Qua và Bậu trong văn thơ Nam Bộ
Phan Tấn Tài

 

 

         

 

 

 

          Qua, bậu là đại từ xưng hô của lứa đôi đặc trưng của miền Trung và nhất là Nam Việt Nam. Cho dù ngày nay hai từ ngữ này không c̣n được thông dụng trong dân chúng miền Nam: từ bậu hầu như tuyệt đối không dùng nữa và từ qua c̣n được sử dụng một cách giới hạn. Nhưng trong thơ văn cũng c̣n được dùng hai từ ngữ này và không giới hạn ở các văn thi sĩ vùng Đồng Nai - Cửu Long.

         Quabậu trong văn thơ được dùng với nghĩa rất thân mật. Qua là đại từ, ngôi thứ nhứt, dùng riêng rẻ là từ xưng hô của người lớn tuổi với người nhỏ tuổi, nghĩa là tôi, ta (cô, chú, bác, anh, chị). Khi dùng chung với bậu nghĩa là anh, là cách xưng hô của chồng với vợ hoặc của người con trai xưng với người yêu. Bậu cũng là đại từ, ngôi thứ hai, nghĩa là người vợ hay người yêu hay người con gái được mến chuộng. Nghĩa cuối cùng trong thời kỳ lẽo đẽo đi chinh phục:

          Bậu sang phà Rạch Miễu Qua lẽo đẽo theo sau ...     

                             (Phải ḷng con gái Bến Tre, Luân Hoán/Phan Ni Tấn)

          Ngày xưa từ bậu cũng được dùng gọi người con trai trẻ tuổi như trong hai câu trích từ Lục Vân Tiên ở dưới, hay trong bài vè “Bậu lỡ thời” của vùng Kiên Giang. Hai đại từ xưng hô qua, bậu đă ăn sâu vào đời sống của người dân phương Nam, cả đến trong văn chương. Nguyễn Đ́nh Chiểu, Hồ Biểu Chánh đă ghi dấu tích cho chúng ta: ...Dân rằng:

          "Lũ nó c̣n đây, Qua xem tướng bậu thơ ngây đă đành"...

          (Bậu ở đây là Lục Vân Tiên trong Lục Vân Tiên, Nguyễn Đ́nh Chiểu) ... Tú Phan nói chưa dứt lời th́ lại thấy họ khiêng về một bộ tranh cẩn với một cặp lục b́nh lớn và đưa một phong thơ nữa. Tú Phan xé thơ coi rồi cười mà nói với mấy người kia:

-        Mấy em về nói qua cám ơn ông Bá hộ nha! ...     

                        (Nhơn T́nh Ấm Lạnh, Hồ Biểu Chánh (1925)

          Có dạo người dân, trong ư trêu cợt lối viết văn rặt Nam Kỳ, đặt câu sau:

          "Hôm qua qua nói qua qua mà qua không qua, hôm nay qua không nói qua qua mà qua qua".

          Qua, bậu là đại từ xưng hô của người dân, phương Nam“, hai từ ngữ này đối với người Việt dường như vô nghĩa, đă là từ ngữ xưng hô thân mật của miền đất mới.   

          Gốc của từ "qua" theo Lê Ngọc Trụ là do chữ wá (hay đọc đúng hơn là u_á) đọc theo giọng Triều Châu của chữ "ngă" tức là "tôi". Nguyên Nguyên có đặt sự liên hệ từ qua với tiếng Mường và tiếng Nhật nhưng có lẽ nên chấp nhận lối giải thích giản dị của Lê Ngọc Trụ. Nếu "qua" đă là "tôi" từ âm Triều Châu th́ "bậu" cũng rất có thể do âm Triều Châu mà ra. Tuy B́nh Nguyên Lộc có đưa ra gốc từ tiếng Mạ nhưng sau khi bàn luận với người Triều Châu, th́ trong tiếng Triều Châu "pa_u" hay "pấu" (giọng đọc khác nhau tùy vùng) là vợ, một danh từ b́nh thường và khi ghép vào một chữ nữa mới phân rơ ngôi thứ như "cha pấu", "cha pa_u" (vợ tôi) "deo pa_u" (vợ yêu) như ta dùng Hán Việt "tệ phụ, tệ nội, hiền phụ, hiền thê ...".

          Từ ngữ ghép này chỉ là một danh từ ghép. Người Việt chung sống với người Triều Châu đọc trại là "bậu"bậu trở thành đại từ ngôi thứ hai. Qua, Bậu là từ ngữ Triều Châu được việt hóa hoàn toàn, giống như nhiều trường hợp tương tự như từ "va" (nó, hắn, anh đó, thằng cha đó, ông đó) là do giọng Triều Châu "i_a" của từ Hán Việt "tha", thí dụ "i_a mứng" = tha môn (họ, chúng nó).

          Nhưng ở đây cũng cần phải ghi vài sự khác biệt giữa từ gốc Triều Châu và từ việt hóa qua, bậu.

          Sau đây là bảng so sánh: Từ ngữ Triều Châu Sau khi việt hóa u_á, wa (cả hai ngôi thứ nhứt) tôi, dùng xưng hô với mọi cấp bực, không có ư nghĩa t́nh cảm đặc biệt

          1) tôi, ta, (cô chú, bác, anh, chị) chỉ dùng xưng hô với cấp dưới;

          2) anh, dùng xưng hô với vợ, với người yêu, với người con gái trong thờ kỳ tán tỉnh.

         Cả hai cách dùng với ư nghĩa thân mật pa_u (không ngôi thứ) bậu (ngôi thứ hai) vợ, thường không có ư nghĩa thân mật ḿnh, em yêu, nàng (người con gái ở thời kỳ tán tỉnh), với ư nghĩa thân mật. Xưa cũng dùng để một gọi người trai trẻ hơn ḿnh. Từ những từ ngữ Hoa với một ư nghĩa rất thông thường như mọi từ ngữ khác, khi được việt hóa, qua, bậu trở thành những từ ngữ của t́nh cảm, của thương yêu, của lứa đôi với nghĩa chính xác và súc tích. Qua, bậu tiêu biểu cho ngôn từ việt hóa ở phương Nam, trong đó bên cạnh tiếng Hoa c̣n phải kể tiếng Pháp, tiếng Miên, tiếng Mă Lai v.v. Từ ngữ việt hóa gốc Hoa phần nhiều được sử dụng giới hạn ở phương Nam là v́ điều kiện chung sống, hội nhập nơi đây. Mặc dù số từ ngữ việt hóa (từ Hoa ngữ, từ Miên ngữ) rất nhiều nhưng đi vào ca dao, đi vào văn chương mạnh mẽ nhất có lẽ là hai từ quabậu.    

         Trong ca dao miền Nam những bài có từ ngữ "bậu" chiếm giữa 2 - 3 phần trăm. Nếu ta lưu ư với hàng trăm, hàng ngàn đề tài của ca dao th́ số lượng này rất cao. Một sự t́nh cờ ?: Hộ Pháp Phạm Công Tắc của Cao Đài ra 4 câu đố bằng ca dao vào dịp trung thu 1955, trong đó có 2 bài ca dao có chữ bậu (Qui Tâm: "Dưới bóng cờ cứu khổ"). - Hộ Pháp Phạm Công Tắc có thông lệ ngày hôm sau những dịp đại lễ đến bao lơn đền thánh đưa ra câu đố để tín đồ tụ họp ở Đại Đồng Xă t́m giải đáp – Theo thời gian hai từ anh, em thay cho qua, bậu trong xưng hô lứa đôi. Dù cho một số người cầm bút hoặc v́ nuối tiếc hoặc v́ t́m thấy trong hai từ qua, bậu một ư nghĩa thi vị vẫn sử dụng trong nhiều tác phẩm sáng tác sau này nhưng muốn t́m lại dấu vết quê hương phương Nam liên quan tới hai từ này không ǵ hơn bằng cách t́m trong ca dao hoặc văn của một số văn thi sĩ Nam Bộ mới có hương vị thực sự của qua, bậu của thời khái phá miền Nam. Từ qua tuy được dùng xưng hô một cách thân mật nhưng không "thân mật" một cách đa dạng như từ bậu.

            Sau đây vài thí dụ trong những bài đă sưu tầm:

1.        Bậu trong tâm t́nh nhớ thương:

     Ngó lên Ḥn Kẽm   

   đá dừng Thương cha, nhớ mẹ quá chừng bậu ơi

    Bướm xa hoa bướm lại dật dờ

   Anh xa xôi bậu đêm chờ ngày trông.

                                         (Ḥn Kẽm: địa danh miền Trung)

 

Bước sang canh một, anh thắp ngọn đèn vàng

Chờ con bạn ngọc thở than đôi lời

Canh hai vật đổi sao dời

Tính sao nàng tính trọn đời thủy chung.

Canh ba cờ phất trống rung

Mặc ai ai thẳng ai dùn mặc ai

Canh tư hạc đậu cành mai

Sương sa lác đác khói bay mịt mờ

Canh chầy tơ tưởng tưởng tơ

Chiêm bao thấy bậu dậy rờ chiếu không.

2.     Bậu trong trách móc:

Bên kia sông, ai lập kiểng chùa

Tân Thiện Bên này sông, qua lập cái huyện Hà Đông

Cái huyện Hà Đông để cho ông Bao Công xử kiện

Cái chùa Tân Thiện nhiều kẻ tu hành

Chim kêu dưới suối trên cành

Qua không bỏ bậu, sao bậu đành bỏ qua?

 

3.     Bậu trong trêu chọc:

Bảng treo tại chợ Mỹ Lồng:

Chữ đề tên bậu, không chồng có con.

Bậu đừng lên xuống đèo bồng

Chồng con hay đặng sanh ḷng nghi nan.

4.     Bậu trong sự hóm hỉnh:

Bậu để chế cho ai, xé anh một nửa,

Bậu để chế cho chồng, châm lửa đốt đi.

Đờn c̣ lên trục kêu vang

Qua c̣n thương bậu, bậu khoan có chồng

Muốn cho nhơn nghĩa đạo đồng

Qua đây thương bậu hơn chồng bậu thương

Chiều nay qua phản hồi hương

Nghe bậu ở lại vầy vương nơi nào

Ghe tui tới chỗ cắm sào

Nghe bậu có chốn muốn nhào xuống sông.

          Từ một đại từ và một danh từ b́nh thường, sau một tiến tŕnh hội nhập, "qua", "bậu" đă trở thành hai đại từ độc đáo của lứa đôi, phưởng phất thi vị với nghĩa súc tích hơn và ngôi thứ dược xác định rành rẽ hơn từ gốc. Hai đại từ này phổ biến giới hạn ở vùng đất Phương Nam (kể từ sông Gianh) v́ ở đây số người Việt và người Hoa thuở ban đầu hầu như tương đương. So với những vùng khác của đất nước, tỉ số người Hoa rất cao. Khi người Việt quay về với ngôn từ thống nhất, hai đại từ này cùng với một số không ít từ ngữ hội nhập, đă một thời đóng vai tṛ nhịp cầu của giai đoạn sơ khai, nhịp cầu nối liền những dân tộc cùng chung sống trong một vùng đất, là phương tiện viễn thông trong lịch sử hội nhập miền Nam, đă trở thành dĩ văng.

Phan TấnTài