ ông Alan Greenspan tăng lăi suất chút đỉnh là hy vọng các xí nghiệp sẽ bớt vay tiền mua thiết bị, nguyên liệu; c̣n tư nhân th́ bớt vay tiền mua nhà, mua xe, số tiền trong nước sẽ hăm bớt không phồng lên nhanh như trước. Nhưng ở Việt Nam th́ khác. Ngân Hàng Nhà Nước không dám tăng lăi suất nếu Bộ Chính Trị không cho phép, mà dù có tăng lăi suất cũng chẳng làm cho ai phải động đậy! Quyết định vay tiền của các xí nghiệp không do tính toán lời lỗ mà do nhu cầu chính trị của các bộ, các sở, và từng địa phương. Lăi suất cao đến mấy họ cũng cứ đi vay, v́ nếu không trả được sẽ có người khác chịu! Mà các ngân hàng do đảng nắm trong tay vẫn cứ cho vay không cần biết có ai trả được nợ hay không!

Tóm lại, họ đều vô trách nhiệm.

Chính ông Lê Đức Thúy nh́n rơ vấn đề này. Trong bài phỏng vấn của báo Thanh Niên, ông công nhận phần lớn tiền cho vay thêm bây giờ “chủ yếu... là một số dự án của doanh nghiệp nhà nước,... đ̣i hỏi vốn lớn, thời gian đầu tư lâu dài...” Nhưng mặt khác, cũng chính ông công nhận các dự án đó “hiệu quả th́ thấp, tạo ra ít công ăn việc làm và đóng góp ít vào tăng trưởng của GDP (Tổng Sản Lượng Nội Địa.)” Nói cách khác, tiền nhà nước được trao cho các cán bộ tiêu vào những việc ít lợi ích hoặc vô ích. Chỉ cốt để các cán bộ coi bộ vẫn đang làm việc!

 
Vậy Ngân Hàng Nhà Nước có thể làm ǵ? Ra chỉ thị. Đó là cách duy nhất, dù không biết chỉ thị của ḿnh nói phải làm cái này, phải tránh cái kia có được thực hiện hay không. Ông Lê Dức Thúy nói, “Các ngân hàng phải giảm bớt cho vay đối với các dự án này và đ̣i hỏi những điều kiện ngặt nghèo hơn.” Ông c̣n đề nghị nên đem vốn cho các xí nghiệp nhỏ và các hộ nông dân vay, v́ họ sẽ làm ăn có hiệu quả hơn, đóng góp vào GDP nhiều hơn. Khi số tiền bơm vào nền kinh tế tăng lên mà số hàng hóa, dịch vụ cũng tăng th́ không lo giá sinh hoạt tăng nhiều quá. Ngược lại, đem tiền cho doanh nghiệp nhà nước vay rồi họ không sản xuất được cho tương xứng th́ không tránh được lạm phát lên cao. Ông Nguyễn Danh Trọng - Phó Vụ Trưởng Vụ Chính Sách Tiền Tệ, cũng cảnh cáo: “Các tổ chức tín dụng phải hết sức thận trọng đối với việc cho vay đầu tư vào bất động sản, hoặc cho vay (với) thế chấp (bằng) bất động sản” v́ giá nhà đất hiện nay cao quá, có thể tụt giá là ngân hàng cho vay sẽ mất tiền!

 
Cuối cùng, biện pháp chính của giới lănh đạo tiền tệ ở Việt Nam vẫn là “ra lệnh.” Đó là phương pháp làm kinh tế chỉ huy có từ thời Thống Chế Stalin. Nhưng thời Stalin trên bảo dưới c̣n nghe, bây giờ lệnh quan không c̣n hiệu nghiệm nữa. Những cán bộ trong các xí nghiệp và ngân hàng không cần nghe lệnh ông Thúy, họ chỉ cần bám lấy một lănh tụ trong Bộ Chính Trị, Trung Ương Đảng là họ yên tâm rồi! Cơ cấu kinh tế Việt Nam vẫn theo lối hoạch định, chỉ huy như thời Stalin, nhưng không c̣n giữ được kỷ luật và chỉ huy thống nhất thời Stalin. Đó là mối nguy lớn, không ai biết sẽ kiểm soát được nạn lạm phát hay không.

Trong một nền kinh tế thị trường thực sự như ở Mỹ th́ không ai, kể cả Tổng Thống Bush hay Chủ Tịch Greenspan cần ra lệnh các xí nghiệp hay ngân hàng phải làm ǵ cả. V́ khi giới lănh đạo chính sách tiền tệ ở Hệ Thống Dự Trữ Liên Bang đưa ra một biện pháp rồi, mọi người cứ tính toán cách nào có lợi nhất cho xí nghiệp hay cho gia đ́nh ḿnh mà hành động. Không thống đốc Ngân Hàng Trung Ương nào biết chắc kết quả đích xác của các biện pháp ḿnh đưa ra, nhưng họ biết chiều hướng sẽ như thế nào. Điều khiển một phi thuyền Cassini bay lên Thổ Tinh c̣n dễ, đoán được phản ứng của hàng triệu đơn vị kinh tế khó hơn nhiều. Ngân Hàng Trung Ương phải dựa trên các quy luật kinh tế và hệ thống thị trường mà hành động. Nhưng cơ cấu đơn giản đó phải đi đôi với một chế độ tự do. Nếu ở nước Mỹ mà có một đảng độc quyền cai trị, khư khư lo bảo vệ quyền lợi các cán bộ và đảng viên, cấm dân chúng không ai được than thở, th́ ông Alan Greenspan cũng bó tay như ông Lê Đức Thúy mà thôi!

 
Khi lạm phát lên 15 phần trăm một năm th́ tất cả mọi người tự nhiên thấy túi tiền của họ mất đi 15 phần trăm. Lạm phát chính là một thứ thuế vô h́nh, thứ thuế đánh trên tất cả mọi dân lành, mà chịu thiệt tḥi nhất là các dân nghèo v́ họ không có những tài sản có thể tăng giá theo lạm phát. Một quan cán bộ lớn có cái nhà to và có nhiều mỹ kim th́ không lo, v́ nếu lạm phát cao đến mấy th́ giá nhà và giá đô la sẽ tăng lên theo. C̣n thằng dân chỉ có ba cái áo, hai cái quần để thay đổi nếu giá sinh hoạt có tăng quần áo của nó cũng chẳng làm nó giàu thêm được chút nào!

Khi lạm phát tăng lên, hệ thống ngân hàng bị nhà nước chỉ huy cũng trở thành một guồng máy bóc lột dân chúng nữa. Hiện nay các ngân hàng trả lăi 0.62 phần trăm một tháng, tức 1.8 phần trăm một năm nếu người dân gửi tiền với định kỳ 6 tháng. Một xóm gửi ngân hàng 100 triệu đồng th́ sáu tháng sau sẽ được lăi 3.72 triệu. Nhưng số tiền hơn 103 triệu đem về đă mất giá v́ lạm phát trong sáu tháng đó là 7.2 phần trăm; chỉ c̣n tương đương với gần 97 triệu đồng
thôi. Người dân mất biến hơn 3 triệu đồng! Tiền đó chạy đi đâu? Tất cả chạy vào các doanh nghiệp nhà nước để phụng dưỡng các cán bộ nói giỏi mà không làm được điều ǵ lợi ích!

Người dân Việt Nam sẽ c̣n phải chịu nạn độc quyền cai trị th́ c̣n phải hy sinh quyền lợi của họ để bảo vệ quyền lợi của Đảng Cộng Sản.

 

                                                                   Ngô Nhân Dụng


(nguồn: Người Việt Online)