MỘT NGÀY VỚI TRANH

CỦA HỌA SĨ TRẦN THUẬN

Kim Dao

 

Vào một ngày giữa tháng ba, tin một nhà vật lư, vũ trụ học Stephen Hawking từ trần làm tôi bàng hoàng... Con người ấy đă ra đi rồi sao? Nếu cái chết là sự giải thoát - ông có bằng ḷng với sự giải thoát đó không? Hay vẫn c̣n yêu quư cuộc đời này, không biết ông có được một ngày thong thả để... quây quần bên gia đ́nh, nhấm nháp ly champagne, thưởng thức giai điệu của Richard Wagner và ngắm nh́n những tia nắng mùa hè rực rỡ (1) và trước khi ra đi người có đem theo nụ cười - nụ cười diễu cợt người ta thường thấy nơi ông? Tôi vốn là người yêu đời vui tính, nhưng trước cái chết của tha nhân lại bi quan, và cái bệnh “thương vay khóc mướn” đeo đuổi tôi đến hơn nửa tháng sau, cho đến khi tôi gặp bức tranh của họa sĩ Trần Thuận.





Chân dung họa sĩ Trần Thuận đang vẽ


Họa sĩ nầy là học tṛ cũ của tôi, niên khóa trung học của em gắn liền với dấu mốc đáng nhớ của cuộc đời tôi, nên đối với học sinh cũ của khóa này tôi luôn dành một cảm t́nh đặc biệt. Khi em học lớp 10 là cũng khi tôi từ giă tuổi thiếu nữ để lập gia đ́nh, cuối năm học lớp 11 của em là lúc tôi cũng vừa có đứa con đầu ḷng, khi các em học 12 cuộc sống vừa làm mẹ vừa làm vợ tạo cho tôi nhiều áp lực nên tuy là học sinh cuối cấp các em ít được tôi đầu tư chăm chút  như những học tṛ các niên khóa trước và sau các em. Trần Thuận ở quê xa cách trường học gần 30 cây số, gia đ́nh em cũng không khá giả lắm, mỗi chợ phiên phải tạm bỏ lớp ra chợ phụ gia đ́nh buôn bán. Ai dạy học ở nông thôn th́ biết, trong lúc nhà trường yêu cầu chuyên cần 100% nhưng khó có lớp học nào đạt được chỉ tiêu phi lư trên, bởi học tṛ ở nông thôn để được đến trường, lên lớp, thi đậu là cả một kỳ công. Các em không có thời gian để học như học tṛ thành phố v́ phải phụ gia đ́nh trong vấn đề mưu sinh, có những đơn xin phép buồn cười như " xin cô cho em nghỉ v́ cha mẹ em đi họ xa chưa về, em phải ở nhà đỡ đẻ cho heo…" c̣n đến ngày phiên chợ là y như rằng đến hẹn lại lên, các em có nhà buôn bán vắng hôm đó, khi đến vụ mùa thu hoạch th́ học sinh có hộ nông dân lại nghĩ để ra đồng gặt lúa cùng gia đ́nh. Cô học tṛ Họa sĩ Trần Thuận được lớn lên trong môi trường như thế đấy.

 

Vào những ngày được tới lớp, khi đạp xe trên con đường dài ngoẵng đi đến trường, trời trong, mây trắng, đồng lúa xanh, hoa dại nở, bươm bướm bay, thoáng qua như thước phim nhanh theo ṿng xe, cô bé không có thời gian hái hoa bắt bướm ép vở làm lưu bút ngày xanh nhưng với mẫu bút nguyên tử, trang giấy thừa của bài kiểm tra em đă ghi nhanh những cảm xúc đầu tiên để được bạn bè phong tước Họa Sĩ khi c̣n đi học.

 

Hôm nay, những “dư âm” thời thơ ấu đă thành hiện thực, em có cả gia tài tranh phong phú so với tuổi đời non trẻ của em. Trong hơn ngàn bức tranh tôi lướt qua, có những bức tranh lui tới cùng một chủ đề nhưng cũng là con người ấy, cây cọ ấy, thay đổi bố cục th́ tranh phóng khoáng hơn, tranh mới đúng là tranh. Đó là tác phẩm Xin Nguyện đây là một bức tranh sen và thiếu nữ đặc biệt, họa sĩ đem nét vẽ của ḿnh để chuyển tải một thông điệp yêu thương khéo léo, bức tranh như một bài ca dao  "hôm qua tát nước đầu đ́nh…" hay tinh tế như lời nhạc Phạm Duy " em biết yêu lần đầu …". Một nửa người cô gái ngâm ḿnh trong nước đầm sen, nửa phần trên hai cánh tay ngà nâng búp sen hồng như nâng tuổi thần tiên thiếu nữ.Họa sĩ khôn ngoan thêm một chút màu phơn phớt hồng trên đôi má để khoe vẻ đẹp tự nhiên của thôn nữ. Ngày đó có em đi vào cuộc t́nh, nụ sen là nụ hôn người yêu c̣n vương vấn của hôm xưa, hôm qua  hay như vừa mới đây. Mí mắt cô gái khép lim dim tận hưởng vị ngọt ngào t́nh yêu, cô đang mộng du bởi hơi hướm t́nh nhân vẫn c̣n đâu đó và cảm xúc nửa ngại ngùng nửa đam mê tăng thêm nét thơ mộng, mượt mà cho bức tranh họa sĩ.

 

 

                                                     *Xin Nguyện
(Tranh sơn dầu, 60x80 cm – Trần Thuận)

 

 

 T́nh Quê - tranh màu nước, chỉ cần ba vật thể như: lá chuối, chiếc nón, chùm khế chín tới, nằm hững hờ hay cố ư chồng trên nhau là cả một quê nhà thương nhớ biểu hiện trong tranh. Chiếc nón là vật bất ly thân của mẹ hiền, khuôn mặt mẹ nằm sâu trong tiềm thức, khẽ động là thức dậy với bao kỉ niệm ngọt ngào. Ở thôn quê nhà nào không có năm ba bụi chuối sau hè, lá chuối gói bánh, gói quà, lá chuối làm nơ, làm nhẫn, làm đồng hồ, ṿng đeo tay, làm áo tua rua v.v...   những món đồ chơi dân dă quen thuộc của trẻ em nghèo. Cũng như chuối, khế là món quà của trẻ quê không mất tiền mua kể cả khi nhà không có cây khế. Khế là giống cây lâu năm sai quả, một cây khế đến mùa cả thôn ăn không hết, ba h́nh ảnh tươi roi rói ấy được đặt trên một nền tranh màu nâu vàng sẫm, màu của thương nhớ, đứa con tha hương lạc lối lâu ngày nghĩ về quê đơn giản như thế, không cần thêm chi tiết nào chỉ nh́n vào bức tranh đơn sơ nầy là lũy tre xanh, làng quê cũ, mái nhà xưa, mẹ già, em nhỏ, vàng son thơ ấu đă tuần tự hiện ra đầy đủ trước mắt người xem … t́nh quê là đây hồn quê là đó.

 

 

 

 

 

*T́nh Quê
(Tranh màu nước – kích cỡ 40x60cm – Trần Thuận)

Trần Thuận yêu hoa, nói như Soren Kiergaard  Hoa là ngôn ngữ chân thật nhất của Yêu Thương(2). Trong hơn ngàn bức tranh mà cô có một hơn một nửa là tranh về các loài hoa và trong các loài hoa mà họa sĩ nâng niu có hơn một nửa là hoa sen, loài hoa chủ đạo ở các sân chùa, sen hồng, sen trắng, sen c̣n nụ, sen măn khai và cả sen tàn… Hoa sen, lá sen tràn ngập trong gian pḥng nhỏ bé của họa sĩ đủ kiểu b́nh cắm hoa sen, thỉnh thoảng cô c̣n nghịch ngợm vẽ thêm chân dung ḿnh vào tranh để có thêm một đề tài Duyên Nẫu. Ngắm nh́n Duyên Nẫu hay các bức tranh sen khác cho dẫu nhiều người khen giống như thật tôi vẫn thấy không giống như thật có lẽ bút hoa Trần Thuận không đạt đỉnh bằng người đương đại Yasutomo Oka (3) chăng? nhưng theo tôi tranh là tranh, h́nh ảnh là h́nh ảnh, mỗi loại mỗi vẻ, hồn tranh khác với hồn ảnh  không thể nào cho hai loại nhập nhằng với nhau. Nếu  Einstein * sống dậy phạt tôi quỳ xơ mít quanh năm v́ cái tội không chấp nhận công thức:

1+1=1.
Th́ tôi cũng sẵn sàng quỳ. 

 

 

 

 

(Tranh DUYÊN NẪU, chất liệu sơn dầu – kích cỡ 1mx1,5m)

 

 V́ nh́n góc cạnh tương đối nào nghệ thuật vẫn khác khoa học, cứ coi hành tŕnh một nhà thơ họ đi từ quá khứ đến vị lai nhanh c̣n tốc độ ánh sáng mấy mươi lần, đó là chưa kể mấy ông lăng tử khai quật tiền kiếp của ḿnh nhanh và kỹ hơn bất cứ nhà khảo cổ học nào, không thể nào trong nghệ thuật : 1+1 = 1 mà là 1+ 1 > nhiều lần 1, bộ môn hội họa càng độc chiêu hơn thử nh́n bức tranh lập thể hay điêu khắc của Picasso(4) đi, một triệu người xem tranh sẽ có hơn một triệu lần cảm nhận khác nhau cho nên ngoài phần xác là bức họa c̣n phần hồn đa dạng đa chiều mà không nhà khoa học nào chứng minh nổi.

 

  Trong muôn hồng nh́n tía sắc tranh hoa có địa lan, phong lan (cát lan, nghinh xuân, hồ điệp, đăng lan... ) đến các loài quen thuộc như hoa sứ, bộ tứ quư Mai-Lan-Cúc-Trúc, Penssée, hoa loa kèn, hoa sim, hoa đào, hoa cẩm chướng, và đặc biệt là  hoa hướng dương.v.v….


 Vâng! Hoa Hướng Dương tôi muốn đề cập đến những bức tranh về Hoa Hướng Dương v́ thời thiếu nữ tôi đă ngôi lặng yên hằng giờ để chiệm ngưỡng những bức tranh về Hoa Hướng Dương của nhà danh họa Hà Lan Van Gogh(5) , Van Gogh có 11 bức tranh về hoa Hướng Dương ( 4 bức tranh sơn dầu vẽ giai đoạn 1886-1887ở Paris , 4 bức tranh vẽ trong 6 ngày ở Arles, năm 1888  và 3 bức tranh được vẽ lại năm 1889) trừ bốn bức tranh đầu tiên  - trừu tượng ủ dột những bức tranh c̣n lại ở Van Gogh tươi sáng rạng rỡ hơn nhưng mà sao vẫn mang một mầm bệnh u hoài, thấp thoáng nét sầu vạn cổ đâu đó. Tôi không dám so sánh về phương diện nghệ thuật của họa sĩ trẻ đời ở VN với một nhà danh họa quốc tế nhưng thử nh́n b́nh Hoa Hướng Dương của Trần Thuận xem sao ? Tươi tắn, ngời ngời tinh khôi, nh́n tranh như thấy người, nh́n tranh bỗng yêu ḿnh yêu đời thêm nhiều chút nữa, sức sống mănh liệt từ chủ nhân lan tỏa đến màu nước, cây cọ, giá vẽ, hơi thở, mạch máu, da thịt nên nhờ đó bức họa tĩnh vật bỗng dưng ... biết cười.

 

 

 

·       Hoa Hướng Dương
(Tranh màu nước, kích cỡ 40x40cm – Trần Thuận)

 

  Một bức họa mà tôi yêu thích ngay khi nh́n là Thu Học Tṛ, ba nét cọ đơn sơ, nửa khuôn mặt học tṛ, áo dài trắng cổ cao vài chiếc lá thu chểnh mảng điểm xuyết Thu Học Tṛ dung dị như thế đấy.  Mùa thu là mùa của sáng tạo, cổ kim để lại biết bao danh tác mùa Thu.

 Thơ, Nhạc, Hội họa đă theo bước chân thu để làm phong phú gia tài nghệ thuật trần gian, nếu cho rằng một bức danh họa cần hội đủ ba yếu tố: Nguyên, Khí, Thần th́ tôi cho rằng Thu Học Tṛ đă hội đủ. Này đây, những chiếc lá thu hấp hối trên cành và những cây khô trụi lá, vẫn hiên ngang ngước mặt nh́n trời chẳng phải nhờ Nguyên của trời đất đó sao? bức tranh nầy Nguyên đă phát huy tṛn tác dụng, nên cây khô mà không héo úa tàn tạ, lá rời cành mà vẫn diễm lệ điệu đàng. Khí uyển chuyển khắp không gian bức tranh.Thần ung dung tự tại, nên vàng vơ mà nên thơ, đăm chiêu mà không bi lụy, ưu tư chứ không ưu sầu.

 

 

 

 *Thu Học Tṛ
(Tranh màu nước, kích cỡ 40x60cm – Trần Thuận)

 

 Trần Thuận c̣n vẽ tranh minh họa cho b́a sách trong đó tập thơ có tên Gió Cuốn Địa Đàng – của nhà thơ nữTrang Đài, nổi trội lưu luyến người xem, chưa biết nội dung sách ra sao nhưng nh́n b́a sách người đọc phải dừng lại, bồi hồi. Trên mảng nền chữ nhật dọc với ba màu chủ đạo vàng, nâu, rêu bàng bạc những buồn và buồn, em từ nơi nào đến đây? sợi tóc buông lơi, nhân dáng thiếu hạnh phúc, khuôn mặt khổ nạn, đôi vai gầy guộc ch́m sâu, đám tóc nghẹn ngào, trong đám tóc cong queo đó rưng rức nỗi niềm đau, nghe được cả tiếng thở dài bải hoải, oan khiên. Em đây! Em đến từ sự không may mắn, từ những bất công của số phận nhưng sao c̣n có búp sen hồng, tác giả mượn ư của một nhà văn ngoại muốn cho đối tác làm: Bông hoa không bao giờ nở (6) hay sao đây? Thôi cứ nh́n đời qua lăng kính màu hồng, một nụ hoa tặng em để em c̣n chút hy vọng vươn lên khi ngày mới đến...

 

 

·       Gió Cuốn Địa Đàng
(Tranh màu nước, kích cỡ 30x40cm – Trần Thuận)

 

  Họa sĩ bắt đầu con đường hội họa bằng những mẫu thiết kế để vẽ tranh màu nước rồi sau đó chuyển thể qua tranh sơn dầu nên trong gia tài em, tranh sơn dầu rất ít. Có lẽ hiếm nên quư, một trong những bức tranh quư là hai bức tranh Đêm Cười (vẽ về thiếu nữ Việt sống hải ngoại). Không biết tác giả khi vẽ có chịu ảnh hưởng của họa sĩ đương đại Arthur Braginsky (7) không? ở tranh màu nước người nữ nền nă, hiền ḥa c̣n ở bức họa sơn dầu nầy có một chút nóng bỏng của Arthur Braginsky dù vẫn màu sắc vẫn là phong thái màu cố hữu của cô không dữ dội mà êm đềm hơn, mỏng hơn, mịn hơn. Ở Đêm Cười, chiếc áo ngủ màu trắng nhạt, thanh lịch, tṛn trịa, hấp dẫn với nụ cười rạng rỡ, hoan lạc, hồn trăng mật lăng đăng quanh bức tranh hạnh phúc. Lỡ nh́n là thích, mà đă thích rồi là phải sở hữu riêng một góc pḥng để tha hồ ngắm… cho đă.

 

 

·       Đêm Cười
( Tranh sơn dầu, kích cỡ 60x90cm – Trần Thuận)

  Thật lạ kỳ tôi mang một trạng u buồn khi đến với tranh em  nhưng lại ra đi với một trạng thái nhẹ nhỏm, có phải những bức tranh SEN đầy thiền tính đă cởi bỏ dùm tôi những bi lụy về phù du của cuộc đời nầy hay những cánh chuồn chuồn, bươm bướm, con bọ cánh cam đă gợi nhớ cho tôi về những năm tháng ở vùng quê xa xôi mà tôi đă đến và đă đi nhưng vẫn c̣n đó biết bao kỷ niệm êm đềm. Cám ơn em, cô học tṛ nhỏ bé thay v́ khóc than, thương tiếc những bông hoa sớm nở tối tàn em đă đem sự hạn hữu của vạn vật vào tranh biến nó thành bất tử.

 Tôi cũng nghĩ về sự ra đi của Stephen Hawking nhưng không đau đáu, xót xa như những ngày trước, có lẽ giờ nầy ông đang ngồi trên một phi thuyền không gian để khám phá một vũ trụ song song mà ông giả định rồi th́ ông lại lao ḿnh khám phá những hố đen, những bức xạ Hawking 1, 2 lại nối tiếp nhau nhiễu động để cho nhân loại bên kia phải sững sờ, thán phục. Cầu chúc ông  trong thế giới mới thành công  và hơn thế nữa. Vĩnh biệt ông !!! một thiên tài hai thế kỷ

 

Hương Xưa

 
Phụ lục:

(1) Câu trả lời của Stephen Hawking với Piers Morgantrong cuộc phỏng vấn  năm 2017: "Giáo sư sẽ làm ǵ khi biết ḿnh chỉ c̣n một ngày cuối cùng trên đời?"
(2)  Soren Kierkegaard, triết gia Đan Mạch ( 1813-1855).
(3)Họa sĩ Yasutomo Oka. họa sĩ Nhật đương đại vẽ chân dung tả thực, tạo nên những bức tranh đẹp đến khó tin, sở trường của họa sĩ là vẽ chân dung các cô thiếu nữ giống như thật
(4) Picasso - danh họa Pháp ( 1881-1973) thuộc trường phái lập thể.
(5)  Vincent Willem van Gogh- danh họa Ḥa Lan thuộc trường phái hậu ấn tượng trường phái dă thú và trường phái biểu hiện ( 1853  - 1890 ).
(6)  Từ được gắn cho nhân vật Sonya Alexandrovna trong tác phẩm Chiến tranh và Ḥa b́nh của Lev Tolstoy.
(7) Arthur Braginsky hoa sĩ đương đại người Ucraine.
* Albert Einstein (1879 - 1955) triết gia nhà Vật Lư người Đức, người khai sinh Thuyết Tương Đối.