Lưu Nguyễn và cơi Thiên Thai giữa
đời
Những năm lên bốn, lên năm sống tại núi rừng Tiên Phước, tôi rất thích ngày lễ cúng Mùng Năm. Vào những ngày cúng lễ này, má chúng tôi thường ở nhà cả ngày, c̣n tôi, chị Kim Anh và em Hân thường được đi lang thang để hái đủ mọi thứ lá tùy thích mang về nhà. Đúng vào lúc mặt trời đứng bóng, giữa trưa, một thau nước sạch, được đặt nghiêm chỉnh ngoài sân, một nơi thật thích hợp, thu trọn vẹn ánh nắng chiếu xuống mặt nước trong thau. Sau đó chúng tôi được rửa mặt với nước trong thau này. Dĩ nhiên chỉ rửa ‘làm phép’ cho ‘sáng mắt’ thôi. Thời bấy giờ tôi chưa được biết danh xưng Tết Đoan Ngọ. Một ngày Tết c̣n được gọi là Tết Đoan Dương, hay Tết Trùng Ngũ, Đoan Ngũ, vốn xuất xứ từ bên nước Trung Hoa. Đó là ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch. Tuy không biết rơ nguồn gốc và đầy đủ các tên gọi cho một ngày được cúng lễ, nhưng ngày Mùng Năm (tháng năm) vẫn theo tôi đến bây giờ. Tôi đă đọc một vài mẩu chuyện liên quan đến ngày Tết đặc biệt này, như chuyện nhà thơ Khuất Nguyên. Ông thuộc ḍng họ Tam Lư, giữ chức Tả Đô nước Sở dưới triều Hoài Vương thời Thất Quốc (307 – 246 trước Tây lịch) bên Tàu. Tuy là người liêm chính và tài giỏi nhưng không được vua tin dùng, ông đă viết nên bài Ly Tao để than oán thân phận. Chưa hết, vào đời vua Tương Vương kế tiếp, ông c̣n bị bắt đi đày nên lại viết thêm bài Hoài Sa, rồi tự cột đá vào thân thể trầm ḿnh tại sông Mịch La. Cái chết của ông vào ngày mùng năm tháng năm, đă đánh thức sự hối hận của nhà vua. Dân chúng được phép cúng tế ông, lễ vật được thả xuống ḍng sông rất cung kính. Cùng với chuyện Khuất Nguyên, một câu chuyện phổ biến dân giả hơn là chuyện Lưu Nguyễn nhập Thiên Thai. Chuyện này khá giản dị nhưng rất thơ mộng. Vào một ngày Tết Đoan Ngọ. Hai người bạn Nguyễn Triệu và Lưu Thần đă rủ nhau đi vào núi Thiên Thai để hái lá làm thuốc. Trên đường đi hai ông Triệu và Thần đă gặp được các nàng tiên. Say mê cảnh trí cùng nhan sắc, hai ông phó thường dân đă kết duyên cùng hai nàng tiên. Tuy nhiên cuộc sống hạnh phúc thanh nhàn đă không giúp hai ông giàu diễm phúc quên được nếp nhà cũ, con đường xưa, nên xin phép vợ hồi hương thăm viếng. Rất đáng tiếc, khi trở về đến quê hương th́ cảnh cũ đă đổi thay. Chán nản hai ông t́m về với vợ. Chuyện kể tiếp, hai ông không được gặp lại những người vợ tiên nữ nữa, và mất hút vĩnh viễn trong rừng. Nhưng theo tôi nghĩ, có thể hai ông đă được toại ư và đang chung sống rất hạnh với gia đ́nh riêng của ḿnh ở chốn có tên gọi bồng lai tiên cảnh. Câu chuyện thật hay này sống trong trí nhớ tôi một thời gian dài, rồi bỗng lắng ch́m đâu mất. Cho măi đến năm 1985, tôi chợt nhớ khi không ăn lễ cúng mùng năm như thường lệ, mà khi gặp một người bạn mới, trẻ tuổi hơn ḿnh tại Montréal Canada.
Người bạn mới của tôi là một nhà thơ, một nhà sinh hoạt xă hội năng động và đang tạo được thanh danh trong cộng đồng người Việt tại thành phố Montréal. Có lẽ không riêng ǵ tôi, khi được giới thiệu danh xưng Lưu Nguyễn, th́ đa số nhớ đến chuyện Lưu Nguyễn lạc Thiên Thai. Nhạc sĩ Văn Cao, nhạc sĩ Phạm Duy đă từng mang câu chuyện lư thú này vào trong nhạc qua vài ca khúc để đời. Ngày đầu tiên tôi gặp Lưu Nguyễn của thế kỷ 20, do nhà thơ Phạm Nhuận giới thiệu trong một quán ăn để mừng sau một buổi ra mắt sách một bạn văn nào đó, tôi quên tên. Tôi nghĩ ngay anh chàng này tên Lưu, họ Nguyễn. Đảo ngược tên, họ ở cái xứ Canada này không thông dụng như bên Mỹ quốc, để đến thành thơ như ông Cao Tần Lê Tất Điều. Nhưng cũng không hiếm lắm. Tên Nguyễn Lưu thành bút hiệu Lưu Nguyễn thật giản dị. Nhưng cái tiên đoán của tôi trật đường rầy. Nhà thơ Lưu Nguyễn có cái tên rất đẹp, dù h́nh như trùng một cái tên đă có: Nguyễn Thế Nghiệp.
Tôi kết thân với Lưu Nguyễn Nguyễn Thế Nghiệp khá nhanh v́ anh là một người đồng hương của tôi. Cái giọng nói Quảng Nam thường được đem lên sân khấu làm tṛ cười công cộng, nhiều lúc nghe thật thân thương, ấm ḷng. Nghiệp phát âm lớn và rơ đó là thói quen rất đặc biệt của anh. Xuất thân từ làng Đông Phú thuộc quận Quế Sơn, một địa danh không lạ với người Quảng Nam như tôi. Đông Phú là một làng nhỏ trù phú dù nằm trong màu xanh trùng điệp của núi rừng. Từ ngày 05 (lại ngày mùng năm) tháng 8 năm 1947, Nghiệp bắt đầu hít thở hương đồi, hương đá, cỏ hoang dă, nên tích tụ được một tấm ḷng yêu thiên nhiên. Thời niên thiếu, anh đă từng một ḿnh, một xe đạp lang thang rong chơi qua nhiều thôn làng, ruộng đồng, đ́nh chùa. Anh có cơ duyên tốt nghiệp tiểu học trường làng là một thú vị đáng kể của thời trẻ thơ. Hơn thế nữa anh học Đệ thất đến Đệ tứ tại ngay quận Quế Sơn. Lên bậc đệ nhị cấp, Đệ tam đến Đệ nhất anh mới làm một cậu học sinh của trường trung học Trần Qúy Cáp Hội An. Con đường học vấn của anh bằng phẳng, suông sẻ. Sau một năm học môn Triết ở Văn Khoa Sài G̣n, Nguyễn Thế Nghiệp vào Đại học Sư phạm Sài G̣n rồi tốt nghiệp, được bổ về dạy tại Phước Tuy đồng thời dạy tại một số trường tư thục ngay trong địa bàn Sài G̣n. Là một nhà giáo hiếu học, nên anh có thêm được văn bằng Cử Nhân Giáo khoa Triết Đông của Đại học Văn khoa Sài G̣n cấp. Vững vàng với tŕnh độ học vấn, Nguyễn Thế Nghiệp bắt đầu tham gia sinh hoạt văn học. Anh có tên trong nhóm Nghiên Cứu Triết Học tại Đại học Văn Khoa Sài G̣n. Những đoản văn, những bài thơ của anh khởi đi từ thời trung học đă được phổ biến trên một số báo chí. Nhưng chưa kịp hoàn hảo, Nguyễn Thế Nghiệp đă phải thi hành nghĩa vụ quân sự, qua ngả Bộ Binh Thủ Đức. Khóa 2/72 là chặng đầu đến với đời lính của anh. Dù là phó thường dân, hiền lành hơn bạn Tưởng Năng Tiến, sau 1975 nhiều ngựi c̣n bị lùa vào trại cải tạo, huống chi đă làm duyên với quân đội, nên Nghiệp được cho vào K4 Long Khánh vài năm để hưởng cái ơn chiêu đăi của chính thể mới. Anh ra trại vào năm 1977, về Sài G̣n sống không có hộ khẩu v́ bất tuân lệnh đi kinh tế mới. “Nhàn cư vi bất thiện” mà cái bất thiện dễ thương, hấp dẫn là chuyện vượt biên, nên Nghiệp tích cực tham gia vào đại phong trào này. Kỷ niệm khó quên trên đường đi t́m tự do của Nghiệp là 16 ngày trôi lênh đênh trên biển, cuối cùng tấp được vào Ḥn Cau để đi vào nhà tù Côn Đảo hơn một năm dài. Cái vinh hạnh được làm tù nhân Côn Đảo của Nguyễn Thế Nghiệp chấm dứt vào tháng 4 năm 1980. Ḷng ṿng ba tháng ngồi không trong tư cách một người công dân không giấy tờ, anh được một người bạn tốt bụng, nhà văn Phan Tấn Hải, nhường chỗ trong một chuyến vượt biên. Thế chỗ của một người có tâm Phật, Nguyễn Thế Nghiệp được tàu Cap d’Anamour vớt sau ba ngày vật vă với sóng gió. Anh được đưa đến tị nạn tại Singapore, rồi được định cư tại thành phố Montréal vào cuối năm 1980, do bảo lănh của người em ruột, Nguyễn Văn Nhi, đă đi du học từ trước 1975.
Với 5 năm định cư trước tôi, khi tôi gặp Nguyễn Thế Nghiệp, anh đă là một ông Lưu Nguyễn rồi. Cơi Thiên Thai của anh h́nh như cũng đă có, và do chính anh tạo nên ngay giữa đời thường trên xứ người. Từ năm 1982 anh đă cùng một số bạn, sinh hoạt trong một hội đoàn chính trị, điều hành một cơ sở ngôn luận, mang màu sắc tranh đấu với tên Vượt Biển. Để hiểu rơ về sự trưởng thành của Vượt Biển, tôi xin trích lại bài giới thiệu của chính tôi viết mấy năm trước đây, dưới tên Lê Bảo Hoàng:
“Năm 1979, tại quốc
nội phong trào vượt biển t́m tự do càng ngày càng
lên cao. Mặc dù những quốc gia Hoa Kỳ, Canada, Úc
Đại Lợi...mở rộng cửa đón
người tị nạn trong tinh thần ưu ái nhân
đạo. Nhưng với hai bàn tay trắng đối
diện với cuộc sống mới vô cùng xa lạ,
người Việt trên đất người, không
thể tránh khỏi những lo sợ, cô đơn.
Để lấp bớt phần nào lỗ hổng tinh
thần mà người ngoại quốc khó giúp đỡ
được, một số người Việt ở
khắp mọi nơi đă t́m lại với nhau, thành
lập những hội đoàn. Và để việc
kết nạp, sinh hoạt chóng có kết quả tốt, một
số đoàn thể đă sớm phát triển những
cơ quan thông tin, liên lạc. Những bản tin thực
hiện đơn sơ nhưng quí báu được tung
đi. Đó là bước đầu cho sự h́nh thành
những đặc san, nguyệt san, tạp chí về sau.
Cũng như nhiều hội đoàn khác, Hội Ái
hữu người Việt Nam tại Montréal đă bắt
đầu biếu không những Bản Tin từ năm
1980. Với 12 trang khổ 22x28 cm, giấy trắng, Bản
Tin của tổ chức này gói ghém những tin tức liên
quan đến người Việt ở khắp nơi,
cộng thêm những bài nhận định thời
cuộc, được in dưới h́nh thức quay ronéo
không mấy sáng sủa. Theo thời gian, cùng với mức
ổn định cuộc sống, Bản Tin 12 trang, đă
vươn ḿnh để trở thành một đặc san,
dưới một cái tên mới: Vượt Biển.
Vượt Biển có mặt tại Montréal từ
năm 1981. Vẫn giữ h́nh dạng cũ, 22x28; vẫn
thực hiện bằng quay ronéo trong nhiều số
đầu. Nhưng số trang đă được
tăng lên đến con số 44. Nội dung nhờ đó
cũng dồi dào hơn. Ngoài xă luận, tin tức c̣n có
thơ, truyện cùng những minh họa. Những
người góp bài trong giai đoạn này gồm: Lưu
Nguyễn, Lê Nghĩa, Hồng Nguyên, Trầm Nguyên, ...
Bước tiến mới của Vượt
Biển có lẽ bắt đầu trong năm 1982, Từ
đặc san, tiến lên nguyệt san, từ ronéo
chuyển qua in typo, b́a trắng láng. Và có đến 80 trang
với khổ cũ. Điểm đặc biệt trong
giai đoạn này là có ghi rơ danh tánh của những
người đại diện tại nhiều thành
phố. Ở Montréal liên lạc với ông Vũ Ngọc
Hiến, ở Ottawa qua Nguyễn thành Danh, và Ông Nguyễn Huy
Tâm phụ trách tại Toronto. Ṭa soạn không thay
đổi, hộp thư vẫn ở: CP 40 Succ Côte Des
Neiges Montréal, PQ, H3S 2S4. Những người đóng góp bài
viết có thêm những: Nguyễn Minh, B́nh Ca, Mạc Vũ,
Nguyễn Kỳ Tú, Gát Ca, Vơ Văn Quân, ... Ngoài những
mục đă có từ Bản Tin, Đặc San,
Vượt Biển c̣n in những
tin sinh hoạt dưới dạng h́nh ảnh.
Cùng với sự gia tăng dân số Việt Nam
tại Montréal, cũng như không ngừng canh tân, vào mùa xuân
năm Mậu Th́n, 1988, Vượt Biển vươn ḿnh
thêm lần nữa với một danh xưng nhẹ nhàng và
có màu sắc văn nghệ hơn: Nắng Mới. Nắng
Mới, tự xếp ḿnh là một Tạp Chí thông tin, chính
trị, văn học, nghệ thuật. Số 1 dành cho
tháng 2 và tháng 3-1988. Trong số này lá thư ngỏ của ban
biên tập ghi rơ:
...''Kể từ số Xuân Vượt Biển 59,
Ban biên tập xin được đổi tên Vượt
Biển thành Nắng Mới cho phù hợp với nhu cầu
cần có những con người mới cho hoàn cảnh
đấu tranh mới, cho việc cứu nước và
dựng nước sau này...'' Ngoài những tay viết
quen thuộc Nắng Mới có thêm những Tŕnh Chung, B́nh
Minh, Trung Hiếu, Trần Tiêu, Nam Hà, Nguyễn Việt
Phục,Trần Văn Hội, Đại Ngu, Hồ Mộng
Thiệp, Phương Việt, Hoài Nam, Thiên Phúc, Song Hát, Lê
thị Bạch Nga, Nguyễn Bá Tứ, Nguyễn Thanh, Sông
Trà, ... Dĩ nhiên đây không phải chủ lực ṇng
cốt của Nắng Mới. Nhưng sự gởi bài
đóng góp đông đảo, nói lên được tính cách
phổ biến khá rộng của tờ báo. Tuy vậy,
Nắng Mới vẫn chưa phải là một tạp chí
vượt quá lănh thổ
Montréal, trong tầm vóc văn hoá, nghệ thuật.
Với
quyết tâm cộng theo ḷng yêu văn nghệ tha thiết
của những người chủ trương, Nắng
Mới bước thêm một giai đoạn thay
đổi. Ngay trang đầu độc giả đă
được giới thiệu thành phần cốt cán
của tờ báo. Chủ nhiệm Nguyễn Đăng,
chủ bút Vũ Ngọc Hiến. Ban chủ trương,
ngoài hai ông Đăng và Hiến c̣n có qúi ông: Lưu
Nguyễn, Lê Quang Xuân, Biên Cương, Đỗ An. Một
danh sách về những người cộng tác cũng
được nêu rơ. Điểm này, có lẽ đă giúp
tờ báo trở nên trang trọng, có tính cách chuyên nghiệp
hơn.
Sáng tác của những cây bút thành danh quen thuộc
tại hải ngoại như Hồ Trường An, Hoàng
xuân Sơn, Phan Ni Tấn ND, Vũ Kiện, Vơ Kỳ
Điền, Song Thao, Nguyễn Mạnh Trinh, Triều Hoa
Đại, Luân Hoán, Hoàng Lộc, Thái Tú Hạp, Nguyễn
Tấn Hưng, Trang Châu, Nguyễn Đông Ngạc, Hoàng
Chính, Hồ Đ́nh Nghiêm, Hứa Hoành, Kiệt Tấn, Lê
Tấn Lộc, Nguyễn Thị Vinh, Song Hồ, Trần
Hoài Thư, Xuân Vũ, Nguyễn Đức Lập, Phạm
Thăng, Nguyễn Văn Ba, Phan Tấn Hải, Nguyễn
Hữu Nhật, Thụy Khanh, ... đă thường xuyên
xuất hiện trên tạp chí, nói lên sự trưởng
thành của Nắng Mới.
Nắng Mới đă là một tạp chí
được đón nhận tại nhiều quốc gia
có người Việt sinh sống. Tiếc thay tuổi
thọ của tạp chí đang lên này, vội kết thúc
vào năm 1994, sau khi gắng trở ḿnh một lần
nữa: ra khổ lớn và thất bại. Có lẽ
điều kiện tài chánh đă buộc những
người có ḷng phải xuôi tay.” (LBH).
Xin nói thêm, sở dĩ tôi
trích lại bài giới thiệu này, v́ theo tôi nghĩ, công
sức, tâm nguyện của Lưu Nguyễn “đầu
tư” vào tờ báo này không nhỏ, vượt hẳn
những người đứng tên chịu trách nhiệm.
Khi đă quen biết, dĩ nhiên Lưu Nguyễn có mời
tôi góp tay cho tờ báo. Sau nhiều lần cho đăng
thơ lẻ tẻ, tôi có chút đóng góp thật sự trong
số 32, xuân Tân Mùi. Trong số phát hành vào tháng 2-1991 này, tôi
dùng bút hiệu Lê Ngọc Thạch Bích để giới
thiệu “Những Khuôn Mặt Sinh Hoạt Văn Học
Nghệ Thuật Hiện Cư Ngụ Tại Montréal”. Tôi
đă nhờ họa sĩ Vivi phác họa đầy
đủ chân dung những người tôi chọn giới
thiệu, đăng kèm. Đội ngũ này gồm: nhà
thơ Bắc Phong, nhà thơ Đỗ Quư Toàn,nhà thơ Hoàng Xuân Sơn, nhà văn Hồ
Đ́nh Nghiêm, nhà biên khảo Lê Hữu Mục, nhiếp
ảnh gia Lê Quang Xuân, nhạc sĩ Lê Dinh, nhà thơ Lưu
Nguyễn, Luân Hoán, nhà văn Nguyễn Đông Ngạc, nhà
văn Nguyễn Hữu Chung, nhà thơ Phạm Nhuận,
nhạc sĩ Phạm Mạnh Cương, nhà văn Song
Thao, nhà văn Trang Châu, nhà báo Trần Nhă Nguyên, nhà văn
Trương Bảo Sơn, nhà văn Vơ Kỳ Điền,
sử gia Nguyễn Khắc Ngữ, nhà biên khảo Vũ
Tiến Phúc, họa sĩ Vivi, ca sĩ Đoàn Chính, ca sĩ
Hoàng Phúc, ca sĩ Hương B́nh, ca sĩ Hoàng Kim Uyên (á
hậu VN), ca sĩ Kim Tuấn, ca sĩ Lê Duy, ca sĩ Lê Phan
Lân, vũ sư Lưu B́nh, ca
sĩ Mỹ Dung, ca sĩ Mỹ Lan (vợ Nhật
Trường sau này), ca sĩ Nguyên Ngọc, nhạc sĩ
cổ nhạc Nguyễn Chí Ḥa, ca sĩ Thanh Hằng, ca
sĩ Thanh Hà, nhà báo Vũ Ngọc Hiến. Trong những
số kế tiếp, ngoài góp thơ với bút hiệu Luân
Hoán, tôi c̣n dùng tên Lư Phước Ninh, để viết
những bài tổng kết văn học hằng năm. V́
có tật xấu thường góp ư cả vào phần h́nh
thức, nên tôi không được Lưu Nguyễn cũng như
nhiếp ảnh gia Lê Quang Xuân vừa ḷng lắm.
Điều này tôi được biết qua một
người bạn họa sĩ, thực hư thế nào
không rơ, nhưng tôi cũng đă sớm dừng lại
những tích cực hơi quá tay với Nắng Mới.
Trước thời gian dan
díu với Nắng Mới, nhờ quen Lưu Nguyễn, tôi
quen thêm được họa sĩ Vivi và nhiếp ảnh
gia Lê Quang Xuân. Lúc bấy giờ Lưu Nguyễn
thường sử dụng chiếc xe cũ, h́nh như
hiệu Ford, màu mỡ gà, hai cửa. Anh thường
đóng vai người dẫn đường cho tôi
đến những cuộc sinh hoạt do chính anh giới
thiệu. Ngồi bên anh, tôi thấy anh điều khiển
xe chạy rất cẩn thận, nhưng nghe tin anh đă
bị trừ gần đến số điểm mất
bằng lái, kể cũng lạ. Trong mọi thứ tiêu
khiển, có lẽ Lưu Nguyễn thích chơi domino nhất, thứ
đến là uống ruợu mạnh cùng bè bạn.
Thuốc lá cũng là một người bạn của anh.
Với một cơ thể giàu có da thịt, Lưu
Nguyễn h́nh như không ngại dính vào mọi cuộc vui.
Anh là
người đứng đầu cù rũ chúng tôi uống
cà phê cuối tuần. Cứ chiều thứ năm là anh phone cho chúng tôi. Những
chỗ ngồi của chúng tôi thường là Harvey’s,
McDonald,....và đặc biệt một chỗ, nhà văn
Song Thao đă ghi lại tỉ mỉ:
“Không
hiểu sao mấy ông bạn tôi lại thích ngồi tụ
tập ở quán cà phê này. Có lẽ v́ cái chữ M nằm
đỏ chót trên tấm bảng hiệu chăng? Ôm M bao
giờ mà chẳng gợi nên những êm đềm, lả
lướt, mang mang một vị ngọt ngào đằm
thắm. Mà chẳng phải chỉ có một M đâu nhé.
Tới ba M lận. Một M nồng nàn đỏ chót
nằm đầu, rồi tới một M tươi mát
màu da cam, một M kiêu sa vàng chói. Quanh bàn cà phê là những
khuôn mặt thường xuyên lui tới. Lưu Nguyễn
chẳng bao giờ để quên nụ cười ở
chốn thiên thai, Lê Quang Xuân kính trắng trễ xuống
mũi nhẩn nha góp chuyện, Trang Châu dí dỏm ứng
biến và Hồ Đ́nh Nghiêm là người bỏ rất
nhiều gia vị vào câu nói. Thỉnh thoảng xẹt
tới với "anh em" là Luân Hoán tứ thời bát
tiết không nhức đầu th́ cũng sổ mũi ho
hen, Nguyễn Đông Ngạc trầm mặc chế tạo
khói thơm cho chiếc tẩu luôn luôn nóng ấm, Vũ
Ngọc Hiến không vợ con mà lúc nào cũng bận
bịu như có cả chục đứa con nít nằm
trong máy điện toán, Phạm Nhuận ngất
ngưởng duyên dáng và Nguyên Ngọc, bóng hồng duy
nhất mà chẳng lạc lơng một chút nào trong những
câu chuyện khi đông khi tây quanh bàn cà phê...”
Lưu Nguyễn cũng là
người thường tổ chức gặp mặt bè
bạn, khi có một bạn văn từ phương xa
đến thăm Montréal. Đi và gặp bè bạn là hai
việc không thể thiếu mỗi ngày của Lưu
Nguyễn. Thật khó điện thoại gặp anh ở
nhà. Những năm về sau, khi chiếc xe cũ đă an
nghỉ, Lưu Nguyễn vẫn không ngớt lang thang
bằng chính đôi chân của anh. Tài xế cho anh măi
đến bây giờ (2006) vẫn là những người
ăn lương của sở giao thông vận tải công
cộng. Vui tính, nói nhiều, mau ngủ và có tiếng ngáy
như sấm, không rơ Lưu Nguyễn có vô tư hay không,
nhưng đúng là một người thong dong, hạnh phúc
Với một bản tính
thích hoạt động, Lưu Nguyễn có mặt trong
nhiều tổ chức như hội Vượt Biển,
hội Nhà giáo, hội Cựu quân nhân, hội Văn bút,
hội Quảng Đà, Cộng Đồng Người
Việt...
Anh từng
giữ những chức Chủ tịch Trung tâm Văn Bút
Việt Nam tại Québec nhiệm kỳ 1991-1993. Sau nhiệm
kỳ này, anh đóng đô trong vai phó chủ tịch cho
đến ngày nay, không có đối thủ. Dĩ nhiên c̣n
nhiều chức vụ quan trọng khác trong các sinh hoạt
chính trị, nhưng tôi chỉ biết lờ mờ không
dám viết bừa băi.
Về sinh hoạt văn
học, Lưu Nguyễn đăng thơ trên các tạp chí
Văn, Văn Học, Làng Văn, Vượt biển, Sóng,
Thời Tập, Canh Tân, Hợp Lưu, Nắng Mới,
Khởi Hành, Tạp chí Thơ, Thế Kỷ 21... Tuy mỗi nơi không nhiều,
không đều, nhưng đă có thơ anh
góp mặt.
Năm 1990, khi thân t́nh giữa hai chúng tôi đă có chút ít
trọng lượng, tôi không ngại cù rủ Lưu
Nguyễn in thơ. Cái tật xấu khó chữa của tôi
đă hại tôi không ít. Với Lưu Nguyễn, tôi phải
thu xếp, giới thiệu nhà xuất bản cho anh,
cộng thêm một việc làm quá sức ḿnh: viết
tựa. Đă lên lưng cọp, tôi tiến tới luôn.
Một tựa nhỏ cho tập thơ Tri Âm của Lưu
nguyễn do Sông Thu của Thái Tú Hạp bên Hoa kỳ ấn
hành, là bài tựa đầu tiên tôi viết tại hải
ngoại. Bài tựa không có ǵ xuất sắc, có trích 4 câu
thơ của Lưu nguyễn, tôi xin trích lại ít ḍng:
... “Khi được
Lưu Nguyễn dành cho cái vinh dự viết lời bạt
hay lời tựa, tôi đă hí hửng nhận lời và
vẽ ngay trong đầu những lời lẽ óng
mượt để được đứng ké trên da
thịt đứa con tinh thần đầu tiên của
anh. Nhưng bây giờ, trước những trang thơ
ấm áp t́nh người, tôi chỉ muốn ngồi yên cảm
nhận hơn là vẽ vời bừa băi những lời
vô bổ. Và thấm thía nhận cái khả năng hạn
hẹp của ḿnh. Viết ǵ cho một tập thơ
tự nó đă dẫn dắt những đọc giả
của nó đến gặp được tác giả ?
Cố t́nh nhặt một vài hạt sạn trong nguồn
nhạc điệu điều ḥa để chỉ trích ?
Hay nức lời bốc thơm, coi thường những
bạn đọc khác ? Không. Tôi không dám....
...Tuy vậy, tôi đă được nghe và bây giờ
xin phép lặp lại chung chung một số nhận xét
của bè bạn tác giả Tri Âm: ‘ Thơ Lưu Nguyễn
b́nh dị, nhẹ nhàng. Cảm xúc của anh chan ḥa trong
mỗi ḍng thơ thật gần với đại đa
số quần chúng. Đẹp nhất là những bài 7
chữ hay 8 chữ:
Bởi là ta nên suốt đời lẩn thẩn /
trong mênh mông cứ đuổi bắt mệt nhoài/ t́m
trở lại chính ḿnh, ḿnh ngơ ngẩn/ đêm buông
rồi bóng tối phủ hai vai ...” (Lưu
Nguyễn – Tri Âm)
Năm 1993, Lưu Nguyễn cho ấn hành thi phẩm thứ hai của anh, tập Ngày Qua Rất Vội, do chính tạp chí Nắng Mới đứng tên xuất bản. Tập thơ này in đẹp, b́a của họa sĩ Đinh Cường. Các phụ bản thực hiện bởi các họa sĩ Vơ Đ́nh, nhiếp ảnh gia Lê Quang Xuân, họa sĩ Nguyễn Hữu Nhật, họa sĩ Đinh Cường.
Nếu tập Tri Âm được tổ chức ra mắt tại trụ sở Cộng Đồng Người Việt trên đường Victoria, th́ tập Ngày Qua Rất Vội cũng được tổ chức tŕnh làng cùng với tác phẩm đầu tay của nhà văn Song Thao. Ra mắt sách, có thể nói là một sinh hoạt văn học đă đem lại một đôi chút tự hào của người Việt tại thành phố lớn Montréal. Cũng tŕnh diện những tác phẩm, cũng giới thiệu đôi chút thân thế sự nghiệp cầm bút của tác giả, nhưng không khí sinh hoạt này tại Montréal khác hẳn với những buổi tổ chức tương tự tại các thành phố lớn khác như Washington DC, Toronto, Boston... Những buổi ra mắt sách tại Montréal thường được tổ chức trong một thính đường trang nghiêm, rộng răi, thoáng mát, âm thanh, ánh sáng chuyên nghiệp, và nhất là số lượng tham gia của người đọc bao giờ cũng rất đông. Con số tối thiểu 200 người có mặt là chuyện b́nh thường. Để có thể h́nh dung, tôi, một lần nữa, xin được lược trích bài của chính tôi viết, dưới tên Nguyễn Minh Dũng, về cuộc ra mắt Ngày Qua Rất Vội của Lưu Nguyễn, và Bỏ Chốn Mù Sương của Song Thao, đă in trên tạp chí Nắng Mới, số 21 tháng 6 năm 1993:
“ Thông thường tin sinh
hoạt đó đây được nhặt nhanh nhất
tại các quán cà phê. Và những nguồn tin bay từ
hương khói thơm lừng đó, thường
đạt được trên 50% xác thực. Năm 1993,
h́nh như văn giới Việt Nam tại Montréal , Canada, đă
hẹn nhau để in ấn, phát hành tác phẩm. Những đứa con cùng mang
tuổi Quư Dậu sẽ ra đời: Thơ Ở Làng Cây
Phong (Đỗ Quư Toàn), Huế Buồn Chi và Thơ
Quỳnh (Hoàng Xuân Sơn), Truyện Ngắn (Hồ Đ́nh
Nghiêm), Việt Nam Quê Hương Tôi (nhiếp ảnh , và
thơ nhạc của Lê Quang Xuân và bạn văn), Ngày Qua
Rất Vội (Lưu Nguyễn), Chữ Nghĩa (Nguyễn
Đông Ngạc), Về Biển Đông (Trang Châu), Bỏ
Chốn Mù Sương (Song Thao)...
H́nh thành nhanh nhất là
nhịp thở ngậm ngùi của Lưu Nguyễn
trước tốc độ ngày tháng lưu lạc
"Ngày Qua Rất Vội" và h́nh ảnh trĩu nặng
tâm sự của Song Thao khi phải "Bỏ Chốn Mù
Sương ". Một tập thơ một tập
truyện, cả hai tác phẩm đă tŕnh làng trong vóc dáng
lộng lẫy, dưới hai ngọn cọ tài hoa Đ́nh
Cường, Nghiêu Đề, phối hợp cùng những
bàn tay trang điểm: Vơ Đ́nh, Lê Quang Xuân, Nguyễn
Hữu Nhật, Thái Tuấn, Hoàng Xuân Sơn, Hồ Đ́nh
Nghiêm, Vũ Ngọc Hiến. Chào mừng bước
đầu của cuộc chơi nghệ thuật in
ấn, các bạn văn Nguyễn Tấn Khang, Nguyễn
Đông ngạc, Trang Châu, Hồ Đ́nh Nghiêm, Trương
Văn Tuyên, Đào Trọng Quyền, Hoàng Kim Uyên, Hoàng xuân
Sơn, Lê Phan Lân, Nguyên Ngọc, Phạm Đ́nh
Cường, Phan Ni Tấn, Tiểu Thu, Tuyết Anh, Xuân
Thảo, Luân Hoán, Lư Phước Ninh, ... đă nồng
nhiệt giới thiệu "Ngày Qua Rất Vội" và
" Bỏ Chốn Mù Sương" đến giới
yêu sách, yêu chữ nghĩa Việt Nam hiện có mặt
tại Montréal Canada đêm 22 tháng 5 năm 1993....
... Trước khán giả
tràn ngập thính đường Trung tâm sinh hoạt De La
Peltrie, Côte Des Neiges, giáo sư Nguyễn Tấn Khang, chào
mừng quan khách, tŕnh bày lư do đêm sinh hoạt. Nhà văn Nguyễn Đông
Ngạc mở đầu phần một của
chương tŕnh trong đề tài " Tấm ḷng của
văn giới đối với tiếng mẹ
đẻ". Bằng
một giọng đặc biệt Hà Nội, người
chủ trương nhà xuất bản Sóng trước 1975,
đă bày tỏ trung trực tâm tư, t́nh cảm của
những cây bút chân chính, dù phải rơi vào nghịch
cảnh khó khăn về tinh thần hoặc vật
chất, vẫn không ngừng nghỉ sáng tác, để nuôi
dưỡng, bồi bổ cho ngôn ngữ, chữ nghĩa
dân tộc. Viết, sáng tác luôn luôn là trách nhiệm, là
bổn phận và cũng là vinh dự của một
người đă tự nguyện cầm bút. Chức năng
khiêm nhường và cao quí đó, Lưu Nguyễn, Song Thao
đă và đang thực hiện.
Sau hơn bảy phút tâm
sự của Nguyễn Đông Ngạc, nói riêng, của
văn giới nói chung, không rơ v́ đứa con tinh thần
của Lưu Nguyễn có già ngày tháng hơn chút
đỉnh, hoặc v́ thơ chỉ là một loại tác
phẩm dành để trang điểm hơn tiêu thụ,
nên được ưu ái giới thiệu trước,
qua những cảm nhận của đương kim
Chủ tịch Văn bút Việt Nam Hải Ngoại, nhà
văn Trang Châu.
Theo Trang Châu, ngay cái tựa
sách "Ngày Qua Rất Vội" đă nói lên nỗi ray
rứt của con người trước tốc
độ thời gian. Trong cuộc sống xa xứ,
buồn chán, ngày ngày quẩn quanh, ao ước từng
giờ lao động chóng qua, càng trông đợi cái chi
phiếu mỗi cuối tuần, càng thấy rơ bước
đi của ngày tháng và chợt lo sợ. Trong cái lo sợ vừa
đích thực vừa vu vơ đó, thi sĩ đă v́ ḿnh
sống lại thời đă qua. Đă cho phép ḿnh nâng niu
những kỷ niệm đă giàu có bụi đời. Hănh
diện có, xót xa có. T́nh trai gái có, t́nh quê hương, t́nh
bằng hữu chất ngất trong thơ Lưu
Nguyễn. Và Trang Châu đă tinh mắt nh́n ra, ở tập
Ngày Qua Rất Vội , Lưu Nguyễn đă tiêu xài chữ
nghĩa, vần điệu cho t́nh lứa đôi nhiều
hơn tập Tri Âm, thi phẩm đầu tay của ông.
Trang Châu c̣n tế nhị nhận xét : "thơ t́nh
của Lưu Nguyễn chừng mực, kín đáo từ
tốn đến gần như lễ độ" và
ông không quên bào chữa cho thái độ thiếu tích cực
khi yêu của tác giả: ‘yêu là một cái thú riêng cho ḿnh,
có được ai yêu lại cũng tốt, không
được yêu lại cũng chẳng sao’ Phải
chăng thi sĩ là như thế?
Đều là như thế? Đẹp vô cùng và
cũng thảm quá chừng !!!
Về bút pháp, Trang Châu
đặc biệt thưởng thức thể lục bát
của Lưu Nguyễn sử dụng. Cuối cùng ông
đă mượn lời phê b́nh gia Nguyễn Hưng
Quốc để gởi đến người
đọc một đề nghị đọc thơ.
Trang Châu không quên : ‘Ước mong quí vị khi đọc
Ngày Qua Rất Vội mỗi vị sẽ có một
giải thích mới làm cho tác phẩm phong phú hơn...’
Chúng ta tin rằng điều ước mong của Trang
Châu sẽ được nhiều người tán
đồng. Riêng cá nhân tôi, xin ăn ké bản tin này một
câu trong dấu ngoặc : ‘Thơ Lưu Nguyễn thành công
ở sứ mệnh truyền đạt khá trọn
vẹn t́nh cảm từ người đến
người’
Sau những nhận xét của nhà văn Trang Châu, nhà thơ Lưu Nguyễn, chủ tịch trung tâm văn bút Québec với bộ cánh lịch sự: áo sọc trắng, quần đen, vét xám, cà vạt xanh lên tŕnh diện quan khách, khán thính giả. Với thói quen chân chất "ăn to nói lớn" của người Quảng Nam, ông đă sang sảng ngỏ lời cảm ơn khán thính giả, ban tổ chức cùng tất cả các bạn văn xa gần đă về cùng ông để mừng ngày sinh thứ nhất của đứa con tinh thần thứ hai của ông. Mặc dù từng xuất hiện trước đám đông nhiều lần trong mấy năm qua, nhà thơ cũng không giấu được những thoáng lúng túng có lẽ đă khởi từ những cảm động chân thật trước sự ngưỡng mộ, ưu ái của khán thính giả....”
Bài tường thuật tại chỗ c̣n dài trong phần nhà văn Hồ Đ́nh Nghiêm giới thiệu tác phẩm Bỏ Chốn Mù Sương cùng tác giả Song Thao, nhưng tôi xin ngừng trích ở đây.
Một kỷ niệm khó quên, sau những buổi ra mắt sách, chúng tôi thường có một cuộc cụng ly rất ‘hoành tráng’, Lưu Nguyễn thường là người đảm nhiệm phần việc này. Anh chọn nhà hàng, đặt món ăn. Mời rủ thêm một số thân hữu. Tài t́nh nhất là cách bố trí cách đưa rượu mạnh lên bàn tiệc, tại những nơi không có môn bài dành cho chất đưa cay. Lưu Nguyễn tỉ mỉ và tế nhị, gần như không bao giờ làm mất ḷng ai, dù anh rất thẳng thắn, thường phát biểu bộc trực.
Trong hai tập thơ, Lưu Nguyễn có một số bài đề tặng bạn anh như Nguyễn Đức Bạt Ngàn, Phạm Việt Cường, Phan Tấn Hải, Quang Ngọc, Phan Quốc Cường...Dĩ nhiên tôi không có cái hân hạnh này. Tôi với anh luôn luôn đứng vững trong t́nh đồng hương. Chúng tôi cũng từng góp tay cùng vài bạn văn khác, dựng lên cái tên Việt Thường, để in tuyển tập thơ Bùi Giáng, thực hiện tuyển tập 20 Người Viết Tại Canada và Tuyển Tập Thơ Văn Hải Ngoại Năm 2000. Riêng Lưu Nguyễn, đă có mặt trong một số tuyển tập được phổ biến rộng răi: Ngọn Cỏ Khô Trên Thung Lũng Mùa Xuân (Làng Văn, 1986), Chân Dung Thơ Luân Hoán (Kinh Đô, 1991), Tuyển Tập Thơ Văn Phật Giáo (Sông Thu, 1993), Việt Nam Quê Hương Tôi (tuyển tập nhiếp ảnh Lê Quang Xuân, 1993), Quê Hương Ngàn Dặm 2 (Người Việt Lưu Vong, 1995), Ngày Xưa Hoàng Thị (Văn Nghệ, thành phố HCM,1995), 20 Năm Văn Học Việt Nam Hải Ngoại (Đại Nam, 1999), Những Cây Bút Quảng Nam Đà Nẵng (Sông Thu, 1999), Luân Hoán Một Đời Thơ (Lê Hân chủ biên, Sông Thu, 2005).
Có một điều cần ghi nhận, sau khi tạp chí Nắng Mới đ́nh bản, sinh hoạt văn học của Lưu Nguyễn h́nh như chậm lại. Anh ít gặp bạn văn và rất ít có bài trên các tạp chí bốn phương. Nhưng anh vẫn sinh hoạt đều đặn trong tổ chức Văn bút cùng nhà văn Trang Châu. Tôi vẫn thỉnh thoảng gọi thăm anh. Và sẽ có mặt trong cuộc vui anh đón dâu vào tháng 8 tới đây. Lưu Nguyễn và Thanh Hoa có hai cháu, một trai, một gái đều đă thành đạt, nhất là cô con gái bác sĩ chuyên khoa làm anh càng yên trí thong dong. Tuy nhỏ tuổi hơn tôi, nhưng Lưu Nguyễn tỏ ra hiểu biết hơn tôi về những tục lệ hành lễ dân tộc. Anh là người hướng dẫn tôi khi cử hành hôn lễ của trưởng nữ tôi. Thậm chí c̣n cho tôi biết phải vái mấy cái, vái như thế nào trong nhiều dịp cùng đi tiễn chân những người bạn chung qua đời.
Đinh
Cường LuânHoán HồĐ́nh Nghiêm Lưu Nguyễn
tại nhà LHoán
Chẳng
phải để cảm cái t́nh anh đóng góp cho Chân Dung Thơ Luân Hoán, và Luân Hoán, Một Đời Thơ,
tôi cũng đă viết tặng anh mấy câu lục bát: “Bỏ thiên thai để trở
về ? / cụng vài xị đủ nằm kề với
thơ/ nghe mùi râu tóc phất phơ/ tôi ngồi xuống chiếu
anh chờ Tri Âm”. Thơ dở, Chỉ quí ở kỷ
niệm.
Lưu Nguyễn hôm nay, 2006, nhân dạng có thể không khác bao nhiêu với ảnh chụp trên. Nhưng chắc không c̣n thư sinh như thuở cùng tôi đi thăm Làng Cây Phong, dự đại hội Văn bút tại Toronto ngày nào. Gần cả năm nay chúng tôi không gặp nhau, chỉ thỉnh thoảng nói chuyện qua điện thoại. Thật mừng được biết anh vẫn thảnh thơi vui thú với những quân cờ domino, với những lá bài banco, cùng những ly cognac nồng ấm. Cơi Thiên Thai giữa đời thường của Lưu Nguyễn không mất. Anh không có cái hậu không vui của Lưu Thần, Nguyễn Triệu, có lẽ v́ anh biết làm thơ, biết yêu đời.
... “H́nh như hoa có nỗi buồn / h́nh như ta có nỗi buồn như hoa / Thanh Hoa Thanh Hoa Thanh Hoa / ngàn lời thương nhớ vẫn là nhớ thương” (Thơ Lưu Nguyễn).