Túy Kiu Phú

Truyn Kiu Ca Người B́nh Dân

Trn Huin Ân

sưu tầm, chú thích

 

 

 

 

 

 

 

 

*NÓI VÈ – NÓI THƠ – NÓI TUỒNG

        Nghe dân ca Nam Trung Bộ có thể thấy thứ tự từ thấp đến cao, từ đơn giản đến  phức tạp là: nói, hô, ḥ, hát.

        Nói là một h́nh thức độc diễn, tọa diễn, chỉ dùng lời, không làm điệu bộ, không có nhạc cụ phụ họa. Có khi không có một thính giả nào hết, thích th́ nói chơi, một ḿnh ta, ta nói ta nghe. Nói tuồng khó hơn nhiều, phải biết các điệu hát, phải biết cách đánh trống, cầm chầu để khi cao hứng th́ đệm bằng mồm “thùng thùng” hay “cắc cắc tùng tùng tơn dùng tơn dà” ǵ đó. Nói thơ, nói vè khá dễ dàng,  chỉ cần tốt giọng. Điều quan trọng là người nói thơ phải hiểu nội dung tác phẩm, có thông cảm tâm trạng nhân vật, biết ḥa cảnh, nhập vai th́ mới hay. Người ta thường dùng những truyện thơ b́nh dân, những bài vè phản ảnh sinh hoạt địa phương để nói. Truyện Lục Vân Tiên cũng nói được. Truyện Kiều th́ bác học quá, sang trọng và xa lạ, chỉ để ngâm, cho nên người ta phải nói bằng TÚY KIỀU PHÚ.

*TRƯỜNG HỢP SƯU TẦM…

        Sưu tầm, là nói cho … oai thế thôi, sưu tầm là phải đi t́m kiếm, thật ra tôi chẳng t́m kiếm ở đâu cả. Cha tôi là một học tṛ chữ Nho, những khi thanh vắng ông thường ngâm nga thơ cổ, tôi nhờ nghe mà thuộc vài ba bài trước khi học chữ. Thời gian rộng răi hơn th́ ông ngâm thơ Kiều và nói phú Kiều. Ngâm thơ Kiều, ông chỉ chọn những đoạn miêu tả tài hoa trí dũng, t́nh yêu chân thực và hạnh phúc gia đ́nh, bỏ qua những đoạn ông cho là miêu tả sự dung tục, kẻ xảo trá. Phú Kiều th́ ông nói đầy đủ, từ đầu đến cuối, có khi ngày hôm nay một đoạn, ngày mai nói tiếp,  cũng có khi lặp đi lặp lại độ mươi câu gọi là tâm đắc nhất. Tôi cũng nhờ nghe mà thuộc. Nhưng do tôi chỉ thuộc ngầm, không nói đi nói lại như cha tôi, nên nay dần dà quên mất rất nhiều, chỉ c̣n nhớ một số đoạn. Tuy vậy, cũng xin chép lại, chú thích v́ sợ sẽ quên thêm nữa, và hi vọng gặp một người nào đó chính lư, bổ sung cho.

        Tạp chí Bách Khoa thời đại (Sài G̣n) số 211 ngày 15-10-1965 đăng bài Túy Kiều với đại chúng của Thuần Phong, có một đoạn (gồm 1 trang ¼, khổ giấy 15,5x24,5, in 2 cột) nói về Túy Kiều phú. Theo tác giả th́ bài phú dài chừng 500 câu, “chưa biết do ai đặt ra, chỉ biết do Phụng Hoàng Sang và Vơ Thành Kư phiên âm ra quốc ngữ, đặt vào tay mọi người một bức tranh thâu hẹp cuộc đời của nàng Kiều, có công dụng lớn lao là đưa nàng Kiều vào mọi nơi và mọi giới” (tr. 64). Nhưng Thuần Phong chí trích dẫn có 28 câu, trong đó 22 câu  nói về cái chết của Từ Hải để chứng minh là “rơ ràng là tác giả (Túy Kiều phú – TSH)  nặng ḷng với những chàng anh hùng cái thế” (tr.65). Đoạn này tôi có nhớ, nên nay xem lại nó không giúp ích được ǵ nhiều. Chỉ thấy tiếc là… hồi trai trẻ tôi đang là cái thứ như thi hữu Tường Linh viết: “mơ hoa trời lạ, bướm thành đô”, đang chạy theo thơ truyện đương đại, chưa quan tâm đến văn chương truyền khẩu, phải chi xin cha tôi đọc để chép th́ bây giờ đâu đến nỗi!

* GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC

        Túy Kiều phú là bản thu gọn của truyện Kiều,  kể theo thứ tự thời gian, trước hết giới thiệu thẳng nhân vật chính rồi lần lượt kể lại cuộc đời Kiều từ nhỏ đến lớn, trải qua mười lăm năm duyên phận: hội ngộ - lưu lạc – đoàn viên.

        Thể thơ dùng ở đây căn bản là thất ngôn trường thiên liên vận. Nhiều câu có thể do tác giả lúc sáng tác hay người biểu diễn sau này thêm vào một vài, ba bốn tiếng cho rơ nghĩa hơn.

        Có khi muốn tạm ngưng sự việc này để chuyển sang sự việc khác, tác giả dùng tiếng “thứ”, nghĩa là lớp, đoạn.

        T́nh cảm của tác giả đối với các nhân vật được thể hiện qua cái nh́n chủ quan. Sự ưu ái dành cho Thúy Kiều và Từ Hải. Thái độ khinh ghét bộc lộ rơ ràng với Hồ Tôn Hiến, Hoạn Thư. Kim Trọng và Thúc Sinh được đánh đồng ngang bằng nhau.

        Trong Túy Kiều phú có những từ nay không dùng nữa, hoặc dùng với nghĩa       khác. Có đoạn rất nôm na, mang ṛng tính chất dân dă của ca dao tục ngữ. Có đoạn sử dụng văn liệu, điển tích hoặc có một vài câu dùng toàn chữ Hán.

        Ngoài ra, người nói Kiều phú có thể tùy ư thêm vào những tiếng tán thán ở đầu câu để diễn tả t́nh cảm của nhân vật, gây thêm xúc động cho người nghe.

        Những điều trên đây chúng tôi sẽ đi vào chi tiết cụ thể khi chú thích.

*PHẦN VĂN BẢN C̉N NHỚ ĐƯỢC

        Thật ra đây không phải là một bài phú theo định nghĩa của văn chương bác học, mà chỉ là một bài vè, dù làm theo thể lục bát, song thất lục bát, thất ngôn hay hợp thể. Phú được hiểu theo nghĩa là phô bày ra, nói thẳng đến, như thể phú của ca dao. Lối phú này ngày nay thường gọi là tấu. Cách biểu diễn tấu cũng gần giống như phú, điều khác căn bản là tấu được đưa lên sân khấu, c̣n nói thơ, nói phú chỉ trong phạm vi bằng hữu thưởng thức cùng nhau, hoặc chỉ tự ḿnh thưởng thức..

        (1)           Nàng Túy Kiều là con ông Viên ngoại

                        Quán sanh thành ở tại Bắc Kinh

                        Lúc Túy Kiều c̣n niên thiểu ấu sinh

                        Chị em xúm ngồi chơi trước cửa

(5)           Tên đâu lạ bất tường hương sở

Xưng rằng thầy tướng sĩ du phương

Vừa ngẫu nhiên đến đó gặp nàng

Đứng dừng lại mới xem qua tài tướng

Như nàng ni là dung nghi đáng thiên kim vạn lượng   

 (10)        Tiếc cho nàng tuyết nguyệt phong ba

-Túy Kiều (1/1): Tức Vương Thúy Kiều, nhân vật chính trong truyện Kiều (Đoạn trường tân thanh) của Nguyễn Du. Thúy Kiều cùng em gái là Thúy Vân, em trai là Vương Quan đi chơi tiết thanh minh, gặp Kim Trọng. Rồi đi qua mộ Đạm Tiên, Kiều khóc thương cho thân phận người đàn bà bạc mệnh. Đêm ấy Đạm Tiên ứng mộng, họa thơ, hẹn 15 năm sau sẽ gặp nhau ở sông Tiền Đường. Kim và  Kiều thề ước với nhau, nhưng liền đó Kim về Liêu Dương chịu tang chú, Kiều gặp gia biến phải bán ḿnh cứu cha, gởi gắm t́nh duyên lại cho em gái. Cuộc đời Kiều từng trải qua bao tháng năm  trôi nổi: bị đưa vào lầu xanh, được Thúc Sinh chuộc về chung sống, bị vợ Thúc là Hoạn Thư bắt hành hạ, trốn đi, lại phải vào lầu xanh, sau sống chung với Từ Hải thành một mệnh phụ quyền uy, báo ân báo oán, Tổng đốc Hồ Tôn Hiến chiêu dụ Từ ra hàng, bắn chết, Hồ gả Kiều cho thổ quan, khi thuyền qua sông Tiền Đường Kiều nhớ lại mộng xưa, liền gieo ḿnh tự vận và được Giác duyên cứu sống đưa về nơi tu hành. Kim trở lại chốn cũ  thấy cảnh gia đ́nh Kiều tan nát, phụng dưỡng ông bà Viên ngoại, cưới Vân theo lời dặn của Kiều, cùng Vương thi đỗ làm quan, vẫn trông t́m dấu tích người xưa. Cuối cùng tất cả được gặp nhau, đoàn viên hạnh phúc.

-Viên ngoại (1/2): Chức quan đứng hàng thứ 6 trong các bộ (Viên ngọai lang), ngang hàng với Tri phủ, hàm ṭng tứ phẩm. Khi phái đoàn Mỹ quốc đầu tiên đến Việt Nam do Edmund Roberts cầm đầu, đậu tàu thủy ở Vũng Lấm (Phú Yên),  triều đ́nh cử Tư vụ Lư Văn Phức và Viên ngoại lang Nguyễn Tri Phương đến  tiếp xúc.  Ở Trung Quốc ngày xưa có thể bỏ tiền ra mua chức Viên ngoại. Những ông chủ nhà giàu họ cũng gọi là Viên ngoại. – Câu này, trong bài Túy Kiều ở Đồng Nai của ThuầnPhong (tạp chí Bách Khoa SG số 211 ngày 15-10-1965) là: Nàng Túy Kiều là con Viên ngoại.

-quán sanh thành (2/1):  Quán: chỗ quê nhà của ḿnh. Sanh thành: sinh ra và lớn lên (trưởng thành). Trước đây thường phân biệt: chánh quán: quê gốc của ông bà cha mẹ; sanh quán: nơi sinh; trú quán: nơi hiện đang ở. Câu này trong bài đă dẫn của Thuần Phong là: Lúc sanh thành ở tại Bắc Kinh.

-Bắc Kinh (2/2): Kinh đô, thủ đô Trung Quốc. Truyện Kiều viết theo một tác phẩm Trung Quốc, dùng địa danh Trung Quốc,  là địa danh thực tế, không phải địa danh hư cấu như một số truyện cổ khác. Nhưng Nguyễn Du chỉ viết: “Rằng: năm Gia Tĩnh triều Minh. Bốn phương phẳng lặng hai kinh vững vàng”. Hai kinh là Bắc Kinh và Nam Kinh. Nguyễn Du không nêu rơ quê quán Kiều ở Bắc Kinh, chỉ một lần Kiều”t́m đường  nói quanh” khi  Giác Duyên gạn hỏi: “ Tiểu thiền quê ở Bắc Kinh. Qui sư qui Phật tu hành bấy lâu” và một lần viên lại họ Đô ở Lâm Tri thưa với Kim Trọng: “Tú Bà cùng Mă Giám Sinh. Đi mua người ở Bắc Kinh đưa về. Thúy Kiều tài sắc ai b́…” 

-niên thiểu (3/1):  Thiểu: ít. Niên thiểu =  niên thiếu: người trẻ tuổi.

-ấu sinh (3/2): Trẻ con 10 tuổi trở xuống. Lời Kiều nói với Kim: “Nhớ từ năm hăy thơ ngây. Có người tướng sĩ đoán ngay một lời”. Cái “lúc c̣n niên thiểu”, “hăy thơ ngây” ấy, không rơ đă qua tuổi “ấu sinh” chưa?

-xúm (4): Tác giả đă dân gian hóa sinh hoạt của chị em Kiều trong gia đ́nh, xúm xít ngồi chơi trước cửa. Đây là cảnh thường thấy ở nông thôn.

-bất tường hương sở (5): Bất tường: chẳng biết. Bất tường hương sở: chẳng biết quê hương, tung tích người này ở đâu.

-tướng sĩ (6/1): Thầy xem vận mạng người qua tướng mạo:  khuôn mặt, tay chân, dáng đi v.v…không phải xem qua tuổi tác hay quẻ bói.

-du phương (6/2): Đi chơi nơi này nơi kia. Phương: phương hướng. Cũng có thể liên tưởng đến câu: Xuân du phương thảo địa, phương nghĩa là thơm, mùa xuân đi chơi nơi đất cỏ thơm, tức là nơi đẹp đẽ mà thanh tịnh, yên b́nh.

-ngẫu nhiên (7): Ngẫu: t́nh cờ, th́nh ĺnh. Nhiên: như thế. Ngẫu nhiên: T́nh cờ, th́nh ĺnh không liệu định trước.

-đứng dừng lại (8/1): Nhớ tới câu thơ Bà Huyện Thanh Quan trong bài Qua đèo Ngang: Dừng chân đứng lại trời non nước…

-tài tướng (8/2): xem tài mệnh qua tướng mạo.

-dung nghi (9/1): Dung: dáng mạo. Nghi: Vẻ ngoài. Dung nghi, cũng nói nghi dung: Dáng mạo bên ngoài, phong cách.

-thiên kim vạn lượng (9/2): Thiên kim: ngàn vàng, lời dùng ca tụng người con gái đẹp. Như vậy, trùng nghĩa với vạn lượng. Tác giả muốn nhấn mạnh chăng? Hay do thuận câu? Hay thiên kim có nghĩa là loại vàng ngàn, tức là vàng rất tốt, như bây giờ là vàng 9999. Thiên kim vạn lượng là vạn lượng  vàng loại giá trị nhất.

-tuyết nguyệt phong ba (10): Ba = hoa. Bốn thú chơi thanh  nhă của người phong lưu trong bốn mùa: mùa đông chơi tuyết, mùa thu thửng trăng, mùa hè hứng gió, mùa xuân  thưởng hoa. Phong hoa: nói về thú phong lưu, như: Phong hoa hai chữ ở đời ai không? (Nhị độ mai). Phong nguyệt: dùng chỉ những người thích trăng trong gió mát, vui với tạo vật, như: Đề huề lưng túi gió trăng (Kiều).  Lại có nghĩa trai gái tự t́nh thề thốt với nhau trong cảnh gió mát trăng trong: Góp lời phong nguyệt nặng nguyền non sông. -  Phong ba = phong: gió, ba: sóng. Nghĩa bóng là vất vả nguy hiểm như chiếc thuyền bị sóng gió:  Cái phong ba khéo cợt phường lợi danh (Cung oán ngâm khúc). - Ở đây, tác giả viết: Tiếc cho nàng… như thế tuyết nguyệt phong ba hàm ư cuộc đời gió trăng không đứng đắn.

(11)         Tiết thanh minh trong lúc tháng ba

Chị em mới dắt nhau đi tảo mộ

Tiếng nhạc ngựa chàng Kim tới đó

Gặp Túy Kiều lại với Túy Vân

(15)         Vương gặp Kim hớn hở chào mừng

Người bạn cũ Khổng môn đồng nhứt mạch

Bóng hầu xế vó câu nhẹ tách

Ba chị em thong thả ra về

Đoái xa xem ḱa ngọn tiểu khê

(20)                                Bên cồn thấy nấm mồ vô chủ

-tiết thanh minh (11):  Cứ 15 ngày là một tiết, khí hậu thay đổi, mỗi năm có 24 tiết, bắt đầu bằng tiết lập xuân đến cuối cùng là tiết đại hàn. Thanh minh là tiết thứ 5, 15 ngày sau tiết xuân phân (giữa mùa xuân), 106 ngày sau tiết đông chí (giữa mùa đông).

-tảo mộ (12): Tảo: quét. Tảo mộ: nhổ cỏ cho sạch trên mồ mả. Tục ở thôn quê sau khi dăy cỏ, vun đắp thêm đất, bẻ một vài cành cây tươi làm chổi quét cho nấm mộ sạch sẽ đẹp đẽ hơn. Có nơi tảo mộ vào tiết thanh minh. Ở Phú Yên người Việt tảo mội tháng chạp, đông nhất là ngày 20, người Hoa tảo mộ vào tiết đông chí, tiết thanh minh chỉ đi viếng mộ.

-chàng Kim (13): Kim Trọng, nhân vật trong truyện Kiều, quê ở Liêu Dương, gặp Thúy Kiều, hai người yêu nhau nhưng do gia biến t́nh duyên trắc trở, Kim cưới Thúy Vân, em gái Thúy Kiều, cùng em Kiều là Vương Quan thi đỗ làm quan, nhưng trong ḷng lúc nào cũng thủy chung với người cũ và may mắn đă  t́m gặp lại.

-Túy Vân (14): Tức Thúy Vân, nhân vật em gái Thúy Kiều, theo lời chị dặn, lấy Kim Trọng, đảm đang công việc và không hề hờn ghen.

-Vương (15): Tức Vương Quan, nhân vật trong truyện, em trai Thuíy Kiều, Thúy Vân, bạn học với Kim Trọng, sau cùng Kim thi đổ làm quan, vinh hiển.

-Khổng môn (16/1): Cửa Khổng, nói chung học tṛ của Khổng tử. Khổng tử (551-479 trước CN): người nước Lỗ đời nhà Chu, tên Khâu (Khưu), tự Trọng Ni, là vị  tổ của Nho giáo. Ông từng làm quan nước Lỗ, bất đắc chí bèn đi chu du các nước, sau trở về Lỗ soạn lại kinh Thi, kinh Thư, dịch kinh Lễ, kinh Nhạc, phê b́nh kinh Dịch, làm kinh Xuân Thu, tạo ra một hệ thống giáo dục lớn, được hậu thế tôn là Khổng thánh, là Vạn thế sư biểu.

-nhứt mạch (16/2): Cùng một mạch, tức là chung một hệ thống giáo dục.

-bóng hầu xế (17/1): Vừa xế, truyện Kiều viết: Tà tà bóng ngă về tây.

-vó câu (17/2): Vó: chân ngựa. Câu: ngựa non mới lớn, ngựa tốt. Vó câu: chân ngựa câu, nói chung là chân ngựa và thường hiểu là bước chân khi ngựa đi, chạy.

-đoái (19/1): Ngoảnh lại, nh́n lại.

-tiểu khê (19/2): Ḍng khe nhỏ. Man kê: suối rách, thường bị cạn nước.

-cồn (20/1): Chỗ đất hơi cao hơn chung quanh.

-nấm mồ vô chủ (20/2): Tiết thanh minh, người người đi tảo mộ, nh́n ngôi mả này vẫn nguyên cỏ rác th́ biết ngay là nấm mồ vô chủ. Chủ không phải  người nằm dưới mộ mà là thân nhân của người ấy, chăm sóc bảo vệ mộ phần.

(21)                            Vương Quan dẫn sự xưa tích cũ

Rằng Đạm Tiên là gái nhà tṛ

Biết mấy nơi sông hẹn núi ḥ

Nay chín suối mồ vô nhân chủ

(25)                                Kiều nghe mấy lời xưa tích cũ

Nước mắt đầy nhỏ giọt dầm khăn

Túy Vân mới buông lời dứt chị rằng

Hơi đâu khóc cho những người bạc mạng

Kiều thấy vậy dùng dằng ở nán

(30)                            Thương thân người khác thể thân ta

-Vương Quan (21): Xem chú thích 15.

-Đạm Tiên (22/1): Nhân vật cơi âm trong truyện Kiều. Đạm Tiên là một ca nhi tài sắc nhưng đoản mệnh,  có nhiều liên hệ với số kiếp, thân phận của Kiều từ khi hiển linh trong tiết thanh minh, rồi ứng mộng, họa thơ, báo trước cho biết Kiều có tên trong sổ đoạn trường, hoa trôi bèo giạt.  Mười lăm năm sau, khi Kiều tự trầm ở sông Tiền Đường, lại gặp Đạm Tiên được cho biết căn phần đă măn.

-gái nhà tṛ (22/2):  Trong truyện viết là ca nhi. Nhà tṛ là nhà cô đầu, nơi khách đàn ông đến nghe cô đầu hát giải trí. Gái nhà tṛ: cô đầu, người xưa cũng gọi là con hát, người làm nghề ca hát giúp vui.

-sông hẹn núi ḥ (23): Hẹn ḥ nhau lấy sông núi  làm chứng.

-chín suối (24): Chữ Hán là cửu tuyền, cửu nguyên, chỉ cơi âm phủ, là nơi định côn, luận tội những hồn ma con người khi sống làm ra.

-dứt (27): Nói, có vẻ rành mạch và hơi lạnh lùng.

-bạc mạng (28): Bạc mệnh, mệnh bạc. Dùng để nói vận mệnh mỏng manh, tài hoa nhưng cuộc sống ngắn ngủi. Thơ Tô Đông Pha: Tự cổ giai nhân đa bạc mệnh ( Tự xưa giai nhân thường bạc mệnh).

-câu 30: Đây là đạo lư ngày xưa, như trong ca dao: Thương người khác (như) thể thương thân. Ghét người khác (như) thể bỏ phân cho người. Hoặc: Gia huấn ca: Thương người như thể thương thân.

(31)                            Đốt nén hương khấn vái gọi là

Linh hồn hưởng của ta hành lộ

Vừa dứt tiếng bỗng đâu trận gió

Hồn Đạm Tiên ngọn cỏ gót hài

(35)                           Kiều làm thơ từ tạ một bài

Rút trâm rạch da cây cổ thọ

Đêm nằm thấy Đạm Tiên tỏ rơ

Trao mười bài thơ nọ dặn rằng

Sông Tiền Đường là chỗn măn căn

(40)              Tuần hoàn trải mười lăm năm lưu lạc

-linh hồn (32/1): Linh: thiêng liêng. Linh hồn: Tinh thần, tâm ư, phần hồn cuả một người. Tín ngưỡng dân gian cũng như các tôn giáo cho rằng linh hồn là cái thần linh cai trị thể xác con người, khi con người đă chết linh hồn vẫn c̣n.

-hành lộ (32/2): Đi đường. Lúc này Kiều đang trên đường du xuân, khói hương là thể hiện chút ḷng gởi cho Đạm Tiên.

-ngọn cỏ gót hài (34): Sau khi Kiều khấn vái và làm thơ đề lên cây bên mộ Đạm Tiên th́ Đạm Tiên hiện lên qua một trận gió xoáy và mọi người nh́n thấy dấu giày in từng bước trên rêu.

-trâm (36/1): Vật trang sức giống cái dùi dùng để gài tóc, gài mũ. Người phụ nữ giàu sang th́ dùng trâm có đính vàng ngọc đắt tiền, phụ nữ b́nh dân ở thôn quê dùng lông con nhím để cài nên gọi các vật cài tóc là lông nhím.

-cổ thọ (36/2): Cổ thụ: cây già, cây cao lớn lâu năm.

-sông Tiền Đường (30): Sông lớn nhất tỉnh Triết Giang chảy theo hướng tây-đông ra vịnh Hàng Châu. Thủy triều ở đây dâng tràn và bay vút lên cao là một hiện tượng thiên nhiên lạ lùng, tạo ra cảnh tượng vô cùng ngoạn mục. Nguyên do là lực ly tâm gây ra bởi ṿng quay của trái đất và h́nh dạng nút thắt cổ chai khác thường của vịnh Hàng Châu làm cho thủy triều dễ tràn lên nhưng rất khó rút. Trong truyện Kiều, Nguyễn Du tả sóng nước Tiền Đường rất dữ dội: Triều đâu nổi tiếng đùng đùng. Hỏi ra mới biết rằng sông Tiền ĐườngNgọn triều non bạc trùng trùng. Vời trông c̣n tưởng cánh hồng lúc gieo.

(41)                            Kiều tỉnh giấc nghĩ thôi bát ngát

          Giữa hiên ngồi than thở năm canh

        Mẹ thức nghe liền hỏi sự t́nh

        Kiều rằng thấy Đạm Tiên mách bảo

(45)                            Ôi thôi thôi, ngậm ngùi nghĩ thâm ân vị báo

Nghĩ thân con nào có ra chi

Mẹ bảo rằng trẻ chớ sầu bi

Giải ḷng trẻ là điềm mộng mị

Bỗng đâu lại xuân qua hè chí

(50)                            Kim quyết t́nh kết chỉ xe dây

-bát ngát (41): Bao la, mênh mông, rộng răi, sau này dùng để chỉ cảnh ruộng đồng, biển cả, trời mây… Ở đây có nghĩa là suy nghĩ mông lung, xa xôi, đủ mọi điều.

-thâm ân vị báo (45): Thâm: sâu, ân: ơn, vị: chưa, báo: đáp trả lại = Ơn sâu (của cha mẹ) chưa báo đáp.

-sầu bi (47): Sầu: buồn rầu, bi: thương xót = Buồn rầu thảm thương.

-điềm mộng mị (48): Điềm: Việc xảy đến khác thường, khiến người ta dựa vào đó mà suy đoán tương lai. Điềm mộng mị: Chỉ là chuyện mộng mị của chiêm bao, không đáng tin, không nên tin.

-hè chí (49): Mùa hè đến.

-kết chỉ xe dây (50): Có 2 điển tích liên quan. 1- Dây tơ hồng, tức hồng ty. Trương Gia Trinh có 5 người con gái, muốn gả cho Đặng Nguyên Chấn một người. Ông bảo 5 con ngồi sau một cái màn, cầm mỗi người một sợi tơ màu sắc khác nhau. Đặng Nguyên Chấn ở ngoài nắm được mối tơ của người nào th́ cưới người ấy. Chấn lựa sợi tơ đỏ và cưới người con gai thứ ba của Gia Trinh. 2- Xích thằng, sợi chỉ đỏ. Vi Cố, người đời Đường, một hôm trông thấy ông lăo ngồi dưới trăng xem sách (Nguyệt Lăo), bên cạnh có cái giỏ đựng chỉ đỏ. Vi Cố hỏi, ông lăo đáp: Trong sách này cặp vợ chồng nào sẽ gặp nhau đă chép sẵn, c̣n chỉ đỏ là để cột chân vợ chồng với nhau. Vi Cố hỏi đến người vợ tương lai của ḿnh th́ ông lăo bảo là người Vi Cố gặp đầu tiên khi sáng mai ra chợ. Hôm sau Vi Cố gặp đứa con gái nhà ăn mày, định giết chết để khỏi phải kết duyên với hạng  ti tiện. Không ngờ vừa chém xuống một nhát chỉ làm con bé bị thương, được người mẹ cứu thoát. Về sau Vi Cố lấy một người con gái nhà quan làm vợ. Một hôm ngồi chơi nhân nh́n vết sẹo trên đầu vợ, hỏi ra mới biết, vợ Vi Cố chính là đứa con gái ăn mày và ông quan nọ đă xin về làm con nuôi.  Nghĩa ở đây liên quan đến điển tích 1, có ư nói Kim quyết tâm kết duyên với Kiều.

(51)                            Mướn phố người tạm ở gần đây

Trước ôn cố sau vầy can lệ

Kiều thương Trọng tấm ḷng đáo để

Trọng thương Kiều tấc dạ bâng khuâng

(55)         Trời khiến chi đôi lứa trái nợ nần

Xui Kiều bữa ra chơi non bộ

Kim chợt thấy buông ḱm lại đó

Kiều hổ ngươi lật đật liền vào

Bỗng rớt trâm ở chốn vườn đào

(60)                            Bên cỗi thọ chàng Kim xảy đặng

-ôn cố (52/1): Ôn lại việc cũ, ở đây có nghĩa là Kim ôn lại bài vở để chuẩn bị đi thi.

-vầy can lệ (52/2): Vầy: họp lại, can: gan (gan ruột = tâm đắc, tri kỉ),  lệ: lứa đôi. Vầy can lệ: Để lứa đôi tâm đắc được sum họp.

-đáo để (53): Cùng tột, đến cùng, hết cách.

-bâng khuâng (54): Ḷng hơi buồn buồn, hơi áy náy, không yên ḷng  song không hiểu v́ đâu. Tác giả Túy Kiều phú cũng đă lột tả được hai tâm trạng khác nhau của Kim và Kiều.

-trái nợ nần (55): Người xưa cho rằng trong t́nh yêu và hôn nhân có duyên và nợ, duyên định trước là để gặp nhau, nợ v́ lời thề ước là để trả cho nhau, nghĩa là chung sống với nhau. Kim và Kiều trái nợ, không đủ  nợ, nên hôn nhân trắc trở.

-non bộ (56): Núi giả, giả sơn. Cảnh núi non thu nhỏ đắp giả bằng đất đá để làm cảnh trong sân trong vườn.

 -ḱm (57): Tên một thứ đàn dây gân (tơ dẻo), xưa có 4 dây, nay c̣n 2 dây. Theo giáo sư Trần Văn Khê nói trên vô tuyến truyền h́nh th́ ḱm là cách gọi ở Miền Nam của đàn cầm, thông thường gọi là nguyệt cầm, đàn nguyệt (thùng đàn tṛn như mặt trăng). Trong truyện Kiều, Nguyễn Du tả Kim Trọng buông cầm xốc áo vội ra, đoạn sau nói hiên sau treo sẵn cầm trăng. Cầm và cầm trăng đều là nguyệt cầm tức đàn ḱm.

-hổ ngươi (58): Mắc cỡ, xấu hổ, lấy làm thẹn thùng. Tục ngữ, ca dao: Khóc hổ ngươi, cười ra nước mắt. Lịch sự thầm dễ ở, hổ ngươi thầm biết thuở nào nguôi.

-cỗi thọ (60/1): Cỗi: cội, gốc. Cỗi thọ: gốc cây lớn, gốc cổ thụ.

-xảy (60/2): Xảy: t́nh cờ, bỗng chốc; đặng: được. Xảy đặng: t́nh cờ bắt gặp, nhặt được.

(61)                            Bước lỡ bước nên chàng dừng hẳn

Đứng trông nàng ra kiếm ta trả cho

Gặp mặt nhau sông hẹn núi ḥ

Một lời nguyện trăm năm tơ tóc

(65)                            Chiếc kim xuyến trao cho bạn ngọc

                Vuông khăn này ṿ lại trao tay

( không nhớ một đoạn dài)

Bỗng đến kỳ sinh nhật ngoại gia

Song thân với hai em qua đó

Kiều sắm sửa lễ mừng chúc thọ

(70)                            Rảnh việc nhà rồi lại lẻn qua

-trăm năm (64/1): Ba vạn sáu ngàn ngày. Người xưa cho rằng đây là hạn tương đối dài nhất của một đời người. T́nh nghĩa vợ chồng lâu dài đến trọn đời, không phải qua đường, không nửa chừng găy gánh. Ca dao: Trăm năm dầu lỗi hẹn ḥ. Cây đa bến cũ con đ̣ khác đưa.

-tơ tóc (64/2): Xe tơ kết tóc. Xe tơ: xem chú thích 50.  Kết tóc: Chữ Hán là kết phát. Có 2 nghĩa: 1- Tự lúc c̣n trẻ nhỏ, Lư Quảng đă tự kết tóc cùng Hung Nô giao chiến. Nghĩa bóng là vợ chồng lấy nhau lúc c̣n trẻ nhỏ. 2- Theo phong tục nhà Hán lúc thành hôn, hôm hợp cẩn kẻ tả hữu kết tóc cho đôi vợ chồng mới. Nghĩa thông thường là vợ chồng kết đôi với nhau.

-kim xuyến (65/1): Xuyến vàng. Xuyến: Một loại vật dụng trang sức đeo ở cổ tay phụ nữ.

-bạn ngọc (65/2): Bạn quư, thời xưa thường dùng chỉ người yêu.

-sinh nhật (67/1): Kỉ niệm ngày sinh.

-ngoại gia (67/2): Nhà ngoại. Ông bà ngoại.

-song thân (68): Hai thân:  cha mẹ. Cả hai bên cha mẹ chồng và cha mẹ vợ là tứ thân phụ mẫu.

-lẻn qua  (70): Kiều lẻn qua nhà Kim trọ, tiếng qua này khác với qua ở câu 68 (gia đ́nh Kiều qua gia đ́nh bên ngoại).

(71)                            Kim gặp Kiều tṛ chuyện dan ca

Đờn măn tiệc mới sang qua nghề vẽ

Úy cô nó ôi! Biết mấy thuở chung t́nh lặng lẽ

Tấm trăng mành chỉ thệ non sông

(75)                            Ngoài cửa nghe thấy tiếng tiểu đồng

Tin thúc phụ Liêu Dương vừa tới

Trời nỡ khiến cho kẻ trông người đợi

V́ chữ tang nên dứt chữ t́nh

Nay dừng cương c̣n ở Bắc Kinh

(80)                            Mai giục vó Liêu Dương ngàn dặm

-dan ca (71): Nói chuyện dông dài, ṿng vo, rất nhiều vấn đề, không đầu không đuôi, không dẫn tới kết quả nào. Ca dao: Em gặp anh đây cũng muốn dan ca. Sợ mẹ bằng biển, sợ cha bằng trời.

-câu 72: Hết chuyện âm nhạc sang chuyện hội họa, bàn luận về ngón đàn xong lại b́nh phẩm về bức  tranh, đề thơ.

-câu 73: Người nói Kiều thường thêm vào mấy tiếng tán thán theo cách gọi nhau ngày xưa: Úy cô nó ơi!... để tăng thêm sự phấn khích thân t́nh của Kim

-câu 74: Nh́n vầng trăng nói lời thề sông núi.

-tiểu đồng (75): Đứa trẻ con hầu hạ, dùng sai công việc nhỏ nhặt.

-thúc phụ (76/1): Chú (em của cha). Bá phụ: bác (anh của cha).

-Liêu Dương (76/2):Huyện thuộc địa phận tỉnh Liêu Ninh, ở trung tâm bán đảo Liêu Ninh, bên bờ sông Thái Tử, phía nam Thẩm Dương. Liêu Dương có ngôi chùa Bạch Tháp nổi tiếng xây dựng từ thời nhà Nguyên, từng là thủ đô của Măn Châu,  sau dời về Thẩm Dương năm 1625. Quê hương của nhân vật Kim Trọng. Nay là thành phố Liêu Dương.

-cương (79): Dây buộc từ hai bên giàm ngựa ṿng lên để người cỡi nắm điều khiển ngựa. G̣ cương là kéo dây cương cho ngựa đứng lại, dừng cương là thả lỏng dây cương khi ngựa đă đứng, giục cương là giật dây cương cho ngựa chạy, cùng có tác động như giục vó cho ngựa chạy (vó: chân ngựa.)

(81)         Mối sầu chảy một ngày một thẳm

Tấc đàng đi càng bước càng xa

Đưa ân nhân một đỗi quan hà

                Cùng bạn ngọc cho thỏa niềm ân ái

(85)         Kim dời gót rồi Kiều trở lại

Ngoảnh non đoài thỏ bạc lân la

Sinh nhật xong cha mẹ về nhà

Song thân với hai em vô cửa

Bỗng đâu thấy đầu trâu mặt ngựa

(90)                            Thằng bán tơ nó gieo họa th́nh ĺnh

-câu 81, 82: H́nh ảnh đẹp và gợi cảm. Mỗi tấc đường đi càng đưa Kim xa Kiều , đồng thời mối sầu chảy xuống mỗi ngày một sâu thẳm hơn.

-ân nhân (83/1): Người làm ơn giúp đỡ  ta. Một chữ ân khác có nghĩa là cảm t́nh đậm đà. Ngày trước dùng với nghĩa này, ân nhân: người cùng ta có cảm t́nh đậm đà, người yêu.

-quan hà (83/2): Quan: cửa ải, hà: sông.  Người đi xa phải qua cửa ải và sông, có ư nghĩa là  đưa tiễn.

-ân ái (84): T́nh yêu mến rất thân thiết.

-non đoài (86/1): Đoài: phương tây. Non đoài: núi ở phương tây.

-thỏ bạc (86/2): Do chữ Hán bạch thố. Tương truyền trong cung trăng có con thỏ trắng giă thuốc. Nghĩa bóng là mặt trăng. Cũng dùng từ: ngọc thố (thỏ ngọc).

-đầu trâu mặt ngựa (89): Quỷ sứ dưới âm phủ, ḿnh và tay chân là người, nhưng đầu là đầu trâu, ngựa. Nghĩa bóng: những phường vô lại, độc ác, không biết thương người.

-thằng bán tơ (90): Nhân vật trong truyện Kiều, kẻ gieo tai họa cho gia đ́nh Vương Viên ngọai v́ một lời khai vu vơ, chẳng rơ lời khai ấy về việc ǵ. Trong truyện Nguyễn Du chỉ viết: Hỏi ra sau mới biết rằng. Phải tên xưng xuất là thằng bán tơ.

(91)         Việc tưng bừng ai nấy đều kinh

Song thân với một em chịu lụy

Bởi vậy cho nên Kiều phải dứt t́nh chung thủy

                Bán ḿnh này chuộc tội cho cha

(95)         Như thân con chừ, lươn lấm đầu bao quản xấu xa

Đem thân bán cho Giám Sinh họ Mă

Nào hay mắc phải tay độc quá

Mụ Tú Bà hành hạ tấm thân

(100)                      Bị Sở Khanh ra hại phong trần

-chung thủy (93): Chung: lúc cuối cùng, thủy: lúc bắt đầu. Chung thủy: trọn vẹn từ khởi  đầu đến cuối cùng.

-câu 93: Những người nói Kiều thêm vào “Bởi vậy cho…” để thêm rơ nghĩa.  

-câu 95: Các tiếng tán thán nói thêm ở trước bày tỏ sự than văn: Như thân con chừ…

-câu 96: Để thật đúng thất ngôn th́ bỏ tiếng nào cho hợp?

-Mă Giám Sinh (96): Nhân vật trong truyện Kiều, người cùng Tú Bà chung sống, chung vốn mở lầu xanh tại Lâm Tri, đă đi mua Kiều và “nước trước bẻ hoa”.

-độc quá (97): Độc: ác, quá: sai lầm. Người độc ác, làm toàn những điều công luận cho là sai lầm.

-Tú Bà (99): Nhân vật trong truyện Kiều, người chung sống và chung vốn với Mă Giám Sinh mở lầu xanh ở Lâm Tri, đă hành hạ bắt buộc Kiều phải làm nghề mại dâm. Về sau, người ta thường gọi chung những người chủ chứa là Tú Bà.

-Sở Khanh (100/1): Nhân vật trong truyện Kiều, có vẻ đẹp mă hào hoa, cộng tác với Tú Bà trong âm mưu bắt buộc các cô gái bị họ mua về làm nghề mại dâm (xem chú thích 101). Về sau, dư luận gọi những người đàn ông con trai lừa đảo về t́nh yêu là hạng sở khanh.

-phong trần (100/2): Phong: gió, trần: bụi. Gió thổi bụi bay. Đi đường xa thường bị gió bụi nên thường gọi nỗi khó nhọc ấy là phong trần. Hiểu rộng là cảnh tượng hoan lạc khi từng trải cuộc đời cũng ví như sự sảng khoái vượt qua cơn gió bụi, tạo cho con người già dặn hơn. Cũng có nghĩa là t́nh cảnh gian nan, lưu lạc nay đây mai đó. Ở đây dùng với nghĩa sau là bởi do Sở Khanh hăm hại, Kiều mới lâm cảnh phong trần.

(101)                      Trao tích việt quá tin nên mắc

Xúm nhau lại bày mưu khổ khắc

Ép uổng Kiều đày đọa tấm thân

( không nhớ một đoạn)

Đem thân dựa vào nơi chàng Thúc

(105)               Mới bỡ ngỡ chưa tường trong đục

Đơn Thúc Ông khiếu tử quan nha

Nhờ lượng trên phân xử giải ḥa

Việc ăn ở thôi đà yên phận

Thứ này thứ con Hoạn Thư cừu hận

(không nhớ đoạnKiều bị Khuyển Ưng bắt cóc)

 (110)              Biển “Trủng tể thiên quan” treo tỏ rơ

-tích việt (101): Sở Khanh lừa dối bảo sẽ cứu Kiều ra khỏi lầu xanh, gửi mật thư ghi hai chữ “tích việt”. Phân tích theo Hán tự th́: tích là 3 chữ trấp, nhất, nhật (21), việt là 2 chữ tuất (giờ tuất) và tẩu (chạy). Có nghĩa là giờ tuất ngày 21 th́ trốn chạy. Kiều đă nghe theo và bị côn đồ của Tú Bà bắt lại. Với lư do bỏ trốn này Tú Bà bắt buộc Kiều phải nghe lời.

-chàng Thúc (104): Nhân vật trong truyện Kiều, tên Thúc Kỳ Tâm, thường gọi là Thúc sinh, người huyện Tích, châu Thường, có vợ là Hoạn Thư con quan Lại bộ, theo cha đến mở cửa hàng buôn bán ở Lâm Tri, nghe tiếng Kiều đến gặp, say mê và chuộc ra làm vợ. Sau Kiều bị Hoạn Thư bắt cóc, Thúc Sinh giáp mặt mà không dám nhận, rất đau khổ, nhưng đành than thở “ái ân ta có ngần này mà thôi!”

-đơn (106): Tờ giấy viết một điều thỉnh nguyện gởi lển cấp thẩm quyền xin cứu xét: đơn tŕnh bị mất trộm, đơn xin nhập học, đơn xin giảm thuế, đơn kiện nhau v.v…

-khiếu tử quan nha (106): Khiếu: kiện, tử: con, quan: người làm việc nhà nước, chế độ Nam triều trước năm 1945 về hành chánh từ Tri huyện trở lên, về học vụ từ Huấn đạo trở lên gọi là quan,  quan nha: nơi xử lư công việc nhà nước. Lúc đầu thấy Thúc Sinh đưa Kiều về, Thúc Ông không bằng ḷng, kiện lên quan nha.

-câu 107: Sau khi gia h́nh và gạn hỏi biết rơ sự việc, cảm mến tài sắc và đức hạnh Kiều,  quan phủ khuyên Thúc Ông chấp nhận cuộc hôn nhan. Thúc và Kiều đă sống được một thời gian êm ấm.

-thứ (109/1): Thứ: đoạn văn thơ, lớp tuồng, ngày xưa  dùng khi tạm ngưng sự việc này để chuyển sang sự việc khác. Câu 109 có nghĩa: đây là đoạn nói về việc Hoạn Thư  cừu hận… Cách chuyển đoạn này thấy truyện Lục Vân Tiên, như: Đoạn này tới thứ ra đời. Vân Tiên thuở ấy ở nơi chùa chiền - Đoạn này tới thứ Nguyệt Nga. Ở đây tính đă hơn ba năm rồi…

-Hoạn Thư (109/2): Nhân vật trong truyện Kiều, con quan Lại bộ, vợ Thúc Sinh, một người ghen tuông và thâm độc. Về sau, thường gọi tính ghen của phụ nữ là “máu Hoạn Thư”. Nguyên truyện miêu tả Hoạn Thư khách quan hơn, không rơ bản gốc Túy Kiều phú thế nào, những người nói Kiều thường bày tỏ thái độ căm ghét với Hoạn Thư, nên mấy chỗ đều gọi là “con Hoạn Thư”. Nếu câu phú chỉ có   7 tiếng th́ tiếng con sẽ không có chỗ đứng: Thứ này thứ (con) Hoạn Thư cừu hận -  Thứ này thứ (con) Hoạn Thư trở mặt…

-cừu hận (109/3): Cừu: thù hằn, hận: oán giận. Cừu hận: Thù oán, căm giận.

-biển (110/1): Bảng treo trước nhà, ngày nay những từ đường, nhà thờ gia tộc cũng treo các biển như vậy. Các hiệu buôn gọi là bảng hiệu.

-Thiên quan trủng tể (110/2): Chức quan theo sách Chu Lễ đứng đầu trăm quan. Đời nhà Đường gọi Lại bộ là Thiên quan. Đây là nhà cha mẹ Hoạn Thư.

        (111)               Giường bát bửu một bà ngồi đó

                        Quở vang lừng bốn phía dạ rân

                        Quân ra oai tay tuốt gươm trần

                        Kiều khấp khởi hồn nương mây bạc

        (115)               Trên lớn tiếng nhiều điều quở phạt

                        Dưới cúi đầu sống thác nào hay

                        Quân (thiếu 2 tiếng) roi thước ra tay

                        Đá cũng nát huống chi là xương thịt

                        Rồi lại cấp theo quân gia dịch

        (120)               Đày tấm thân cho tóc quắn da ch́

-bát bửu (111): Tám vật quư. Giường bát bửu là giường có chạm trổ tám h́nh trang trí, ví dụ như h́nh bát tiên (8 vị tiên), bát tiết (8 cảnh của 4 mùa)… - Tám món binh khí xưa cắm trên giá để trước bàn thờ thần hoặc bàn thờ ông bà cũng là bát bửu.

-quở (112): Rầy, trách. Tiếng bề trên dùng với kẻ dưới. Quở phạt: rầy la, trừng trị. Quở trách: trách móc la rầy.

-khấp khởi (114): Rộn ră, hồi hộp khi vui mừng hoặc lo lắng. Nay ta chỉ thường nói khấp khởi mừng thầm. Thơ Phan Văn Trị: Con buôn khấp khởi chưa từng ngọc. Người khó xăng văng mới gặp vàng. Thơ Tôn Thọ Tường: Xăng văng chậm tính thương đ̣i chỗ. Khấp khởi riêng lo biết những ngày.

-gia dịch (119): Đầy tớ, người giúp việc trong nhà. Cũng gọi gia bộc.

-tóc quắn da ch́ (120): Quan niệm xưa trắng da dài tóc là đẹp, tóc quắn da ch́ là nhan sắc tiêu hao, xấu xí. Ca dao: Củi mục dễ nấu. Chồng xấu dễ sai. Chẳng ham da trắng tóc dài. Ngồi trên phản dựa c̣n nài lửa lư. – Tóc quăn chải lược đồi mồi. Chải đứng chải ngồi quăn vẫn hoàn quăn.

        (121)               Lầu Hoạn Thư có một mụ d́

                        Thương Kiều mới bày lời hơn thiệt

                        Kiều than thở thương ôi thảm thiết

                        Tấm thân này đày đọa bằng hai

        (125)               Trời khiến chi những kẻ sắc tài

                        Mà nỡ để lầm tay quá ngặt

                        Thứ này thứ con Hoạn Thư trở mặt

                Bắt Kiều về làm mọi hoa nô

                Thúc Sinh về chàng mới bước vô

(130)                      Hoạn Thư bắt Kiều ra tiếp đăi

-câu 125, 126: Là lời bàn của tác giả Túy Kiều phú, cũng là lời của người diễn đọc.

-mọi (128/1): Cũng nói tôi mọi: kẻ tôi tớ, nô bộc, thân hèn mọn, không c̣n làm chủ ḿnh nữa. Làm mọi: làm tôi mọi.

-hoa nô (128/2): Đầy tớ gái, cũng gọi hoa t́.

(131)                      Đày hết kiếp rồi làm mặt phải

Cho lên chùa thủ tự chép kinh

                Sinh thương Kiều lẻn tới trần t́nh

Hay đâu nỗi Hoạn Thư toan hại

(135)               Kiều biết được lánh ḿnh đă phải

Lén cắp đồ chuông khánh hộ thân

                Đêm lách ḿnh qua ngọn đông lân

Gà vừa gáy thiền môn tới đó

Văi Giác Duyên sự t́nh chưa rơ

(140)               Hỏi, Kiều rằng người ở Bắc Kinh

-câu 131: Một cách nói dân gian về kẻ đạo đức giả: làm mặt phải. Đày đọa xong làm ra vẻ ta là người rộng lượng, thi ân cho kẻ dưới.

-thủ tự (132): Thủ: tay, tự: chữ. Thủ tự: chữ viết tay - Một nghĩa khác: thủ: giữ, tự chùa. Thủ tự: người giữ chùa lo việc kinh kệ hương đăng khi chùa không có sư trụ tŕ. Ở đây chưa rơ tác giả dùng theo nghĩa nào, v́ nghĩa nào cũng hợp với việc Hoạn Thư cho Kiều ra ở Quan Âm các trong vườn nhà giữ chùa, chép kinh.

-trần t́nh (133): Trần: bày ra, t́nh: những điều trong ḷng do cảm xúc mà phát tiết ra ngoài như vui, mừng, giận, hờn… Ḷng yêu mến nhau.  Trần t́nh:  bày tỏ t́nh cảm, tâm sự.

-chuông (136/1): Vật đúc bằng kim khí dùng dùi đánh hay kéo dây rung làm hiệu lệnh ở chùa, nhà thờ và khi tụng niệm kinh kệ. Ca dao: Đem chuông đi đánh xứ người. Chẳng kêu cũng thử một hồi lấy danh. – Gió đưa cành trúc la đà. Tiếng chuong Thiên Mụ canh gà Thọ Xương.

-khánh (136/2): Nhạc khí làm bằng đồng, xưa làm bằng đá, h́nh tṛn hay bán nguyệt, dùng dùi đánh. Có những vật trang sức bằng vàng, bạc hay ngọc, làm giống h́nh cái khánh cũng gọi là khánh. Ca dao: Chuông khánh c̣n chẳng ăn ai. Nữa là mảnh chĩnh vứt ngoài bờ tre.

-hộ thân (136/3): Hộ: giúp đỡ, che chở. Hộ thân: pḥng vệ cho thân ḿnh.

-câu 136: Kiều trốn đi, đánh cắp chuông khánh trong Quan Âm các đem theo.

-đông lân (137): Bên phía đông. Được hiểu là đông phong chăng? Lúc Kiều trốn đi đă canh ba, trăng tà về tây, trời đông vừa rạng, có thể là một trận gió sớm nhẹ nhàng.

-thiền môn (138): Thiền: yên lặng. Đạo Phật lấy thanh tịnh làm gốc nên việc liên hệ đến tu hành gọi là thiền. Thiền môn: cửa thiền, cửa nhà chùa, nói chung nhà chùa, nhà Phật.

-văi Giác Duyên (139): Văi: sư nữ, nữ tu Phật giáo. Giác Duyên: nhân vật trong truyện Kiều, trụ tŕ Chiêu Ẩn am, cho Kiều cùng ở tu hành khi trốn từ nhà Hoạn Thư ra, nhưng khi biết việc chuông khánh là của gian, lo sợ nên gởi sang nhà họ Bạc và Kiều bị bán đi.  Sau Giác Duyên theo lời Đạo cô Tam Hạp nhờ người cùng đón vớt Kiều ở sông Tiền Đường.

(141)               Cho tạm đây chờ đợi sư huynh

                Xin hỉ cúng chuông vàng khánh bạc

                Chịu hẩm hút Kiều cùng văi Giác

Khi kệ kinh nhờ bữa tương dưa

(145)               Văi thấy Kiều thông tuệ vừa ưa

Lần hồi ở nhờ chùa sáu tháng

                Số Kiều hăy c̣n nhiều hoạn nạn

Xui cho người đàn việt sang chơi

                Giở đồ xem chuông khánh vừa rồi

(150)               Nh́n thấy của Hoạn Thư quả quyết

 -sư huynh (141): Vị tăng ni ở các bực trên, tiếng các tăng ni tôn xưng các vị khác. Trong truyện, Kiều gọi Giác Duyên là sư huynh, Giác Duyên nói về thầy của Kiều cũng là sư huynh. – Các tu sĩ Thiên chúa giáo có cấp sư huynh (frère = thầy ḍng) chuyên về lănh vực giáo dục – Trong chỗ thân t́nh  cũng gọi người lớn tuổi hơn và hiểu biết hơn là sư huynh.

 -hỉ cúng (142): Hỉ: vui vẻ, việc tốt đẹp, cúng: dâng lễ vật cho Trời, Phật, thánh thần, tổ tiên, ma quỷ với lời vái và nhang đèn – Quyên góp giúp vào quỹ phước thiện hoặc cơ sở tôn giáo cũng gọi là cúng. Ư nói Kiều bày tỏ sự hoan hỉ khi tặng chuông vàng khánh bạc cho chùa này.

-hẩm hút (143): Hủ hỉ, hôm sớm, ở chung với một người khác cho vui và đỡ đần nhau trong cơn hoạn nạn.

 -kệ kinh (144/1): Kệ: Ư tứ kinh Phật đặt theo thể thơ. Kinh: Lời dạy đời, sửa thân của thánh hiền, của các giáo chủ. Kinh kệ: Kinh Phật và bài kệ.

 -tương dưa (144/2): Tương: thức ăn làm bằng gạo, đậu nấu chín ủ cho lên meo, trộn với muối, ăn thay mắm. Dưa: Thức ăn dùng trái cây (như cà), lá cây (như cải) ướp với muối cho chua. Tương dưa là từ nói về món ăn của các vị tu khổ hạnh và  những người nghèo khó, ăn chay. Một câu hát trong tuồng Săi Mầm: Ăn đậu dầm tưởng tới thịt heo. Húp tương lỏng nhớ mùi mắm ruốc.

 -thông tuệ (145): Thông: tỏ, tai nghe hiểu rơ ràng,  tuệ: sáng suốt, tinh mẫn. Thông tuệ: thông minh sáng suốt lắm.

 -hoạn nạn (147): Khốn khổ gian nan.

 -đàn việt (148):Người mộ đạo có công đức (hay cúng tiền của) với nhà chùa, nghĩa rộng là người hay đi lễ chùa. Câu này có người đọc: Xui cho người đất Việt sang chơi, có lẽ những người này không hiểu từ đàn việt, tưởng rằng người ở đất Việt (địa danh) đến chơi.

(151)               Văi nghe nói ngay gian chưa biết

E lửa thành họa tới cá ao

                Thương để ḷng biết liệu làm sao

Khuyên Kiều hăy kiếm nơi nương tựa

(155)               Chim lánh ná t́m cây mà đậu

Nào hay đâu mắc phải Bạc Bà

Mụ bảo rằng mụ có cháu nhà

                Khuyên Kiều hăy kết duyên Bạc Hạnh

(160)               Hay đâu nỗi buồm loan nhẹ cánh

-lửa thành họa tới cá ao (151): Theo thành ngữ thành môn thất hỏa (cửa thành bị lửa), ngụ ư do việc không đâu mà bị vạ lây. Bắc sử có câu: Sở quốc vong viên lâm  họa viên  mộc. Thành môn thất hỏa ương cập tŕ ngư: Nước Sở mất vượn họa đến cây rừng (v́ phải đốn cả cây rừng để t́m vượn đi mất), cửa thành bị lửa họa đến cá trong ao (v́ phải múc nước ao để chữa cháy, cá bị chết).

-chim lánh ná… (155): Suy diễn từ thành ngữ Kinh cung chi điểu: con chim sợ cây cung. Con chim bị bắn một lần, sau thấy vật ǵ cong cong giống cây cung th́ sợ hăi. Người bị gặp hoạn nạn, sau gặp việc ǵ khó khăn dễ nản ḷng. Ở đây, chim đă sợ ná, lánh ná, t́m cây đậu nhưng vẫn cứ gặp nạn. Trong truyện viết: Phải cung rày đă sợ làn cây cong.

-Bạc Bà (156): Nhân vật trong truyện Kiều, cũng một phường với  Tú Bà, chủ mưu đưa bán Kiều lần thứ hai.

-Bạc Hạnh (159): Nhân vật trong truyện Kiều, giả vờ tỏ vẻ t́nh cảm với Kiều để lừa bán vào lầu xanh.

-buồm loan (160): Lá buồm trên thuyền chở người đàn bà đẹp hoặc vị quan lớn. Có nghĩa là  chiếc thuyền, theo lối hoán dụ, dùng bộ phận để chỉ toàn thể.

 (161)              Đem Túy Kiều qua bán châu Thai

Cửa lầu xanh cứ nghiệp cũ hoài

Biết mấy thế buôn hoa bán nguyệt

 ( không nhớ một đoạn dài )

Rồi Từ Hải cử đồ đại sự

 (165)              Giương hùng binh trực chỉ đế kinh

                Tứ vi hùng gia nội triều Minh

Chiếm ải ngoại anh hùng quả quyết

Tay quấy rối đất trời oanh liệt

Những trên đầu nào biết có ai

(170)               Rạch sơn hà văn vơ chia hai

-châu Thai (161): Tức phủ Thai Châu thuộc tỉnh Triết Giang.

-lầu xanh (162): Chữ Hán là thanh lâu. Trong Cổ nhạc phủ có những câu: Đại lộ khởi thanh lâu (Đường lớn dựng lầu xanh). Thanh lâu lâm đại lộ (Lầu xanh thẳng đến con đường lớn). Thanh lâu dùng để chỉ nhà phú quư. Đời Tề, vua Vũ Đế bảo xây dựng lầu cao phía trên sơn xanh, nên chỗ vua ở thời bấy giờ cũng gọi là thanh lâu. Nhưng từ khi Lương Lưu Diếu làm câu thơ: Sương nữ bất thăng sầu, kết thúc hạ thanh lâu (Sương nữ sầu mênh mông, lầu xanh nàng bước xuống) th́ 2 chữ thanh lâu chuyên dùng để nói về nhà chứa điếm như sau này.

-buôn hoa bán nguyệt (163): Hoa nguyệt trong cảnh trí thiên nhiên hữu t́nh là thú phong lưu tao nhă, hoa nguyệt c̣n tượng trưng cho cái đẹp của nữ nhân, được khen ngợi là hoa nhường nguyệt thẹn, nhưng khi đem hoa nguyệt ấy, cũng như phấn hương tô điểm ra buôn bán th́ bị coi là phường bất hảo.  Và một người phụ nữ gia giáo đoan chính như Kiều phải xót xa kêu than rằng biết mấy thế!

-Từ Hải (164/1): Nhân vật trong truyện Kiều, quê ở Việt Đông tức là Quảng Đông ngày nay, nổi lên chống triều đ́nh nhà Minh, chiếm 5 huyện phía nam, hùng cứ một phương, chung sống với Kiều, sau bị Tổng đốc Hồ Tôn Hiến lừa bảo ra hàng, phục binh bắn chết, chôn  xác bên bờ sông. Nguyễn Du đă miêu tả Từ Hải là một bậc anh hùng, tác giả Túy Kiều phú cũng rất ca ngợi Từ, chỉ trách Từ v́ nghe lời Kiều mà sự nghiệp tan tành. Cái chết của Từ cũng là nỗi đau lớn và nỗi ân hận lớn của Kiều. Trong dân gian, mỗi khi gặp điều ǵ  quá đỗi ngạc nhiên, dường như không kịp phản ứng, người ta hay nói: “Như Từ Hải chết đứng”.

-cử đồ đại sự (164/2): Cử: đưa lên, tiến dẫn, nổi dậy; đồ: đường, mưu kế lo liệu; đại sự: việc lớn. Từ Hải bắt đầu  nổi dậy với những tính toán xây dựng cơ nghiệp lớn lao.

-câu 165: Kéo binh lực mạnh mẽ (hùng binh) tiến thẳng (trực chỉ) đến kinh đô (đế kinh).

-tứ vi (166/1): Bao vây bốn mặt. Trong truyện không có việc Từ Hải kéo quân về đế kinh bao vây triều đ́nh nhà Minh, chỉ có việc chiếm 5 huyện thành phương nam hùng cứ một cơi.

-triều Minh (166/2): Triều đại Trung Hoa từ năm 1368 đến năm 1644, gồm 16 đời vua, sau nhà Nguyên, trước nhà Thanh, do Chu Nguyên Chương đánh đuổi nhà Nguyên và dẹp hết anh hùng cát cứ lập nên, đặt quốc hiệu là Minh, niên hiệu Hồng Vũ, đóng đô ở Kim Lăng (Nam Kinh). Đời thứ 3 là Minh Thành tổ niên hiệu Vĩnh Lạc, dời đô lên Bắc Kinh (Yên Kinh). Ông vua này đánh nhà Hồ chiếm nước ta, gây ra cuộc chiến từ năm 1418 đến năm 1427. Gia Tĩnh là niên hiệu vua Chu Hậu Thông miếu hiệu Thế Tông từ năm 1522 đến năm 1566. Vua cuối cùng là Chu Do Kiểm niên hiệu Sùng Trinh miếu hiệu Tư Tông, tự vẫn khi Lư Tự Thành nổi dậy chiếm kinh đô. Ở Nam Kinh triều Minh c̣n kéo dài 6 đời vương nữa đến năm 1662 mới chấm dứt hẳn.

-ải ngoại (167/1): Ải: chỗ đất hiểm trở chật hẹp. Ải ngoại: Nơi gần biên giới.

-anh hùng (167/2): Anh là vua loài hoa, hùng là vua loài thú. Anh hùng là người hào kiệt xuất chúng.

-oanh liệt (168): Oanh: tiếng ầm ầm, liệt: mạnh bạo. Oanh liệt, do từ oanh oanh liệt liệt: công nghiệp hiển hách lừng lẫy, khí thế mạnh bạo ghê gớm, ai ai cũng phải sợ.

-sơn hà (170/1): Núi sông, từ dùng chỉ đất nước, quốc gia.

-văn vơ (170/2): Văn: việc cai trị đất nước về mặt hành chánh, vơ: việc trị an đất nước về mặt binh bị.

(171)               Cơi nam thảy năm ṭa đạp đổ

Bởi nghe thiếp đêm khuyên ngày dỗ

Trung kia tṛn hiếu nọ đặng chăng

Nghe lời Kiều Từ thất cơ binh

(175)               Lẽ đâu phải lầm tay hạ sĩ

Gái quốc sắc khiến anh hùng phải lụy

Lâm trận đồ hà úy tử sinh

Bắc hướng Hồ Tôn Hiến phục binh

Xạ tử tại Lâm Tri thử xứ

(180)               Anh hùng tử khí hùng nào tử

-cơi nam năm ṭa (171): Thu phục được 5 huyện thành vùng Miền Nam.

-đêm khuyên ngày dỗ (172): Ngôn ngữ rất dân gian, tựa như  ca dao: Rộng đồng th́ gió thổi luôn. Trai khôn gái dỗ lâu buồn cũng xiêu. Lúc chúng tôi c̣n nhỏ, bà và mẹ không cho cn trai ăn cơm bằng dĩa, bảo rằng: Ăn dĩa gái dỗ = ăn cơm bằng dĩa sau này sẽ bị con gái dụ dỗ.

-câu 173: Trong truyện, khi toan tính việc đầu hàng, Kiều nghĩ chuyện riêng tư  trước rồi mới chuyện công, nhưng khi bàn với Từ Hải th́ phải nói việc công trước cho hợp lẽ, đó là tác giả miêu tả là đúng với tâm lư Kiều, đánh vào t́nh cảm của Từ mới mong được thuận ư, cũng là tâm lư phụ nữ nói chung. Câu này tác giả Túy Kiều  phú cũng theo nội dung ấy: tṛn trung th́ đặng hiếu.

-thất cơ binh (174): Mất, lỡ cơ nghi binh bị.

-hạ sĩ (175): Chức quan bậc dưới. Đây là cách gọi Hồ Tôn Hiến theo lối khinh thường của tác giả Túy Kiều phú - Trong quân đội ngày nay hạ sĩ chỉ trên binh nh́ và binh nhất, dưới hạ sĩ nhất,  giữ chức vụ từ tổ trưởng đến tiểu đội phó. Thời Pháp thuộc gọi là ông Cai. (Khác với Cai cơ thời nhà Nguyễn hoặc Cai tổng trong Nam).

-câu 175: Thật ra Hồ đâu phải là “tay hạ sĩ”, Hồ đă dùng mưu mẹo và giết được Từ. Từ v́ nghe lời người vợ yêu quư, miệng thế gian nói là nghe lời đàn bà, mà để cho trễ tràng việc pḥng thủ, thất lỡ cơ binh, vong mạng, th́ ai là hạ sĩ đây, sao ta lại chê Hồ? Bởi tác giả theo quan niệm người làm quan, cầm binh phải là bậc quân tử, có tinh thần thượng vơ, mới đáng kính phục, c̣n tráo trở như vậy là hèn! Thế nhưng, trong lịch sử kẻ tiểu nhân tráo trở thường dễ bề chiến thắng. Trong đoạn trích của Thuần Phong đăng trên tạp chí Bách Khoa (bài đă dẫn) -sẽ ghi tắt TP/BK- là: Dễ đâu Hải lầm tay hạ sĩ?

-quốc sắc (176/1): Sắc đẹp nhất nước. Quốc sắc thiên hương: sắc nước hương trời, chỉ người tuyệt đẹp. Quốc sắc thiên tài: sắc nước, chỉ người đàn bà đẹp, tài trời, chỉ người đàn ông giỏi.

-lụy (176/2): Bị  tổn  hại khốn khổ…

-câu 177: Lâm: đến, đương lúc. Trận đồ: Ở đây có nghĩa như trận mạc, trận chiến, trận tiền, nghĩa là nơi đánh nhau. Hà: sao, làm sao. Úy: sợ. Ư nói kẻ anh hùng khi vào trận chiến rồi, há  sợ điều ǵ sao, đâu kể chi chuyện sống chết, tất cả coi là lẽ thường – Theo TP/BK th́: Lâm trận đồ hà úy tử tham sinh.  Úy tử tham sinh: sợ chết tham sống. Đoạn này suốt mấy câu dùng toàn chữ Hán.

-câu 178: Hồ Tôn Hiến phục binh ở hướng bắc.

-câu 179: Bắn chết tại Lâm Tri là chỗ này.

-câu 180: Anh hùng tuy chết nhưng khí hùng không chết, c̣n măi măi.

        (181)               Trơ như trồng nhứt trụ ḱnh thiên

Kiều than Từ chi xiết lụy liên

Bởi nghe thiếp nên ra thế ấy

Từ vương ơi! Duyên tưởng vậy nào hay đâu vậy

(185)               Tấm ḷng này phải quấy có trời hay

                Duyên thắm duyên chưa bấy nhiêu ngày

Nghĩa nặng nghĩa thiếp c̣n mang ơn đó

Tiếc là tiếc cho trăm trận ra oai vơ

Nay chẳng khác như ngọn đèn xao trước gió

        (190)               Uổng là uổng cho năm năm công khó

-câu 181: Ḱnh: cứng mạnh. Trơ trơ như một cột trụ cứng mạnh đứng giữa trời. Theo TP/BK câu này: Vững như trồng, như trụ ḱnh thiên.

-câu 162: Theo TP/BK: Kiều than từ không xiết lụy liên. Lụy = lệ: nước mắt, liên: thương tiếc, thương hại. Lụy liên: Khóc lóc thảm thiết.

-câu 184: Khi nói, thêm lời than gọi: Từ vương ơi!, biểu lộ  sự cảm động tha thiết.

-phải quấy (185):  TP/BK câu này là: Tấm ḷng này phải quấy ông trời hay. Quấy: sai, trái. Tấm ḷng này phải hay trái có trời biết cho. Ca dao: Vai mang túi bạc kè kè. Nói quấy nói quá nẫu nghe rầm rầm. Nói quấy: nói sai, nói quá: nói ẩu. Nẫu: người ta, thiên hạ.

-câu 186: TP/BK là: Duyên thắm duyên chưa mấy mươi ngày, nghe không hợp, sao chỉ mấy mươi ngày?

-câu 188: TP/BK: Tiếc là tiếc trăm trận oai vơ.

-câu 189: Sao chỉ là ngọn đèn xao trước gió? Ngọn đèn tắt mất giữa cơn gió mạnh đấy chứ! Bản TP/BK là:  Nay chẳng khác như ngọn đèn xao dưới gió. Cũng không khác.

-câu 190: TP/BK: Uổng là uổng năm năm công khó.

(191)               Chừ tỉ như giọt nước đổ ḍng sông

Lời khuyên chồng té ra lẽ hại chồng

C̣n mặt mũi nào đứng trong ṿng trời đất

Từ nghe mấy lời than vừa dứt

(195)               Day mặt nh́n giọt lệ ngă xiêu

                Té ra tam quân bay thua giọng nàng Kiều

                        Xô chẳng rúng nàng than mà ngă

                        Tiêu dắng dỏi đêm thanh Cai Hạ

                        Tử đệ sầu rời ră bát thiên

(200)               Khiến Ngu Cơ tự vận huỳnh tuyền

-câu 191: TP/BK: Chừ giả như giọt nước chảy ḍng sông. Nghe không thuận bằng, đem một giọt nước đổ xuống sông mới thấy đó là việc vô ích, uổng công, chứ  giọt nước chảy  ḍng sông là việc đương nhiên, thường t́nh, và mỗi giọt nước đều có giá trị.

-câu 192: TP/BK: Lời tôi khuyên chồng té ra lẽ tôi gạt chồng. Té ra: hóa ra

-câu 193: TP/BK: Mặt mũi nào tôi c̣n đứng trong ṿng trời đất.

-cây 194, 195: Nguyễn Du viết: Lạ thay oan khí tương triền. Nàng vừa phục xuống Từ liền ngă ra. Tác giả Túy Kiều phú thêm những động tác: Từ nghe lời than, day mặt nh́n Kiều, nhỏ giọt lệ rồi mới xiêu ngă xuống, người b́nh dân nghe cảm động lắm.

-câu 196, 197: Lời Hồ Tôn Hiến mắng ba quân hay lời chung của  dân gian?

-tiêu (198/1): Nhạc khí bằng ống trúc dài độ 4cm có một hàng lỗ tṛn nhỏ, trống hai đầu, miệng ống được vạt khuyết h́nh bán nguyệt bằng nửa lỗ , vành mỏng để kê môi vào thổi.

-dắng dỏi (198/2): Lảnh lót, thánh thót, réo rắt.

-Cai Hạ (198/3): Địa danh  thuộc nước Trung Hoa, trong vùng Ngũ Lư sơn. Tại đây khi quân của Hạng Vơ bị quân Hán bao vây Trương Lương đă dùng kế thổi khúc tiêu gợi nhớ quê nhà khiến cho tướng sĩ của Hạng Vơ buồn rầu bỏ trốn cả, cuối cùng Hạng Vơ bị thất bại phải tự tử.

-tử đệ (199/1): Con em, đàn em, kẻ thuộc quyền, binh sĩ trong đơn vị.

-bát thiên (199/2): Tám ngàn quân của Hạng Vơ, bỏ trốn hầu hết, hàng ngũ tan ră, chỉ c̣n mấy trăm.

-Ngu Cơ (200/1): Con của Ngu Công, vợ Hạng Vơ, một trang tuyệt thế giai nhân và tiết liệt Trung Hoa trong thời Hán Sở tranh hùng. Nàng theo chồng từ Cối Kê đến Cai Hạ. Khi Hạng Vơ  lầm mưu bị bao vây ở Cửu Lư sơn, 8.000 tử đệ tan ră, để cho chồng được rảnh tay về Giang Đông, Ngu Cơ đă dùng kiếm báu của chồng tự tử bên sông Ô Giang.  Đời sau lập miếu thờ và xưng tụng  đức tiết liệt của Ngu Cơ. Tương truyền trên mộ của Ngu Cơ mọc lên một loại cỏ màu xám, rất đẹp, người đời gọi là “ngu mỹ nhân thảo’ (cỏ người đẹp họ Ngu).

-huỳnh tuyền (200/2): Suối vàng. Chốn âm phủ. Huỳnh = hoàng: vàng. Nghĩa như cửu tuyền (chín suối).

 (201)      Xui Hạng Vơ đầu trao đ́nh trưởng

                        Gái quốc sắc như cơn sóng lượn

                        Trai anh hùng khác thể thuyền cây

                        Hồng nhan mỏng mảnh bấy nhiêu ngày

        (205)               Nhất phiến tài t́nh thiên cổ lụy

                Hồ đang lúc say không kịp nghĩ

                        Ép Kiều đ̣i thổ lộ trăng hoa

                        Kiều hẵn ḥi cượng lư thưa qua

Té ra lẽ tôi giết chồng lại lấy chồng sao phải

(210)                      Hồ tỉnh giấc biết ḿnh làm phi ngăi

-Hạng Vơ (201/1): Tên là Hạng Tịch, người ở Hạ Tượng thuộc đất Cối Kê, Trung Quốc, có chí lớn và giỏi vơ nghệ, sức mạnh muôn người. Sau cùng Lưu Bang đánh diệt nhà Tần, lấy tôn hiệu Tây Sở Bá Vương, rồi đối địch với Lưu Bang gây ra cuộc Hán Sở tranh hùng. Sau  mất đế đô B́nh Thành, bị quân Hán (Lưu Bang) bao vây ở Cửu Lư sơn. Vợ là Ngu Cơ tự sát để Hạng Vơ rảnh tay phục nghiệp, nhưng Hạng Vơ đă đi vào tử lộ. Lúc đến bến Ô Giang được Đ́nh trưởng mời qua sông, nhưng nghĩ ḿnh là bậc anh hùng, sống thêm tủi nhục với thiên hạ, nên dă dùng gươm tự sát, bảo rằng tặng đầu cho Đ́nh trưởng đem dâng nộp quân Hán lấy thưởng. Lúc ấy Hạng 41 tuổi.  Nhiều văn thơ viết về Hạng Vơ. Hai câu sau đây thật là sâu sắc: Nhất bại hữu thiên vong Trạch Tả. Trùng lai vô địa đáo Giang Đông (Một lần thất bại này, có trời mới biết, mất Trạch Tả. Lần thứ hai trở lại không có đất đến Giang Đông nữa). Nhất bại hữu thiên, xưa nay trong lịch sử riêng ǵ Hạng Vơ! Cách  đối nhau trong thơ cũng thật chỉnh.

-Đ́nh trưởng (201/2): Đời Hán cứ 10 dặm đất th́ gọi là một đ́nh, đặt người Đ́nh trưởng để ngăn giữ trộm cướp.

-câu 202 ,203: Trong bản TP/BK là: Cơn quốc sắc như con sóng lượn. Mặt anh hùng như chiếc thuyền cây.

-hồng nhan (204): Nhan: dáng mặt, sắc mặt, góc trán, màu sắc ở giữa khoảng mắt và lông mày.  Hồng nhan: Má hồng = người con gái đẹp. Thơ Lư Bạch, bài Trường Can hành:Thập tứ vi quân phụ. Tu nhan vị thường khai… (Khi mười bốn tuổi thiếp về làm vợ chàng, mặt thẹn thùng chưa từng hé mở…)

-câu 205: Nhất phiến: một tấm, thiên cổ: ngàn xưa. Một tấm tài t́nh tự ngàn xưa đă là điều lụy – Cái lụy của một tấm tài t́nh là điều tự ngàn xưa.

-trăng hoa (207): Chỉ việc trai gái yêu nhau, nhưng thường hiểu với nghĩa không đẹp, như ở câu này là Hồ Tổng đốc đ̣i hỏi Kiều về  nhu cầu nhục thể. Tất nhiên là đổ thừa v́ say quá chén.

-cượng lư (208): Cượng = cưỡng: không chịu khuất. Cượng lư: dùng lư lẽ chống lại  không chịu vâng lời.

-phi ngăi (210): Phi nghĩa, trái với điều nghĩa, không đúng lẽ phải.

(211)               Đem Túy Kiều tra cán cho thổ quan

Thuyền đưa nàng vừa tới Tiền Đàng

Bốn bề thấy mênh mông đại hải

Kiều mới hỏi, quân chèo bẩm lại

(215)               Sông Tiền Đường là tại chốn ni

                Kiều vái hồn Đạm thị cố tri

Hẹn ḥ với trước sao sau vậy

Vừa dứt tiếng giảo ḿnh chốn ấy

Tiên đưa Kiều vào chốn giang tân

( không nhớ một đoạn )

(220)                      Giữ lời dặn Đạo cô Tam Hạp

-tra cán (211/1): Ở đây có nghĩa là gán ép gả Kiều cho thổ quan.

-thổ quan (211/2): Ông quan người thổ dân cai trị tại địa phương các sắc tộc thiểu số, không thuyên chuyển đi nơi khác.  Khác với lưu quan là quan do triều đ́nh bổ đến, luân chuyển cai trị nhiều địa phương. Trong truyện c̣n dùng từ thổ tù: tù trưởng ở các xứ thổ dân.

-đại hải (212): Biển lớn. Cảnh sóng nước Tiền Đường khiến mọi người có cảm tưởng là nơi mênh mông đại hải (xem chú thích 30).

-cố tri (216): Cố: cũ, tri: biết. Cố tri: bạn cũ.

-giang tân (219): Bờ sông.

-Đạo cô Tam Hạp (220): Đạo cô: người đàn bà tu Đạo giáo hay Phật giáo. Tam Hạp, nhân vật trong truyện Kiều, một tu sĩ người tiên tri đă báo cho Giác Duyên biết để đón vớt khi Kiều trầm ḿnh ở sông Tiền Đường.

(221)               Năm tháng đến quy kỳ giải giáp

Kết thuyền chèo hai chiếc giăng sông

Vớt được Kiều nhờ sức ngư ông

                Rồi chở thẳng lên nơi am tự

(225)                  Từ Kim Trọng quy tang hồi xứ

                Mấy năm trường nay mới sang đây

Thuở xưa kia nhà cửa chốn này

Nay dời đổi nơi nào chẳng biết

(229)               Hỏi lân lư mới tường hơn thiệt…

( không nhớ cả phần tiếp theo đến hết truyện)

-quy kỳ giải giáp (221): Đă đến kỳ giải nạn cho Kiều.

-am tự (224): Am: nhà tranh nhỏ để thờ Phật (thảo am). Tự: chùa, nhà quan, nơi thầy tu ở.  Am tự: ngôi nhà nhỏ, đơn sơ thờ Phật.

-quy tang (225/1): Về nhà  chịu tang.

-hồi xứ (225/2): Về xứ, về quê.

-lân lư (229): Lân: ở gần, hàng xóm, 5 nhà ở gần nhau gọi là một lân, lư: một dặm, chỗ ở, một làng, một xóm. Lân lư: người láng giềng ở gần và trong xóm làng. Tục ngữ: Nhất cận thân, nh́ cận lân. ( Thân: người bà con - họ hàng thân thích)  

                                                *

        Theo Thuần Phong th́ Túy Kiều phú dài chừng 500 câu. Tôi chỉ nhớ được hơn 200 câu, chưa đầy một nửa, chỉ hơn 2/5. Thật đáng tiếc, bây giờ muốn t́m chắc phải lặn lội vô Nam, họa may có người già c̣n nhớ, c̣n ở đây hỏi han cùng khắp không t́m được ai, đành tạm thời chào thua, tạm thời bằng ḷng bấy nhiêu vậy.

Mà không riêng việc này! Đời tôi đă đánh mất quá nhiều thứ, tuy có lúc chưa cầm trong tay, nhưng đă sát bên tầm tay, có thể nắm bắt dễ dàng mà bỏ qua! Xin mượn lời của tín đồ Thiên Chúa mà xưng tội rằng: “Lỗi tại tôi, lỗi tại tôi, mọi đàng” (Méa culpa! Méa maxima culpa!).

--==0==--

Tuy Ḥa, tiết Lập Thu năm Mậu Tư

                                  Tháng 8 năm 2008

                       

THƯ MỤC THAM KHẢO:

 

-ĐÀO DUY ANH * (1957) Hán Việt từ điển – NXB Trường Thi SG

-ĐÀO DUY ANH * (1975) Từ điển truyện Kiều - NXB Khoa học xă hội  

-HẠ NGỌC ANH *  (1969) Non nước Quảng Nam - Tác giả XB tại Quảng Nam

-NGUYỄN Đ̀NH CẦM - TRẦN SĨ * (1938) Địa dư tỉnh Phú Yên – Nhà in Qui Nhơn

-HÙNH TỊNH CỦA * (1895) Đại Nam quấc âm tự vị - Nhà in Văn Hữu SG in lại

-CAO XUÂN DỤC - TRẦN XÁNG – LƯU ĐƯC XỨNG * (1966) Đại Nam nhất thống chí quyển 10, tỉnh Phú Yên - Nguyễn Toại dịch – Nha Văn Hóa Bộ Giáo Dục SG

-NGUYỄN Đ̀NH ĐẦU * (1997) Nghiên cứu địa bạ triều Nguyễn: Phú Yên – NXB TP HCM

-LÊ QUƯ ĐÔN * (1964) Phủ biên tạp lục - Đỗ Mộng Khương, Nguyễn Trọng Hân, Nguyễn Ngọc Tĩnh dịch – NXB KH  

-LÊ VĂN ĐỨC * (1970) Việt Nam tự điển – Nhà sách Khai Trí SG

-TRẦN SĨ HUỆ * (2007) Phú Yên: thời khẩn hoang lập làng – NXB Nông Nghiệp

-BỬU KẾ * (1968) Tầm nguyên từ điển – Nhà sách Khai Trí SG

-A. LABORDE * (1929) Tỉnh Phú Yên (La province de Phu Yen) – BAVH số 4, tam cá nguyệt thứ tư nưm 1929

-NGUYỄN HIẾN LÊ * (1997) Sử Trung Quốc – NXB Văn Hóa

-THUẦN PHONG * (1965) Bài Túy Kiều với đại chúng, mục Túy Kiều ở Đồng Nai - Tạp chí Bách KHOA THỜI ĐẠI SG số 211 ngày 15/10/1965

-NGUYỄN Đ̀NH TƯ * (1966) Non nước Phú Yên – NXB Tiền Giang SG

-TRỊNH VÂN THANH * (2008) Thành ngữ-điển tích-danh nhân từ điển – NXB Văn Học

-LẠC THIỆN * (1990) Tự điển Hán Việt thông dụng - Trường Đại học tổng hợp TP HCM

-PHẠM TRUNG VIỆT - HUỲNH MINH * (2003) Non nước xứ Quảng tân biên – NXB Thanh Niên

-NGUYỄN VĂN XUÂN * (1969) Phong trào Duy Tân – NXB Lá Bối SG

 -Tạp chí BÁCH KHOA THỜI ĐẠI SG số 209 ngày 15/9/1965

-Tạp chí TR̀NH BẦY SG số 5 ngày 1/10/1970

-Và một số tư liệu khác…

 

 

--==0==--