Lính thú đời xưa (1)

GS Trn Văn Chi

 

 

 

 

 

 

 

 

          Con người từ thời xa xưa, khi biết sống hợp quần dưới h́nh thức bộ tộc, cho tới lúc văn minh biết tổ chức thành quốc gia th́ đă thường xuyên có chiến tranh. Do đó người lính được xuất hiện làm nhiệm vụ bảo vệ (hay xâm lăng) bộ tộc, lănh địa, quốc gia. Bài " Lính thú ngày xưa" được các tác giả Quốc Văn Giáo Khoa Thư đưa vào lớp Sơ Đẳng ( Cours Elémentaire) gồm 2 phần:

 

Phần 1: Lúc ra đi

Phần 2: Lúc đóng đồn

 

Cả hai viết dưới dạng ca dao, thể thơ lúc bát cho học tṛ thuở ấy học thuộc ḷng.

Phần 1 tả cảnh lúc ra đi như sau; Trích:

 

" Ngang lưng th́ thắt bao vàng (2)

Đầu đội nón dấu vai mang súng dài (3)

Một tay th́ cấp hỏa mai (4)

Một tay cấp giáo, quan sai xuống thuyền (ghe)

Thùng thùng trống đánh ngủ liên (5)

Bước chân xuống thuyền nước mắt như mưa".

 

Lính ở đây, tác giả ám chỉ lính xưa trước lúc Tây vào, ta có thể hiểu là lính thời nhà Nguyễn. Thời bấy giờ, tùy theo nhu cầu, xă thôn lập sổ đinh ( sổ thanh niên trai tráng) trong xă rồi chọn ra 3 lấy 1 hoặc 5lấy 1... để rồi nộp giao cho quan huyện tập trung chuyển lên phủ.. làm nhiệm vụ ở địa phương hoặc triều đ́nh (trung ương) điều động theo nhu cầu.

 

Qua bài này ta thấy lính ta đời xưa đă có quân trang quân dụng: lưng thắt dây vải vàng ( thay v́ dây nịt như ngày nay) nón là nón dấu trên chóp làm bằng thau, trang bị súng hỏa mai, loại súng nạp trên đầu (nạp tiền) và phải châm ng̣i(quả mai) mới phát nổ được, lính bấy giờ c̣n đi chân đất chưa có giày dép như sau này.

Trong h́nh, ta thấy cảnh vợ con lính ra tận bến sông, tay bồng tay dắt con thơ bịn rịn; trong khi đó quan quân thúc trống ngủ liên ra lệnh cho lính phải xuống ghe để đưa đi đóng đồn ở miền xa, miền núi rừng (miền ngược). Cảnh chia ly quả là thảm năo làm sao! Lính của ta đời xưa như thế th́ làm sao chống lại bọn lính Tây, trang bị hiện đại, có tàu chiến bằng sắt, súng nạp hậu bắn xa; họ có đại bát, được dẫn đường chỉ điểm của con chiên đạo Ca Tô.

 

Đọc " Lính thú đời xưa" ta mới hiểu tại sao thành Gia Định bị mất dễ dàng, rồi 3 tỉnh Biên Ḥa, Gia Định, Định Tường phải nhường cho Pháp, cũng như 3 tỉnh cuối cùng của Nam Kỳ là Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên bị mất trong 5 ngày!!!

Người Pháp chiếm nước ta ngoài vấn đề tương quan lực lượng, quân đội Pháp vượt trội, cốt lơi là do Gia Long đă sử dụng lực lượng truyền giáo Ca Tô để tranh thắng với quân Tây Sơn, khiến cho Pháp ḍm ngó nước ta. Phần 2 tả cảnh lúc đóng đồn: Trích:

 

" Ba năm trấn thủ lưu đồn (6)

Ngày th́ canh điếm(7), tối dồn việc quan.

Chém (đốn ) tre, đẵn( chặt) gỗ trên ngàn

Hữu thân hữu khổ, phàn nàn cùng ai.

Miệng ăn măng trúc, măng mai

Những dang (8) cùng nứa, lấy ai bạn cùng

Nước giếng trong, con cá vẫy vùng". Hết

 

" Ba năm trấn thủ:, tác giả cho ta hiểu chế độ quân dịch bấy giờ là 3 năm, trong thời gian này lính thú phải đưa đi xa làm nhiệm vụ lưu đồn. Họ là số dân đinh khỏe được chọn từ xă thôn; c̣n một số đinh lớn tuổi, hoặc có gia cảnh phải ở lại làm lính địa phương như lính làng lính nghĩa quân, lính dân vệ, thời trước 75 của Việt Nam Cộng Ḥa.

 

H́nh vẽ trong bài cho thấy cảnh lính thú khuân cây để làm doanh trại, canh gác. Một số lính không nhỏ phải làm việc quan có thể là gia nhân, phục vụ quan chỉ huy ở đồn mà họ trấn thủ. Ngày xưa các cấp chỉ huy hành chánh, quân đội gọi là quan, quan trên, quan lớn, quan huyện, quan phủ.... Khi Tây vào cai trị nước ta họ duy tŕ cách gọi đó và có quy định chi tiết thế nào là quan, cấp nào là quan lớn; có quan ta và quan Tây!!!

Nay, Việt Nam cũng qui định cách xưng hô mới, không gọi là quan có vẽ phong kiến mà gọi là Ngài cho ra vẽ văn minh hơn.. Lính thú hay soldier của Hoa Kỳ th́ thân phận cũng như nhau, "hữu thân hữu khổ" quả không biết "phàn nàn cùng ai"

 

Thời lính thú vẫn có khoảng cách giữa người lính và người thường; nhưng thời nay khoảng cách đó cự ly cách biệt rất lớn, nên soldier cảm thấy khổ cực rất nhiều. Do vậy mà nhân mùa bầu cử Tổng Thống Hoa Kỳ ông Bush bị tố là "trốn quân dịch" Bush cha cậy quyền gởi gắm con ḿnh ( Bush con) cho vị chỉ huy vệ binh, đă vậy mà Bush con c̣n trốn trại, bỏ trại. Con người thời nào cũng vậy, vẫn c̣n nạn con ông cháu cha ( COCC), mà ta thường thấy ở quê nhà.

Lính thú, quân dịch, nghĩa vụ quân sự chỉ khác nhau tên gọi, tất cả nhằm kêu gọi tráng đinh xung vào quân ngũ. Tùy theo cái quân ngũ đó nhằm mục đích ǵ: Bảo vệ tổ quốc, giữ ǵn an ninh, trị an, bảo vệ ḥa b́nh, xâm lược..v..v...

Các tác giả trong QVGKT không nói ǵ tới nghĩa vụ cao quư của lính ta ngày xưa cũng không cho thấy lính Tây ra sao!!!.

Qua bài "Lính thú ngày xưa" tác giả chỉ nhằm kể chuyện lính thú ngày xưa, như là chuyện cổ tích. Đó là mục đích của QVGKT: phi chánh trị (!)

 

Chú thích:

1.   Lính đi đóng đồn miền xa, miền ngược

2.   Bao bằng vải vàng, đeo lưng

3.   Nón bằng lá trên có chóp bằng thau

4.   Ng̣i nổ dùng cho loại súng nạp trên ( nạp tiền)

5.   Trống đánh từng hồi 5 tiếng

6.   Đồn nhằm canh giữ giặc cướp

7.   Trạm gác, điểm canh ngày đêm

Loại nứa giống như tre ( không có trong Nam)

 

Gs Trần Văn Chi

 

nguồn: cadao.net

trích 50 năm đọc lại Quốc Văn Giáo Khoa Thư của giáo sư Trần văn Chi, bài thứ 7.