.

Lê Thương
Nhạc sĩ . Tên thật Ngô đình Hộ, sinh ngày 08 tháng 01 năm 1914, tại phố Hàm Long Hà Nội, Theo học trường Nhân Bắc tại Hà Nội.  Là một tu sĩ hoàn tục. Năm 1935 hành nghề dạy học.   Ðược sinh trưưởng trong một gia đình bố mẹ là những nghệ sĩ cổ nhạc, nên Lê Thương yêu thích âm nhạc từ nhỏ và đã ca hát trong thời còn ở nhà trường.  Sau khi đổi về dạy tại Hải Phòng, Lê Thương cùng các nhạc sĩ Văn Cao, Hoàng Phú, Phạm Ngữ, Canh Thân, Hoàng Qúy lập nhóm nhạc đồng Vọng . Ca khúc đầu tay của Lê Thương có thể là bản Tiếng đàn âm Thầm viết năm 1934.
Năm 1940, ông rời Hải Phòng vào Bến Tre rồi lên Sài Gòn, dạy Sử địa tại một số trường trung học tại Sài Gòn và trở thành công chức, làm việc tại Trung Tâm Học Liệu, bộ Quốc Gia Gíao Dục, của Việt Nam Cộng Hòa. đồng thời dạy nhạc sử tại trường Quôc Gia âm Nhạc Và Kịch Nghệ Sài Gòn.
Ca khúc của Lê Thương bao gồm nhiều chủ đề : thiếu nhi, tình quê hương, tình yêu lứa đôi, thiên nhiên, truyện ca và hài hước, ở chủ đề nào ông cũng thành công và để lại những ca khúc bất tử.
Ngoài âm nhạc, Lê Thương còn gia nhập vào ban kịch của Thế Lữ năm 1930, và ban kịch Sầm Giang của Trần Văn Trạch ở Sài Gòn . Lê Thương đã sáng tác ca khúc cho nhiều kịch bản, và viết nhạc phim cho hảng phim Mỹ Vân .
Về đời sống tình cảm, gia đình, Lê Thương có 9 người con với một phụ nữ, học tại Pháp trở về Sài Gòn . Bà Lê Thương không tham gia vào những sinh hoạt văn nghệ của chồng. đằm thắm thương yêu, chăm sóc chồng con là chức năng của người đàn bà gốc Hưng Yên này. Ngoài ra nhạc sĩ Lê Thương có hai người tình, đủ để làm tươi mát cho cuộc sống nghệ sĩ. Người tình đầu là một cô hát ả đào nổi tiếng ở Hà Nội. Người thứ hai là một vũ nữ tại Chợ Vườn Chuối Sài Gòn.
Sau 1975, Lê Thương bi kẹt lại quê nhà, không tham gia vào sinh hoạt văn nghệ. Vào thập niên 90, ông bị mất hẳn trí nhớ và qua đời ngày 17 tháng 9 năm 1996 tại Sài Gòn, hưởng thọ 83 tuổi.

Tác phẩm đã phổ biến:

  • Bản đàn Xuân

  • Bông Hoa Rừng (thơ Thế Lữ)

  • Cô Bán Bánh (nhạc nhi đồng)

  • Con Mèo Trèo Cây Cau (nhạc nhi đồng)

  • đây Nhi đồng Ca

  • đàn Bao Tuổi Rồi

  • Hoa Thủy Tiên

  • Hòa Bình 48 (nhạc hài hước)

  • Học Sinh Hành Khúc

  • Hòn Vọng Phu 1, 2, 3

  • Làng Báo Sài Gòn (nhạc hài hước)

  • Lòng Mẹ Việt Nam

  • Lời Vũ Nữ (thơ Nguyễn Hoàng Tư)

  • Lời Kỹ Nữ (thơ Xuân Diệu)

  • Lịch Sử Loài Người 1, 2

  • Liên Hiệp Quốc (nhạc hài)

  • Một Ngày Xanh

  • Nàng Hà Tiên

  • Người Chơi độc Huyền

  • Nhớ Lào

  • Nhớ Thày Xưa

  • ông Ninh ông Nang

  • Sao Hoa Chóng Tàn

  • Thằng Bé Tí Hon

  • Thằng Cuội

  • Thu Trên đảo Kinh Châu

  • Tiếng Thu (thơ Lưu Trọng Lư)

  • Tuổi Thơ

  • Tiếng đàn đêm Khuya

  • Trên Sông Dương Tử

  • Tiếng Thùy Dương (Ngậm Ngùi của Huy Cận)

  • Thằng Bé Tí Non (nhi đồng ca)

  • ông Nhang Bà Nhang (nhi đồng ca)

  • Truyền Kỳ Việt Sử (nhi đồng ca)

  • Thiếu Sinh Ca

  • Thằng Cuội

  • ...

rulec.gif (325 bytes)