Người Xưa Đă Nói

Li Th Mơ

 

 

 

Tôi giật ḿnh, c̣n mẹ tôi th́ cười đến chảy nước mắt, khi nghe con Mi quát thằng Bi đi đâu mà vội mà vàng, mà vấp phải đá, mà quàng phải giây. Thằng Bi suưt té nhào vào con chị đang ngồi xếp Lego, làm cho con nhỏ sợ đổ cái nhà đang xếp, nên mới mắng thằng em như vậy, chứ làm ǵ có đá có giây ở đó. Chả là bà ngoại cứ nói hoài, đến nỗi nó nhập tâm lúc nào không hay, mà lại dùng rất đúng. Mẹ tôi vô cùng sung sướng, bơ công bà bỏ nhà cửa bên VN, qua đây trông cháu.

 

Mẹ tôi mắng yêu con Mi cứ như bà cụ non. Hóa ra chỉ có người già mới dùng ca dao tục ngữ. Tuy nói thế nhưng trong ḷng mẹ tôi vui lắm. Mới được bảo lănh từ VN qua trông cháu có mấy năm nay nhưng các con tôi ngoan thấy rơ. Cháu bà nội tội bà ngoại. Đáng lẽ bà cũng chưa chịu đi ngay đâu, chẳng qua một bữa kia cả nhà tôi hết hồn khi nghe thằng Bi mới 3 tuổi, nói c̣n chưa sơi, nổi giận khi bị bố không cho phá Lap-top của bố. Nó chửi thề một cách ngon lành: “ĐM mày bố”.

 

Cả nhà bao gồm cô em gái và cậu em trai đang quây quần nơi pḥng khách. Ai cũng sững sờ, không tin đó là sự thật. Chồng tôi được dịp đay nghiến, đó thấy chưa?  bảo gửi Child- care th́ không nghe. Chẳng là chúng tôi đi làm cả ngày, tối về chỉ gặp hai đứa con độ hơn 2 tiếng, lo cho ăn uống tắm rửa xong cũng tới giờ đi ngủ. Thời giờ đâu mà nói chuyện với con bằng tiếng Việt.

 

Mẹ tôi th́ cứ dặn ḍ, bắt nói tiếng Việt ở nhà cho quen. Chúng tôi ở miền Đông Bắc, rất ít người Việt. Cuối cùng tôi cũng t́m ra một gia đ́nh VN mới qua có giữ trẻ. Khi tới hỏi thăm, tôi cũng không biết nhiều về họ, chỉ nghe người quen giới thiệu. Tôi nào có biết chồng của bà ta quen miệng chửi thề. Bất cứ câu ǵ cũng phải bắt đầu bằng hai chữ đó, dù là chửi bới hay đùa giỡn.

               

Tiếng lành đồn gần, tiếng dữ đồn xa. Tôi chưa kịp than thở kể lể, th́ mẹ tôi đă biết.

 

Bà gọi qua rối rít, hỏng, hỏng, con mua vé cho mẹ qua ngay. Sau đó là tuôn ra một tràng lời giáo huấn bé không vin cả gẫy cành, gần mực th́ đen gần đèn th́ sáng. Gần chùa gọi Bụt bằng anh. Mới nứt mắt mà đă chửi thề như vặt thịt, lớn lên có mà đứng đầu đường xó chợ, lại uổng phí cơm cha áo mẹ, dă tràng xe cát biển Đông, nhọc ḷng mà chẳng nên công cán ǵ.

 

Bạn thấy chưa? Chỉ một câu nói thôi, bà có thể cho ra gần chục câu tục ngữ.

 

Bà ngoại tôi th́ khỏi nói, mẹ tôi chỉ kế thừa cỡ non nửa kho tàng ca dao tục ngữ của bà. Chẳng có cần ghi chép sách vở ǵ hết, toàn truyền miệng. Cho tới đời chúng tôi chắc c̣n một góc. Ấy thế mà anh em chúng tôi vẫn được mọi người phục lăn, mỗi lần đi dự tiệc tùng của người Việt, bởi v́ trong xứ mù kẻ chột làm vua. Nhờ mẹ chúng tôi thuộc rất nhiều tục ngữ. Qua đây khi đi học chúng tôi cũng vẫn phải học thành ngữ tiếng Anh. Dù không được dùng hàng ngày, nhưng đọc báo hay nghe tin tức bạn vẫn thấy người ta chêm thành ngữ vào. Bởi v́ ư nghĩa của thành ngữ là cô đọng, nói ít hiểu nhiều. Khi hiểu hay biết thêm điều ǵ đó, cũng làm bạn vui trong ḷng. Đôi khi nó c̣n giúp ḿnh tránh được kiểu ăn nói sỗ sàng. Bởi vậy khi đi làm tiếp xúc với các bạn Mỹ, thỉnh thoảng bạn xổ ra vài câu thành ngữ, cũng ra vẻ có ăn có học lắm chứ. Cô bé Anna Frank người Do Thái, khi trốn tránh bọn Đức quốc Xă, ở một nơi chỉ có hơn chục người lánh nạn. Dù chỉ mười hai tuổi nhưng cô cũng nhận xét có mấy loại tính người khác nhau. Có người không quan tâm chuyện ǵ của người khác. Nhưng cũng có người tọc mạch hay để ư thiên hạ. Có người nói chuyện giản dị, dễ ḥa đồng với mọi người. Riêng loại người, mà mẹ tôi thường nói xấu hay làm tốt dốt hay nói chữ. Nơi chỗ tôi làm có hai cô người Ư, một cô tên là Ann vui vẻ, dễ thương và có máu hài hước, lại duyên dáng nên ai cũng thích. C̣n cô kia tên là Donna th́ xấu xí, tính t́nh khó ưa, học th́ dốt mà cứ hay nói chữ. Trước khi nói một cái ǵ, cũng làm ra vẻ quan trọng, cô phải nói một câu thành ngữ để nhấn mạnh. Tôi phụ trách việc đi mua đồ supplies cho tiệm tóc. Tôi hỏi tuần tới có ai cần màu ǵ th́ ghi vào danh sách. Ai cũng nói b́nh thường, riêng cô Donna th́ dặn at the bottom line, tức là điều quan trọng nhất, đừng có quên mua mầu cô cần. Hôm nào ăn trưa, cô lỡ quên cái ǵ mà ḿnh có, chia cho cô, th́ nghe cô cám ơn you save my life. Tôi nghe mà thấy ngứa lỗ tai. Tôi mỉa mai mà cô chẳng biết ǵ cả, nhờ mày tao học được nhiều thành ngữ. Cô Donna thủ thỉ nói với cô Ann: lúc đầu tao tưởng mày là đồ cà chớn (bitch). Cô Ann trả lời: c̣n tao th́ nghĩ mày c̣n cà chớn hơn (double bitch).

 

Qua đây muộn màng, gánh nặng gia đ́nh đè lên hai vai, vợ chồng tôi không thể đi học đại học, v́ chương tŕnh dài quá. Một miếng khi đói bằng một gói khi no. Dẫu biết học nghề làm thợ sẽ vất vả, và đồng lương ít ỏi, giật đầu cá vá đầu tôm. Nhưng cứ vững ḷng nghe lời các cụ ruộng bề bề không bằng một nghề trong tay, nhất nghệ tinh nhất thân vinh.

 

Cứ đời nọ truyền đời kia, ca dao tục ngữ như một kinh nghiệm từng trải của cha ông chúng ta. Khi một người mê bài bạc, họ có nhớ câu cờ bạc là bác thằng Bần, cửa nhà bán hết tra chân vào cùm.

 

Đi học để mai kia có chữ nghĩa hơn người, các cụ đă nói bé mà không học lớn đi ăn mày.

 

Cậu em tôi có cô bạn gái thuộc loại đợt sống mới. Mẹ tôi cứ ca cẩm cả ngày cưới vợ hỏi thăm hàng xóm. Đôi khi bà than thở chó dữ th́ mất hàng xóm, vợ dữ th́ mất họ hàng.

 

Tôi  nói việc ǵ đến sẽ đến. Chỉ là bạn gái thôi mà, vợ chồng là duyên nợ, có tránh cũng chẳng được. Có phải tận thế đâu / The end of the world / Mẹ lo xa làm ǵ.

 

Chợt nghe tiếng chuông reng, thấy chú Ba hàng xóm qua chơi. Mẹ tôi đon đả mời:

- Chú Ba vào chơi, hôm nay không đi làm à?

- Thưa bác, công việc th́ bữa đực bữa cái / Not often /. Lương ba cọc ba đồng /Live from hand to mouth /. Chủ lại bớt đầu bớt đuôi / Rebate and price reduction /. Buồn như chấu cắn / Bored stiff /, nên cháu đă xin nghỉ rồi.

 

Mẹ tôi an ủi, thời củi châu gạo quế / Very high living costs /. Ai cũng như ai / In the same boat. Ngày mai trời lại sáng / Tomorrow is another day. Sông có khúc người có lúc, chẳng ai giầu ba họ, chẳng ai khó ba đời /Every dog has his day.

 

Thành ngữ của chúng ta khó hiểu v́ dùng nhiều ẩn dụ. Chẳng hạn nói người sống cảnh màn trời chiếu đất nghe dài ḍng lôi thôi. Homeless   ai cũng hiểu. Người bán biết rơ thứ ḿnh bán tốt hay xấu. Các cụ nói người mua thua người bán / Buyer never win nghe giản dị.

 

Bad news has wings / tiếng lành đồn gần tiếng dữ đồn xa.

               

Chẳng phải ca tụng tiếng người. Nhưng tôi thấy thành ngữ Mỹ thật ngắn gọn, dễ nhớ, dễ hiểu: easy come easy go. No pain no gain (muốn ăn phải lăn vào bếp).

 

Money talks / có tiền mua tiên cũng được / miệng người sang có gang có thép.

 

Nếu các bạn muốn biết thêm nhiều thành ngữ Việt-Mỹ, Mỹ-Việt, xin t́m đọc:

 

Idioms& Proverbs handbook.

Tác giả: Lâm hoàng Mạnh

                      Lâm Hoàng Long

                      Lâm Hoàng Lân. 

         Nhà xuất bản: Nhân Ảnh

         Liên lạc: han.le3359@gmail.com

 

 

 

 

Xin ngừng nơi đây. Bởi v́ có một thành ngữ Mỹ rất dài, chơi chữ. Trong khi của VN th́ rất ngắn:

Don’t trouble trouble until trouble trouble you / chuyện bé xé to.

 

Mẹ tôi thường bảo đồ vô tích sự / good for nothing.

 

Good for something, tôi lư sự cùn với mẹ. Bà bảo nói chuyện với cô, thà tôi nói chuyện với đầu gối c̣n hơn. Tôi th́ ni che tai, nên mẹ thở dài nước đổ đầu vịt.

 

Hy vọng quyển sách trên sẽ giúp các bạn một chút ǵ đó.

 

Có c̣n hơn không / better than nothing.

 

Lại Thị Mơ

http://www.saigonocean.com/trangLaiThiMo/LaiThiMo.htm