Phan Thị Trọng Tuyến

Một Trang Đời vạn tấm ḷng

Luân Hoán

 

          Tôi đang ở vào những ngày cuối cùng của cái tuổi 65. Nửa cái “sáu bó” của cuộc đời, và đă hưởng được năm lần bonus theo lượng hưởng dương, phỏng chừng của cổ nhân. Định mức tuổi tác của người xưa quả đă lỗi thời. Nhưng, thập tḥ ở ngưỡng cửa 60, đă có không ít người  ham chơi thơ văn, âm nhạc, hội họa… thường hay vướng vào một cái bệnh rất dễ ghét: ung thư. Làm như có cặp kè với người bạn họ Ung này, th́ sẽ tăng phần nổi tiếng và bề dày của tiểu sử cá nhân sẽ tăng ḍng.  

          Tôi là người cực kỳ háo danh, cũng đă một vài lần lơ mơ toan tính chọn một loại ung nào nhè nhẹ, không giết nổi ḿnh, để làm bạn cho nổi tiếng chơi. Nhưng cuối cùng yếu bóng viá, không dám. Đă lên đến cái hạng lăo làng như vậy, tôi c̣n muốn nhiều người biết đến ḿnh, huống chi thời phơi phới thanh xuân. Lúc đó, trẻ người non dạ, được nhật tŕnh in cho một bài thơ cũn cỡn là mừng vui không biết để đâu cho hết. Ngon hơn nữa, nếu bài thơ có phúc, được in vào sách của một người khác, hoặc được ai đó mang vào bài viết của họ th́ càng hạnh phúc, thú vị hơn nhiều. Trong cả hai cơ hội này, rất may, tôi đều được hưởng qua cái sung sướng, ngay trong thời c̣n sa đà mê gái. Khi đă đứng sau lưng cái tuổi “tứ thập nhi bất hoặc” đến bảy năm, tôi chợt t́m thấy lại cái vui mừng hết sức thơ ngây như ngày xưa.

 

          Ngay sau khi đă có mặt tại Montréal Canada vào năm 1985, tôi được bạn bè cũ cũng như các ông bà làm báo, tiếp tục cho hưởng cái lộc đọc sách báo chùa. Trong một số Văn Học, chính xác là số 28 phát hành vào tháng 5-1988 tại Hoa Kỳ, tôi t́m thấy mấy câu thơ cũ của ḿnh nằm trong một truyện ngắn, 16 trang chữ thật nhỏ. Tôi nh́n kỹ tên tác giả, tưởng chừng như đang đánh vần vậy:  Phan Thị Trọng Tuyến. Một cái tên tôi nhớ ra ngay, v́ có chữ “Thị” duyên dáng, minh chứng cho một giới tính yểu điệu thục nữ.  Chính cái chữ ngát hương này, trước đó, đă cù rủ tôi ưu tiên đọc trước hai truyện Xóm Nhỏ Buổi Trưa và Bóng Đêm Cuối Cùng ngay sau khi nhận được tạp chí  Văn Học Nghệ Thuật (số 3 tháng 7-85 và số 8 tháng 12 -1985). Dĩ nhiên tôi c̣n đọc nhiều truyện khác của Phan Thị Trọng Tuyến. Nhưng tôi nhắc đến Xóm Nhỏ Buổi Trưa và Bóng Đêm Cuối Cùng v́ có một cận kề t́nh cờ, mà tôi cố ư lăng mạn hoá cho vui đời lưu lạc. Tôi vốn có quan niệm, những trang chữ trong cùng một tạp chí, có t́nh nghĩa và quan hệ mật thiết với nhau. Thơ của tôi có đến hai lần được làm láng giềng với truyện Phan Thị Trọng Tuyến. Thơ, truyện như là những nóc gia, và h́nh như tôi đă nhớ đến mấy câu của thi sĩ Nguyễn Bính:  Nhà nàng ở cạnh nhà tôi / cách nhau cái giậu mồng tơi xanh rờn…”. Không chiêm bao “thấy con bướm trắng” như nhà thơ của đất Vụ Bản Nam Định, nhưng tôi, rơ ràng có những ṭ ṃ về cây bút nữ đang khởi sắc trong làng viết Việt ngữ tại hải ngoại này.

          Thật ra tôi vốn không tin Phan Thị Trọng Tuyến đích thực là một bông hoa biết viết. Chữ “thị” đối với tôi không c̣n đáng tin. Nhưng sự ṭ ṃ của tôi gần như dậm chân tại chỗ, dù sau đó tôi bắt gặp cô tác giả, nhiều lần qua nhiều tạp chí khác nhau. Măi đến năm 1987 khi tuyển tập thơ văn Trăng Đất Khách do tạp chí Làng Văn của nhà thơ Cung Vũ Nguyễn Hữu Nghĩa chủ trương, cho tŕnh làng 18 người đẹp: Cao B́nh Minh, Đặng Thị Quế Phượng, Hoàng Dung, Huyền Châu, Lê Thị Huệ, Nguyễn Thị Vinh, Nguyễn Thị Hoàng Bắc, Nguyễn Thị Ngọc Nhung, Nguyễn Thị Ngọc Lan, Phan Thị Trọng Tuyến, Thanh Phương, Thiếu Mai, Tuệ Nga, Túy Hồng, Trần Mộng Tú, Trần Diệu Hằng, Vi Khuê, Vũ Quỳnh Hương với ít ḍng lư lịch trích ngang và chân dung những khuôn mặt nguyệt, tôi mới yên tâm chia tay với Ngụy Vương Tào Tháo.(một nhân vật nhỏ con nhưng thông minh và có chí lớn, xuất chúng trong Tam Quốc Chí, đă giúp chúng ta có ba câu thành ngữ: Đa nghi như Tào Tháo, Bị Tào Tháo đuổi (chỉ việc tiêu chảy), Nhắc Tào Tháo, Tào Tháo đến ngay).

          Biết đích thực tác giả ḿnh hay đọc là phái nữ cũng chỉ để bụng vậy thôi chứ đâu có manh tâm vọng tưởng ǵ. Trong không gian mênh mông của sinh hoạt văn học hải ngoại, tôi càng ngày càng giàu có thêm những bạn văn, nhưng đa số là nam nhi hào kiệt. Phái đẹp may mắn chỉ biết qua loa là cùng. Mười ngón tay vẫn c̣n thừa ngón đếm, nhưng không tiện kể ra đây. Năm 1991, nhân dự tính sưu tập “thân thế, sự nghiệp” của những người làm thơ, viết văn, tôi đă nhờ nhà văn Nguyễn Tấn Hưng, một người làm cha của những tác phẩm có tên sách khởi đầu bằng chữ “Một…” chuyển đến Phan Thị Trọng Tuyến một lá thư. Không c̣n nhớ lá thư đó thuộc dạng thảo gởi chung cho nhiều người hay viết riêng, gởi riêng. Chung riêng ǵ nhà văn Phan Thị Trọng Tuyến cũng đă hồi âm cho tôi, ngày 29 tháng 8 năm 1991. Thư chị Tuyến viết trên giấy trắng không kẻ ḍng, khổ 21cm x 29,8cm. Nét chữ nghiêng nhưng không ngả lắm. Có lẽ cây bút nguyên tử c̣n mới, nên nét chữ sắc gọn với tầm vóc vừa phải, không lớn như con gà mái, cũng không nhỏ như con kiến, nên trang giấy sáng hẳn lên, dù hai mặt đầy chữ. Chính trong lá thư này, chị Tuyến bỏ trong ngoặc đơn câu sau đây:“dĩ nhiên ai mà thích có thư riêng bị in lên mặt báo !?”

          Một tiên đoán, cảnh báo trước tôi chăng ? Dù vậy, bây giờ tôi đang cố t́nh vi phạm ngay cái điều không thích của chị, và ĺ đ̣n trích tiếp:

         “…T́nh cờ hôm nọ đọc bài thơ anh (ở Làng Văn phải không ? V́ tôi ít th́ giờ, báo tới có khi để cả năm sau mới đọc). Rất sung sướng được anh nhắc trong thơ, mấy mươi năm sau, anh tưởng tượng coi có mấy đứa nhỏ mê thơ, đọc được, sẽ mê tác giả mà c̣n tự hỏi cái mụ PTTT là ai, thế là tôi được nổi tiếng ké…”

          Hoá ra tôi đă từng làm thơ đề tặng, hay nhắc đến nữ tác giả có tác phẩm là láng giềng với thơ tôi ngày nào. Bài thơ đó ra sao ? Quí danh của nó thế nào ? Quên mất. Rất có thể là bài này chăng, không chắc lắm.

          Vâng, tôi đoán trật đường rầy

          trải thơ xin tạ lỗi này được không

          Một Trang Đời vạn tấm ḷng

          cảm ơn những nụ hoa hồng bên trong

                                                               (N.T.C.K.N.X)

          Chị Tuyến kính,

          Tôi thành thật tạ lỗi đă trích dẫn, trưng ra ít ḍng thư của chị, rất mong chị thông cảm, không trừng phạt ǵ. Kỷ niệm đối với tôi vô cùng quí báu và thiêng liêng. Từng nét chữ của tất cả bằng hữu tôi ǵn giữ cẩn thận một đời. Tôi h́nh dung ra được, có thể chỉ là tưởng tượng, dáng người ngồi viết thư, bàn tay người thong dong qua từng ḍng chữ. Cả mái tóc, ánh mắt, khuôn mặt…h́nh như tôi đều phảng phất thấy được, và cảm nhận được sự b́nh an trong tâm hồn từng người viết. Dĩ nhiên qua những ḍng thư cũ của bạn bè, tôi cũng thấy lại chính tôi, từ lúc mở hộp thư, lúc cầm kéo cắt phong b́, đến lúc mở thư dưới con mắt an lạc, hạnh phúc. Những ḍng thư cũ chính là những h́nh ảnh kỷ niệm tuyệt vời nhất, sống động nhất và chân thành nhất, nên việc khoe khoang những đối thoại bằng chữ viết cùng bè bạn, tôi cho là rất cần thiết. Tôi nghĩ rằng những chia sẻ này, cùng nhiều bạn đọc, không nhằm mục đích xúc phạm bạn ḿnh, rất đáng được thông cảm. Tôi có vẻ lẩn thẩn như một người phạm tội thứ thiệt rồi chăng ?

 

 

          Có lẽ tôi được trở thành bạn văn của nhà văn Phan Thị Trọng Tuyến sau lá thư chị cho phép và giới thiệu thêm một số cây bút khác để tôi gởi xin tiểu sử. Thời gian này gia đ́nh chị Tuyến ờ Nancy nước Pháp. Điện thoại viễn liên khá đắt. Điện thư chưa phổ biến, chỉ c̣n nhờ đường bưu điện, nhưng chúng tôi đều là những người lười viết thư. Tuy vậy cũng thỉnh thoảng  đôi ba lần dán tem. Chị Tuyến than phiền tôi khách sáo, ưa rào đón trước sau cẩn thận quá. Nhận xét của chị rất đúng. Với bất cứ ai, qua thư từ, tôi đều cẩn trọng. Thật ra tôi rất chân t́nh, và khôn khéo đặt những thành thật của ḿnh trong ṿng đai lịch sự, tưởng như khách sáo. Ngay đến những lá thư xài đủ hai tiếng tao mày, mi tau cũng vậy. Chị Tuyến cũng nhắc lại việc trích dẫn thơ, ca dao, lời bài hát… trong các truyện chị viết. Và không quên đề cập đến h́nh ảnh thời cầm súng của tôi, qua mấy câu tôi đă viết thật t́nh:

          “Hai mươi tháng chạp đi lùng giặc

          Mộ Đức, Nghĩa Hành lội nhởn nhơ

          súng lận lưng quần cho có chuyện

          mắt đầy cỏ lá hồn đầy thơ…”

          Thời tham chiến tại Quảng Ngăi , tôi được phép sử dụng khẩu colt 45. Những lúc không đi hành quân, tôi mang súng xệ xệ bên hông phải, bằng bao da và giây T.A.P. (trông cũng được mắt). Nhưng khi lội vào những mục tiêu, súng thường được cầm tay hoặc dắt vào thắt lưng bên trái, khuất trong vạt áo giáp. Tôi thực hiện đúng theo câu thơ của cụ Nguyễn Công Trứ: “Tri nhàn, tiện nhàn, đăi nhàn, hà thời nhàn”. Tại sao khi hành quân không nhàn được ? Đợi cho nhàn biết bao giờ nhàn ? Quả cụ Nguyễn chí lư. Nhà văn Phan Thị Trọng Tuyến bày tỏ:

           “không hề trách các anh đánh đấm không nghiêm chỉnh để phải thua hồi 75. Mà tôi nói đă hiểu tại sao miền Nam thua. Lẽ ra nên thua sớm hơn (th́ có lẽ đến nay cộng sản đă sụp đổ như đă sụp ở Nga, Đông Đức, Ba Lan vv…).Và thua là điều tự nhiên, chúng ta ở miền Nam không bị tuyên truyền, nhồi sọ, nên mới đi đánh trận mà c̣n biết làm thơ t́nh, c̣n mơ tưởng ḥa b́nh cùng vợ ‘d́u con tập bước’…”.

          Có lẽ trường hợp của tôi là một ngoại lệ trong quân lực Việt Nam Cộng Ḥa của chúng ta. Dù có xin lỗi quá khứ cũng đă muộn rồi.

 

          Năm 1993, nhà văn Phan Thị Trọng Tuyến cùng chồng và cậu con trai lên ba ghé thăm thành phố Montréal. Tiện đường, anh chị ghé thăm ổ t́nh của tôi và Lư. Dù nhà thuê chật chội, một cuộc gặp mặt ít bạn văn cũng được tôi hú bè bạn. Lần này có lẽ là lần đầu tiên “cô ba Bến Tre” (chữ của nhà văn Kiệt Tấn gọi PTTT) thấy dung nhan mùa thu của những Song Thao, Luân Hoán, Đỗ Quư Toàn…và nhan sắc mùa hạ của những Hồ Đ́nh Nghiêm, Lưu Nguyễn (người mà chị nhớ lầm tên là Từ Thức).

           Với vóc dáng, nhỏ nhắn, thanh nhă cùng khuôn mặt rạng rỡ từ ánh mắt, làn môi, chị Tuyến dịu lành như một cô nữ sinh trung học thập niên 60, 70. Tôi không t́m ra nét “Bà Già Giết Giặc” như một nhà văn nào đó đă mệnh danh cho chị, khi chị tranh luận thẳng thắn trong một vấn đề văn học.

          Montréal là một thành phố văn hoá, có nét đẹp đủ quyến rũ những khách thơ văn đến thăm. Trọng cụm người Việt trên thành phố rộng lớn này, tuy từng có “cơn băo trong tách trà” nhưng bè bạn văn thơ xa gần vẫn tiếp tục ghé qua. Tôi hy vọng nhà văn Phan Thị Trọng Tuyến đă lượm được những giây phút an lành trong chuyến tháp tùng ông xă chu du Bắc Mỹ. Đến rồi đi, những tấm h́nh đă chụp, gởi qua gởi về ấm áp kỷ niệm. Tôi vui v́ được một nhà văn làm bạn đọc của ḿnh, hoặc ít ra có liếc mắt theo dơi:  

          “…Anh vẫn khoẻ và vẫn làm thơ ? (c̣n phải hỏi, trong mấy tờ báo xuân thấy thơ anh. Vẫn tà tà. Nói theo người Lào là xừ xừ (?), nói theo Việt, Tàu là Thiền, theo Anh, Mỹ là…cool ! Nào là ngắm mưa nào là đ̣i ṭm tem vv…”

          Trong văn cũng như trong lúc tṛ chuyện, chị Tuyến tăng thêm nét duyên dáng nhờ những hóm hỉnh tế nhị. Không gặp nhau thường xuyên, không có sinh hoạt chung, hiểu biết của tôi về chị Tuyến thật ít ỏi. Những người tài giỏi, có khả năng viết lách vững vàng, chỉ cần một h́nh ảnh, một kỷ niệm đơn giản, họ có thể hoàn tất một bài viết về một người khác rất đạt chất lượng văn học. Tôi không được vậy, nên khi ư định dựa hơi chị, tôi đă malin gởi đến chị mấy câu hỏi, đại khái như hỏi cung. Chị không quở, mà vui vẻ trả lời, sau chừng một…tháng nhận câu hỏi:

          “ Hỏi cung ư ? Bây giờ người ta nói " làm việc", rất thời thượng tuy nghe lạc đề và...vô duyên. Ḿnh nói với nhau như hai người tâm sự. Bởi tôi cứ nghĩ ḿnh đă là bạn trước rồi, từ lần gặp trong thơ văn, từ lần gặp trước ở Canada, sau nhiều gặp gỡ như vậy, mới thật là quen. Bạn (văn chương) th́ không cần thân thế, gia phả. Nhưng quen lâu th́ tự dưng muốn biết nhiều hơn, về đời sống riêng. Về anh th́ tôi biết...quá rồi. Thành ra xin  "đền đáp", gọi là cũng tiện cho vài việc nhỏ:

          Thí dụ anh khỏi kêu tôi là cô Ba Bến Tre như anh Kiệt Tấn. V́ tôi là chị hai của một đàn em năm đứa. Ba má tôi sinh ra tôi khi cả nhà đang chạy máy bay Pháp, có cả ông bà ngoại và cậu, d́ nữa th́ phải, ẩn náu trong nhà người anh của bà ngoại, ở quận Giồng Trôm, thuộc Bến Tre. V́ tin dị đoan, ông cậu  ngoại không cho đẻ trong nhà, ba tôi và ông ngoại phải cất cḥi cho má tôi đẻ ngoài vườn. Đẻ xong là hai ông phải làm cáng khiêng hai mẹ con chạy tiếp. Chắc là cuộc trốn chạy "hậu sản" này có lẽ cũng kéo dài năm bữa, nửa tháng, chắc không vui vẻ ǵ lắm cho nên ba má tôi quên nhiều khoảng thời gian này. Kết quả là tôi được cha mẹ làm khai sanh ở Mỹ Tho. Tôi th́ không ...nhớ được ǵ cả, cái kẹt bây giờ là không sao xin được một lá số tử vi để khỏi thắc mắc về tương lai !

          Nói năm bữa nửa tháng, nhưng chắc cũng lâu hơn, chỉ biết tôi hồi đó rất “vô tư” : má kể  một bữa, máy bay đầm già Pháp lụ(c) khụ(c) bay qua...Không cần biết bà ta đi thám thính hay toan tính ...liệng lựu đạn xuống, mọi người hè nhau chạy vào hầm trú. Ai đó vọt tới xớt tôi đang (vừa mới biết) ngồi trên bộ ván. Con bé tưởng bất ngờ được tham gia tṛ chơi mới nên cười sằng sặc. Má tôi kể lại ḱ công giết giặc, không, cười giặc của một em bé Bến Tre thời đó, nhưng đó là hành xử duy nhất có vẻ anh hùng của tôi ( mà thật sự nói tiếng Pháp th́ là à mon insu ! Chứ nếu biết đi, chắc tôi cũng vắt gị lên cổ mà ca bài tẩu mă). So với tất cả người Bến Tre thứ thiệt th́ chắc họ sẽ từ chối nhận tôi là đồng hương. Ba má tôi "về thành" trước trận Điện Biên Phủ, trước hiệp định Genève. Tôi nghĩ có lẽ ḿnh đă góp phần giữ chân ông già khỏi tập kết ra Bắc. Má tôi kể người ta đi kiếm ba tôi lúc đó để rủ ông đi cùng.  Nhiều khi nghĩ lại mà bâng khuâng, giá mà... nếu mà....Ít ra phải có một thời đồng vui, đồng (chia xẻ buồn) ...khổ mới xứng đáng là đồng hương”

         Nhà văn Phan Thị Trọng Tuyến có trí nhớ khá tốt. Chị vẫn chưa quên lớp mẫu giáo đầu đời của ḿnh nằm trên đường Trần Quang Khải, Tân Định. Ở cấp tiểu và trung học chị hoàn tất tại Gia Định. Con đường học vấn của chị không bị ổ gà. Và may mắn hơn, sau khi tốt nghiệp tú tài, chị xin được học bổng của chính phủ Pháp. Rồi cùng khoảng 40 bạn khác, chị lên đường du học từ ngày 26-10-1969. Quê hương Bến Tre chỉ dành cho chị những kỷ niệm trong các dịp nghỉ hè, nghỉ tết của thời trung, tiểu học, nhưng chị vẫn nhớ nhung, thương yêu. Xa nhà vừa hai năm, chị đă về thăm, để rồi hai năm sau (1973) lại trở về một lần nữa. Bến Tre chắc hẳn rất đẹp. Một vẻ đẹp đă từng giúp tôi ba hoa: “Ta may mắn được làm thi sĩ, nhờ đă phải ḷng gái Bến Tre”. Cô gái Bến Tre ở đây không phải là nhà văn Phan Thị Trọng Tuyến, xin quí bạn đừng hiểu lầm. Cô bé chỉ là một nhân vật hư cấu, dẫn dắt tôi qua 35 đoạn thơ (mỗi đoạn 4 câu) ngũ ngôn, trong Cảm Ơn Đất Đá Trổ Thơ…Bạn có thể đọc chơi ít đoạn:

          “…Bậu qua phà Rạch Miễu/ ngoay ngoảy về Bến Tre/ “Qua” quyết ḷng ở rể/  năn nỉ hoài, hổng nghe

          hổng nghe mà ngoái lại/ hỏi ai cầm đậu ḷng/ ngớ ngẩn qua chợ Giữa/ cầu Chẹt Sậy, Mỹ Lồng…

          “Qua” đi, đi theo bậu/  hát nho nhỏ trong ḷng/ thơm thơm mùi măng cụt/ mùi sầu riêng, chôm chôm

          bậu ơi trời đất rộng / nhưng đâu bằng nhớ mong / sông rạch như gân máu / man man nỗi mặn nồng…

          “Qua” theo vào B́nh Đại / “Qua” theo bậu đến cùng/ ghe bầu, xuồng ba lá / quanh quẩn nẻo thủy chung

          ví dù bút không bén / như Nguyễn Thị Ngọc Nhung/ như Phan Thị Trọng Tuyến/ cũng thắm thiết thơm lừng

          ngậm nghe trời đất nhớ/ cá bống kèn kho tiêu/ hồn mênh mang khép mở/ mùi ráng nắng lên chiều

          Bến Tre, Bến Tre hỡi/ có nhớ gă thương hồ/ khua dầm loang nắng đục/ lẩn thẩn sầu bán thơ…”

          Phan Thị Trọng Tuyến, gái Bến Tre, du học tại Pháp, tốt nghiệp ngành ợc khoa trong mùa hè 1975. Biến cố lịch sử tại Việt Nam đă giữ chân chị lại trên đất con gà trống Gaulois, để tiếp tục học về xét nghiệm Y khoa rồi hành nghề từ năm 1980 đến nay. Năm 1987 chị mới có dịp về thăm Sài G̣n, Gia Định, bước đi trên những con đường c̣n âm vang “…guốc quau rụng tiếng lá / thoang thoảng mùi hương bần” của Bến Tre.

          Nhà văn Phan Thị Trọng Tuyến lập gia đ́nh với anh Nguyễn Quang Trọng, một thanh niên thuộc dạng “cao ráo bảnh trai”, ra đời sớm hơn chị Tuyến hai năm. Anh cũng được học bổng của Pháp và du học tại xứ này trước chị Tuyến một năm, đồng thời với những nhà văn Đỗ Quỳnh Dao, Mai Ninh. Anh Trọng sau khi tốt nghiệp, được bổ về dạy môn Chimie Physique tại đại học Khoa học tỉnh Rouen đến nay. Chị Tuyến dí dỏm chồng ḿnh là một khoa học gia đăng trí, chị viết:

          “…Anh coi, chàng ta đi rút tiền ở máy tự động, rất hay quên lấy lại thẻ, khi nhớ lấy thẻ lại quên mất chẳng lấy tiền ! Cứ chạy ra chạy dzô nhà băng t́m thẻ, t́m tiền, kiện cáo. Mới cách đây vài tháng chứ đâu. Khỏi nói tới các thứ thẻ khác, thẻ thư viện, thẻ làm photocopy, làm đi làm lại không biết bao lần. Về nhà vợ hỏi học tṛ có cô nào đẹp không, trả lời : không biết v́ không nh́n ; vợ lừ mắt không tin th́ lại nói : có nh́n cũng chỉ thấy lờ mờ ! May mà thánh nhân hay đăi kẻ khù khờ, chưa bị thiệt hại ǵ nhiều. Chỉ bị vợ rầy. V́ vợ sợ có ngày đến lượt ḿnh cũng sẽ bị bỏ quên như thế. May mà tôi, tuy chậm chạp lếch thếch theo sau – nhưng nhờ cái nỗi sợ lạc đường to lắm nên- đi đâu cũng nắm măi cái chéo áo chàng. Ấy thế nhưng cũng đă hơn đôi ba lần bị bỏ quên đâu đó rồi”.

          Đời sống gia đ́nh của nhà văn Phan Thị Trọng Tuyến càng ấm áp hạnh phúc với sự ra đời của cô con gái đầu ḷng vào năm 1974 và tuần tự theo sau là hai cậu con trai, nay đă ở vào các tuổi 26, 22. Cả ba cháu đều rất ngoan và lành như ông bố.

 

          Phan Thị Trọng Tuyến bắt đầu con đường sinh hoạt văn học của ḿnh từ năm 1984. Tính đến nay, những sáng tác của chị được giới thiệu trên các tạp chí: Văn Học Nghệ Thuật, Văn Học,Văn, Đồng Nai, Làng Văn, Phụ Nữ Diễn Đàn, Măng Non, Hợp Lưu, Thế Kỷ 21, Gió Văn, Phố Văn, Nắng Mới, Đi Tới…Nhắc lại kỷ niệm vàng ngọc này, chị Tuyến cho biết:

         “…Cũng may, lúc chưa đăng trí trầm trọng, bố sắp nhỏ xin đi làm nghiên cứu một năm ở UCLA, tôi cũng nghỉ việc 12 tháng, cả hai ôm đàn con ba đứa sang ở với gia đ́nh ba má tôi tại nam California. Ông bà làm lại cuộc đời c̣n tôi th́ cố t́m bắt khoảng thời gian đă mất. Chính trong khoảng thời gian này, tôi mới lớn khôn ra chút đỉnh. Lúc trước chỉ lẩn quẩn với bạn bè quanh ḿnh, lo học hành và lo cho gia đ́nh nhỏ bé của riêng ḿnh trong một tỉnh nhỏ ở miền đông nước Pháp. Ngoài cái hạnh phúc gặp lại mẹ cha, các em, tôi c̣n có những khám phá, xúc động, bàng hoàng khác đă khiến tôi viết...viết và viết. Phần lớn các truyện ngắn tôi viết trong khoảng thời gian này. H́nh như tôi gửi thư và cùng một lúc 2 truyện ngắn, một cho báo Văn của bác Mai Thảo và một cho Văn Học Nghệ Thuật của bác Vơ Phiến. Bài được hai bác cho đăng ngay. Báo VHNT lúc đó vừa tục bản, chủ nhiệm Vơ Phiến, chủ bút Lê Tất Điều, Nguyễn Mộng Giác (mới vượt biên sang) là thư kí toà soạn   Khoảng tháng 2 hay 3/1985 (?). Điều rất bất ngờ với tôi: Cả ba người đều khuyến khích tôi bằng lời lẽ thân t́nh, nồng nhiệt. Anh Lê Tất Điều cũng có viết thư thăm. Tôi xin báo cũ, ai cũng vui ḷng cho. Anh Giác đem báo VHNT (bộ cũ) đến tận nhà tặng.

         Đó là khoảng thời gian tôi cảm nhận được nhiều xúc động phức tạp, mạnh mẽ nhất. Đây là khoảng thời gian tốt đẹp nhất trong đời tôi : sống an lành bên cạnh mẹ cha, các em, chồng con, lại không phải ...đi làm, có lẽ v́ sự chờ đợi, nhớ nhung kéo dài quá lâu chăng ( 12 năm ) ?. Thêm vào đó, tôi gặp lại nhiều bạn bè thân thiết từ hồi tiểu học và trung học. Anh có thể tưởng tượng không, tôi gặp luôn con bạn nối khố trong xóm thân nhau từ hồi học tiểu học, chia xẻ nhiều ngày vui thời bé và sau đó cùng tập tành viết văn, viết báo !. Gặp nhau thật là vui sau khi xa nhau cả một thời trung và đại học. Hai đứa cùng thực hiện được mộng viết lách nữa. Bạn viết văn mà c̣n làm báo nữa, với nghề tay trái là bác sĩ. Nó vừa đi làm vừa đi học lại. Ngày xưa, giận tôi nó viết thư nói học mau mau rồi về đè đầu đè cổ tụi tao. Mỗi lần gặp nó là mỗi lần nhớ lời này mà cứ bắt tức cười trong bụng.

          Tôi không c̣n nhớ cảm tưởng khi bài được đăng báo, chắc là cũng sung sướng lắm, " rủi " một điều là nó bị đè lấp bởi cái hạnh phúc trùng phùng quá sức lớn lao nói trên. Tôi thật t́nh không nhớ nó ra sao. Chỉ nhớ được cái sung sướng lâng lâng mỗi khi đi lông rông trên đường phố hay chợ búa, hàng quán vùng Bolsa thuở ấy. Mọi phiền năo, u sầu, thắc mắc, giận dữ .. đều tan biến. Quẹo vào con đường nào, khu nào, cũng có một cái ǵ để khám phá với kinh ngạc, để nghe quen thuộc, để nghe cuộc đời dễ dăi, dễ thương và đáng thương, đáng phục, đáng sống. Trong đầu tôi bây giờ vẫn c̣n in đậm h́nh ảnh đêm nghe Lê Uyên và Phương đàn hát nơi quán LUP, khoảng thời gian quán vừa mở. Lần đầu tiên tôi thấy và nghe họ hát in live. Trước đó th́ thấy chị Lê Uyên duyên dáng tṛ chuyện với bạn bè, thấy anh Phương loay hoay trên sân khấu, gắn dây điện, sửa micro. Nghe lại những bài hát tuyệt vời của họ, đem tôi về thời đầu đại học nơi quê người. Nhưng cảm động nhất là tại đây cũng lần đầu tiên tôi nghe bài Đêm Chôn Dầu Vượt Biển, Việt Dzũng hát. Cũng là lần đầu tiên tôi thấy Việt Dzũng. Hát xuất thần. Như nh́n thấy được trong giọng Dzũng tất cả đau thương, tất cả những thảm cảnh chia ĺa, những h́nh ảnh gia đ́nh kể lại, những phim, h́nh thấy trên truyền h́nh trên sách báo. Lúc đó trên báo chí Việt nam có rất nhiều h́nh ảnh, chứng từ về những cuộc vượt biên, về đời sống bên nhà, về chuyện tù cải tạo. Hôm ấy,  dường như túi nước mắt ứ đọng mươi năm nay  bất ngờ bị chọc thủng. May mà quán đèn mờ...và có lẽ mọi người cũng chẳng để ư v́ tất cả bị kéo về những kí ức, suy nghĩ riêng tư...Có lẽ nhờ những xúc động ấy mà tôi viết liên miên trong khoảng thời gian này. Ba má, người thân, bạn bè...ai cũng có chuyện vui buồn, chuyện khổ, chuyện chết chóc, chuyện trớ trêu để kể. Một năm rảnh rang để sống những đời sống của mười mấy năm vắng mặt. Th́ phải là đậm đặc và mạnh mẽ. Và hứng thú viết lúc nào cũng tràn đầy. Gặp ai tôi cũng bắt người ta kể ...sự tích chuyện vượt biên của ḿnh”

                                                                                                        (trả lời Lê Bảo Hoàng, trên Web Vuông Chiếu LH)

          Đoạn đường gần như phải đi của những người viết văn (làm thơ th́ chưa chắc) đă có sự thành công là việc in tác phẩm. Nhà văn Phan Thị Trọng Tuyến không đi lệch qui định bất thành văn này. Chị kể lại trường hợp có mặt của các đứa con tinh thần của ḿnh:

         “ Năm 1985 anh Giác bảo tôi nên in quyển sách đầu tay, anh nói anh sẽ nhờ ông Vơ Phiến viết tựa cho. Thế là quyển sách đầu tiên ra đời. Đó là :

          Mùa Hè, Một Nơi Khác. Văn Nghệ, Calif. 1986 ( ông Vơ Thắng Tiết ) Rơ ràng nhờ anh Nguyễn Mộng Giác "xúi biểu". Ông Tiết trả bản quyền hậu hĩ và cho tôi rất nhiều sách. Đến gần đây v́ nhiều bạn hỏi xin, tôi có đến hỏi và ông vui ḷng cho thêm, rất nhiều lần. Vâng, thưa anh Luân Hoán, sách in 1000 quyển, bán 20 năm, vừa cho vừa tặng mà vẫn c̣n !. Tôi rất ân hận khi nghĩ rằng ḿnh đă góp phần khiến ông Tiết phải đ́nh chỉ/chậm lại việc xuất bản sách. Nhưng đó là măi về sau này. Chứ chỉ hai năm sau anh Châu Văn Thọ, nhà xb Thanh Văn, đề nghị in quyển thứ nh́, gồm những truyện đă in báo, y như quyển trước, tôi đồng ư lập tức. Đó là

           Một Trang Đời, Thanh Văn Calif. 1988. Anh Thọ lo hết mọi ấn phí. Anh có hỏi chuyện bản quyền, tôi nhờ anh nếu lời được th́ cho viện trẻ mồ côi nào đó mà anh Thọ đang giúp. Anh Thọ in ít hơn, nên đă bán hết. C̣n :

          Mùa Xuân Và Những Con Dă Tràng Lá Bối ( anh Thanh Tuệ ) Paris 1991, quyển này do anh Thanh Tuệ đề nghị và chu tất. Quyển sách này h́nh như cũng đem nhiều lo lắng và thiệt tḥi đến cho anh Thanh Tuệ. Tôi cũng rất ân hận. Có lẽ v́ thế tôi chẳng muốn in ấn ǵ thêm nữa.

          Ngoài những tác phẩm in thành sách, Phan Thị Trọng Tuyến c̣n góp bài trong các tuyển tập: Trăng Đất Khách (Làng Văn, 1987), 23 Người Viết Sau 1975 (Văn Nghệ, 1988), Truyện Hay Hải Ngoại 2 (Nguyễn Văn Ba sưu tập, 1991), 20 Năm Văn Học Việt Nam Hải Ngoại (Khánh Trường, Cao Xuân Huy, Trương Đ́nh Luân, Trương Đ́nh Nho thực hiện, Đại Nam, 1995), Thơ Văn Việt Nam Hải Ngoại Năm 2000 (Việt Thường, Montréal, Canada 2000), Luân Hoán-Một Đời Thơ (Lê Hân  thực hiện, 2005).

 

          Giá trị tác phẩm đầu tay, Mùa Hè Một Nơi Khác của Phan Thị Trọng Tuyến theo nhận xét của nhà văn Đào Trung Đạo:

         “…Đứng về mặt thẩm mỹ học của tiểu thuyết tôi nhận thấy mỗi truyện ngắn của Phan Thị Trọng Tuyến là một lát bánh ḿ cắt ra từ một ổ bánh là đời sống hôm nay của Việt Nam ở trong và ngoài nước. Đường dao cắt bánh đă tỏ ra có lúc rất nhẹ nhàng chậm răi nhưng cũng có khi mạnh mẽ nhanh vụt.

         Nhưng các lát bánh đều được cắt ra một cách khéo léo. Có điều tôi nhận thấy hơi lạ là khi cắt ổ bánh đời sống quê nhà  hôm nay th́ đường dao Phan Thị Trọng Tuyến luôn sắc gọn: Xóm Nhỏ Buổi Trưa, Bóng Đêm Cuối Cùng, Trái Chanh Tội Nghiệp, Một Chuyến Đi. Đó là đường dao giải phẫu: cái xă hội ung thư đó cần phải được cắt nhanh, gọn, điệu nghệ như vậy th́ mới không biến chất. Lát bánh đó được cắt ra và đưa người đọc nếm thử, lát bánh sự thật. Phần phán đoán là ở người đọc. Tôi cho rằng Phan Thị Trọng Tuyến đă có thái độ rất nghệ thuật, rất nhà văn ở những truyện này.

          Ở những truyện ngắn mà thế giới, khí hậu là những nơi đất khách, tôi thấy hơi văn Phan Thị Trọng Tuyến chân thành, tha thiết…

         Nhân vật độc đáo nhất, có kích thước hàng đầu trong văn chương truyện ngắn, theo tôi là “đứa con tật nguyền” và cũng chính là người kể truyện trong Bóng Đêm Cuối Cùng…đó là người hơn cả người, v́ đă đem lại khả tính cho thảm kịch. Và đă tưởng như thoát ra khỏi thảm kịch. Và cũng là “hải đăng cho thuyền lạc trong đêm”, “hào quang cứu rỗi” và “sấm sét sau cùng”

          Về nghệ thuật cấu thành truyện ngắn (composition) tôi yêu thích “Mùa hè một nơi khác”, và “Những kẻ đồng hành”: Truyện trước là chiếc ch́a khóa mở vào thế giới và văn chương Phan Thị Trọng Tuyến. Những trang nhật kư tự truyện đă được chuyển hoá thành tấu khúc (fugue) khai mào cho vận hành chữ nghĩa ở sau. Truyện sau như một gắn liền hai bờ vực thẳm. Từ trong vực thẳm địa ngục đi ra ta đă hiểu được ư nghĩa của dấu vết nghệ thuật ghi lại cái khổ nạn thời đại ta đă trải qua.

          Và đó cũng là sự thành tựu của văn chương”

                                                                             (Đào Trung Đạo, Văn Học, số 14 tháng 3-1987)

          Trong lời tựa tác phẩm Mùa Hè Một Nơi Khác, nhà văn Vơ Phiến viết:   

          “…Đến đây không chừng một số độc giả mường tượng Phan Thị Trọng Tuyến là một nhà văn ưu thời, mẫn thế lúc nào cũng rầu rầu xót thương. Nếu có vậy tôi đă hết sức lố bịch bởi v́ một h́nh ảnh như thế, không có ǵ khác với chị Phan hơn. Và đây là điều ngộ nghĩnh nữa; người ta ưu tư mà không hề phải rầu rĩ. Trái lại, Phan Thị Trọng Tuyến gần như luôn luôn có một nụ cười

         … Ở đây, ta bắt gặp người phụ nữ Việt Nam trong một không khí tinh thần mới: tự do, khoáng đăng, cởi mở

         … mặc dù vậy, tôi vẫn cứ nói vói thêm một câu chuyện nữa, Truyện của chị Phan thật nhiều vẻ. Chị viết về tâm lư người già, về cuộc sống giới trẻ; chị viết về sinh hoạt xă hội bên nhà, về đời sinh viên du học hải ngoại; chị viết truyện tâm t́nh ái ân, lại viết về những vấn đề triết lư, chính trị; trong truyện của chị có nghệ sĩ, có trí thức, lại có những người nhà quê ngây ngô, lú lẫn, có trẻ con mũi dăi ḷng tḥng nghèo đói ỏng ẻo; chị viết những chuyện thương tâm đứt ruột, lại viết những truyện khôi hài nhẹ nhơm…”

                                                                                                                                            (Vơ Phiến)         

          Ở tác phẩm thứ hai, Một Trang Đời, nhà xuất bản An Tiêm nhận xét:

          “Trong truyện ngắn ‘Trèo Lên Trái Núi’, Phan Thị Trọng Tuyến nhận xét: ‘chuyện ǵ cũng vậy, đủ thời gian và khoảng cách để ngó lại, đều có vẻ khôi hài, phù du’. Có lẽ đó là nét chung của tất cả truyện ngắn trong tập truyện Một Trang Đời.

          Sống ở ngoài quê hương, hằng ngày nhận được những tin không vui từ bà con bằng hữu, đáng lẽ Phan Thị Trọng Tuyến phải ôm ấp nâng niu những kỷ niệm như món quà quí giá cho đời ḿnh, thơ mộng hoá thời thơ ấu, trân trọng lật giở từng trang lưu bút. Tác giả không theo lối ṃn nhiều người cầm bút hiện nay đă đi. Bằng cái nh́n thân ái, bằng óc châm biếm thông minh, tác giả viết về quê hương, bằng hữu với cái giọng khôi hài đôn hậu, say mê tận cùng mà cũng tỉnh táo sáng suốt tận cùng.

          Nhờ say mê mà từng nhân vật, từng khung cảnh, từng câu chuyện đều hiển hiện sống động, đẹp đẽ, đa dạng, mỗi trang đời có một đặc sắc riêng.

          Nhờ tỉnh táo, Phan Thị Trọng Tuyến truyền được vào từng “trang đời riêng” cái “chung” của cuộc nhân sinh: cái phù du đ̣i đoạn, cái bất trắc xót xa…”

           Dĩ nhiên c̣n nhiều nhận xét khác về văn tài của Phan Thị Trọng Tuyến, nhưng vấp phải vài trở ngại trong việc sưu tập, nên tôi không thể nêu ra đầy đủ. Qua câu chuyện bằng điện thoại viễn liên với nhà văn Vơ Kỳ Điền, ông làm Kẻ Đưa Đường này, cho biết: trong những tay viết nữ gốc miền Nam, ông thú vị nhất khi được đọc tác phẩm của hai tác giả Phan Thị Trọng Tuyến và Cao Thị B́nh Minh. Ngoài viết văn, Phan Thị Trọng Tuyến c̣n thử qua việc điểm sách. Trên tạp chí Văn Học, số 218, (2004), chị đă giới thiệu tập thơ duy nhất của nhà văn Vơ Phiến dưới tựa bài: “Những Giọt Sương Hoa, Vài Cảm Nghĩ Khi Đọc Thơ Thẩn của Vơ Phiến”. Tuy khởi đầu chị đă cảnh báo ḿnh: “…nếu ương ngạnh nói về thơ th́ chẳng khác ǵ bửa củi hay gặm xương gà. Hậu quả không hút được tủy mà c̣n găy răng” Nhưng có lẽ hàng răng ngọc của chị vẫn c̣n đầy đủ bởi chị viết rất chí t́nh, rất dài hơi, và không kém phần chính xác: “…Thơ Thẩn là những giây phút riêng tư, là thời gian và đời sống riêng tư của chính Vơ Phiến, là nỗi xúc động, khủng hoảng riêng tư. Những bài thơ hiếm khi phá bỏ tứ vận và nhịp điệu sáo cũ, nhưng vẫn cứ là những chữ những ư của một phong cách Vơ Phiến…”

          Trên tạp chí Hợp Lưu, số 80, 81 (năm 1992-1993) Phan Thị Trọng Tuyến có bài điểm sách và phim Người T́nh (L’Amour) của nhà văn nữ P. Marguerite Duras. Trên tạp chí Gió Văn số 5, tháng 5-2005 chị có bài “Vài Nét Về Điện Ảnh Trung Quốc”…Tôi c̣n bắt gặp trên trang web Nhân Văn bài điểm tập truyện dịch Người Trung Quốc Xấu Xí do nhà thơ Nguyễn Hồi Thủ chuyển ngữ. Tác giả cuốn sách gây tiếng vang không nhỏ này là ông Bo Yang (Bá Dương) sinh năm 1920. Ông đă có 30 năm sinh sống tại Đài Loan, 10 năm viết tiểu thuyết, 10 năm viết tạp văn, 10 năm ngồi tù và hứa hẹn sẽ viết lịch sử trong 10 năm đang đến. Bài điểm sách của Phan Thị Trọng Tuyến giúp bạn đọc hiểu tác phẩm của Bá Dương một cách cụ thể, qua sự bố cục rơ ràng, tóm lược gọn nhẹ. Ngoài cái duyên dí dỏm trong ḍng văn, người điểm sách c̣n đưa sự so sánh của ḿnh về những h́nh ảnh trong sách cùng thực tại ngoài đời mà chính người điểm sách đă có dịp ghé qua trong hai thời điểm khác nhau. Cuối cùng, có lẽ cũng là ư chính khi chọn sách để giới thiệu, Phan Thị Trọng Tuyến đưa ra những so sánh giữa Trung Hoa và Việt Nam. Đoạn này khá dài, tôi, thú thật lười tóm lược, nên xin trích dẫn, tùy nghi bạn đọc hay bỏ qua:

          “…Các nhà lănh đạo Việt cũng toan tính, thử nghiệm ư đồ trên Lào, Kam pu chia mà không/ chưa thành công, chỉ mới giỏi ăn hiếp được những đồng bào thiểu số miệt rừng núi, cao nguyên. Chúng ta bắt đầu thấy những khác biệt với người hàng xóm TQ rồi đó !

          Ngoài những món đă được Bá Dương kê ra, ngoài chuyện bách chiến bách thắng, chúng ta c̣n hơn người TQ ở điểm nào?

          Một điểm nhỏ chút xíu, nhưng cam đoan món này th́ quí vị phải công nhận bên ta thời có, bên Tàu thời không : bia ôm.

          Và nào chỉ bia, c̣n karaôkê ôm, trà ôm, cơm ôm, cháo ôm, cà phê ôm, phở ôm v..v..Danh từ/túc từ không quan trọng : cơm cháo phở ...ta (và Tàu) đă có từ ngh́n năm hơn ; c̣n thức lạ : từ hai mươi lăm năm nay, ta đă đuổi kịp tất cả các nước khác : bao sơn hào, hải vị lan tràn trên đường phố nước Việt - vỉa hè, khách sạn, cao lâu...-: chó, rắn, rùa, khỉ... nước ta cho đến của lạ nước người : vodka, saké, trứng cá caviar...và đỉnh cao là thịt người, nói rơ hơn là thịt phụ nữ (chính bản VN).

          Ăn như người ta th́...xoàng quá, bắt chước nguyên mâm th́ dễ quá, chúng ta bèn áp dụng có sáng tạo : ôm . Đó là đem theo cái t́nh (vốn thiếu từ thuở đất trời (Nam) nổi cơn gió bụi) vào cái lư (để sinh tồn, cho cuộc đời c̣n lại). Một bạn tôi đă nhầm khi tưởng rằng kể từ ngày Nguyễn Tuân, Chế Lan Viên rơi lệ , ngồi vào bàn ăn bánh vẽ, chúng ta thôi không luận, không nghĩ đến các kiểu/ cách ăn.

          Mớ thịt người này thay thế cho bác sĩ phân tâm học, thay thế cho tấm gương, khỏi phải nh́n thẳng vào bộ mặt lởm chởm râu ria của những đêm mất ngủ. Ôm ấp tại chỗ th́ c̣n thiếu sáng tạo, ít lợi nhuận nên mới có chuyện xuất khẩu. Sang Thái Lan, Đài Loan, Đức...thịt này có thể dùng làm món khác. Ḍm xa xa thấy như không cần cả vốn !

          Không , không, thức vặt cả, con người cả. Bạn tôi lại kêu : cái ông Bá Dương này thật ...bá láp, chỉ thổi phồng những điều vặt vănh. Thí dụ ông chỉ nói tới giả trá, lường gạt, cướp bóc xoàng xĩnh thôi, chúng ta c̣n hơn nữa : những bằng chứng về giả dối, phản bội, tàn ác ...ở phương diện rộng lớn, tổ chức qui mô.

          Chúng ta không thiếu tài năng, không thiếu t́nh đoàn kết, biết thưởng thức nghệ thuật, phân biệt dân chủ với độc tài ?

          Xin giải thích ra sao chuyện cây cầu chưa xây mà đă gẫy? Tại khu Phước Lộc Thọ ở Bolsa (hay bất cứ nơi nào khác, để cho thấy ta là ta) thay v́ ba cái tượng ch́nh ́nh rất chẳng Việt Nam đó, ta phải để cái chi? Một cái trống đồng Đông Sơn (đang được chùi rửa đánh bóng)? Một chiếc thuyền tí hon đầy đặc người vẫy tay (gọi nhau làm người? cầu cứu?) giữa đại dương sóng gió? Một lá sớ gửi thiên đ́nh với tên tuổi những người chết với những cái chết không tự nhiên ở đôi miền trong suốt mấy mươi năm? Chúng ta có ác với nhau, có thù hận nhau không? Nếu không sao từ xưa tổ tiên không ngừng khuyên dạy ăn hiền ở lành, chín bỏ làm mười, lá lành với lá rách và bây giờ nữa, chúng ta cứ kêu gọi nhau hoà giải hoà hợp mà lại cứ như điên lên v́ thấy ḿnh đă vô cùng hoà giải, hoà hợp, c̣n kẻ trước mặt lúc nào cũng thiếu thiện chí và giả dối. BD trách dân ḿnh không dùng lư trí mà chỉ hay dùng cảm tính. C̣n dân Việt ta? Hành động la ó, cấm cản, thậm chí xô xát những người đi xem/diễn nhạc kịch đến từ Việt Nam là lư trí hay cảm tính?

          Đành rằng xóa bỏ hận thù không phải là quên đi những tội ác. Hoà giải hoà hợp không phải là dùng bạo lực để áp đặt một chủ nghĩa hay đường lối. Quên không phải chỉ giản dị sửa đổi ngày tháng, sự kiện lịch sử, cấm đoán (không cho xem và truyền bá tài liệu không chính thống) là tiêu tan mọi bằng chứng và hậu quả. Không phải không nhắc nhở, cứ che dấu mọi chuyện là sẽ quên. Nói như BD, đó là thiếu tự trọng và không tôn trọng người khác.

          Tôi tin rằng bạn sẽ t́m ra một ngh́n thứ khác nhau và một ngh́n lẻ một cái giống nhau với người TQ. Với những xấu xí và tốt đẹp của con người nói chung. Có phải người TQ đă nh́n ra những nhược điểm của ḿnh và đang sửa đổi? C̣n chúng ta?

          Rơ ràng mấy ngh́n năm nay, dù hời hợt hay nhiệt thành bắt chước, dù hân hoan hay miễn cưững chấp nhận bất cứ áp đặt nào đến từ bên trong hay bên ngoài, dù là một ngh́n năm với ...người TQ xấu xí , một trăm năm với..., năm mươi năm với...vv.. và vv .. (biết rồi..khổ lắm...) đến nay ,thanh b́nh, chúng ta vẫn c̣n quốc gia chưa thành chư hầu của ai, một đất nước để ở và để đi về, vẫn tiếp tục học, viết, nói tiếng nói của chúng ta,. Có phải nhờ cái bề mặt của chúng ta? Cái bề mặt sâu lắng của băng sơn, của đám đông ù lỳ, thầm lặng? Nhờ cái nội lực mà lănh tụ nào cũng mơ ước vận dụng?

          Chưa đủ để sung sướng tạ ơn đất trời tiên tổ ông bà, và tất cả những người đă nằm xuống trong và sau cuộc chiến vừa qua? Chưa đủ để cùng nhau ...dập tắt lửa thù hận? chẳng lẽ đợi cho mấy người hàng xóm xấu xí này (nói phỉ phui ! phỉ phui !) sang cà khịa đ̣i sát nhập hay đ̣i làm anh em hay đem đến văn minh, lúc đó chúng ta mới tỉnh mộng? Có khi hối hận không kịp ngáp!

          Diện mạo nào là của chúng ta? Xấu xí hay tốt đẹp? Bỏ cái ǵ, giữ cái ǵ? Làm sao có thể quay lại nh́n ḿnh và không chối bỏ sự thật? Làm sao ta có thể tiếp tục tồn tại độc lập, không kiêu căng lố bịch cũng chẳng phải cúi mặt đau đớn, xấu hổ? Tiếp tục tồn tại với bản mặt riêng (lai diện mục) của chính chúng ta? . Một bản mặt có trái có phải, có sâu xa, cạn cợt, có thắng bại, vui buồn, có khổ sở, mất mát....mới dựng nên kích thước trong không gian và thời gian.

           Tiếp tục tồn tại độc lập tự do với dân chủ hạnh phúc thật sự cho tất cả hay ít ra cho đại đa số chứ không phải chỉ cho một nhóm nhỏ và những kẻ đại diện cho đại đa số đó không cần phải tiêu diệt hay hành hạ những thiểu số kỳ cục luôn luôn có ở bất cứ thời đại nào, ở bất cứ đất nước nào.

          Tôi nghi là ông Bá Dương vuốt ve tự ái những người Nam Dương, Mă Lai, người Việt Nam, người Mỹ, người Úc, dụ khị người Đài Loan, Tân Gia Ba... Chính thực là ông kích động dân ông tiến chiếm lấy thế giới đấy thôi”.

          Nhà văn Phan Thị Trọng Tuyến c̣n viết một loạt bài chính trị, về Cộng sản đệ tứ quốc tế, đăng nhiều kỳ liên tiếp trên tạp chí Thế Kỷ 21. Theo nhận xét của nhiều bạn, đây là một công tŕnh hơi khô khan, khó đọc và kém sự thu hút, ngay trong giới cầm bút. Có thể tôi suy từ bụng ḿnh ra bụng người chăng ? Đệ Tứ Quốc Tế vốn là một nhánh hoạt động chính trị trong toàn khối Cộng Sản. Nhánh được khởi xướng bởi cánh tay mặt của Vladimir Lenin, là Leon Trotsky, ra đời tại Yanovka Ukraine vào ngày 26-10-1879 (có tài liệu ghi ngày 7-11-1879). Ông bị nhóm đối nghịch do Staline cầm đầu truy đuổi và giết ngày 21-8-1940 tại nước Mexico. Tại Việt Nam, những môn đệ của Trotsky có thể kể: Tạ Thu Thâu, Hồ Hữu Tường, Phan Văn Hùm, Hồ Văn Ngà, Phan Văn Chánh,Lê Bá Cang, Huỳnh Văn Phương, Đoàn Văn Trương…Khi viết loạt bài này, có lẽ nhà văn Phan Thị Trọng Tuyến cho rằng lớp trẻ ở Việt Nam gần như không ai nhớ đến những người “Đệ Tứ Quốc Tế” này, và họ khó có cơ hội để t́m hiểu về một nhánh chính trị quan trọng. Với quan niệm: là một người dân b́nh thường đă nên biết về chính trị. Những người sinh hoạt văn chương càng cần phải t́m hiểu rơ hơn về chính trị, bởi đời sống của con người rất quan trọng, không thể giao khoán sự sinh tồn cũng như sự thăng trầm của ḿnh cho những người ḿnh không được rơ ràng lắm, nhất là giới sinh hoạt chính trị không thiếu những kẻ chực chờ sửa đổi hay giả mạo lịch sử. Như thế, loạt bài viết về chính trị của chị Tuyến đương nhiên có giá trị, và tạp chí Thế Kỷ 21, đă nh́n ra điều này, nên đă giới thiệu liên tiếp trong nhiều kỳ.

          Đi lai rai bên văn xuôi, nhà văn Phan Thị Trọng Tuyến c̣n làm thơ. Con gái mà làm thơ th́ tuyệt rồi c̣n ǵ nữa. Chỉ tiếc chị Tuyến cho phổ biến thơ hơi ít. Nên tôi chưa “nắm” (chữ tôi học thuộc từ 10 năm được sống với CHXHCNVN) được tài nghệ này của chị.

          Cứ ba hoa xen kẽ vài ba ḍng, rồi trích dẫn một đoạn dài, tôi chơi cái tṛ này quả không phải. Rơ ràng là “lấy của làng làm lịnh” rồi c̣n ǵ !. Nhưng nếu không, th́ thiếu sót cũng không nên. Bài thơ chị Tuyến cho phổ biến qua bài “phỏng vấn” của Lê Bảo Hoàng, có hơi dài, nên tôi chạy t́m một bài khác. Nhớ mang máng thơ chị Tuyến có xuất hiện ở tạp chí Thơ của các kiện tướng trong làng thơ tân h́nh thức: Đỗ Kh, Khế Iêm… chủ trương,  tôi đi lục kệ sách, quả nhiên có bài này: (chính là h́nh khuôn mặt)

 

Bài thơ thật tân kỳ, có lẽ nó thuộc loại siêu tân h́nh thức. Nhờ đă được quen biết với các bậc thượng thừa của thi ca hiện tại như Ngu Yên, Đỗ Kh, tôi không có chút bỡ ngỡ nào. Thời tôi vừa qua lố cái tuổi 20 một vài năm, một đôi khi được nh́n vài tấm ảnh ở tạp chí Playboy, tôi đă quả quyết đấy là những bài thơ tuyệt tác. Xem ra tôi có khả năng thưởng ngoạn thi ca trước các nhà thơ tân h́nh thức một thời gian khá dài. Bài thơ của chị Tuyến vô tự, nhưng đă đẩy sự suy tưởng của tôi đi rất xa. Sự suy tưởng thi vị có thể viết mươi trang, dài quá, nên thôi, tôi chẳng viết. Tôi t́m một bài khác hữu tự của chị, để các bạn cùng đọc.Thơ của chị Tuyến thiên về tư tưỏng, không có bài nào ngăn ngắn cả nên tôi đành trích nguyên lại đă phổ biến trong bài chị trả lời nói trên. Bài thơ có tên: T́nh Yêu Sa Mạc

 

“T́nh Yêu Mùa Hội Nghị

Mỗi năm đôi mùa hội nghị

Hội nghị trần gian hội nghị nhân quần

Mỗi năm đôi mùa hội nghị

chỉ một mùa em hội nghị cho tôi

*Ladies, gentlemen.

Như đă hẹn nhau từ trước, xin tŕnh bày cùng quư vị thành quả hai lục cá nguyệt vừa qua...

Mỗi năm một mùa t́nh ái. Tôi chờ em chờ quả vừa chín hái. Quả ngọt thơm ngon quả ḍn chín tới. Hái em mùa hội nghị...Please... free me...

Ơi Karim, người t́nh sa mạc. Hai mươi lăm cái xuân suông chưa ai mặc khải. Tôi đến hẹn lại về, tṛn vừa tay hái. Hái em mùa hội nghị.

Deposit a thin PDMS-like         khi hạc bay về ngang gác chuông

on a microporous                        cọng rơm mỏ ngậm

support by cold remote                   tổ uyên ương

tetramethyl disilane                         nao nức cuộc hành tŕnh

                                                          tôi thịt da

                                                              ray rứt. Ơi Karim ơi

Em Tarzan, tôi Jane mùa  buông thả.  Oh sorry!  Ơi người t́nh sa mạc

          Free me free me free me…     nhớ ủ cho riêng tôi thật nhiều đồi cát ấm

*Ladies, gentlemen. Hai mươi sáu. Ơi Karim, hai mươi bảy.

Mỗi năm tôi chỉ hai mùa t́nh ái. This chemical oxygen reaction... In one shot. In one shot. On me. Karim ơi, lần ấy. Chỉ một lần. Em mặc khải t́nh tôi. Mùa du lịch. Gọi tên em dài đêm jetlag.                         

Em khai sinh mở lối một ḿnh. Ơi Karim ơi. Mỗi năm tôi chỉ đôi mùa t́nh ái. Mùa tái tạo nguyên sinh. Mùa cân bằng hạnh phúc. Ơi Karim ơi, my oxygen transport. You are strongly recommended to conclude. Oh sorry !. 'cause of my jetlag!

Tôi bỏ đời trốn chạy t́m em mùa ân ái. In one shot t́nh tôi sâu lún. Cát nhuyễn sa lầy tôi măi măi.

Sóng đ̣ng đưa. Điên cuồng tôi. Lưng cát chập chờn ru tôi say khướt. Bè bạn chồng con việc làm cuộc sống. Bỏ quên. Ơi Karim ơi. Cồn cát chiều vàng em đưa tôi về lại chốn hồng hoang. Em khom ḿnh trên thảm nhỏ thành khẩn nguyên sơ tinh khiết ban đầu. Tiếng kinh cầu vọng rền sa mạc, chơi vơi lăn tṛn hạt cát. Quấn quyện chân tôi. Ơi Karim ơi, my oxygen carrier. Mùa hai mươi tám

                               cũng như mùa hai mươi chín

                               tóc em êm

*Ladies, gentlemen.

Xin cám ơn quư vị. Hẹn lần sau. Lại cùng chứng tỏ ḷng đam mê khoa học.

Mỗi năm tôi chỉ đôi mùa t́nh ái. Tôi chất dồn cất giữ nâng niu. Từng hạt đợi rơi rơi mùa hội nghị. Tṛn căng chín tới. Rực đỏ phơi tṛn sa mạc . Em - Tôi.

Ơi Karim ơi, em trung thành điểm hẹn. Ngất ngưởng lạc đà khăn vành ôm tóc rối. (Khăn buồn ôm trán tối?) Môi mắt đậm đà tay chân thầm th́ ngọt mật

da nhung nồng nàn cát nắng. Ơi Karim ơi, tôi đà lạc mất tôi rồi !

 

Ba mươi năm mùa cát em vẫn là em

mượt mà ẩn khuất.

Vẫn ngàn đời  u uất trong tôi. Ơi Karim...

Hăy cất tiếng rền cầu khẩn tinh khôi

Hăy lăn sóng về oà vỡ trong tôi

Hăy khom ḿnh trên thảm nhỏ. Tạ ơn trời đưa tôi (em?) đến. Lời kinh em lại vọng rền sa mạc. Thịt da tôi mềm ẩm dấu răng em. Đừng nghĩ rối hăy uốn tṛn đường trống mái. Mỗi năm ṛng tôi có một mùa em. Hồi sinh tôi khi về vùng đất cũ. Bè bạn boulot chồng con sự nghiệp. Em mới nguyên tôi. Ơn em, đừng nghĩ rối. Yêu em một đời tôi đằm thắm. Dù chỉ một mùa t́nh ái. Mùa tái sinh mùa tái tạo. Em – Tôi.

Hachouma. Không một ư nghĩa ǵ tại nơi tôi sống. Chỉ một đường đi tới. Đam mê, thành quả chỉ riêng tôi. Kiếm t́m. Khát khao khoa học.

Xin đừng nghĩ rối. Chín ḍn mầu sa mạc.

Hăy cho tôi vươn tay hái gặt. Đợt sóng tṛn lượn măi đời tôi

                                                                                                                          (Phan Thị Trọng Tuyến 24-08-2005)

 

          Loanh quanh tán dóc năy giờ nhưng điểm quan trọng trong lư lịch, trong tiểu sử, lẽ ra phải tŕnh diện từ đầu, tôi bỏ sót, xin nhắc lại:  

          Phan Thị Trọng Tuyến chỉ là một bút hiệu. Tên thật của nhà văn là Nguyễn Thị Phan Tuyến, sinh năm 1951, bằng tuổi “nhà tôi”, cô Lư. Chị Tuyến là con một người yêu nghệ thuật hội họa, gốc Sa Đéc, từng có chân trong ban hội họa của Đội Tuyên truyền Khu Năm. Vẽ tranh, làm bích báo, viết biểu ngữ, tŕnh diễn ca nhạc kịch…đều là những nghề thân phụ của nhà văn Phan Thị Trọng Tuyến làm qua. Thân mẫu chị người Bến Tre. Sau thời gian đầu sinh hoạt cho kháng chiến chống Pháp, ba má chị Tuyến về mở xưởng vẽ ở Cầu Bông gần Dakao. Xưởng vẽ này được dời qua đại lộ Bolsa, Westminster, USA năm 1984, sau khi gia đ́nh lớn của chị Tuyến được người em trai du học tại San Francico năm 1970, bảo lănh.

          Nhà văn Phan Thị Trọng Tuyến c̣n là chị ruột của nhà văn Nguyễn Thị Ngọc Nhung, một cây bút quen thuộc của nhiều tạp chí văn học tại hải ngoại và là tác giả của tập truyện ngắn Đêm Rồi Cũng Qua Đi (1986). Chính v́ cô em đă mang họ bên nội bước vào làng văn, nên để cho công b́nh, như chị nói, họ của người mẹ hiền được chị chọn, và khéo léo ghép thêm tên người chồng thân yêu của ḿnh vào để làm nên cái bút danh Phan Thị Trọng Tuyến. Một cái tên chóng thành danh trong văn nghiệp.

          Liên lạc giữa tôi và nhà văn Phan Thị Trọng Tuyến được cải thiện tốt hơn nhờ sự phát triển của điện thư. Tuy vậy, vài ba tháng, lưng nửa năm mới có được đôi ḍng thăm hỏi. Năm 1990, Chân Dung Thơ Luân Hoán được bằng hữu của tôi cho ra đời, thiếu nét vẽ của chị Tuyến v́ phương tiện liên lạc. Năm 2005, Luân Hoán-Một Đời Thơ, được chị Tuyến đóng góp cho 21 trang và phụ chú thêm hai câu thơ của chính chị, sau khi đă kư tên:

          “vài ư nghĩ muốn bạn thử coi chơi

           nhớ người độ lượng trải phơi cơi ḷng”

          Chị Tuyến là người quí t́nh bạn. Chị xem việc gặp gỡ, tán chuyện với bè bạn cũng là một thứ hạnh phúc. Chị đă từng được gặp các bạn sinh hoạt văn học nghệ thuật: Lệ Hằng, Hoàng Nguyên Nhuận, Quán Như… (Úc châu), Nguyễn Thị Thanh B́nh, Nguyễn Thị Hoàng Bắc, Trương Anh Thụy, Trương Vũ, Nguyễn Mộng Giác, Vơ Phiến, Lê Tất Điều, Tưởng Năng Tiến, Phạm Việt Cường, Vũ Huy Quang…(Hoa Kỳ), Song Thao, Đỗ Quư Toàn, Lưu Nguyễn, Hồ Đ́nh Nghiêm, Trân Sa, Tư Đồ Tuệ, Lê Quang Xuân…(Canada). Đất Pháp là quê hương thứ hai của chị, những người Việt gần gũi với chữ nghĩa, nghệ thuật, có lẽ đều là những người hàng xóm, nên những khuôn mặt: Thái Tuấn, Kiệt Tấn, Đặng Tiến, Thụy Khuê, Thụy Khanh, Miêng, Đỗ Quỳnh Dao, Mạch Nha, Mai Lan…đều không xa lạ. T́nh bằng hữu quả thật cao quí. Nó không những quan trọng trong việc “chia ngọt xẻ bùi”, hay “đắng cay chia đều”, mà c̣n như cổ nhân đă nói: “ chim có bạn cùng hót, tiếng hót mới hay. Ngựa có bạn cùng đua, nước đua mới mạnh”. Sự có bạn để tranh đua cầu tiến chắc chắn khác hẳn với khuynh hướng Dựa Hơi, thủ lợi một chiều. Nên khi tôi xin phép chị Tuyến để dựa hơi, h́nh như chị đă giật ḿnh. Chị viết đại ư qua email : “chỉ có bạn chứ không có bè !”. Có lẽ cô văn sĩ của đất có cụ Nguyễn Đ́nh Chiểu, Nam Phương Hoàng Hậu, ông Đạo Dừa…đă nghĩ ngay đến những danh từ: bè lũ, bè đảng, bè phái…kéo bè, kết cánh toan tính chi đây. Tôi không bắt chước chị giật ḿnh nghĩ lại, bởi khi chọn chữ bè bạn tôi đă có dụng ư. Không làm thơm được chữ “bè” th́ gắng làm cho nó trở thành

một tiếng đệm có duyên, nói lên được sự trôi nổi của một nhóm bằng hữu như những đám bè xanh lênh đênh trên mặt sông, chẳng thể nào thiếu cái đẹp.

          Nhà văn Phan Thị Trọng Tuyến, một người dùng một tấm ḷng để mở ra Một Trang Đời. Trong trang đời này có vạn tấm ḷng. Th́ dù có lưỡng lự đôi chút, cuối cùng chị cũng mở cho tôi một lối thoát để thoải mái dựa hơi. Dĩ nhiên không có quyền dựa lưng hay dựa một chỗ nào khác. Từ Một Trang Đời, với tràn đầy cái dí dỏm, đôn hậu, nhà văn Phan Thị Trọng Tuyến chắc chắn sẽ từ tốn mở ra những trang đời mới, bè bạn bốn phương đang mong đợi. Để đỡ sốt ruột, tôi đọc lại bài “Ta May Mắn Được Làm Thi Sĩ…” của ḿnh. Có những t́nh cờ rất dễ bị hiểu lầm. Tưởng vậy mà không phải vậy hay hy vọng được vậy ?

          “…ḷng em phơi dưới nắng/ ḷng “qua” bén gót chân/ ḷng “qua” nương hạt bụi/ được thở được bâng khuâng/

          thơ thơm thơm mùi nhớ/ múi khép nép làm duyên/ mùi hơi Nguyễn Đ́nh Chiểu/ múi t́nh Lục Vân Tiên

          thơ bán hoài không hết/ nên cả đời phất phơ/ bậu ơi ta lỡ dại ?/ hay vinh hiển ?...bây giờ…

 

 

Luân Hoán