Mt bài thơ ca Phm Nhă D

Thiếu Khanh

 

Image result for images hoa thơ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Sáng nay (2/3/2018) nhà thơ, nhà biên khảo Ngô Nguyên Nghiễm hẹn đi cà phê để anh trao cho tôi tập thơ Ở PHƯƠNG ĐÔNG CÓ MỘT VẦNG TRĂNG  của nhà thơ Phạm Nhă Dự gởi tặng.

 

Phạm Nhă Dự  (1945 - sống ở Hoa Kỳ) hiện đang ở Việt Nam. Từ chỗ tôi tới nhà Dự gần hơn từ nhà hai đứa tới nhà Ngô Nguyên Nghiễm ở măi quận 8 Sài G̣n, nhưng tôi và Nghiễm gặp nhau dễ hơn tôi gặp Dự. Phạm Nhă Dự tổ chức ra mắt tập thơ vào ngày Mồng 2 Tết vừa rồi khi tôi đang ở Hà Nội trên đường “phượt” xuyên Việt. Sau Tết, tôi trở về Sài G̣n, Dự c̣n đang dong ruỗi với bạn bè ở đâu tận miền Tây sông nước.

 

Phạm Nhă Dự đă có tên tuổi trên văn đàn miền Nam (VNCH) từ những năm 60 của thế kỷ trước, từng cùng cố nhà thơ Tô Đ́nh Sự chủ trương tờ tạp chí Thế Đứng, và có tên trong Ban Biên tập Nguyệt san Bộ Binh Thủ Đức. Là cựu sĩ quan QL VNCH, Phạm Nhă Dự sang Hoa Kỳ định cư theo diện HO từ 1993.

 

Nhận được tập thơ của Dự, tôi lật t́m đọc ngay bài thơ “Buổi Chiều Ở Nghĩa Trang Cà Đú” của anh mà tôi đă thích thú khi được vài người bạn đọc cho nghe từ trước. Đây là một trong nhũng bài thơ “kỳ lạ” (nếu có những bài thơ kỳ lạ khác thuộc loại này) trong nền văn học Việt Nam: Bài thơ có nhiều tiếng chửi thề. (Nhà thơ, nhà biên khảo kiêm dịch giả Trung văn Trần Yên Thảo nói: “Tới những năm sau 1975, khi có dịp đọc bài “Buổi Chiều ở Nghĩa Trang Cà Đú” tôi mới thực sự bị sét đánh!”)

 

Trong cuộc sống quanh ta hẳn là có nhiều lúc, nhiều kẻ chửi thề. Đó thường là những kẻ lỗ măng, ít học; lời chửi thề của họ chỉ mang tính tục tỉu thô bỉ khó nghe. Nhưng không chỉ những kẻ lỗ măng ít học mới chửi thề, chửi tục. Trong số các nhà nho xưa có kẻ cũng nói tục viết tục không kém. Trong tập san “Tết Cả Việt Nam & Lịch sử báo Xuân Nam Kỳ (Vietnamese Lunar New Year Festival & A History of  Springtime Magazine in Cochinchina) của Đại học Hồng Bàng ấn hành vào đầu năm 2000, ở đầu trang 98 có in một bức tranh mộc bản vẽ hai ngôi nhà với cảnh người sinh hoạt. Trên vách ngôi nhà bên phải, bên cạnh một h́nh tam giác có chấm ở giữa, chung quang có... râu tua tủa, tượng h́nh... cái yoni, là hai ḍng chữ Nôm viết theo hàng dọc mà phiên âm ra là: “Đéo mẹ cha đứa nào ở trong nhà này.”(!)

 

Nên biết, muốn đọc và viết được chữ Nôm người ta phải rất giỏi chữ Hán. Chỉ có các nhà nho “giỏi giang” mới viết ra được hai ḍng chữ đó!

 

Những từ chửi thề, chửi tục không chỉ xuất hiện trong các graffiti, như bức vẽ trên, từ rất lâu, chuyện chửi và chửi thề đă t́m được “chỗ ngồi” trong văn học Việt Nam. Nhà văn Nguyễn Công Hoan đă đưa vào tác phẩm “Bước Đường Cùng” của ông một bài “chửi mất gà” rất... kinh điển, và nhà văn Nam Cao cũng cho Chí Phèo chửi cả làng Vũ Đại. Nhưng đó chỉ là hành động (?) chửi chung chung, không cụ thể, tức không có những lời thông tục có tính taboo, tục tỉu, như chửi thề.

 

Trong cuộc sống hiện đại, đôi lúc người ta phát hiện ḿnh lâm vào một t́nh huống mà phản ứng thích hợp nhất chỉ có thể là... chửi thề. Văn nhân thi sĩ cũng chửi thề. Các nhà nho của ta xưa thường là những người đạo mạo nghiêm túc, đọc sách thánh hiền, nói lời thanh tao nho nhă, nhưng cũng đă có người viết tục nói bậy như thấy ở trên. Trong “Đoạn Trường Tân Thanh,” Nguyễn Du chỉ chửi đến... “chém cha” là hết. “Chém cha cái số má đào...” Nhưng đôi khi trước những t́nh huống đặc biệt nào đó trong cuộc sống các vị ấy cũng buột miệng chửi thề... tục hơn. Thủ khoa Nguyễn Hữu Huân kháng chiến chống Pháp bất kể lệnh giải giới của triều đ́nh. Ông bị người Pháp bắt và hành h́nh. Ông hiên ngang nhận cái chết một cách lẫm liệt, nhưng uất ức v́ có mấy kẻ tiểu nhân ngu xuẩn cười ông là kẻ “phản thần” v́ ông không tuân lệnh vua đầu hàng giặc. Trong bài thơ khẩu chiếm trước lúc chết, ông đă buột miệng chửi thề:

 

Thắng bại doanh hư trời khiến chịu

Phản thần! Đéo mẹ đứa cười ông.”

 

Hoặc trong một đôi câu đối của một nhà nho vô danh gán cho Cao Bá Quát làm trước khi ông bị xử tử tại pháp trường:

 

Ba hồi trống giục đù cha kiếp

Một nhát gươm đưa đéo mẹ đời!”

 

(Thật ra sách Đại Nam Thực lục Chính biên ghi Cao Bá Quát bị viên suất đội Đinh thế Quang của quân triều đ́nh bắn chết trong một trận đánh.)

 

Biết vậy rồi, đọc bài thơ “Buổi Chiều ở Nghĩa Trang Cà Đú” của Phạm Nhă Dự chúng ta sẽ không những không cảm thấy sự tục tỉu khó chịu của tiếng chửi thề, mà c̣n có thể đồng cảm với tác giả. Tiếng chửi thề trong bài thơ truyền sang người đọc cảm giác uất ức và chết điếng người của tác giả trước cái chết của người bạn thân, một sự mất mát quá lớn lao và tuyệt đối, không ǵ cứu văn được. Qua đó, người đọc cảm nhận niềm đau của vợ con người bạn quà cố của nhà thơ, và cảm thông với sự đau đớn trong ḷng tác giả.

 

Coi bài thơ độc đáo này như một “tuyên ngôn” mở ra một ḍng thơ mới phản ánh chính xác tâm trạng đau đớn, giận dữ, uất ức đi gần đến nổi loạn... của một lớp người trẻ sống trong giai đoạn khốc liệt của Chiến tranh Việt Nam, có quá lời không?

 

Cám ơn nhà thơ Phạm Nhă Dự, và nhà thơ Ngô Nguyên Nghiễm.

 

*

 

Phạm Nhă Dự

 

BUỔI CHIỀU Ở NGHĨA TRANG CÀ ĐÚ

*Gởi linh hồn mày, Đ́nh Sự.

 

Trở lại Phan Rang lần này nữa

Thăm mày không biết ngắn hay lâu

Thăm mày, đù má mày đă chết

Hay chi nắm cỏ mọc xanh mồ

 

Chiều nay sao gió nhiều mày nhỉ

Gió nổi trong tao đến lạnh ḿnh

Đù má, nhang mày sao chẳng cháy

Đốt măi que diêm đến cạn cùng

 

Bên kia dăy núi trơ thân chó

Cỏ dưới chân tao lại sụt sùi

Mẹ kiếp vợ mày đang khóc mướt

Con mày, trời hỡi, nó cười vui.

 

C̣n tao, tao chẳng cười chẳng khóc

Chẳng ngậm ngùi chi kiếp người

Đù má, tao chửi thề đây Sự

Chửi suốt trăm năm, chửi hết đời

 

Bây giờ mày đă nằm yên phận

C̣n vợ, bào thai, ba đứa con

Đù má, một đời làm thi sĩ

Chẳng đủ cho con lấy một đồng

 

Tụi ḿnh dăm đứa đời lang bạt

Sống chẳng ra chi, chẳng bận ḷng

Việc nước việc đời đem dẹp hết

Uống rượu quanh năm đếch ngại ngùng

 

Mày nhớ đêm tàn trên xa lộ

Thằng Chương đem xế lái quanh trời

Đù má, cũng c̣n cười khi sắp chết

Ngỡ rằng ḿnh hái được hoa mơ!

 

Thằng Chương nay đă nằm biên giới

Mày ở nơi đây biết được ǵ

Rượu chắc đă thèm, môi đă tím

Hơi nồng theo gió núi bay đi

 

Chẳng khóc được mày mà nước mắt tao rơi

Bạn bè dăm đứa chết dần vơi

Đụt núi mà t́m quên tri kỷ

C̣n thôi nấm mộ phủ quanh người.

 

Tao trở lại đây đường dịu vợi

Đốt nén hương tàn hát biệt ly

Thăm mày, đù má, ḷng buốt xót

Ngó trời chỉ biết chửi thề thôi!

 

Thôi hăy ngủ yên thằng chó chết

Tao về đây... Vui với cỏ cây

Nếu nhớ t́m tao nơi thôn nhỏ

Rượu với lang thang vẫn ngất trời.

 

Phan Rang, 1971.

(Ở Phương Đông Có Một Vầng Trăng, thơ Phạm Nhă Dự, trang 84)

(https://www.facebook.com/thieukhanh/posts/10208620519430516?pnref=story )