đóm la nh

nng nàn ngày lnh

Đng Châu Long

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Văn chương thực sự chỉ xuất hiện khi con người có cảm xúc mănh liệt trước một con người hoặc một hiện tượng nào đó trong cuộc sống

.(Hoài Thanh)

 

 

Trời muốn trở rét, nói xong và nghe tiếng ḿnh nói, tôi chợt nhớ ra ḿnh đă vô t́nh lặp lại câu đầu chương trong quyển tiểu thuyết luận đề Đôi Bạn của Nhất Linh. Đă hơn 50 năm tôi vẫn vương vấn câu ấy trong đầu như một lần t́m kiếm cái rực rỡ của văn chương nhóm Tự Lực Văn Đoàn cùng vị thày dạy Việt văn lớp tôi.

Trên đường đi đến Quán Văn sáng nay, tôi cảm nhận cái ấm áp giữa ngày đầu năm trời trở lạnh choàng sương và những đóm lửa nồng nàn như đang nhảy múa trong tôi theo con đường huyên náo. Những nhỏ nhoi lửa tuổi thơ, những tia mắt nồng ấm sẻ chia trong đời đă làm tôi dịu lại cái lạnh ngày sắp trở mùa. Con đường Nguyễn văn Công cong qua cong lại như cái tên, bí ẩn giấu ḿnh trong cái mê cung ngă năm chuồng chó, thách thức tôi giải mă cho chuyến hành tŕnh đầu tiên t́m về . Con đường Nguyễn Kiệm cắc cớ một chiều, cùng đổ ngược nhau về điểm ṿng xoay này, dễ làm rối những kẻ nhàn du phải giải mă cho từng chuyến đi và về.

Tôi đă đi, đă đến nơi và đang đứng tần ngần chưa xác định nơi đây chính là nơi tôi cần đến. Chỉ đến khi liếc mắt thấy tấm bảng nhỏ như tờ giấy A3 đề tên Công Ty Quán Văn YT mới yên trí xuống xe giữa u tịch, lặng lẽ không một bóng dáng người trong nhà và ngoài đường. May cháu Tân cũng vừa kịp trở về và mở cánh cửa và hướng dẫn chúng tôi vào “lều” Văn  nhỏ nhắn.

Anh Nguyên Minh ngồi co ro trong căn pḥng nhỏ độ mười mét vuông, mà anh em thường gọi là tổ chim của Quán Văn. Dáng anh nhỏ nhắn phong trần với bộ râu chưa cần cạo c̣n lún phún trắng đen như muốn tạo cho riêng anh một dáng vẻ “ngầu” hơn cùng người đối diện. Anh đó, cặp mắt sáng như muốn thu hồn mọi khách lạ quen, cái đôi môi hóm hỉnh từng câu chuyện dài không hồi kết về văn chương khiến ai gặp anh cũng có cảm giác thân thuộc như chưa từng xa lạ cùng anh.

Có kẻ bầu bạn ngày lạnh cũng là niềm vui thú, này là Nguyễn Ngọc Thơ, nào là Trần Thi Ca, Đoàn văn Khánh, Trường Nghị. Vậy mà anh c̣n ra dáng thở than: “Thằng Thơ nó gài anh, nó ra tập thơ mà bắt anh phải rửa”. Làm anh khó đấy phải không anh Nguyên Minh.

Anh lăn xăn lấy b́nh lấy tách lấy café. Bà xă tôi dành làm, anh không chịu, lúi húi vừa làm vừa kể cho chúng tôi một “huyền thoại” về cái bếp nhỏ giữ nóng café .

Ngày xưa…gần đây thôi, có một lần, có người tên Duyên đau khổ muôn niên của Nguyễn Tất Nhiên ghé đến thăm anh, tặng anh một chiếc hộp nhỏ nhắn nhiều màu, thơm mùi phấn sáp. Anh nh́n sơ đoán là phấn sáp ǵ đó. Ḷng băn khoăn sao nàng lại tặng cái món quà tréo cẳng ngổng này. Anh chuyền tặng bà xă, con gái anh nh́n vào cười nói: “Không phải đâu Ba, chỉ là những viên nến thơm nhỏ thôi chứ phấn sáp ǵ”. Anh mang cất để đó, chưa có dịp để dùng đến.

Vừa rồi, anh có dịp đi Huế, các bạn tạp chí Sông Hương mời anh dùng café thật cầu kỳ kiểu …cái tách ngồi trên cái ḷ thật dễ thương như phong cách Huế. Nh́n và ngộ ra cái dụng của hộp sáp thơm c̣n cất kỹ ở nhà. Anh hỏi chỗ mua cái ḷ bé này, các anh bạn Sông Hương biếu anh một bộ mới tinh, có cả cái tách  đồng màu café thật là duyên. Và..hôm nay anh có dịp mang ra khoe cùng các bạn.

Kể chuyện lan man qua chiếc áo dài của các o xứ Huế ngày đông. Huế ngày xưa đi đâu cũng mặc áo dài. Các o bán hàng rong kĩu kịt quang gánh cũng không ngoại lệ. Cái lạnh se cắt da với mong manh tấm áo dài làm các o thời trước phải nhờ vào cái lồng ấp (1) để xua đi lạnh giá.. Anh Nguyên Minh kể những ngày mùa đông theo học tại Huế cũng phải nhờ vào cái bếp than hồng  dưới gầm bàn để qua mùa khắc nghiệt đó, mới hay có lạnh lẽo mới nghe ra giá trị của một chút than hồng.

Những câu chuyện nhỏ cứ nối nhau, hết đóm than hồng lại qua đóm lửa đời. Chuyện văn chương như những đóm lửa đời, nếu văn chương đă xa rời nhân gian th́ cũng như than đă tàn, chẳng c̣n giá trị nhân bản. Anh vui vẻ nhắc lại niềm tự hào của anh, Quán Văn có riêng tính nhân bản trong từng bài viết như một sự cám ơn đời được đồng hành cùng nhân sinh.

Ừ nhỉ, nghe quá nhiều định nghĩa về văn chương nhưng không có lời giải thích nào bằng sự không giải thích, bởi tự thân hai từ Văn Chương đă nói lên tất cả. Văn là vẻ sáng. Chương là vẻ đẹp. Văn chương đơn giản là sự làm sáng cái vẻ đẹp hoặc làm đẹp vẻ sáng vốn có của đời. Từ đó ngọn nguồn văn hóa, văn học, văn nghệ, văn minh theo đó mà h́nh thành. Có ai xa rời gốc Người mà lớn nổi thành Người.

@

Lại môt năm tàn. Rồi một năm mới sang. Nhân gian ao ước ǵ trong tiết chuyển mùa sang này? Bỏ qua những sáo rỗng sang giàu, bỏ qua những mộng ảo quan trường, dù chúng ta có mơi mệt trong cơi sống, nhưng bao giờ năm mới cũng là một vận hội mới để chúng ta cũng tỏ bày khát khao cùng nhân sinh.

Thói quen đón xuân mới của tôi vẫn lá một vần thơ, một câu đối và một nồi bánh tét nồng nàn lửa, bên bà con thân quyến trong những ngày áp giao thừa. Đó là một cam kết mới cùng năm tinh khôi, một sự nối kết đậm đà hơn cùng người thân yêu quanh ta. Dù nhỏ bé, nhưng sự chuyển tải đó sẽ được cảm thông tới từng trái tim của những người thân chung quanh, như những chăm sóc nhỏ qua tách café bốc khói ấm ḷng, những câu chuyện kể đơn sơ chân thành của anh Nguyên Minh mỗi lần thấy lại nhau.

Lại nhớ câu đối viết cho ngày xuân Giáp Ngọ. Tuổi già c̣n gồng được quả là quá bảnh. Ngẫm tới lui thấy năm nay vẫn vậy. Nếu không c̣n nguồn yên-sĩ-phi-lư-thuần th́ có thể copy dán lại cho nhiều năm sau nữa:

Đêm ba mươi đón ông bà, cúng trừ tịch hương hoa trà quả, hên xui cũng cười gồng ba hôm tết.

Sáng mùng một tụ cháu con, mừng tân niên rượu thịt dưa hành, sướng khổ vẫn vui gượng mấy ngày xuân

 

Với tôi là một mùa xuân phía trước, miên trường.

 

đặng châu long

20-01-2015

------------------------

(1) Chiếc lồng ấp là một cái nồi bằng đất sét nung già lửa màu, chứa trong một cái giỏ đan bằng những thanh nan vót êm từ cật tre, xếp theo h́nh lưới xeo xéo và khuôn vừa khít cái nồi đất dáng bầu bầu. Lồng tre uốn thắt ở đáy nồi nhưng x̣e ra vững chăi phía dưới chân đế. Gắp những cục than đỏ rực bỏ vào nồi của lồng ấp giữa lớp than mỏng dưới đáy, xong đâu đấy phải nhớ rải thêm lên trên mặt lượt tro mỏng để giữ cho lửa lâu tàn (  Phan Mộng Hoàn, Bóng chiều