Tng Th trong Tiu thuyết

Kỳ N h Tng

ca Nguyn Văn Xuân

Châu Yến Loan

 

 

Image result for image kỳ nữ nguyễn văn xuân

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Thời Trịnh- Nguyễn phân tranh, có hai mỹ nhân đă gây sóng gió trên chính trường, ghi một dấu ấn đậm nét trong lịch sử đó là bà Chúa Chè Đặng Thị Huệ  ở Đàng Ngoài và bà Tống Thị Toại ở Đàng Trong.

Đặng thị Huệ dùng nhan sắc mỹ miều để mê hoặc chúa bỏ trưởng lập thứ làm điên đảo cơ nghiệp Trịnh Sâm, là tác nhân chính của loạn Kiêu binh c̣n Tống Thị th́ lại càng ghê gớm hơn, bà là người chủ động tích cực trong việc hại nước, hại dân, tích lũy thành phú gia địch quốc, gây chiến tranh Nam- Bắc tương tàn, âm mưu thay ngôi chúa bằng những hành động liều lĩnh, táo bạo. Không chỉ chúa Nguyễn mà chúa Trịnh cũng bị bà lung lạc. Ngay cả vị chúa oai hùng nhất thời Nguyễn là Nguyễn Phúc Tần, người đă từng đánh tan thủy quân Hà Lan trên mặt biển Đông, chiến thắng quân Trịnh, cũng suưt bị bà lật đổ.

 Kỳ nữ họ Tống là một tiểu thuyết lịch sử viết về cuộc đời sóng gió, đầy ấn tượng rùng rợn của một người đàn bà có một không hai trong thời đại phong kiến Việt Nam là Tống Thị Toại. Đại Nam thực lục của Quốc Sử quán triều Nguyễn có chép một số đoạn ngắn rất sơ lược về Tống Thị, người đàn bà có thật trong lịch sử xứ Đàng Trong, đă một thời làm đảo điên cả triều đại chúa Nguyễn vào những năm đầu thế kỷ 17. Dựa vào nguồn sử liệu đó tác giả xây dựng nhân vật Tống Thị. Ông c̣n hóa thân thành Hải Bằng- một nhân vật hư cấu, người em nuôi của Tống Thị, một người yêu đơn phương mà rất chung thủy với bà- kể lại câu chuyện để làm tăng thêm sự ly kỳ, hấp dẫn đồng thời làm nổi bật những nét độc đáo của cuộc đời bà.

Với kiến thức uyên bác của một nhà “Quảng học” (Theo cách gọi của Dương Trung Quốc vừa chỉ người quảng bác vừa chỉ nhà Quảng Nam học), khi viết tác phẩm này, Nguyễn Văn Xuân đă cung cấp cho người đọc những hiểu biết lí thú về một giai đoạn phát triển rực rỡ của xứ Đàng Trong. Hàng loạt những tri thức về địa lư, lịch sử, quân sự, vơ thuật, văn học đă được ông sử dụng rất nhuần nhuyễn trong tác phẩm. Nhưng quan trọng hơn, sức hấp dẫn của tác phẩm vẫn là ở giá trị văn chương. Dưới ng̣i bút tả thực sắc sảo của tác giả, những sử liệu khô khan đă hiện lên thành những khung cảnh hùng tráng, sinh động, những nhân vật có tính cách độc đáo. Viết tiểu thuyết lịch sử, tác giả vừa bám sát những sự kiện lịch sử vừa thổi hơi thở của cuộc sống hiện đại vào tác phẩm nên các nhân vật tuy sống cách đây gần bốn thế kỷ mà vẫn rất gần gũi với người đọc. Có thể nói, Kỳ nữ họ Tống của Nguyễn văn Xuân đă hội đủ ba tiêu chuẩn của một tác phẩm sử có giá trị, đó là “văn, sự ,nghĩa”, theo cách đánh giá của Chương Học Thành về một tác phẩm sử.

Tiểu thuyết Kỳ nữ họ Tống- tác phẩm cuối cùng của Nguyễn Văn Xuân- viết ở cái tuổi ngoài 80, vẫn thể hiện nguyên vẹn tài năng vượt trội của một cây  bút tiểu thuyết già dặn. Với bút pháp hiện thực sắc sảo, óc quan sát tinh tế, giọng văn sôi nổi, trẻ trung và đậm chất Quảng Nam, tác phẩm đă có sức hấp dẫn mănh liệt người đọc, được nhiều độc giả yêu thích.

Tác phẩm đoạt giải nhất do Liên hiệp Hội Văn học Nghệ thuật toàn quốc b́nh chọn năm 2003.

 

 

Tống Thị- nhân vật chính của tác phẩm- là vợ của Nguyễn Phúc Kỳ, con trưởng của chúa Săi Nguyễn Phúc Nguyên, Trấn thủ xứ Quảng Nam gồm bốn phủ Điện Bàn, Thăng Hoa, Tư Nghĩa, Hoài Nhơn, kéo dài từ đèo Hải Vân tới tận biên giới Chiêm Thành, giàu có thịnh vượng nhất xứ Đàng Trong. Tống Thị được trời ban cho một sắc đẹp năo nùng, cực kỳ quyến rũ khiến anh nào ngó vào là như hùm sa bẫy và làm lu mờ hết các nhan sắc của chính dinh: “ Tôi vẫn biết chị Tống rất đẹp, đẹp lạnh người nhưng không ngờ trong tư thế này, trong ánh sáng chập chờn và khung cảnh toàn nhung lụa lung linh, óng ánh này chị có thể đẹp năo nùng đến thế! Đẹp làm rợn hết da thịt, ḷng bàn chân và toàn bộ chân tóc tôi”. Lời ăn tiếng nói của Tống Thị ngọt ngào như mật rót vào tai, đặc biệt bà lại có một ngón tuyệt kỹ, đó là xâu chuỗi bách hoa tỏa hương thơm nồng nàn, quyến rũ nên bà không chỉ mê hoặc được hai người em chồng là chúa Thượng Nguyễn Phúc Lan và Chưởng cơ Nguyễn Phúc Trung mà c̣n làm xiêu ḷng cả Thanh Vương Trịnh Tráng khiến ông cất binh đánh chúa Nguyễn.

Khi chúa Tiên qua đời, Nguyễn Phúc Nguyên lên ngôi chúa, Nguyễn Phúc Kỳ được giữ chức Trấn thủ Quảng Nam dinh, ông noi gương cha sắp đặt mọi việc trong xứ thêm hoàn hăo, ai cũng nghĩ ông sẽ sống lâu để kế thừa ngôi chúa, nhưng niềm tin đó đă không thành hiện thực v́ sức khoẻ của quan lớn ngày một suy nhược mà đêm nào ông cũng gắng sức mua vui chẳng khác chi “con thiêu thân trần trụi đă rơi hẳn vào dĩa dầu c̣n cố ngoi dậy t́m lạc thú một cách vô vọng bằng cách uống cho ngây ngất chất dầu độc hại”(1, tr 52) nên dù Tống Thị đă làm nhiều việc thiện, mang tiền gạo, vải vóc cho những người ở các xóm nghèo quanh thành, đi cầu đảo khắp các đền đài, chùa miếu mong trời, phật, thánh, thần cứu giúp mà thần linh chẳng độ tŕ nổi, thầy thuốc Tây, Tàu, Nhật cũng chịu bó tay, quan lớn cứ chết giữa cái tuổi đáng ra c̣n rất cương cường.

Em của Nguyễn Phúc Kỳ, Chúa Thượng Nguyễn Phúc Lan sau mấy năm cầm quyền cũng say đắm chị dâu chẳng lo ǵ chính sự. Chúa chỉ muốn xây lầu cao, nhà rộng để vui chơi cùng Tống Thị, bắt dân lên rừng t́m gỗ quí dâng nạp. “Trong xứ Quảng nhà nhà đều lo chạy gỗ, Cha con anh em đều thay nhau lên núi, lên rừng, đến tận Hiên, Giằng, Trà My để t́m gỗ quí...làm không kịp ăn ngủ, có người phải bán ghe thuyền, trâu ḅ để mua cho được gỗ quí...thế mà vẫn c̣n người bị tử h́nh”(1, tr 203). Nhiều năm trời hạn hán, dân đói dẫn nhau đi ăn xin, xác chết ngổn ngang mà sưu thuế ngày một tăng để cho đủ tiêu dùng xa xỉ trong phủ chúa. Những kẻ bạo gan dám nói hoặc làm trái ư liền bị chém đầu bêu ở chợ, một không khí hăi hùng bao phủ khắp nơi. Các bậc đại thần vào can gián, chúa đều khước từ gặp mặt, duy chỉ có Vân Hiên Hầu dám mở lời phê phán mà thôi.

Chưởng Dinh Nguyễn Phúc Trung, em của Nguyễn Phúc Lan, cũng là người háo sắc, trong dinh của ông, rượu gái lúc nào cũng nhộn nhàng. Ông nổi tiếng là người thô bạo, tàn ác, độc địa. Ông nuôi dưỡng gia nhân hoành hành như một lũ lâu la, tự do cướp giật, cḥng ghẹo những cô gái đẹp, ông nuôi các thứ rắn rít, ong, chó, thả ra đường cắn người để nh́n ngắm cho thỏa thích. Những ai kêu kiện lỡ thua th́ ông dùng hèo sắt đánh đến dập xương. Con người ghê gớm như thế mà vẫn không thoát khỏi tay Tống Thị, đến nỗi phải chuốc lấy cái chết nhục nhă trong nhà giam.

Hải Bằng yêu Tống Thị bằng một t́nh yêu đơn phương, lăng mạn và mù quáng. Yêu da diết, mănh liệt và rất thủy chung, đến độ thần tượng hoá Tống Thị, “nâng bà lên hàng ngoại hạng, nơi những nhục cảm trần tục không được với tới, anh chỉ dám nh́n bà bằng những ao ước thèm thuồng tự biết là hăo huyền, vô vọng nhưng sung sướng biết bao”.(1, Tr 142) Có lần anh nh́n trộm thân h́nh lơa lồ của bà qua lỗ hỗng của tấm phên lụa, sắc đẹp năo nùng làm anh cảm thấy “rợn hết da thịt, ḷng bàn chân và toàn bộ chân tóc, người mất hết cảm giác, trống ngực đánh dồn dập, đầu gối rụng rời. Anh phải cố gắng kéo Ba Lé ra bên ngoài khi lương tâm chợt thức tỉnh”(1, Tr 46). Cũng có những khi anh “ muốn nuốt trôi cặp mắt vừa mơ mộng, vừa say đắm vừa giễu cợt, vừa xót thương vừa kiêu kỳ ấy vào ḷng” nhưng tự trong anh “có một niềm e thẹn, bỡ ngỡ, kính trọng, phản kháng mănh liệt”(1, Tr 142).

Tống Thị đă lợi dụng Hải Bằng để phục vụ cho những phi vụ làm giàu, những tham vọng quyền lực của ḿnh c̣n Hải Bằng th́ trung thành một cách mù quáng. Mặc dù anh đă nhận thấy bà không c̣n dịu hiền, nhân ái như trước đây mà đă  thành con người tàn nhẫn, lừa lọc, bất nhân cả đối với hạng lương dân vô tội, nhưng những lời nói chí t́nh, nhất là “ khi nh́n cặp mắt rưng rưng của Tống Thị, Hải Bằng rất buồn và thấy nó xoáy thật sâu vào tới đáy tâm tư t́nh cảm”(1, Tr 142), làm anh mềm nhũn cả người nên lúc nào anh cũng ngoan ngoăn làm theo mệnh lệnh của bà. Thậm chí đến việc đem thư và lễ vật của Tống Thị ra Thăng Long xin chúa Trịnh cử binh vào đánh Nam Hà là một việc làm gây tội ác tày trời, có thể mất mạng như chơi mà anh vẫn sẵn sàng làm theo. Hải Bằng v́ đam mê Tống Thị đă vô t́nh tiếp tay cho cái ác mà không biết.

Không chỉ đam mê tửu sắc, đam mê quyền lực của giai cấp thống trị c̣n mănh liệt hơn nhiều. Anh em nhà chúa sẵn sàng diệt nhau để tranh giành địa vị. V́ cái ngôi cao, họ sẽ không từ bỏ bất cứ sự hèn nhát, tàn bạo nào. “ Họ có thể chém anh, giết cha, bỏ thuốc độc mẹ, tru di tam tộc những đại thần..”(1, Tr 140)

Dương Nghĩa Hầu Nguyễn Phúc Anh, công tử thứ ba của chúa Săi, em Nguyễn Phúc Lan, Trấn thủ Quảng Nam, nuôi tham vọng kế nghiệp cha một cách hăng hái điên cuồng. Từ lâu ông đă muốn làm Trấn thủ Quảng B́nh để được gần chúa Trịnh hơn và nhờ quân Trịnh giúp sức đoạt ngôi thế tử. Ông đă gởi thư xin quân Trịnh vào, quả nhiên quân Trịnh vào rồi, nhưng bị quân chúa Săi đánh tan, cái mộng Trấn thủ Quảng B́nh bị vỡ, Nguyễn phúc Anh và Trịnh Tráng không liên lạc được với nhau. Mưu sự không thành nhưng giấc mộng bá vương, ông khó ḷng từ bỏ. Ngày chúa Săi chết, công tử thứ hai Nguyễn Phúc Lan lên ngôi năm Ất Hợi (1635) là ngày Tống Thị đau khổ đến cực điểm, bà như nổi cơn điên loạn, đập phá, xé áo quần, chặt cây cảnh th́ Phúc Anh cũng đau khổ tuyệt vọng không kém nhưng lại quyết ra tay. Ông ngấm ngầm kén chọn vơ sĩ vào đảng Đồng tâm hướng thuận. Ông không về chịu tang, tung tin chúa Thượng ngầm giết chúa Săi để tiếm ngôi. Ông cho đắp một thành dài từ chân đèo Hải Vân tới Cu Đê để chận đường tiến quân của bộ binh từ Kim Long vào, xây pháo đài, bố trí đại bác ở cửa biển Đà Nẵng để đánh tan thủy quân từ cửa Tư Hiền đổ tới, ráo riết chuẩn bị lực lượng đánh chiếm Thuận Hóa. Nhưng âm mưu khởi loạn của Nguyễn Phúc Anh không dễ dàng qua mắt những quan lại thân tín mà chúa Thượng đă cài vào để ḍ thám quan Trấn thủ. Ngay cả quan kư lục Vân Hiên, người  hiến kế đắp lũy Cu Đê cũng đă lẻn về phủ chúa cấp báo.

Nguyễn Phúc Lan cử đại quân cả thủy lẫn bộ rầm rộ kéo vào trị tội Nguyễn Phúc Anh. Chiến tranh xảy ra, Cu Đê, Đà Nẵng đều bốc lửa ngùn ngụt. Chúa Thượng dùng một sức ép gấp mười lần để tận diệt tất cả mầm mống tạo loạn. Những người có tên trong sổ Đồng tâm đều bị bắt không sót một ai. Những người cầm đầu, những tay lănh đạo kể cả Nguyễn Phúc Anh, em của chúa, cũng bị chém đầu không khoan nhượng v́ “vua chúa đâu có nới tay như cha con, anh em bá tánh. Họ phải tàn sát đến người cuối cùng để biết chắc không ai c̣n dám nghĩ tới việc lật đổ, cướp ngôi”(1, Tr 126). Bao nhiêu máu chảy, đầu rơi, nhà cửa biền thành tro bụi, nạn khủng bố tràn ngập thôn xóm, bọn quan quân lấy cớ lùng địch nạo vét khắp làng xă không chừa một cái ǵ, đời sống nhân dân vô cùng điêu đứng, tối tăm.

 

Khi kể những biến cố lịch sử đó, tác giả không b́nh luận, chỉ miêu tả một cách khách quan để sự việc tự nó toát lên ư nghĩa và nhân vật tự lên án tội ác của giai cấp ḿnh nên giá trị tố cáo càng thêm xác thực, mạnh mẽ: “Làm sao mồ cha cỏ chưa kịp mọc mà anh em đă vác gươm súng ra chiến trường rồi đâm nhau, bắn nhau như một lũ cướp, chẳng c̣n chút  thể thống nào. Chỉ để cho thiên hạ nh́n vào chê cười, để cho máu sinh linh vô tội hết đổ ở Bắc lại đổ ở Nam? Khốn khổ! Tham lam! Một lũ điên !

Tống Thị rít lên: “ Một lũ điên, nên dồn hết chúng nó xuống dưới hỏa ngục cho rảnh mắt.” (1, tr 119)

Dù Tống Thị đă lên án, nguyền rũa nhà chúa đến thế nhưng chính bà lại là người có tham vọng quyền lực một cách liều lĩnh, điên cuồng hơn ai hết.

Chúa Săi qua đời, ngôi chúa lẽ ra phải về tay con của bà là ḍng đích, nhưng Nguyễn Phúc Lan, công tử thứ hai lại là người kế vị. Cái hy vọng Tống Thị nuôi nấng từng ngày, từng giờ thế là tiêu tan khiến bà đau khổ đến cực điểm. Nhưng bà không phải là hạng người dễ dàng chịu thua số phận, đầy tự tin, rất bản lĩnh, nhiều mưu trí, bà dùng nhan sắc quyến rũ của ḿnh làm vũ khí đấu tranh giành quyền lực. Để có quyền trước hết bà quyết chí làm giàu, dùng tiền để mua chuộc thủ hạ. Bà lăn lộn, tung hoành trên thương trường một cách sành sơi không bỏ sót một món hàng quí hiếm nào kể cả buôn muối lậu để nắm được mặt bể mênh mông và nhanh chóng trở thành phú gia địch quốc. Tống Thị đă rất giàu, ngoài chúa và người ngoại quốc, xứ Thuận Quảng chẳng c̣n ai hơn được. Nhưng bà đâu có bằng ḷng, khát vọng quyền lực luôn nung nấu tâm can, bà phải làm sao cho công tử có quyền tước, bà có thế lực mới hả dạ. Tống Thị nói : “Quyền lực là tối cần. Muốn có quyền lực cần phải dựa vào một thế lực. Có thế lực ấy rồi muốn làm ǵ th́ làm mà sự giàu sang mới vô cùng tận được.”(1, Tr 148) V́ thế bà t́m cách chinh phục chúa Thượng Nguyễn Phúc Lan. Bà tung ra nhiều nước cờ sắc sảo, khi th́ gợi t́nh bằng sắc đẹp quyến rũ “cố để lộ những nét duyên dáng trang nhă và rực rỡ của một nhan sắc đang thời kỳ phát triển nhất của tuổi chưa tới ba mươi. Da thịt căng thẳng, múp míp, trắng phau "(1, Tr 193) để làm chúa say đắm “Chúa chỉ cần nh́n qua dung nhan ấy, nét nhuần nhuyễn trong cử chỉ đă được tập luyện nhiều ngày kia là có thể nói hồn lạc phách xiêu”( 1, Tr 193), khi th́ than văn về “cảnh goá bụa, mẹ dại con thơ, về đời sống không mục đích, không tương lai của người vị vong, về  cảnh đời cô thế bị chèn ép đủ mặt”(1, Tr 193) hầu động ḷng trắc ẩn của chúa. Đặc biệt Tống Thị lại sử dụng ngón tuyệt kỹ xâu chuỗi bách hoa để mê hoặc chúa. Mỗi bông hoa được ngâm trong những thứ nước thơm đặc biệt, nhúng đi nhúng lại nhiều lần trước khi đem sấy cho khô rồi mới kết lại thành một chuỗi đúng trăm hoa dâng lên chúa. Khi chúa đưa chuỗi bách hoa lên mũi ngữi thấy mùi hương thơm ngát, tự nhiên xúc động ḷng yêu, từ đó chúa Thượng say mê Tống Thị không rời.

Khi đă chiếm được ḷng chúa rồi, bà nghĩ cách vơ vét của cải để làm giàu nhờ dựa vào uy quyền của chúa: “Song song với vụ chiếm đất đuổi nhà một cách ngang xương là những vụ xâm chiếm cơ nghiệp của các phú gia, các lái buôn.”(1, Tr 195) Hễ nghe ai có báu vật ǵ, dù đang để thờ ông bà, tổ tiên chăng nữa, th́ bà cũng dùng mọi thủ đoạn để đoạt cho bằng được, thậm chí hàng hóa quí hiếm của các thuyền buôn Tây Dương, món nào thấy thích bà đều cho gia nhân khuân về chất đầy kho.

Tống Thị càng làm giàu th́ oán hận càng chồng chất. Chưởng Dinh Nguyễn Phúc Trung tức giận v́ hành vi thông dâm, v́ các tṛ lừa đảo, gian dối của bà, doạ sẽ chặt đầu bà bêu giữa chợ. Biết ông ta không phải là kẻ nói suông mà sẽ hành động một khi có cơ hội, Tống Thị cả sợ bèn tính đường liên kết với chúa Trịnh. Bà viết thư cho cha là Tống Phúc Thông, bấy giờ đă được Trịnh Tráng tin dùng, lại giở ngón tuyệt kỹ tự tay xâu chuỗi bách hoa sai người tâm phúc là Hải Bằng mang ra Thăng Long giao cho Phúc Thông dâng lên Trịnh Tráng. Trong thư bà xin chúa Trịnh cất quân vào đánh Thuận Hóa và hứa đem hết tài sản ra giúp quân lương để sau chiến thắng được về Bắc hầu hạ chúa. Thanh vương đọc thư, ngữi mùi hoa, tự nhiên cảm thấy bồi hồi, thương mến, muốn gặp ngay người đẹp bèn lập tức quyết định Nam chinh, sai đô đốc Trịnh Đào thống lĩnh các đạo quân thủy bộ kéo vào xâm lấn Thuận Hóa.

Quân Trịnh bị đánh bại, ba vạn quân cùng với các tướng tá chỉ huy đều bị bắt, giấc mơ gặp đại mỹ nhân của Trịnh Tráng tan trong mùi khói  súng.

Thắng trận vẻ vang nhưng trên đường về đến phá Tam Giang, Phúc Lan đột ngột qua đời. Nguyễn Phúc Tần nối ngôi chúa. Chỗ dựa vững chắc của Tống Thị đă sụp đỗ, bà xoay ngược nước cờ quyết bước vào dinh Chưởng Cơ Nguyễn Phúc Trung. Cũng với những thủ đoạn cám dỗ bằng kế mỹ nhân và xâu chuỗi bách hoa, Tống Thị một lần nữa đă làm xiêu ḷng ông đại tướng có đời sống kỳ lạ, nổi tiếng độc ác. Phúc Trung- người đă từng doạ lấy đầu bà- trước hùng hổ bao nhiêu nay lại mềm yếu bấy nhiêu, nguyện cúi đầu trước sự mơn trớn của sắc dục. Được Chưởng dinh yêu mến, Tống Thị sinh gian kế, cho người tâm phúc bí mật tổ chức lực lượng, xui giục Chưởng Dinh lật đổ chúa Hiền đưa con bà lên ngôi chúa. Chưởng Dinh mê đắm nghe theo, kết nạp sĩ tốt, lập sổ Đồng tâm hẹn ngày đánh úp phủ chúa.

Chẳng may, thuộc hạ của ông là Thắng Bố biết mưu đồ ấy, tố cáo với chúa, Chúa Hiền bèn ra lệnh cấm đường sá, chợ búa, điền dă, sơn khê, ai ở yên chỗ ấy, không được qua lại, rồi chúa sai đ́nh thần và Thắng Bố đến vây dinh Trung Tín Hầu, bắt người nhà xét hỏi, những người dự họp đều bị tóm, Chưởng Dinh sợ quá khai hết sự thật, chúa Hiền không nỡ giết chú sai giam  vào ngục, rồi Nguyễn Phúc Trung chết trong đó. “Tống Thị là vai tṛ chủ chốt, là cái tạo nhân duy nhất của biến cố nơi kinh kỳ vừa qua đă phải chịu h́nh phạt thảm khốc”(1, Tr14), gia tài bị tịch biên, đem cấp phát cho nhân dân. “Chúa đă kết thúc một cách khôn ngoan và nhân đạo vụ án, không c̣n ai phải đền tội hay hàm oan”(1, Tr14)

 

Bằng lối kể chuyện rất tự nhiên, tác giả đă để cho các nhân vật tự phơi bày bản chất xấu xa, lối sống vô đạo đức của giai cấp ḿnh một cách đầy đủ, sâu sắc khiến người đọc phải ngao ngán, rùng ḿnh khi nh́n rơ bộ mặt thật của những kẻ nắm quyền thống trị, điều mà chính sử không bao giờ nói đến.

 

Bên cạnh những con người bại hoại v́ đam mê tửu sắc, tác giả cũng bám sát vào lịch sử dựng lên những nhân vật tài trí, anh hùng của thời đại như Đào Duy Từ, Dũng Lễ Hầu Nguyễn Phúc Tần, quân đội chúa Nguyễn v.v.., những nhân tố tích cực đă góp phần làm nên những kỳ tích trong sự nghiệp xây dựng và mở đất phương Nam, để người đọc không v́ những nét đen tối đó mà nh́n nhận sai lầm về những đóng góp to lớn của các chúa Nguyễn cho đất nước, dân tộc. Qua những lời đối thoại, những mẫu chuyện kể ngắn gọn, những buổi diễn tập, tác phẩm cho  thấy được quân đội của chúa Nguyễn có kỷ luật, thường xuyên rèn luyện, sẵn sàng chiến đấu. Quân chúa Nguyễn là đội quân hùng mạnh có tượng quân, loại binh chủng mà Trung Quốc khiếp sợ hơn hết và thủy quân th́ hơn hẳn quân Trịnh, có vũ khí tối tân đại bác, súng trường được chế tạo theo kỹ thuật Tây phương vượt xa Trung Quốc. Các chúa Nguyễn c̣n biết trọng dụng nhân tài, mở cửa buôn bán với các nước Tây phương, Nhật Bản, học hỏi những kỹ thuật tiến bộ của họ để xây dựng xứ sở giàu mạnh. Khê Lộc Hầu Đào Duy Từ “con người được chúa Săi tin cẩn, đă khuyên chúa trả sắc phong cho nhà Lê, chịu bỏ bao nhiêu công sức đắp luỹ Trấn Ninh, Trường Dục để ngăn quân Trịnh Nam xâm...người ấy đă đến đây chắc chắn không phải để du ngoạn thắng cảnh mà có một sứ mạng nào đây rồi. Sứ mạng cực kỳ quan trọng”(1, Tr 24, 25). Trong lúc Trung Hoa đang nhờ người Tây Dương xây dựng các ḷ đúc súng đại bác, song họ chưa chịu, th́ gần hai chục năm nay chúa Nguyễn “ đă nhờ ông Cờ Ruy, nhà chuyên môn Bồ Đào Nha lập pháo tượng ở Phường đúc, gần Kim Long để chế đại bác, súng trường”(1, Tr 67). Chúa Nguyễn c̣n nhờ người Nhật dạy vơ, dạy kỹ thuật tôi luyện kiếm và dùng quân lính Nhật canh gác hải cảng Trà Sơn (Đà Nẵng) giúp đỡ việc giữ vững an ninh, trật tự. Nhờ thế quân đội Đàng Trong tuy ít mà rất mạnh.

Nếu ba anh em nhà chúa Phúc Kỳ, Phúc Lan, Phúc Trung v́ đắm say sắc dục đă bị Tống Thị quyến rũ, nhận ch́m cả gia đ́nh uy vọng bậc nhất xuống đến tận cùng đống bùn đen th́ Nguyễn Phúc Tần lại hiện lên là một con người dũng cảm, dám hy sinh t́nh yêu để lập nên đại nghiệp “Bấy giờ Chúa đă nạp vào cung một con hát xứ Nghệ An thuộc loại quốc sắc thiên hương lại có tiếng hát tuyệt diệu, có thể làm mềm nhũn ḷng người. Chúa c̣n trẻ và nàng Thị Thừa tóc c̣n xanh, đêm ngày cứ quấn quưt nhau như đôi bồ câu không rời nửa bước”(1, Tr 264). Nhưng sử sách xưa đă kịp thời giúp chúa thức tỉnh, chúa gạt nước mắt gởi mật chiếu bảo Chưởng Dinh Nguyễn Phúc Kiều mang đến cho Thị Thừa một chén rượu độc. Việc làm của Chúa tuy thật nhẫn tâm nhưng cũng là hành động của bậc đại trí. Chúa sợ cái gương chúa Thượng với Tống Thị tiếp diễn. Từ đó “Chúa quyết tâm vượt lên mọi trở lực để trở thành nhân vật phi thường, không chỉ của gịng họ Nguyễn mà của cả Đại Việt muôn đời : đặt cơ sở vững chắc cho sự mở mang, khai thác trọn vẹn lănh thổ Đại Việt”(1, Tr 265)

H́nh ảnh Nguyễn Phúc Tần chỉ huy trận đánh tấn công quân Hà Lan ở cửa Eo năm 1644 được miêu tả bằng những chi tiết cụ thể, sinh động “Quan Trấn thủ hiên ngang trên soái thuyền rẽ sóng, rẽ gió. Rẽ những khối đạn kim khí đổ xuống như mưa...Không một mái chèo nào nao núng...Quan Trấn thủ vẫn phất cờ đỏ và vẫn bám sát đội h́nh. Tới khi gần tầm súng quân ta mới khai hỏa...Các móc câu, thang dây tới tấp được ném lên thành tàu và quân đội Đại Việt dũng cảm leo lên”(1, Tr 210, 211). Đoạn văn làm nổi bậc h́nh ảnh oai hùng của người chỉ huy tài ba. Vị tướng đối đầu với kẻ địch hùng mạnh, vũ khí tối tân, đạn bắn như mưa mà rất b́nh tĩnh, sáng suốt, nó c̣n chứng tỏ sự gan dạ, dũng cảm vô song của quân đội chúa Nguyễn. Quang cảnh ḍng sông sau cuộc chiến rất vui nhộn, thắm đượm t́nh quân dân cá nước, tràn đầy tinh thần lạc quan của những con người vừa mới trải qua cuộc chiến đấu ác liệt, cái chết kề bên nhưng sau đó lại vui vẻ, khôi hài như chưa có ǵ xảy ra “ Lê Sách nói với bà chủ thuyền:

    - Bà cho mượn cái gối cho thầy đội nằm.

    - Ghe chỉ có gối đó thôi.

    Sách cười, chỉ cô gái ngồi bên cạnh đang thay cho Lê Sách để quạt :

   - Cô em cho thầy đội mượn cái đùi một lát. Đừng e thẹn ǵ, cứu người bệnh mà.(1, Tr 214) .

Đoạn văn ngắn, há hước, dí dỏm mà hàm chứa biết bao ư nghĩa cao đẹp về một quân đội được nhân dân hết ḷng yêu mến, chở che v́ họ rất xứng đáng với niềm tin mà nhân dân đă gởi gắm ở họ, những t́nh cảm mà nhân dân đă dành cho họ.

Chúa Hiền Nguyễn Phúc Tần là người có chí lớn, có nghị lực phi thường, ông chỉ mong sao lập nên những sự nghiệp lẫy lừng, nhất là sau chiến thắng hạm đội Hà Lan, đội quân vô địch trên mặt biển Đông, rồi tiếp tới bắt gọn ba vạn quân Trịnh với toàn bộ tướng tá chỉ huy th́ ai ai cũng khâm phục, xem ông là con người đặc biệt của lịch sử. Ông c̣n đánh chiếm bảy huyện của Nghệ An để cho quân Trịnh biết sức mạnh của Nam Hà không c̣n dám gây chiến mà rảnh tay tiếp tục sự nghiệp mở mang bờ cơi, sáp nhập các phần đất của Chiêm Thành vào bản đồ Quảng Nam.

 

Tiểu thuyết Kỳ nữ họ Tống viết về cuộc đời của một người đàn bà trong mối tương quan với nhiều biến cố lớn lao của thời đại. Tác giả đă để cho từng khuôn mặt lịch sử lần lượt xuất hiện với những tính cách độc đáo của ḿnh, qua đó, người đọc có một cái nh́n đúng đắn về những cái xấu xa cũng như những thành quả to lớn mà các chúa Nguyễn đă mang laị cho dân tộc trong nửa đầu thế kỷ 17.

Ngoài những kiến thức phong phú về nhiều mặt, tác giả c̣n gởi đến người đọc một triết lí sống thông qua cảnh đời của các nhân vật trong tác phẩm: Tống Thị kẻ đam mê quyền lực, một mỹ nhân một thời mà “khuôn mặt, da mặt, nét mặt ngọc ngà của nàng càng như tươi thắm mởn mơ”, một phú gia địch quốc, dinh cơ thừa mứa, rồi cuối cùng cũng chỉ là một cái xác rửa nát hôi thối : “Ông cho đào vội vă, lấy di hài nàng, thay vào đó xương cốt người ăn mày nhặt được bên sông rồi lấp mộ lại như cũ. Nước mưa xối xả không rửa được mùi hôi thối khủng khiếp của thi hài làm cả những người thường quen tiếp xúc xác chết súc vật phải nôn oẹ” (1, Tr 15).

Tất cả rồi cũng trôi qua, cát bụi lại trở về cát bụi, chỉ duy nhất cái đáng quư, đáng ca ngợi là t́nh yêu, t́nh thương, tấm ḷng chung thuỷ thể hiện nơi nhân vật kể chuyện-Hải Bằng “Tôi tưởng nói được với nàng nhiều điều lắm. Tôi phải nói cho nàng biết hết t́nh yêu chất nặng như khối đá trong ḷng tôi đă khiến tôi hành động như kẻ mù quáng, điên cuồng. Tôi muốn hứa với nàng là hăy tin cậy nơi tôi để chia xẻ và rửa bớt nỗi ô nhục mà nàng đă chịu một cách sầu thảm dưới ba thước đất vô tri này” (1, Tr 428).

Đó cũng là tấm ḷng của tác giả Nguyễn Văn Xuân khi đem hết tâm lực cuối cùng của một đời văn để kể về KỲ NỮ HỌ TỐNG, về những sự kiện lịch sử đă một thời diễn ra trên quê hương yêu dấu của ḿnh.

                                                                                                                       

                                                                                                                                                                                                                               

Châu Yến Loan

 

 

Sách tham khảo:

1)  Kỳ nữ họ Tống, Nguyễn văn Xuân, nxb Trẻ, Tp HCM, 2002

2) Hiêu Chiêu Hoàng Hậu, Châu Yến Loan, nxb Đà Nẵng, 2002

3) Dinh trấn Thanh Chiêm, kinh đô thứ hai xứ Đàng Trong, Châu Yến

   Loan, nxb Đà Nẵng 2015   

4) Đại Nam thực lục, Quốc sử quán triều Nguyễn, nxb Giáo Dục

    2002.

5) Nam triều công nghiệp diễn chí, Bảng Trung Hầu Nguyễn Khoa

    Chiêm, bản Dịch Mộng bá vương 1990

6) Hải ngoại kư sự, Thích Đại Sán, bản dịch năm 1963

 

 

Địa chỉ liên lạc:

 

Châu Thị Yến Loan  86/6/8A Âu Cơ, Phường 9, Quận Tân B́nh,

TP Hồ Chí Minh

ĐT:  0949.758.709

Email: dungloan45@yahoo.com