Luân Hoán Mt Nhà Thơ

Xưa Nay Hiếm

Trn Trung Thun

 

 

 

 

 

 

 

 

 

ảnh nhạc sĩ do Vĩnh Điện

tŕnh bày

 

 

Người làm thơ thường được gọi là Thi Sĩ, Thi Nhân.  Đó là nói về những người làm thơ trẻ tuổi hoặc có tâm hồn thơ trẻ măi, được đông đảo quần chúng thương yêu, ca ngợi và luôn luôn gần gũi với cảm xúc của con người.  Có một số người làm thơ “nghiêm trang quá”, tự họ có một chỗ đứng riêng và đạo mạo trước đám đông, họ như con-nhà-giàu chữ nghĩa, họ được đời phong tặng là Thi Gia.  Có một số, ít thôi, làm thơ với tài năng đặc biệt, ứng khẩu lẹ làng, các bài thơ của họ thường ngắn gọn mà xúc tích, họ được đời phong cho cái danh vị thi bá.  Có một số, cũng ít thôi, làm thơ rất sung sức, tứ thơ mướt, ư thơ mượt, tác phẩm của họ được đời trang trọng và coi như khuôn thước cho người làm thơ noi theo, họ được kính cẩn gọi là thi hào.  Có một người, chỉ một người thôi, làm thơ trong bất cứ t́nh huống nào, khai thác thơ ở những nơi mà ít người dám bén mảng tới, thơ rất hay…và được phong là Thi Vương.

 

Tôi định sang ḍng ở đây để nói về - nói vào Luân Hoán và thơ Luân Hoán, nhưng tự thấy ḿnh…có thể bị gán cho cái tên là người “chẻ tóc tùm lum”.  Lỗi ở tôi là nói mà…không “cụ thể”.  Tôi xin “thí dụ” vậy:  Về thi sĩ, thi nhân, chúng ta thấy điển h́nh là Trần Mộng Tú, Du Tử Lê, Hồ Xuân Hương, Thái Tú Hạp, Xuân Diệu, Huy Cận, Nguyên Sa, Luân Hoán….Đây là những người luôn luôn trẻ trung bởi tâm hồn họ không chịu ảnh hưởng thời gian, năm tháng.  Số này nhiều vô cùng, đếm không xuể.   Về thi gia th́ có thể nói đích danh những người làm thơ rất nhiều, rất có tư cách (hiểu là cách riêng của mỗi người) đó là Hà Huyền Chi, Hồ Công Tâm, Sương Mai, Trần Ngân Tiêu, Lê Khắc Anh Hào, Cao Tiêu, Trần Văn Nam, Viên Linh, Hà Thượng Nhân, Thái Quốc Mưu…Tôi không thấy ai dám phê b́nh thiếu trang trọng về họ có lẽ sợ phản…biện.  Về thi bá, người nổi tiếng, rất nổi tiếng là Cao Bá Quát, từng được vua Tự Đức nói đến, “thơ như Siêu Quát vô Tiền Tấn”.  Thi hào th́ chắc không ai qua được Nguyễn Du, Nguyễn Lương Vỵ, Nguyễn Thị Khánh Minh, Nguyễn Thị Hoàng Bắc, Đỗ Kh….Những vị này làm thơ rất đáng cho ḿnh khen v́ họ vượt bậc, bất tử như Thanh Tâm Tuyền, Tô Thùy Yên.  C̣n thi vương, duy nhất là Vũ Hoàng Chương!  Ông làm thơ mô tả chỗ nhảy đầm và người nhảy đầm, không ai qua nổi, kể cả Thái Can và Thanh Chương.  Ông ca tụng những người nổi danh như cồn trong lịch sử cận đại, bên nào ông cũng khen:  ông ca Hồ Chí Minh, Ngô Đ́nh Diệm, Thích Quảng Đức, ông được gọi là Thi Vương, Vua trong “làng” thơ, không thấy ai ngoài ông mà được xưng tụng một cách phong kiến dị thường như thế - ngay cả Bùi Giáng!

 

Người Việt Nam hầu như ai cũng có tài làm thơ, số thi sĩ, thi nhân, thi bá, thi hào, thi vương th́ đếm được, c̣n số những người làm-thơ-không-chuyên, không làm sao biết họ là ai…v́ họ chuyên môn làm ca dao dù họ…nghiệp dư, tức không chuyên môn về thơ!  Oái oăm quá!

 

*

Luân Hoán là một người làm thơ có tiếng tăm, điều này ai cũng công nhận – từ thập niên 60 Thế Kỷ 20, các báo miền Nam Việt Nam đều thường xuyên đăng thơ Luân Hoán, anh cũng có nhiều tập thơ xuất bản đàng hoàng ở tuổi khi c̣n rất trẻ.  Luân Hoán nổi tiếng nhờ tài làm thơ mau, hay…và xuất chúng.  Anh là người sinh trưởng ở đất             Quảng Nam, nơi có nhiều người làm thơ nổi danh nhất Việt Nam ḿnh, cả hai miền Nam - Bắc, nhưng anh là người làm thơ sung sức và trường thọ.  Nào Vũ Hữu Định, Hoàng Trúc Ly, Tạ Kư, Bùi Giáng…đều đă chết, họ làm thơ một thời với Luân Hoan đấy thôi.  Sau Luân Hoán không bao lâu th́ có Hoàng Lộc, Thành Tôn, Phan Xuân Sinh, Nguyễn Lương Vỵ, Hồ Thành Đức, Thái Tú Hạp, Ư Nga, Bích Xuân…Những người này hay lắm về thơ, tức về “chất lượng”, nhưng “số lượng” thơ th́ tùy theo thời tiết, tức không b́nh thường, nay trồi, mai sụt, nay tăng, mai giảm, tùy hứng mà có thơ!  Bền bỉ thi gan cùng tuế nguyệt th́ duy nhất Luân Hoán.  Anh vốn không “b́nh thường” về thể chất, chỉ c̣n một chân, một chân gửi trên chiến trường Quảng Ngăi năm 1969, mà anh làm thơ “bá cháy” và không bài thơ nào của anh bị gọi là “thơ sượng” hay “thơ gượng”.  Anh em đọc thơ Luân Hoán đều tấm tắc:  “cha này c̣n ngon”, và ngon thật…ở cái tuổi hết chừng mực rồi, Luân Hoán vẫn có thơ cho…nữ sinh Huế ngày xưa!  Luân Hoán…như một người b́nh thường, làm tṛn bổn phận đối với đất nước, với bạn bè (trai và gái), với vợ, với con, với thân thuộc c̣n ở quê nhà…Tôi không thấy trong thơ Luân Hoán lời ai oán nào, lời than van nào, thơ anh đượm t́nh và đậm t́nh…Quả thật xưa nay hiếm vậy!

 

*

Tôi gọi Luân Hoán là Một Nhà Thơ Xưa Nay Hiếm…là v́ tôi nhớ anh quá đi!  Chúng tôi cùng khóa 24 Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức, năm 1966.  Ra trường anh về miền hỏa tuyến, tôi cao nguyên.  Trong trường đă không thấy mặt nhau v́ “chăm học” và…chăm cả đi chơi, ngay tại trường cứ chờ tờ Bộ Binh ra th́ thấy tên Luân Hoán, Trần Hoài Thư, Nguyên Sa…Vậy cũng được rồi.  Ra trường, sống chết nhẹ nhàng lắm.  Tôn Thất Mẫn chết ngay trong đêm đầu tiên về đơn vị.  Hồ Minh Nhật, Trần Hữu Thanh…chết khi c̣n là Chuẩn Úy sữa.  Nhiều người sau đó…lung tung beng!  Tôi ngậm ngùi không chỉ v́ những người đă chết trên chiến trường mà c̣n ngậm ngùi ray rứt hoài với các bạn bị thương, như Nguyễn Ngọc Hương cụt một cánh tay, Luân Hoán mất một bàn chân…Tôi thật muốn b́nh yên cho tất cả.  Tôi cảm ơn mọi người cầu nguyện đêm Noel.  Tôi điếng hồn…mỗi năm tới ngày Rằm Tháng Bảy Xá Tội Vong Nhân.  Sống chêt không ĺa… cái trần gian ta bà, buồn ơi  May mà Luân Hoán cứ làm thơ…làm thơ như người đủ tay đủ chân, đủ cả ḷng xúc cảm bén nhạy!  Xưa nay hiếm thật đó chớ!  Tôi chưa thấy ai qua mặt Luân Hoán về sự trường kỳ làm thơ, thủy chung với thơ, thăm thiết với t́nh người; hi vọng sau này có Nguyễn Lương Vy, tác giả nhiều tập thơ dày cộm khai thác tối đa, suốt tối suốt sáng, mỗi một chữ Âm!  Nguyễn Lương Vỵ rất cao ngạo về ḿnh, người Quảng Nam, có bài thơ “rẹc” tiếng “Quởng” chẳng sợ ai la “chửi cha không bằng pha tiếng”.

 

*

 

Tôi viết về Luân Hoán, nhớ anh hai điều, một anh là người làm thơ tôi thán phục, một nữa, anh với tôi cùng một khóa quân trường cách nay gần nửa Thế Kỷ.  Tôi vui v́ anh hết lên lon, và tôi cũng vui v́ tôi biết anh không thể chụm đủ hai bàn chân chào ai cả, anh chào mọi người bằng tấm ḷng của anh, bằng thơ của anh!

 

*

Sẽ thiếu sót lắm, viết về Luân Hoán, nếu tôi chấm dứt bài này ở câu trên…Cuộc đời thơ của Luân Hoán tuy không có ǵ là “phức tạp” nhưng phải thấy v́ sao mà nó không phức tạp!  Thưa bạn, thơ Luân Hoán là thơ Luân Hoán, hồn nhiên mà đậm đà.  Thơ Luân Hoán là thơ Luân Hoán, cuối đời mà vẫn như xuân xanh!  Tôi xin “cử” ra đây năm bài thơ Luân Hoán làm ở tuổi “thất thập”.  Tôi tin bạn sẽ gặp một người thân rất đỗi thân.  Bạn yêu Luân Hoán cũng được nhưng coi chừng bà xă Luân Hóan ghen và bạn “chết liền”, ai khiến ai ngoài bạn?  Đây, mời bạn:

 

 

1,  Chuyện Xưa

 

con thời con gái

cũng xinh đẹp như con

chỉ có điều c̣n dại

đă sớm bị hớp hồn

 

ba nhớ ba hồi đó

đâu có ǵ là ngon

lại có hơi ba trợn

cộng rất nhiều ba lơn

 

rồi th́ ba và má

dắt nhau bỏ trốn nhà

nhiều người bạn che chở

năm bảy bữa bỏ nhà

 

nếu không có ông nội

quen biết và khôn lanh

chắc ba ngồi gỡ lịch

tội dụ trẻ đầu xanh

 

cuộc t́nh ba và má

thơ mộng trong cam go

kết cuộc thật có hậu

các con đă biết rồi

 

 

2,  Trăng Non

 

 tắt đèn gặp ánh trăng non

lặng lẽ đứng sát bên song ngó vào

mặt trăng mơn mởn ngây thơ

bẻn lẻn một chút rồi vào cùng tôi

 

tôi nằm trăng phủ lên người

tuy chưa kín hết bắp đùi ngón chân

nhưng tôi nghe cả toàn thân

hương trăng thâm nhập dần dần sáng trưng

 

nhẹ đưa tay lót cánh lưng

cho đường máu chảy ḥa cùng ánh trăng

lim dim mắt gặp chị hằng

ôm con thỏ hỏi anh bằng ḷng không ?

 

da già chợt phơn phớt hồng

tôi cười nằm thiếp trong ḷng vợ tôi

 

 3,  Thoáng Nhớ Lúc Hoàng Hôn

 

 

chiều đứng chần chừ trên ngọn lá

hiu hiu gió động ánh vàng phai

từng con chim nhỏ bay về tổ

man mác ḷng vang tiếng thở dài

 

thoáng nhớ hương môi em thấm ngọt

mi dài mắt biếc ướp t́nh hoa

lời thơm thỏ thẻ bên làn má

từng nhịp t́nh ngân cánh tay ngà

 

lặng ngó mông lung chờ nắng tắt

hoàng hôn thắp sáng bóng ta ngồi

buồn tay mở nắm ḍng không khí

sẹ em về nồng phiến môi

 

chót lưỡi chừng như đượm mật ong

ngậm nghe thương nhớ tỏa hương trầm

hoàng hôn yểu điệu em thư thả

riêng một ta già trong ước mong

 

vói níu từng giây hồn chạng vạng

ngày qua đâu biết đời chưa qua

thở nghe ḿnh thở ôi hạnh phúc

bao la vũ trụ hăy là nhà

 

4,  Chạy Tội

 

mỗi ngày nguyện thắp một cây hương

chuyện giản dị thôi cũng thất thường

khi th́ lười biếng khi quên lững

khi lạc hộp diêm rồi lơ luôn

 

Phật Tổ Quan Âm im hồn tượng

Ông Bà Cha Mẹ lặng trong gương

Thần Tài Thổ Địa phơi mặt bụi

gia đ́nh nhà Táo ẩn sau tường

 

đâu có ai mong ta thờ cúng

sợ lạnh cửa nhà bày đặt ra

đơn nương tựa vào Thánh, Phật

buồn nhớ vịn vào tranh, lá, hoa

 

mới đầu mọi sự đều nghiêm túc

cung kính mến thương rất đậm đà

thật sự trong ḷng không thay đổi

nhiệt tâm săn sóc nhạt dần dà

 

quả thật ai không ưa h́nh thức

khó ai không quí thú gia đ́nh

thờ cúng trang hoàng như trọng điểm

nói lên tha thiết tấm chân t́nh

 

ta ít thắp hương, lười phủi bụi

Phật cười Cha Mẹ cũng cười theo

tranh ảnh bao dung hoa lá tốt

cùng vui theo sức khỏe bọt bèo

 

cảm ơn ta vẫn c̣n đầy đủ

tánh xấu tật hư khá dễ thương

gắng bước theo đời mươi năm nữa

sẽ dâng thân đốt thay cây hương

 

5,  Chiếc Xe Đạp Ngang

 

đường hai bên cây thẳng hàng

chở em trên chiếc xe ngang đi về

tóc môi thân mật cận kề

đôi lần gió chạm nghe tê rần người

 

khi không nín hẳn nói cười

trong ḷng tủm tỉm thấy vui vô chừng

em ngồi chưa dám thẳng lưng

vai càng thu gọn càng rung từng hồi

 

ta đạp đă quá chậm rồi

lạ kỳ xe chạy như trôi nhẹ nhàng

nắng chiều lấp kín không gian

chung quanh cây lá ngập hoàng hôn rơi

 

vỏn vẹn chỉ một hôm thôi

đi về hai chuyến đất trời vội xa

ta bay ra khỏi quê nhà

c̣n em giờ đă phôi pha thế nào ?

 

hôm nay chợt thấy ngoài rào

chiếc xe ngang rất hao hao một thời

nghiêng nghiêng em sắp lên ngồi

định đi đâu đó có mời ta theo ?

 

thương em nay có vẻ nghèo

thiếu tơ lụa phủ rong bèo thanh xuân

ta t́nh nguyện ngồi trên khung

em tha hồ chở lung tung mặc t́nh

 

gió lay nhụy ngọc rung rinh

nghĩ thôi đă thấy rùng ḿnh thành thơ

 

*

 

Với 5 (năm) bài thôi, bạn thấy Luân Hoán thế nào?  Trẻ măng!  Luân Hoán làm chắc hơn 5.000 (năm ngàn) bài thơ, có thể nhiều hơn nữa, Luân Hoán chỉ là một người, một thời bất tận.  Tôi nghe người ta đồn rằng Luân Hoán có một mái ấm và Luân Hoán hưởng hạnh phúc trọn vẹn.  Đời dễ  có ai như vậy đâu!   Mừng cho Luân Hoán, cũng mùng cho những người “ṭ ṃ” về thân thế Luân Hoán.  Mời bạn đọc xem qua phần Tiểu Sử của Luân Hoán.  Đây là Tiểu Sử Sao Y Bản Chính rút từ cái website luanhoan.net, coi như Tướng Mạo Quân Vụ của chàng chiến binh cụt một gị nhưng tâm hồn xanh biếc như rừng cây xum xuê:

 

Luân Hoán


Tên thật Lê Ngọc Châu, sinh cuối năm Canh Th́n, vào ngày 10 tháng 01 năm 1941 tại nhà hộ sinh Tô Thành Giang ở Hội An Quảng Nam. 
Con ông Lê Hoán (gốc Liêm Lạc Ḥa Đa, Quảng Nam ) và bà Nguyễn thị Luân (gốc Vĩnh Điện, Quảng Nam
Định cư và trưởng thành tại Đà Nẵng từ 1953. 
Mất chân trái tại mặt trận Mộ Đức, Quảng Ngải vào cuối năm 1969.
Nghề tay phải: tham sự ngân hàng VNTT, ĐàNẵng.
Tạm cư tại Montreal Canada từ 02.02.1985.
Công nhân hảng Aronoff Canada (1986-1990)

Có bài đăng từ 1960 trên các báo :

  • Tuổi Xanh, Gió Mới, Thời Nay, Mai, Bách Khoa, Văn Học, Ngàn Khơi, Kỷ Nguyên Mới, Đối Diện, Bộ Binh, ... (trước 1975)
  • Văn , Văn Học, Nắng Mới, Hợp Lưu, Thế Kỷ 21, Nhân Văn, Thời Tập, Khởi Hành, Phố Văn, Chủ Đề, Việt Báo, Hồn Quê, ... (sau 1975)
  •  

Trong Ban Biên Tập của các tạp chí :

  • Văn Học Sài G̣n (1964 - 1975) 
  • Nhận Thức, Huế 
  • Trước Mặt, Quảng Ngải 
  • Làng Văn , Canada (1986-1990) 
  • Sóng, Canada (1986 - 1991) 
  • Quê Mẹ, Pháp (từ 1986) 
  • Sóng Văn, Hoa Kỳ (từ 1996) 

Chủ trương nhà xuất bản Thơ (với các thi phẩm đă xuất bản của: Hà Nguyên Thạch, Phan Nhự Thức, Đynh Hoàng Sa, Thành Tôn, Khắc Minh, Luân Hoán, ...)

Tác phẩm đă xuất bản:
Thơ:

  • Về Trời (Văn Học - SàiG̣n, 1964) 
  • Trôi Sông (Văn Học - SàiG̣n, 1966) 
  • Chết Trong Ḷng Người (Ngưỡng Cửa, 1967) 
  • Viên Đạn Cho Người Yêu Dấu (thơ, 1969 - tái bản, 1995) 
  • Hoà B́nh Ơi Hăy Đến (thơ 1970, cùng Lê Vĩnh Thọ, Phạm Thế Mỹ) 
  • Nén Hương Cho Bàn Chân Trái (thơ 1970, với nhiều bạn văn) 
  • Thơ T́nh (thơ 1970) 
  • Ca Dao T́nh Yêu (thơ 1970, với Khắc Minh) 
  • Lục Bát Ca (thơ 1970, cùng Lê vĩnh Thọ, nhạc Vĩnh Điện) 
  • Rượu Hồng Đă Rót (thơ 1974, tái bản 1995) 
  • Hơi Thở Việt Nam (Sông Thu - Hoa Kỳ, 1986) 
  • Ngơ Ngác Cơi Người (Nhân Văn - Hoa Kỳ, 1989) 
  • Đưa Nhau Về Đến Đâu (Nhân Văn - Hoa Kỳ, 1989) 
  • Cảm Ơn Đất Đá Trổ Thơ Ḷng Ta Hạt Bụi Vu Vơ Bám Hoài (Kinh Đô - Hoa Kỳ, 1991)
  • Mời Em Lên Ngựa (Sông Thu - Hoa Kỳ, 1994) 
  • Nuôi Thơm Chùm Kỷ Niệm Xanh (thơ, Canada , 1995) 
  • Cỏ Hoa Gối Đầu (Sóng Văn - Hoa Kỳ, 1997)
  • Sông Núi Cùng Người Thơm Ngát Thơ (Thơ, Canada , 2002 )
  • Em Từ Lục Bát Bước Ra (trường ca Nhân Ảnh xb 2008)
  • Ổ T́nh Lận Lưng (tập hợp một nửa phần thơ LH, 630 trang, bài nối bài, N.Ả xb, 2007)
  • Thanh Thi (Thư Quán Bản Thảo xb năm 2011)

 

Văn Xuôi:

    

  • Quá Khứ Trước Mặt (Nhân Ảnh xb 2006)
  • Dựa Hơi Bè Bạn 1 (Nhân Ảnh xb 2006)
  • Dựa Hơi Bè Bạn 2 (Nhân Ảnh xb 2007)
  • Tác Giả Việt Nam (dùng tên Lê Bảo Hoàng, tự điển tác giả Sóng Văn xb 2005 . N.Ả tái bản 2007)
  • Theo Gót Thơ (dùng tên Hà Khánh Quân, cảm nhận về thơ, N.Ả xb 2010)

 

Góp bài và có mặt trong các tác phẩm, tuyển tập :

·         Văn Học Hiện Đại - Thi Ca Và Thi Nhân (Cao Thế Dung - Sài G̣n, 1969)

·         Văn Nghệ Xám (Thái Độ - Sài G̣n, 1970)

·         Người Của Năm 74 (Phổ Thông - Sài G̣n, 1974)

·         Hội Tuyển Thi Ca (PTTNHDXH - Pháp, 1986)

·         Ngọn Cỏ Khô Trên Thung Lũng Mùa Xuân (Làng Văn - Canada, 1986)

·         T́m Hiểu Nghệ Thuật Thơ Việt Nam (Nguyễn Hưng Quốc - Pháp, 1988)

·         Chân Dung Thơ Luân Hoán (nhiều tác gỉa, 1991)

·         T́m Thơ Trong Tiếng Nói (Đỗ Qúi Toàn - Hoa Kỳ, 1992)

·         Việt Nam Quê Hương Tôi (Lê Quang Xuân - Canada,1993)

·         Thơ Việt Nam Hiện Đại (Hội nhà văn - Hà Nội, 1994)

·         Tuyển Tập Lục Bát Việt Nam (Văn Hóa - Hà Nội, 1994)

·         Thơ T́nh Bốn Phương (Thái Doăn Hiếu và Hoàng Liên, nhà xuất bản Trẻ Sài G̣n, 1994) 

·         Tuyển Tập 20 Người Viết Canada ( Canada , 1995)

·         20 Năm Văn Học Việt Nam Hải Ngoại (Hoa Kỳ, 1995)

·         Thơ T́nh Việt Nam Và Thế Giới Chọn Lọc (Nguyễn Hùng Trương Khai Trí sưu tập, nxb Thanh Niên, VN)

·         An Anthology Of Vietnamese Poems (Huỳnh Sanh Thông, 96)

·         Lục Bát T́nh Việt Nam ( nxb Đồng Nai - Việt Nam , 1997)

·         Nguyên Sa Tác Gỉa Và Tác Phẩm 2 ( Hoa Kỳ, 1998)

·         Thơ Thái Tú Hạp (Hoa Kỳ, 1999)

·         Văn Học Miền Nam - Thơ (Vơ Phiến - Hoa Kỳ, 1999)

·         Nhà Văn Nhà Thơ Hải Ngoại (Nguyễn đ́nh Tuyến - Hoa Kỳ, 1999)

·         Thủ Đức Gọi Ta Về (Trần Hoài Thư - Hoa Kỳ, 2001)

·         Nhiều tuyển tập của các hội đoàn Quảng Nam

 

Sách Nhận định thơ LH:

     

·         Chân Dung Thơ Luân Hoán  (nhiều tác giả, Kinh Đô Ấn Quán Hoa Kỳ xb 1991)

·         Luân Hoán Một Đời Thơ (nhiều tác giả, Nhân Ảnh xb 2005)

 

Sách sẽ in:

·         Thơ Thơm Từ Gốc Rễ Tỉnh (400 trang thơ)

·         Luân Hoán Nh́n Từ Thi Ca (nhiều tác giả)

 

TRẦN TRUNG THUẦN

(Trần Vấn Lệ)