Hoàng Xuân Sơn, “Con Đ̣ Khẳm Nặng T́nh Ni Nớ”

Luân Hoán

          Khởi từ chữ kư vợ chồng em trai tôi, Lê Hân- Trần Thị Bích Vân, đến những chữ kư của giới chức có thẩm quyền Bộ Di Trú Québec, chính phủ Canada, tôi và gia đ́nh, gồm sáu người, bắt đầu bước vào một cuộc sống mới, ngày 30 tháng 01 năm 1985. Trước ngày tháng khó quên này, ở Sài G̣n, tôi lo trước một số việc cần thiết. Nhưng v́ nôn nao, hồi hộp, chúng tôi thật sự lúng túng trong sự chuẩn bị. Chuyện mua sắm vật dụng linh tinh để mang đi, vốn không cần thiết theo lời nhắn dặn của chú em, nhưng chúng tôi vẫn thực hiện. V́ không làm việc này, chẳng biết phải làm những ǵ. Trong niềm vui, người ta dễ trở nên ngờ nghệch. Ngoài khá nhiểu bộ tranh sơn mài, đủ cỡ, chúng tôi c̣n “chở củi về rừng” rất nhiều thứ ngớ ngẩn: muỗng nĩa inoxydable, ly tách (loại đă theo chân binh sĩ Hoa Kỳ đến Việt Nam), kem đánh răng, xà pḥng thơm…Trong mớ hành lư di dân ngàn dặm xa ấy, không có một nhúm đất nào của quê hương, không có một mẩu lá cây nào được ép khô trong vở. Vài con sư tử đá, vài con rùa đồng, vài con cua bằng đất nung… tất cả, mỗi loại chỉ lớn bằng bàn tay. Đó là tài sản chúng tôi đă mang theo, đến một vùng đất khác hẳn về phong thổ, thời khắc, ngôn ngữ lẫn tập quán. Cùng với những di vật này, riêng tôi, c̣n có một cuốn Agenda, khổ 10cm x 19cm, tầm cỡ livre de poche, do nhà xuất bản Văn Hóa sản xuất năm 1985. Cuốn sổ tay không có số trang. Phần đầu có 8 trang in ḍng kẻ ngang, dùng để ghi chú. Hai trang nói về sự thay đổi ngày tết âm lịch của năm Ất Sửu (1985), 1 trang ghi các ngày tiết trong năm, đại hàn, tiểu hàn vv…,1 trang ghi số những đường dây điện thoại đặc biệt, mà trong bản in dùng hai chữ “máy nói”, 1 trang quảng cáo nhà xuất bản Văn Hóa, hai trang in bảng so sánh giờ của Hà Nội với một số thành phố lớn trên thế giới, 1 trang lịch, đủ 12 tháng, chữ nhỏ. Tiếp theo là phần chính: những trang giấy in sẵn tháng, và các ngày trong tuần. Theo thứ tự hàng ngang: thứ…ngày…rồi ô để trống có ḍng kẻ để người sử dụng viết ngay thẳng., Sau phần này, hơn nửa cuốn c̣n lại là những trang có ḍng kẽ sẵn. Trong toàn tập có in một phụ bản, ảnh chụp hai cô thiếu nữ trong hai màu áo vàng và đỏ trước ṭa đô sảnh Sài G̣n. Hai màu vàng đỏ của hai chiếc áo dài, đă nhiều lúc làm tôi băn khoăn và nao nao buồn. Sự chia cắt tồi tệ của đất nước đă chấm dứt. Nhưng sự thống nhất của tổ quốc lại đẩy chúng tôi ra đi, chẳng thể không ngậm ngùi.

          Tôi kể linh tinh như trên chỉ cốt trợ hứng, lấy đà để khai rằng, tôi đă dùng cuốn agenda này để ghi khá nhiều tên họ, địa chỉ, số điện thoại những người tôi đă được quen biết, hiện sống tại Canada và Hoa Kỳ. Dĩ nhiên có cả Việt Nam. Những tên họ ấy, tiêu biểu có: Lê Hoàng, Hoàng Thị Liêm, Hoàng Kim Uyên, Huỳnh Thị Tâm, Trương Chánh Học, Hoàng Xuân Sơn, Hoàng Trọng Bách, Hoàng Trọng Thược, Tăng Nhựt Thăng, Đoàn Thị Kim Sơn, Châu Thị Lan, Lê Hân, Đinh Hoàng Huy, Nguyễn Gia Danh…nhiều lắm. C̣n dài. Tôi đă ghi đầy đủ, cặn kẽ với hy vọng sẽ liên lạc được khi đă ở trên đất Canada. Sự đơn lẻ nơi xứ người chắc chắn sẽ có được  hơi thở đồng hương, đồng bào sưởi ấm

          Dự định chu đáo và có mục đích dễ thương như thế, nhưng phải hơn một tuần lễ sau ngày có mặt tại Montréal, tôi mới dám thử thực hiện. Tôi đọc lướt danh sách. Có khá nhiều người ở cùng mă vùng điện thoại, 514, với tôi. Lẽ ra tôi gọi cô cựu á hậu Việt Nam Hoàng Kim Uyên trước, nhưng rồi đổi ư, bấm số của Hoàng Xuân Sơn. Chuông reo…chờ đến hai, ba phút, đang chuẩn bị gác điện thoại, th́ nghe được:

-  Sơn nghe đây, ai đó, có ǵ không ?

-  Hoàng Xuân Sơn hả ? Anh đây, Châu đây, em mạnh không ?

          Có tiếng va chạm nhè nhẹ như tuồng thay đổi tay nắm điện thoại, rồi tiếng hỏi ngắn gọn, thắc mắc

-  Xin lỗi ai đầu dây, tôi, Hoàng Xuân Sơn đây. Anh cần ǵ không ?

          Tôi hơi khựng một giây. Rơ ràng cái giọng trọ trẹ, nhưng sao có vẻ là lạ, như khàn hơn…ngờ vực, tôi thăm ḍ:

-  Xin lỗi có phải Sơn em chị Dung đó không ?

          Đầu dây bên kia với vẻ vội vă:

-  Xin lỗi, ông nhầm dây rồi, tôi là Hoàng Xuân Sơn.

          Tôi không kịp nghe hết câu, không nhớ tôi đă gác máy trước hay Hoàng Xuân Sơn bực ḿnh cắt ngang trước. Gác máy rồi tôi vẫn c̣n băn khoăn. Rơ ràng Hoàng Thị Xuân Dung, một đồng nghiệp của tôi ở Ngân hàng Việt Nam Thương Tín, chi nhánh Đà Nẵng, cho tôi số điện thoại của Sơn. Dung là chị ruột của Sơn. Hai chị em, và cô Hoàng Thị Xuân Ba nữa, đều là em ruột của nghị sĩ Hoàng Xuân Tửu, em họ của Trung Tướng Việt Nam Cộng Ḥa Hoàng Xuân Lăm. Dân Quảng Trị. Tôi thắc mắc rồi bực ḿnh về sự thất bại trong lần ra quân t́m bạn đầu tiên của ḿnh. Nh́n những địa chỉ khác tôi đâm ra nghi ngờ, tạm dẹp qua chuyện gọi phone.

          Kể từ đó đến hôm nay, gần trọn 21 năm dài, tôi  vẫn chưa liên lạc được với Hoàng Xuân Sơn, cậu em của thượng nghị sĩ Việt Nam Cộng Ḥa Hoàng Xuân Tửu. Nhưng đă thành người bạn khá thân với nhà thơ Hoàng Xuân Sơn, người đă tiếp điện thoại của tôi trong giờ anh đang điều hành công việc tại một hăng may, do chính anh và người vợ hiền Quách Kim Lân làm chủ, hôm nào.

 

          Sự trở thành bè bạn giữa nhà thơ Hoàng Xuân Sơn và tôi, không có ǵ khó hiểu. Những người cầm bút, đại khái như những nhân vật giang hồ trong vơ lâm của truyện và phim kiếm hiệp Tàu. Không Đông Tà, Tây Độc, chẳng Lăo Ngoan Đồng, Hồng Thất Công, ...nhưng cùng ở chung một thành phố, cùng gặp tên trên nhiều tạp chí, việc t́m đến thăm nhau, chuyện tṛ, tán dóc… là chuyện đương nhiên. Ấy vậy, mà bây giờ nghĩ lại, nhớ không ra đầu dây mối nhợ buổi gặp nhau lần đầu tiên như thế nào? Tại đâu. ? Bè bạn khen tôi có trí nhớ tốt, xem ra cần xét lại. (**) Để từ từ đi lần trở về những kỷ niệm đẹp, tôi xin khoe thân thế, sự nghiệp của ông bạn tôi trước tiên:

 

          Hoàng Xuân Sơn tên thật và cũng là bút hiệu. Ngoài ra anh c̣n có những bút danh rất quen thuộc khác: Hoàng Hà Tĩnh, Sử Mặc.  Năm Nhâm Ngọ, 1942, tại làng Vỹ Dạ, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên, bà Nguyễn Thị Bích Châu, tự Mười (qua đời tại Montréal năm 2001)sinh cho ông Hoàng Xuân Hiển (qua đời năm 1951 tại Huế), người gốc làng Nhân Thọ, phủ Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh, một cậu con trai. V́ thời buổi chiến tranh, phải bôn ba di tản qua nhiều nơi nghèo khó lánh nạn, nên tờ khai sinh của cậu quí tử Hoàng Xuân Sơn bị thất lạc. Và cũng bởi chạy giặc nhiều, chạy luôn qua tuổi cần đến lớp học, nên khi có dịp làm lại khai sinh, ông bà Hiển, Châu không ngại quay lui ngày tháng ra đời của cậu con ḿnh  xuống 5 năm, cho phù hợp với trang lứa a,b,c. Năm 1942 trở thành năm 1947 cũng chẳng xê xích bao nhiêu, v́ ngày nay nh́n Hoàng Xuân Sơn cũng rất tương xứng với năm sinh 1947. Sự trẻ trung, tươi vui đến độ hồn nhiên đă được ba mạ lo trước cho anh rồi.

          Tuy nhập môn trễ, nhưng Hoàng Xuân Sơn là học sinh xuất sắc của trường Bán công Huế. Anh lấy ngay cái hạng  B́nh trong kỳ thi Trung học Đệ nhất cấp, và đương nhiên được chọn vào trường trung học công lập Quốc Học. Từ ngôi trường danh tiếng một thời này, Hoàng Xuân Sơn lần lượt lấy về cho ḿnh các văn bằng: Cử nhân Giáo khoa Triết Học Tây Phương của Đại học Văn Khoa Sài G̣n, Cao Học Chính Trị Kinh Doanh của Đại học Đà Lạt. Thành công trên bước đường học vấn, mở ra cho Hoàng Xuân Sơn một đời sống sung túc, dễ chịu, dù anh thả ḿnh vào cuộc đời công chức. Một cái ghế Thanh Tra của Tổng Cục Bưu Chính Việt Nam Cộng Ḥa thuộc Bộ Giao Thông Bưu Điện đă dành cho anh. Trên bục giảng của trường Quốc Gia Bưu Điện, sau đó, cũng có dấu chân anh đứng nhiều năm.

 

          Với bản tính lạc quan, yêu đời, Hoàng Xuân Sơn t́m đến cùng các sinh hoạt văn học nghệ thuật và xă hội tại thủ đô miền Nam Việt Nam. Anh trở thành một thành viên năng động của Chương tŕnh Phát Triển Sinh Hoạt Thanh Niên Học Đường, gọi tắt là CPS. Nhóm Sinh viên Văn Hóa cũng có chân anh. Không dừng lại đây, anh c̣n cùng bạn hữu sáng lập và điều hành Quán Văn, Quán Thằng Bờm, là những địa điểm rất có tiếng vang thời bấy giờ. Để sinh hoạt sống động, nhịp nhàng hơn, Hoàng Xuân Sơn cùng người em trai, Hoàng Xuân Giang và người bạn, Ngô Vương Toại cho khai sinh ban nhạc tài tử Giang-Sơn-Toại. Đôi song ca Sơn, Giang được giới trẻ Sài G̣n biết đến nhiều từ những buổi tŕnh diễn tại nhiều tụ điểm trong thành phố.  Năm 1971,  Hoàng Xuân Sơn đă góp tiếng trong băng nhạc ghi âm tại pḥng thu Pat Lâm, Chợ Lớn : Kinh Việt Nam, Ta Phải Thấy Mặt Trời, hát cùng chính tác giả Trịnh Công Sơn, Vân Ḥa, Vân Quỳnh, Vân Khanh . Băng nhạc này do một số bằng hữu của TCS sưu tập lại được . Quư bạn có thể nghe từ địa chỉ web Saigonline.com, trang Trịnh Công Sơn.

          Năm 1970, cùng với ca hát, Hoàng Xuân Sơn làm thơ và gởi đăng trên các tạp chí Văn, Chính Văn, rồi lần lượt theo sự xuất hiện của tạp chí, anh có thơ trên: Diễn Đàn, Khởi Hành, Nghiên Cứu Văn Học, Đối Diện, Thân Hữu, Xây Dựng Nông Thôn, Ngưỡng Cửa, Nhà Văn…

          Sau 1975, Hoàng Xuân Sơn được nhà nước xă hội cho lưu dung nhờ có khả năng chuyên môn từ trường ốc. Tuy vậy sự thiếu vắng những sinh hoạt hợp với sở thích, đă đẩy Hoàng Xuân Sơn ra đi và đến Montréal cuối năm 1981. Cùng với vợ, anh bắt đầu tổ chức lại cuộc sống nơi xứ người. Trong gần 25 năm Hoàng Xuân Sơn đă thủ đủ vai, từ chủ đến thợ, lúc lên lúc xuống. Có thời anh phải qua tuốt bên Washington cùng Ngô Vương Toại, Giang Hữu Tuyên làm báo, làm bồi bàn.cho một quán ăn của bạn . Không khá, lại trở về Montréal, ở nhà thuê, đi xe thuê một thời gian, trước khi mua được một ngôi nhà khang trang tại thành phố Roxboro, ngoại vi Montréal. Chị Lân trở thành viên chức thành phố Montreal. Cuộc sống mỗi ngày một ấm áp với sự thành tài nha sĩ của cậu con trai duy nhất, Hoàng Xuân Duy Khiêm. Năm 2005 ông bà Hoàng Xuân Sơn bán nhà, mua nhà mới  ở Laval.Và anh chưa thể nghỉ hưu v́ cái năm sinh 1947, ngày 01 tháng 01. Lẽ ra bước vào năm 2007 anh đă ung dung ngồi nhận tiền già như tôi, nhưng giờ phải chờ thêm 5 năm rong chơi trong tuổi trung niên nữa !

          Một điểm son trong tiểu sử Hoàng Xuân Sơn, anh không buông tay đàn, tay viết, trong cuộc sống chạy đua với thời gian tại hải ngoại. Cảm thấy nơi ăn chốn ở ổn định một chút, anh nắm giữ ngay nhiệm vụ trưởng toán Du Ca Đồng Vọng một thời gian, tham gia tích cực vào các chương tŕnh văn nghệ của cộng đồng người Việt Quốc Gia vùng Montréal và phụ cận, cùng lúc nguồn thơ của anh mỗi ngày một sung măn. Gần như tuần báo, nguyệt san, tạp chí…ở bất cứ quốc gia tự do nào trên thế giới cũng xuất hiện đều đặn những Sử Mặc, Hoàng Hà Tĩnh, Hoàng Xuân Sơn…không chừng c̣n nhiều bút hiệu khác mà tôi chưa kịp phát hiện. Anh trở thành quen thân với bạn đọc của các báo: Làng Văn, Văn Học, Văn, Thế Kỷ 21, Chủ Đề, Sóng, Sóng Văn, Nắng Mới, Saigon Times, Hợp Lưu, Phố Văn, Gió Văn, Đi Tới, Tạp chí Thơ… cùng nhiều tờ báo trên mạng lưới điện toán.

          Hoàng Xuân Sơn cũng không lười tham gia vào một số hội đoàn như Văn Bút (Trung tâm Québec), Gia đ́nh Cựu Giáo chức, nhóm Việt Thường (giai đoạn đầu với Luân Hoán, Đỗ Quư Toàn, Phạm Nhuận, Hoàng Xuân Sơn, Hồ Đ́nh Nghiêm, Lưu Nguyễn, Lê Quang Xuân / hiện nay với Luân Hoán, Song Thao, Lưu Nguyễn, Hoàng Xuân Sơn, Trang Châu, Hồ Đ́nh Nghiêm)…

          Năm 1988, Hoàng Xuân Sơn cho ấn hành tập thơ đầu tiên của anh, thi tập Viễn Phố. Sách dày 140 trang, giấy màu mỡ gà. B́a do chính Hoàng Xuân Sơn vẽ và tŕnh bày. Trang điểm thêm cho phần h́nh thức có các bản vẽ của Vơ Đ́nh, Thạch Miên, Đinh Cường, Hoàng Xuân Sơn. Làm duyên cho tập thơ c̣n hai bản phổ nhạc của Hà Thúc Sinh và Phan Ni Tấn ND. Tôi chưa được hân hạnh góp tay trong thi phẩm đầu của Sơn nhưng được anh đề tặng ở một bài mang tên Phong Thổ. Nguyên bản:

          “Nếu ai thấy nắng c̣n than mệt / qua hết mùa đông tuyết nẫu người/ cái lạnh thổi từ âm phong trắng/ khô khốc đêm dài cánh cửa tôi.

         Có một đôi khi đời khóa trái/ làm sao nhốt được cơi mây ngoài/ như nắng chứa chan ḷng mới gội/ chép được ǵ giấc mộng vừa trôi ?

          Mười hai năm tới c̣n xô đẩy/ lấn lướt ra đi tận miệt nào/ đất trời bốn phía nắp vung đậy/ sông nước cách lề một hướng sao.

         B́nh thản trong ḷng không dợn sóng/ bạn cứ ngâm đi mấy đoạn trường/ đă quen nếp sống dày phong thổ/ chẳng có ǵ ngoài chén rượu suông.

          Uống nhé đêm nay mừng tĩnh nạn/ hát bạn nghe chơi khúc vô cầu/ những kẻ ngồi không từ sáng sớm/ chiều ngậm ngùi hồn lọt cửa sau.

          Thêm mười năm nữa không câu thúc/ đời đă lây chưa cái nợ nần/ kẻ đến người đi dần thưa thớt/ tóc dài treo một sợi ngh́n cân.

                                                                                   (Viễn Phố , Hoàng Xuân Sơn, trang 66, 67)

          Nhận bản tặng Viễn Phố Hoàng Xuân Sơn đề tặng trong tháng 8/1988 tôi không có nhiều ngạc nhiên. Nhưng mở trang trong, đọc được bài đề tặng ḿnh, tôi thật sự cảm động. Chỉ sau ba năm, từ cái cuộc điện đàm không mấy vui trước đây, tôi đă có thêm được một bạn thơ, và nhất là người bạn đó tỏ ra rất hiểu ḿnh, đă chia xẻ với ḿnh nỗi buồn thất thời, thất chí: Những kẻ ngồi không từ sáng sớm/ chiều ngậm ngùi hồn lọt cửa sau…đúng là một h́nh ảnh trung trực của cái tôi thời bấy giờ.

           Trong thời gian viết lăng nhăng kiếm nhuận bút của nhà chủ báo Sóng, Nguyễn Tăng Chương, dưới bút danh Châu Ngọc Lê, tôi có thực hiện một bài phỏng vấn tác giả Viễn Phố, loanh quanh về chuyện làm thơ. Xin dồn lại đây ít câu trả lời của Hoàng Xuân Sơn, mà tôi nghĩ có thể nắm bắt được một ít nhận định và quan niệm về thi ca của anh.

          “Trong cương vị một người làm thơ và được đọc thơ ḿnh trước, tôi thấy bài nào tôi “chịu” đều xuất phát từ những cảm xúc ít nhiều có thật. Bởi thế, thơ phải “cảm” trước tiên, tùy tâm trạng, hoàn cảnh mỗi người. Thơ không cần giải thích dài ḍng.

          …cái hồn thơ trong mỗi người Việt Nam vẫn c̣n tiếp tục duy tŕ măi măi. Thơ trở thành máu huyết, mà máu huyết th́ luân lưu hoài không bao giờ cạn. Và đó chính là niềm tự hào, là điều hănh diện của dân tộc Việt Nam (tuy nhiên, vẫn có trường hợp ngoại lệ đối với những ai cố t́nh khước từ Nguồn Việt, đối với mọi chủ thuyết vong bản phi nhân)

          …trong văn chương nói chung ,không có sự phân biệt bộ môn nào chủ yếu, thứ yếu. Như bàn tay có năm ngón, ḍng sông lớn có những phụ lưu đổ về, hay một khu vườn với trăm hoa đua nở. Thơ, văn, họa hay nhạc hay bất cứ một bộ môn nào khác cũng đều mang một sứ mệnh riêng, một nét đẹp riêng, làm cho khu vườn văn chương khởi sắc, cho ḍng sông văn học nghệ thuật tuôn chảy đời đời và cho bàn tay xây dựng t́nh người, t́nh đời hướng về chân, thiện, mỹ.

           Tôi là một người làm thơ, bởi thế, một cách chủ quan, tôi cho rằng thơ chiếm một vị trí hết sức đặc biệt trong sinh hoạt văn học nghệ thuật. Anh thử nh́n lại xem: giở bất cứ tờ báo nào, một tập san nào (từ trước tới nay), thơ vẫn dồi dào, phong phú không kém văn về phẩm cũng như về lượng. Để không khí buổi nói chuyện bớt nặng và vui đùa một tí, tôi xin trích lại phát biểu của một vài văn hữu cho rằng làm thơ “ngon lành” hơn viết văn:

           “Con đường vương giả là phải làm thơ (Vơ Phiến, lời tựa tiểu thuyết Ngựa Nản Chân Bon của Nguyễn Mộng Giác)

           hoặc:

          “Chính nhiều người kể lại đă gặp và nh́n tận mắt nhiều thi sĩ mặc vét, đeo cà vạt…” (Nguyễn Bá Trạc, Ngọn Cỏ Bồng, trang 32, ḍng 10, 11)

         

         Thơ cao quư, ngắn gọn, chừng hai ba câu, nhà thơ có thể biểu dương sở trường, sở đoản của ḿnh. C̣n nhà văn phải viết ít nhất một vài trang mới làm cho độc giả biết tài nghệ của ḿnh(Hồ Trường An-trích thư riêng)

 

          … Tập Viễn Phố quả được viết dưới nhiều thể loại thơ, tùy tâm trạng, tùy lúc, không có chọn lựa trước. Tôi thấy thơ lục bát dễ làm nhưng khó hay.Thơ thất ngôn âm điệu du dương trầm bổng, quen thuộc, dễ lôi cuốn. Tuy nhiên, nếu phải chọn, tôi sẽ chọn h́nh thức 6 chữ, v́ không cường điệu quá, ngắn ngủi quá, trầm buồn, vừa đủ để tâm sự, kể lể, tỉ như:

          “Một hôm ngộ cảm đất trời

           Cái thân run đi nhè nhẹ

          Quanh ta những cảnh và người

          Nh́n ra vô cùng nhỏ bé”

                                                                                            (tạp chí Sóng số 80 Xuân Kỷ Tỵ, 1989)

 

          Trở lại với thi phẩm Viễn Phố. Chúng ta bắt gặp ngay từ những trang đầu, Hoàng Xuân Sơn bày tỏ rơ hơn về quan niệm thi ca:

         … “ Thơ - những ǵ hiện ra bất chợt, đôi khi, trong một khoảnh khắc nào đó của đời sống như muốn thầm th́, kể lể về một giấc mơ, một thể t́nh từ một gặp gỡ, một chuyến đi bên đường lữ thứ. Tôi làm thơ và ao ước muốn nói lên những điều ấp ủ, khát khao, muốn nói lên tiếng nói Yêu thương, Phẫn nộ từ Tấm ḷng chân thật đó. Với tôi, thơ không rao truyền một ngôn ngữ nào to tát, thơ chỉ là tâm sự, là “một chút riêng tư” trao gởi đến người thân, bạn bè, những kẻ đồng hành biết và sẽ quen…”

           Tôi nghĩ quan niệm này của Sơn có rất nhiều bạn làm thơ đồng t́nh, trong số này có tôi. Làm thơ sẽ giản dị như hít, như thở, nếu thật sự ḿnh yêu thích thi ca. Từ sự giản dị này, thơ chỉ là những phát tiết những điều đơn thuần nhất của tâm hồn. Bắt ép thơ vào một cái rọ ngôn ngữ nào đó, dù tưởng rất tự nhiên, không gượng ép, cũng có thể làm cho thơ trở nên hư hỏng.

Căn nguyên t́nh ư, cảm nhận của ḿnh ra sao cứ tùy nghi vào cái hứng để thể hiện. Dĩ nhiên, điều này chỉ dành cho những người thật sự biết làm thơ.

          Họa sĩ kiêm nhà văn Vơ Đ́nh, “một người có hân hạnh cùng quê ở Thừa Thiên, Huế với thi sĩ họ Hoàng”, trong bài viết “Đọc thơ một ngày xuân lạnh” để thay lời bạt cho Viễn Phố, nhận xét:

          “Hoàng cũng nhớ nước, nhớ người, cũng đau sầu viễn xứ, trong thơ Hoàng cũng có rượu, có say, cũng có khi vỗ tay mà hát ‘ngửa mặt nh́n trời đất hề’…Nhưng thơ Hoàng bộc lộ nhiều nhất ở chỗ, nói theo kiểu Huế ‘da diết dễ sợ’. Thơ Hoàng trĩu nặng u uất,ràn rụa hư hao…”

          Viễn Phố được Hoàng Xuân Sơn chia làm 4 phần, mỗi phần mang một tên riêng: Quê Nhà Như Một Vết Thương, gồm  14 bài. Ở Một Nơi Đến, gồm 19 bài. Hoài Niệm, gồm 22 bài.Dù Đường Thiên Lư, gồm 22 bài. Trong toàn tập, 77 bài, Hoàng Xuân Sơn dành một bài tặng vợ con, một bài dành cho cậu em Hoàng Xuân Giang, một bài tặng cho ba người cháu và 16 bài dành tặng bè bạn. Điều này cho thấy anh rất thương quí bằng hữu. Những phóng bút thân thiện này là bản tính đích thực ngoài đời của anh. Khác hẳn với hai câu tục ngữ xưa cũ với quan niệm lạc hậu, hẹp ḥi về nam thanh nữ tú của đất “non bất cao thủy bất thâm”, Hoàng Xuân Sơn là một người chân thật, thẳng thắn. Ḷng tốt của anh dành cho mọi người được hầu hết bè bạn công nhận, tán dương. Trong mọi sinh hoạt văn học nghệ thuật, như đón bạn văn từ phương xa đến, các buổi lễ lớn của người Việt tổ chức, những buổi thuyết tŕnh, ra mắt sách, hầu hết đều có sự góp phần của Hoàng Xuân Sơn. Dù nhận được vô số tràng pháo tay tán thưởng cùng những lời cổ vũ nồng nhiệt, anh luôn luôn giữ được bản tính khiêm nhường trong tài nghệ của ḿnh. Tôi đă đặt câu hỏi về khả năng âm nhạc, được anh trả lời:

-  Tôi không biết một tí ǵ về nhạc lư nên không có chuyện sáng tác nhạc đâu anh. Hát

th́ có hay hát. Hát cho bạn bè nghe, có tí hứng th́ nghe tàm tạm, lên sân khấu th́…dở ẹc…

          Nhắc về ra mắt sách, kể từ lúc tôi có mặt tại Montréal, anh em bạn văn của thành phố văn hóa này đă tổ chức được trên dưới 30 buổi. Tôi chưa có tác phẩm nào được tŕnh diện giới ham đọc sách báo tại Montréal, nhưng đă được anh em cho tŕnh diện cuốn sách viết về tôi của nhiều tác giả, đó là cuốn Chân Dung Thơ Luân Hoán, ra mắt tại giảng đường B.421 đại học Montréal, số 200 rue Vincent D’Indy, lúc 19h30 ngày 15-5-1992. Hoàng Xuân Sơn cùng nhiều giọng ca khác đă có mặt trong phần văn nghệ, đi kèm. Riêng với Hoàng Xuân Sơn, anh cũng có một tập thơ được phối hợp tổ chức với hội Văn Bút Việt Nam (Trung tâm Québec) , tŕnh làng trọng thể tại Centre d’Essai thuộc đại học Montréal ngày 04 tháng 12 năm 1993. Đây là thi phẩm thứ hai của Hoàng Xuân Sơn có tên Huế Buồn Chi. Phần diễn ngâm tập thơ trong buổi ra mắt sách do đông đảo giới yêu nghệ thuật đóng góp: Phạm Đ́nh Cường, Tôn Nữ Hương B́nh, Lê Phan Lân, Thanh Hằng, Thanh Hà (nay đổi thành Thái Hà), Lê Văn Anh Cát, Diệu Trang, Hoàng Phúc , Kim Tuấn, Vơ Anh Tuấn và chính tác giả. Nhà báo Ngô Vương Toại từ Washington DC và nhà văn Hồ Đ́nh Nghiêm, tŕnh bày những nhận xét của ḿnh trong phần giới thiệu tác phẩm.

 

          Huế Buồn Chi, dày 122 trang. Mẩu b́a in một bản vẽ màu rất nghệ thuật của họa sĩ Vơ Đ́nh, do Hồ Đ́nh Nghiêm tŕnh bày. B́a sau in chân dung thi sĩ chụp bắt bởi Hoàng Hà. Bốn phụ bản đen trắng cho tập thơ của hai họa sĩ Đinh Cường, Vơ Đ́nh (mỗi người 2 bản). Một ca khúc phổ từ thơ được Lê Văn Thành thực hiện. Đặc biệt nhất là bài viết dài 8 trang của nhà văn Hồ Đ́nh Nghiêm, thay lời bạt: Tạ Lỗi Cùng Huế. Nh́n chung những người cùng đứng trong phần đất Huế Buồn Chi, đều có cội rễ hoặc dan díu đậm đà (con rể, trường hợp Đinh Cường) với Huế. Có thể nói đây là một tác phẩm Huế rặt (theo giọng Quảng Nam của tôi).

          Trước khi trích vài bài thơ đọc chơi, chúng ta thử xem Hồ Đ́nh Nghiêm viết những ǵ trong Tạ Lỗi Cùng Huế:

          “Ông ấy là Hoàng Xuân Sơn ? Hoàng Xuân Sơn nào vậy ? Cái ông đang ôm đàn ngồi hát đó có ‘bà con’ chi với một ông chuyên làm thơ ?Nhân gian này vẫn thường nghe, vẫn luôn thấy đời nghiêng. Nhưng nhân gian cách trở ở cái Mộng Lệ An (Montréal, chú thích của người viết) nhỏ bé này có khi nào chứa tới một lúc những hai ông họ Hoàng trùng tên trùng chữ lót phiêu giạt chạy tới xin định cư ? (điều này có thật, chú thích của người viết):

          Em qua tới bợt em ngồi

          tới bờ em đứng khóc mùi mẫn em…

          Không, không, chỉ có một thôi. Sài G̣n, Hà Nội th́ răng không biết, chứ Huế mền th́ chỉ độc có một ôn Hoàng Xuân Sơn nó đó ni. Ôn hát mùi dễ sợ ôn làm thơ cũng hay ác ôn”

          Một đoạn khác:

          “Họ nói tới những người viết gốc Huế, đếm không xuể trên đầu mấy ngón tay đưa ra. Và trên những ngón tay ấy có đậu một cái tên Hoàng Xuân Sơn. Khuất lấp bên trong tường rêu cổ xưa là trường Cao đẳng Mỹ thuật, láng giềng cận kề nó là trường Quốc Gia Âm Nhạc đang có ai ngồi chơi đàn piano thánh thót run lên những cung bậc trong chiều vắng lặng. Những chân mây tím, mặt trời xuống núi như c̣n gửi lại tia lửa bừng cháy đi viền cam trên đỉnh Ngọ Môn. Tiếng đàn lan man đi vọng dội giữa một vùng đất ph́ nhiêu lau lách và phượng vĩ và thầu đâu (sầu đông) và mù u. Và hôm nay đây , lần đầu tiên nh́n thấy Hoàng Xuân Sơn trên xứ người, tiếng đàn tịch lặng ấy lại chảy về như nước cuốn cùng với thú h́nh ảnh của một Huế thoi thóp, của một Huế biến động, của một Huế bị kéo phăng đi về phía bên kia vĩ tuyến của tối tăm, xóa nḥa, xa cách, đày đọa…”

          … “Và cuối cùng, tôi đă được nh́n thấy ôn, được quen ôn mà không cần tới sự giới thiệu của Mường Mán. Ôn hay yên ?

          Cặp gương trắng như ḷng yên trắng

          Yên lên ngàn có chộ hồn quê ?

         

          Tôi yêu biết mấy những câu lục bát của ôn, như từng yêu Mường Mán, từng yêu Phạm Nhuận, từng yêu Huỳnh Liễu Ngạn. Những đứa con Huế thất tung kẻ ở người đi…

         

          Nhà thơ họ Hoàng là người nặng ḷng với Huế. Tôi là kẻ ḷng nặng mà bất tài. Vừa có tài vừa có ḷng như thế th́ tôi mong Huế Buồn Chi sẽ không chỉ loanh quanh ở sông Hương núi Ngự mà nó c̣n bước chân qua đèo Hải Vân để xuôi Nam hay sang cầu Hiền Lương mà ngược Bắc. Nó không là ‘văn chương miền trung’ mà nó phải là một cái ǵ hơn thế…”

                                                                                                                             (Hồ Đ́nh Nghiêm)

 

          Bài viết của Hồ Đ́nh Nghiêm thật có duyên. Anh không cần phân tích, trích dẫn nhiều thơ Hoàng Xuân Sơn. Loanh quanh từ những h́nh ảnh cận kề với tác giả Huế Buồn Chi, Hồ Đ́nh Nghiêm đă giới thiệu khuôn mặt người bạn văn chương của ḿnh một cách độc đáo. Ngoài ra anh c̣n bày tỏ được niềm tự hào, hănh diện của mỗi một công dân Huế, trong đó có anh, một cách kín đáo, tế nhị. Những đánh giá, ước mong “nó không là văn chương miền Trung, mà nó phải là một cái ǵ hơn thế”, hoàn toàn chính xác. Thơ của Hoàng Xuân Sơn không chỉ dành riêng cho những bạn đọc gốc Huế, mà dành cho tất cả người Việt Nam, cùng những người yêu thích và nghiên cứu về văn chương, ngôn ngữ Việt Nam. Nhưng, dĩ nhiên, gốc Huế trước tiên phải được dân chính Huế vun đắp, phổ biến kỹ hơn. Tôi không tin bất kỳ một tổ chức nào thực hiện những chương tŕnh về Huế, như đêm nhớ Huế, gặp mặt Huế, có giới thiệu những tác phẩm từ tâm hồn của những đứa con cật ruột của ḿnh, mà bỏ sót, không nhắc đến ông thi sĩ Hoàng Xuân Sơn. Không dám mong bù đắp những thiếu sót ngớ ngẩn như vậy, tôi chỉ mời bạn đọc ít câu, ít bài ngăn ngắn về Huế của Hoàng Xuân Sơn cho ngấm thêm cái hương vị đất cố đô:

          “ Sông Hương chừ trắng nợ rồi

           phủi tay c̣n chút buồn rơi cuối ḍng”

                                                  (thơ đầu tập)

          thưa em chút nắng trên đ̣

          tan sông giờ cũng ốm o gầy ṃn”

                                                (nắng qua đ̣)

          Lâu lắm không hề nghe thổ âm

          Răng, rứa, chừ, mô cũng lạ dần

          giọng treo trên núi hồn xiêu lạc

          giọng bỏ về nơi chốn tị trần”

                                                         (thổ âm)

          Thôi đừng tắm sông nữa em à

          sợ chiều se lạnh nước ṃn da

          sợ trăng ngă xuống thềm rêu mục

          sợ cả đêm hoang gió thổi nhà”

                                                      (thôi đừng)

         “nước chảy đi rồi không lộn lại

          mà người đứng măi ở bờ sông

          con đ̣ khẳm nặng t́nh ni nớ

          ḥ thảm, đêm ai mới lọt ḷng”

                                                        (nước chảy)

          Ḷng dạ của Hoàng Xuân Sơn như ḷng của một con đ̣ trên sóng nước sông Hương. Ḷng con đ̣ đó thật mênh mông, theo năm tháng đă khẳm nặng những huy hoàng, những tai ương, vui, buồn của bao kiếp người, nhưng không ch́m khuất.

          “Huế buồn chi Huế không vui

          Huế o ở lại Huế tui đoạn đành

          O đau sương khói một ḿnh

          Tui đi ray rứt Nội thành tái tê

          Huế buồn chi, tội rứa tề

          T́nh xưa nghĩa cũ ngó về tựa nương

          Huế ơi mộng tới đường trường

          Kim Luông Vỹ Dạ ḍng Hương có c̣n

          Trèo t́nh lên núi mà thương

          Cỏ cây chất ngất phố phường ở mô

          Huế chừ cách mấy triệu o

          Mưa qua cửa Thượng chiều co bến Thừa”

                                                                (Huế buồn chi)

          T́nh thật là t́nh. Thương thật là thương. Tôi từng là “học tṛ xứ Quảng ra thi…” và cũng từng khẩn khoản “Xin Huế Một Người T́nh”, nhưng măi măi vẫn chỉ là: … “chờ mái tóc lưng chừng vai áo trắng/ chờ nụ cười nghiêng vành nón xa xăm/ chờ đôi gót ươm hoa lên đường phố/ chờ gió bay sau tà áo lụa thơm” để rồi tiếp tục năn nỉ:  “Em xứ Huế hỡi người em xứ Huế/ hăy yêu ta như yêu trái nhăn lồng/ hăy yêu ta như yêu từng viên ngói/ trên nóc nội thành vàng bóng hoàng hôn…” Cuối cùng vẫn phải tự lừa dối ḿnh, đem cái tự tôn ra gở thể diện: “Em xứ Huế hỡi người em xứ Huế/ ta qua đ̣, ta qua hết ḍng sông/ sông bớt đẹp nếu ta không yêu mến/ các người em gái nhỏ dễ thương/ xin âu yếm hỏi em điều vẫn sợ: - làm rể người xứ Huế khó hay không ? ” (LH- RHĐR, 1974) Thắc mắc từ thời trẻ thơ của tôi, măi đến nay vẫn chưa có cơ hội được giải đáp. Muộn rồi. Hết rồi.Tiếc.

 

          Thi phẩm Huế Buồn Chi không chỉ được tổ chức ra mắt tại Montréal mà c̣n được vợ chồng dược sĩ Vơ Thành Tân, một người bạn thâm giao của Hoàng Xuân Sơn tổ chức tŕnh sách tại nhà hàng Việt Nam của cựu Dân biểu Việt Nam Cộng Ḥa Nguyễn Văn Tiết ở thành phố Toronto vào tận năm…2000. Cùng ra mắt tác phẩm với Sơn, nhà văn Trang Châu cũng giới thiệu đến bạn đọc tiếng Việt ở Toronto tập truyện ngắn D́ Thu của anh. Để hỗ trợ tinh thần bằng hữu, nhà văn Song Thao, nhà thơ Lưu Nguyễn cùng tôi vượt đường trường sang tham dự. Buổi ra mắt sách rơi vào một buổi chiều chủ nhật, nên sự thành công có phần hạn chế trong cái ấm áp của những người viết và đọc lẫn nhau.

 

          Tôi với Hoàng Xuân Sơn, Song Thao c̣n có dịp trở lại Toronto phát hành sách vào ngày 07 tháng 5 năm 2006 vừa qua. Lần này, Hoàng Xuân Sơn đi cùng vợ, chị Quách Kim Lân. Thi phẩm mới của anh là một tập thơ sử dụng thể 6/8 lấy đúng tên Lục Bát do Thư Ấn Quán của nhà văn Trần Hoài Thư xuất bản năm 2004. Mẫu b́a do chính Hoàng Xuân Sơn vẽ và tŕnh bày, in giản dị một màu, nhưng rất mỹ thuật. Sách dày 166 trang, giấy tốt, có vân. Chân dung tác giả qua nét phác họa cùa Vivi, từ năm 1990. Ngoài lời mở rất ngắn gọn của người chủ trương nhà ấn hành, c̣n có bài giới thiệu tác giả và tác phẩm của Cao Vị Khanh. Để cuốn sách được h́nh thành, Trần Hoài Thư đă phải chia công cùng các bạn: Phạm Văn Nhàn layout trang ruột, Trần Quí Thoại (con trai Trần Hoài Thư) góp phụ bản.

          Cao Vị Khanh là  bút hiệu của ông Vơ Trung Hiền, cùng định cư tại miền tây đảo Montreal (West Island) với Sơn. Cao Vị Khanh viết lời bạt cho Lục Bát Hoàng Xuân Sơn, có lẽ, không những do t́nh bạn, mà c̣n do sự phân công khá minh bạch của ông đầu tàu Thư Quán Bản Thảo, Trần Hoài Thư. Bài bạt của ông Khanh viết theo lối hành văn rất “tân h́nh thức”. Có rất nhiều ngoặc đơn trong một câu. Bài viết khá dài, tiêu biểu:

         “…Xuống hàng là xuống hàng. Chấm và hết.Không có hỏi han lôi thôi. Mà cũng không có phân trần lếch thếch. (thơ chớ bộ nhân t́nh nhân nghĩa ǵ sao mà ỉ ôi…)

Xuống hàng là xuống hàng. Giống y cái ngă ba đường đời vậy đó. Tới đó là phăi tan-hàng-cố-gắng. Tới đó là phải anh-đường-anh-tôi-đường-tôi. Tới đó là người-lên-ngựa-kẻ-chia-bào. Có níu có kéo có tŕ th́ cũng có cưỡng lại được đâu. Th́ c̣n hỏi tại sao làm chi cho thêm ngớ ngẩn. Mà có hỏi th́ cũng có ai trả lời đâu. Thiên hà ngôn tại !

Tới đó th́ xuống hàng vậy đó. Mà điều có thấy không. Tự dưng nghe như thảm thiết hơn khi lời thơ bị bứt rời ra, đứt ĺa ra. Và h́nh ảnh không c̣n là một bức tranh tĩnh (chết) nữa mà trở thành một hoạt cảnh (sống, động) hẳn hoi. Mà tôi cánh bướm tà dương chập chờn. Thơ đi một hơi một mạch nghĩa là vẫn c̣n đó, sức sống. Sự liên lạc của chữ nghĩa mang trong nó h́nh ảnh của gắn bó (dù le lói) ? Như vậy là câu thơ không chuyển được hết cái ư nghĩa của thôi-đành, của đành-vậy của cũng-đành, của đầu-hàng, của chịu-trận, của hết-thuốc-chữa…nghĩa là của tuyệt vọng

          Mà tôi cánh bướm tà dương

          chập chờn

          (hai chữ ‘chập chờn’ rớt xuống hàng dưới h́nh như đôi cánh mỏi đă rụng xuống chiều nào, thấy không)…

          H́nh như ông Cao Vị Khanh đang luận về kỹ thuật xuống hàng trong lục bát Hoàng Xuân Sơn. Và cứ thế, ông viết một mạch rất liền hơi, khó có thể cắt xén để trích đoạn, mà không bỏ sót ư tưởng nhận định của ông, nên xin ngừng trích.

 

          Hoàng Xuân Sơn là một nhà thơ ở cùng lứa tuổi với tôi. Anh chỉ chậm hơn tôi một năm khi đến với cuộc đời. Và đến với thơ có lẽ chỉ sau tôi vài ba năm, nhưng anh có vẻ trẻ trung măi, phơi phới măi. Anh luôn luôn theo kịp trào lưu của cách tân, đổi mới. Tôi trụ lại trong cái có tuổi của vần điệu, trong khi anh phát huy nhiều cái mới, ngay cả cái h́nh thức ở câu thơ lục bát dân tộc. Viết nhiều ở tạp chí Thơ, anh là bằng hữu thân thiết của các tay kiện tướng Khế Iêm, Đỗ KH, Chân Phương, Đinh Linh…trong phong trào làm mới thi ca, rất được tán thưởng tại hải ngoại. Bài dưới đây được Hoàng Xuân Sơn kư Sử Mặc đăng trên tạp chí Thơ số mùa xuân 2005:

          “Một tị nữa thôi

          Mà: chừa chỗ cho nhau ngồi với không

          kẻo nay mai nỏ kịp bồng

          bế nhau lánh đại nạn hồng hà dâng

          lũ tràn tuôn ngập ngụa dần

          này nữa là trôi tất ngần rong rêu

          quỷ mị nhân sinh bọt bèo

          trên rừng dưới rú cọp beo cáo cầy

          hàng hàng lớp lớp banh thây

          rủa xả nhiếc móc bầy hầy mánh mung

          thời những kẻ chung đụng chung

          t́nh chung lưng đấu cật phừng phừng cơn

          phong ba lư sự dập dồn

          không kịp nh́n mặt cái con

          mẹ dài như tiếng thở, c̣n đâu đây

          lâm bồn trên lá trên cây

          trên cuống thịt ôi vữa, ngày tàn thu

          rối nhích tí nữa cho cù

          rũ lộn kiếp mai đánh đu ̣ è”

 

          Bài thơ có tên Nhích Ra. V́ là lục bát nên vần điệu đủ đầy, chỉ hơi khác ở bài này ông Sử Mặc ít xuống ḍng từ một chữ, hai chữ hay ba bốn chữ. Và cũng tương đối dễ nắm bắt ư tưởng tác giả. Cái mới ở đây là sự sử dụng chữ, đồng thời phảng phất ít nhiều chất thơ Bút Tre. Bên cạnh khả năng làm mới thi ca, Hoàng Xuân Sơn c̣n có một sức sáng tác ít có ai theo kịp. Hăy đọc tất cả tạp chí Việt ngữ tại hải ngoại để kiểm chứng điều này.

 

          Với đời thường, nhà thơ Hoàng Xuân Sơn rất mực dễ mến. Có lẽ không khi nào anh làm phiền ḷng ai. Bản tính hiền ḥa, thích giao du bè bạn, khá dễ bị níu kéo, cù rủ trong những sinh

 

hoạt có tính cách văn nghệ, văn học. Vóc người trung b́nh mẫu Việt Nam. Mặt mũi có thể liệt vào thành phần đẹp trai, dễ dụ phái đẹp. Nhất là cách ăn nói chỉ kém nhà thơ Du Tử Lê và nhà thơ Hà Nguyên Thạch một chút ít. Yêu và kính vợ ngang tầm cỡ nhạc sĩ Từ Công Phụng.

           Trong những thập niên 80, 90 sinh hoạt nghệ thuật văn hóa tại Montréal rất khởi sắc, phần lớn nhờ vào sự giao t́nh tốt đẹp, cởi mở giữa những anh em cầm bút. Thời đó, Hoàng Xuân Sơn cũng như chúng tôi, những Nguyễn Đông Ngạc, Nguyễn Khắc Ngữ, Hoàng Phúc, Nguyễn Hữu Chung, Đỗ Quư Toàn, Hồ Đ́nh Nghiêm, Luân Hoán, Song Thao, Lưu Nguyễn, Nguyễn Minh Đức, Trang Châu, Lê Quang Xuân, Vũ Ngọc Hiến,Vivi, Phạm Nhuận…hầu như tháng nào cũng có gặp nhau một đôi lần. Những bữa cà phê, những bữa rượu, không quá đà cả đêm nhưng vô cùng thoải mái. Hoàng Xuân Sơn mải mê đàn hát. Những ca khúc tuyệt vời của Trịnh Công Sơn được anh cho bè bạn nghe lại cùng tiếng guitar thùng, làm sống lại một thời đă qua. Giọng Sơn thích hợp với loại nhạc thính pḥng. Nhiều lúc anh như ca sĩ Tuấn Ngọc, lắng ḷng, nhắm mắt để tự theo dơi, tự thưởng thức nguồn âm thanh từ tim, từ bụng, từ cổ ḿnh loan ra, chan ḥa chung quanh.

          Ngày gia đ́nh Nghiêu Đề sang thăm, tôi đưa lên nhà anh. Sơn cũng rất thân với vợ chồng Nghiêu Đề, thân đến độ anh từng mang giúp một số tranh sơn dầu trong chuyến di cư của ḿnh. Ngày hai ông bà họa sĩ Bé Kư, Hồ Thành Đức qua, cũng không quên ghé tư gia Hoàng Xuân Sơn. Những buổi khoản đăi bè bạn chị Kim Lân lo rất chu đáo và rất ngon miệng. Tôi với ông bà Sơn, Lân có giao t́nh chậm hơn hai ông bạn họa sĩ trên, nhưng cặp vợ chồng dễ thương này cho gia đ́nh chúng tôi nhiều kỷ niệm quí, khó quên. Trong cả hai dịp làm lễ vu qui cho hai cô con gái, vợ chồng Sơn, Lân đến với chúng tôi như một thành viên của gia đ́nh nhà gái. Ngoài chuyện tiếp chuyện cùng nhà trai, cúng dường trước bàn thờ tổ tiên, Hoàng Xuân Sơn c̣n là người điều khiển chương tŕnh trong cả hai đêm dạ tiệc cưới. Tôi nghĩ, nếu ở Hoa Kỳ, nếu có duyên, có cơ hội Hoàng Xuân Sơn sẽ là một MC rất có hạng trong những chương tŕnh tŕnh diễn âm nhạc. Tài hoa và cởi mở nhưng ông bạn thi sĩ của tôi h́nh như không được nhiều thong dong.

T́nh yêu thương vợ con không màu mè phơi bày lên giấy trắng mực đen như tôi, nhưng đậm đà, rất mực, nhiều lúc bè bạn cũng phải cúi đầu, suy ngẫm.

 

          Chẳng phải “bánh ít trao đi bánh ch́ trao lại”, tôi làm đôi bài thơ tặng Hoàng Xuân Sơn tự nhiên, như đă tặng rất nhiều bè bạn khác. Trong t́nh bằng hữu, chúng tôi khen thẹn, khi tự khen: chúng tôi đều là những người có một tấm ḷng . Những câu thơ tán tụng vu vơ không là ǵ cả, có chăng là một niềm vui t́m thấy ngay trong lúc viết. Từ bài Phong Thổ của Sơn đề tặng, tôi viết mấy câu lục bát, không dấu kín được sự gượng ép:

          Trong phong thổ trắng thơ người

          Hơi buồn nở trắng chỗ ngồi quạnh hiu

          Ḷng ta đâu chỉ bấy nhiêu

          Hâm thơ thế rượu cùng liều như nhau”

                                                       (LH-NTCKMX)

          Và trong Giữ Riêng Vài Nét Như Là, nột bài thơ dài nhiều đoạn, mỗi đoạn là một khuôn mặt, in trong tập Luân Hoán-Một Đời Thơ, về Hoàng Xuân Sơn, tôi vẽ thành ngũ ngôn:

          “Ṭ ṃ tra tự điển

          Sử Mặc nghĩa thế nào

          chắc có nhiều khúc mắc ?

          ẩn bóng dáng hồng đào ?

          ngón đàn bay hương rượu

          giọng hát trầm ngọt ngào

          đă tới chưa Viễn Phố

          áo phơi thơm hàng rào”

                                                         (LH- LHMĐT)

   

          Có cố lắm, thơ vẽ bè bạn của tôi cũng chỉ có thế. Nhưng cái t́nh của tôi chắc chắn phải nặng cân hơn. “Lực bất ṭng tâm” mà. Nhiều câu “nói chữ” thật thú vị. Ngoài bài Phong Thổ, Hoàng Xuân Sơn c̣n tặng tôi 4 câu lục bát, có phần trực tiếp hơn:

          “Phước Ninh quê ở nơi nào

          Áo quần giặt giũ đă bao lâu rồi

          T́nh là nắng ấm hong phơi

          C̣n nghe hương ủ bồi hồi dáng thơ”

                                                 (Hoàng Xuân Sơn)

          Không giải thích thơ, tôi chỉ nêu ra và cắt nghĩa như chú thích điển tích, dù ở đây chẳng có điển tích ǵ. Phước Ninh là địa danh nơi vợ tôi ra đời, thuộc Quận Nhất thành phố Đà Nẵng, Phước Ninh nằm tiếp cận với Hải Châu. Nhà  ba mẹ vợ tôi nằm giữa hai con đường Phan Thanh Giản (nay là Hoàng Văn Thụ) và Lê Đ́nh Dương. Áo quần giặt giũ… do một bài thơ của tôi viết có tên Giặt Áo Quần Cho Vợ. Đây là một bài thơ được khá nhiều người biết đến, trong cả hai đánh giá khen lẫn chê. Nhà văn Nguyễn Thị Hoàng Bắc một lần gặp vợ chồng chúng tôi đă đùa: “ Anh giặt áo quần trắng sạch chưa mà đi chơi đây ?” (câu này chỉ viết lại đại ư của chị Bắc, không đúng hẳn nguyên “bổn”).

 

           Đó, các bạn xem, những niềm vui của những người làm thơ chúng tôi, đôi lúc chỉ đơn giản như đang giỡn vậy thôi. Trong cuộc sống mịt mù xa tổ quốc, thèm gặp được một người bạn để được nói đôi câu tầm thường, quen thuộc nhất, đại loại: “Ê Sơn, khỏe không ? Sao tóc tai coi bộ đă đến mùa đông quá vậy ?” hoặc “A anh Hoán, lâu ni trên mạng có ǵ mới không ôn?” Chuyện không khó, nhưng vẫn khó thực hiện được. Thêm vào đó, cuộc rượt đuổi của vật chất theo mức tiến kỹ thuật, chúng tôi, dù không muốn cũng phải theo đời cho phải phép. Th́ giờ nghĩ về nhau dễ có bao nhiêu. Đọc được bài viết của một bạn trên báo, biết thằng này c̣n ok, mừng cho nó. Như sáng hôm nay Đinh Cường vừa cho biết HoàngXuân Sơn đang đăng hồi kư trên báo Phố Văn, như vậy Sơn vẫn ổn, bàn tay đánh đàn vẫn c̣n ngồi gơ phím chữ được, không bi quan than thở như hồi tháng 5 vừa qua. Hoan hô Hoàng Xuân Sơn, người con của xứ Huế Buồn Chi lạ.

 

                                                                                                                        Montréal, 20-10-2006

 

Ghi thêm:

 

          1/ Những bài viết trong hai tập Dựa Hơi Bè Bạn, phần nhiều sau khi bản nháp hoàn tất, tôi gởi đến người cho tôi dựa hơi đọc trước, để có thể bổ túc thêm một đôi điều tôi chưa kịp nhớ ra. Hoàng Xuân Sơn, sau khi đọc gởi lại cho tôi, với lời nhắc, nguyên văn của anh:

 

          (**)Anh Luân Hoán quên th́ để tôi nhắc : Lúc anh gọi điện thoại, bị anh xưng là Lê Ngọc Châu, thành thử tôi nghĩ là anh gọi lầm số . Sau đó biết anh là nhà thơ Luân Hoán, một thi sĩ mà tôi rất ngưỡng mộ tự hồi c̣n tập tễnh thơ thẩn, tôi vội vă phóng xe lên nhà anh . . .tạ lỗi . Sau đó, bọn ḿnh làm một chầu phở/càphê sơ giao tại Phở Bắc đường Victoria . Và : “Rồi  Từ Đó Hai Đứa Ḿnh Quen Nhau . . .”  - HXS

 

          2/ Tôi cũng có quen với người em trai của Sơn, anh Hoàng Xuân Giang. Người bạn này to con lớn xác hơn ông anh. Xét về dung mạo, cả hai anh em đều xuất sắc như nhau. Bản tính cả hai đều vui vẻ, hoạt bát, dễ ḥa đồng cùng đám đông. H́nh như ngoài đời, Hoàng Xuân Giang lấn hơn ông anh trong mục sưu tập bạn gái.

          Hoàng Xuân Giang sinh năm 1946 tại Huế. Là cựu học sinh các trường Lê Lợi, Providence (Huế), đại học Văn Khoa Sài G̣n. Anh bắt đầu làm thơ, viết nhạc sau năm 1975. Rất có thể v́ có tên trong danh sách biên tập viên của một tạp chí (Đất Việt) đang bị chống đối, nên những sáng tác của anh đă không có nhiều cơ hội phổ biến. Năm 1994 nhà xuất bản Âm Nhạc ở trong nước in cho anh một tập nhạc có tên Hăy Nh́n Tôi Như Thế, gồm các ca khúc: Lời Xưa Em Khấn Nguyện, Để Ḷng Thương Nhớ Ai, Đôi Khi, Hăy Nh́n Tôi Như Thế, Cho Ta Hương Phấn Nồng, Em Đă Quên T́nh Ai, Hương Đêm, Nỗi Buồn Chưa Quên, Trăm Năm Tiếng Cười, Quê Nhà Xa Xăm, Phai Theo Những Ṿng Không, Phai Nhạt Giữa Đất Trời, Về Trong Mênh Mông, Ngày Sau Sẽ Nhớ…Quên, Yêu Em Tóc Ngắn, Chiều Ni Ngoài Nớ (thơ Nguyễn Thị Hoàng), Lời Vô Thường (thơ Huỳnh Liễu Ngạn), Nói Với Mùa Thu (thơ Liên Hương),  Tập nhạc do chính anh vẽ b́a và nhà thơ Lữ Quỳnh tŕnh bày. Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, một người bạn thân của cả hai anh em, đă viết lời vào tập cho Giang:

          Ai đi qua cuộc đời mà không tiếc thương. Đời sống th́ dài mà đời ta th́ ngắn. Có những khi ta ngồi thẩn thờ nh́n ngắm cuộc đời và tự hỏi: đời ở đâu và ta ở đâu.

          Hoàng Xuân Giang viết nhạc như một cách nh́n ngắm cuộc đời để rồi bày tỏ ḷng ḿnh. Nhưng cuộc đời im lặng xa xôi, và Giang hốt hoảng, trong phút giây, muốn níu kéo một điều ǵ vô h́nh mà lẽ ra rất thực. Giang viết và nói “Hăy Nh́n Tôi Như Thế”. Hăy nh́n tôi như thế v́ đời lăng quên tôi, v́ tôi nhỏ bé, v́ tôi sẽ biến mất trước khi cuộc đời vội vă nhớ lại như một thoáng ăn năn vô vị.

          Những ǵ Hoàng Xuân Giang muốn nói th́ gần như đă nói được trong những ca khúc của ḿnh. Nói mà không nói bởi v́ cái lẽ vô ngôn trong những xô bồ ngôn ngữ làm sao Đời chia xẻ hết được…”

                                                                                         (Trịnh Công Sơn, Sài G̣n, tháng 4-1994)

 

          Tôi có ghé đến chơi nhà anh nhiều lần. Vợ anh, chị Mai, rất vui tính. Cả hai vợ chồng đều thích ca hát. Không biết có phải nhờ nguồn âm thanh ngọt ngào vang măi trong căn nhà hay không, mà anh chị Giang Mai sinh được một cô con gái rất xinh đẹp.

          Giữa cuộc sống đang phơi phới cùng gia đ́nh, cùng bè bạn, Hoàng Xuân Giang vội vă bỏ đi xa. Cái chết v́ bạo bệnh của anh tại thành phố Montréal thật bất ngờ. Hầu hết anh em bạn văn nghệ đều xúc động, ngậm ngùi.

 

 Luân Hoán