Nghĩ V Thơ Tô Thùy Yên,

thơ by ch có uy thế hơn thơ t do

Trn Văn Nam

 

 

 

 

 

 

          Xin lướt qua những bài báo viết về Tô Thùy Yên, sau đó người viết mong đóng góp thêm được một điều ǵ mới:

 

         1/Vơ Phiến viết về khía cạnh siêu h́nh trong thơ của tác giả này; và về sau trong một bài khác, ông  nói thêm siêu h́nh là nội dung làm nên tác phẩm lớn: tác phẩm lớn không chỉ luẩn quẩn ở cách dùng chữ, ở kỹ thuật, ở sáng tạo h́nh thức văn chương (trong tạp chí Văn Học, số 145, tháng 05/1998).

 

          2/Bùi Vĩnh Phúc có một bài nghiên cứu rất quy mô về Tô Thùy Yên, nhưng đọc qua phần giới thiệu các nội dung nghiên cứu, ta thấy thiếu vắng vấn đề thời thế rất đậm nét trong thơ thi sĩ. Phần h́nh thức, ông tŕnh bày rơ cách sáng tạo từ ngữ độc đáo của nhà thơ, gồm có cách chọn lựa ngôn ngữ theo quan hệ tương đương, theo quan hệ giáp cận, theo cách hoán chuyển từ loại (danh từ thành tính từ, hoặc dùng trạng từ động từ ngoài quy ước của lời nói b́nh thường), và sự dồi dào những từ có âm đôi như “mịt mịt, ngất ngất, tuôn tuôn”... trong thơ Tô Thùy Yên (trong tạp chí Hợp Lưu số 7 và số 8/1992).

 

          3/Và Nguyễn Tà Cúc liên hệ vấn đề "người Nam giọng Bắc", nhận định "mỗi địa phương có cái đặc biệt cái xuất sắc riêng. Để tả những xuất sắc, đặc biệt ấy, không có ǵ tốt hơn, toàn hảo hơn, là dùng những từ ngữ địa phương ấy... Chỉ nên xem xét họ có đích thực, có xứng đáng là nhà thơ hay không, như trường hợp Tô Thùy Yên" (trong tạp chí Khởi Hành số 10, tháng 8/1997).

 

          Nhân đây, người viết muốn bổ túc bài báo có nói phớt qua về Tô Thùy Yên, bài "Ma Lực Của Ngôn Ngữ" (trong Tạp chí Khởi Hành số 8, tháng 6/1997). Xin bổ túc vắn tắt bằng cách trích ra đây để phân biệt giữa những câu thơ mới ở cách dùng từ chưa ai có và những so sánh lạ dễ "bắt mắt"; tương phản với cách dùng ngôn ngữ quy ước và so sánh quen thuộc khuôn sáo. Thơ bảy chữ nào của Tô Thùy Yên cũng ít nhiều hiện diện những tân kỳ rất nghệ thuật của ông. Ví dụ tân kỳ ở từ ngữ “trí nhớ không” thay cho trí nhớ không c̣n ǵ bận tâm; ở thi-ảnh mái ngói nghiêng nghiêng cho trái rụng lăn; ở hốc mắt sâu thành hốc mắt khoen sâu; ở so sánh cánh lá bung như linh hồn đang bay ra; hoặc ở so sánh con đường sáng đèn như con dao rạch vào bóng đêm:

 

… Con chim thoát xác thành cơn mộng

Bay liệng dài trên trí nhớ không

… Chó tru, thăm thẳm ngây thiên địa

Mái ngói nghiêng triền trái rụng lăn

… Dựng dậy hồn oan dĩ văng nào

Con chim thần thoại mắt khoen sâu

… Yêu cả con sâu cùng cái kiến

Thả hồn theo cỏ lá bung phơi

… Con đường duỗi sáng như dao bén

Rọc điếng hồn đêm chẳng kịp la

 

          Ngược với tân kỳ, ta thử lấy ra vài ví dụ về từ ngữ thật quen và cấu trúc b́nh thường trong thơ Tô Thùy Yên; thấy như không có câu nào có vẻ nằm ngoài quy ước của lời nói, nhưng đây là những giản dị mà thật ra tuyệt kỹ. Nhà thơ Tô Thùy Yên từng đồng ư là làm sao đạt tới sự tự nhiên mà rất thơ đó: "Bậc vơ công thượng thừa không để cho thấy chỗ tuyệt tử công phu của ḿnh" (Nguyễn Mạnh Trinh phỏng vấn Tô Thùy Yên trong tạp chí Hợp Lưu số 24 tháng 09/1995). Vậy ta đừng vạch t́m, v́ công phu tập luyện của những câu thơ này chỉ nên tiếp nhận bằng cảm tính của tâm hồn:

 

…Cơn gió mơn man bờ bụi rậm

Kể dạo quanh vườn chuyện trống không

… Thảng như con ngựa già vô dụng

Chủ bỏ ngoài trăng đứng một ḿnh

…Đau khổ riêng ǵ nơi gió cát

Hè nhà, bụi chuối thức thâu đêm

… Nhặt tàn thuốc cũ se thành điếu

Gẫm lại đời ta chút khói cay

 

         Bây giờ ta mới đi thẳng vào vấn đề: tại sao chỉ những bài thơ bảy chữ của Tô Thùy Yên mới dồi dào những câu thơ xuất sắc (gồm chung thơ tân kỳ và thơ "tuyệt tử công phu" thấy như rất đơn sơ b́nh thường). Tô Thùy Yên thường sáng tác theo thể thơ mới bảy chữ và thể thơ tự do, nên ta chỉ so sánh để thấy sự dị biệt trong hai thể thơ này. Ông chỉ làm một ít thơ lục bát và vài thể thơ khác. Trong thơ tự do, có lẽ rất thưa thớt h́nh ảnh tân kỳ theo phương pháp so sánh, và cũng không nhiều những ngôn ngữ mới lạ do hoán chuyển từ loại hoặc dùng tính từ trạng từ ngoài quy ước văn phạm. Trái lại, hầu như bài thơ bảy chữ nào của Tô Thùy Yên cũng thấp thoáng hiện diện ít nhiều ngôn ngữ thơ như vậy. Phải chăng mỗi nhà thơ chỉ tương đắc với một thể thơ mà thôi. Điều này thực sự không đúng khi ta kiểm điểm các thể thơ đă dùng của những nhà thơ nổi tiếng khác. Chỉ khi nào đụng chạm đến thể thơ tự do th́ mới nẩy ra vấn đề tương đắc hay không tươngthuyết đối với thơ Tô Thùy Yên nói riêng, và đối với các nhà thơ đă từng làm thơ tự do mà không được đắc ư. Giả thuyết như sau: nhà thơ Tô Thùy Yên chỉ tương đắc với thể thơ có khuôn khổ tương đối, nghĩa là không phải khuôn khổ quá trói buộc niêm luật ở thể thất ngôn Đường luật. Đó là thể thơ bảy chữ theo lối thơ mới, có hạn chế mà cũng tự do. Ta so sánh điều này như một chiếc diều giấy cần phải có sợi dây nắm lại th́ mới no gió mà bốc cao, vi vu trên bầu trời. Nếu cắt dây, nghĩa là quá tự do, th́ nó lại đâm nhào xuống đất. Một so sánh cụ thể nữa: khi có nắng ban mai mà một ṿi nước bắn vào bức tường cản trở, nước sẽ dội lại tung tóe với hơi nước tỏa ra tạo thành ngũ sắc cầu vồng. Nếu không có bức tường cản trở th́ ṿi nước sẽ rớt vào trống không, sáng tạo không có dịp phát huy. Gặp giới hạn tương đối (số chữ, số câu, nhạc tính), nhà thơ "uốn nắn" tâm hồn để diễn tả cho đạt tứ thơ, nẩy ra sự sáng tạo những lời thi cảm (mỹ cảm, linh cảm, t́nh cảm). Nhưng không phải tâm hồn ai cũng sáng tạo được ngũ sắc cầu vồng. Cho dù có bức tường ngăn cản làm "đà xuất phát" th́ cũng chẳng khác bốn bức tường kín bưng nhốt lại tâm hồn thơ nghèo nàn của họ.

 

          Giả thuyết "khuôn khổ giới hạn tương đối" chỉ có tính cách chủ quan của người viết bài này, khi nhận thấy sự dồi dào về ngôn ngữ sáng tạo (tân kỳ hoặc đơn sơ tuyệt kỹ) trong thơ bảy chữ, nghĩa là chỉ lưu ư về h́nh thức văn chương. Biết đâu có những nội dung lớn hoặc ngôn ngữ sáng tạo theo những cách khác nữa mà ta chưa nhận ra trong thơ tự do của ông. Nói về nội dung th́ cũng là chạm tới vấn đề sâu rộng cần phải viết thành một bài dài hay cả một cuốn sách. Nhưng nhân đây, ta cũng có thể liệt kê một số nội dung có lẽ ai cũng nhận ra qua các bài thơ mà phần lớn là thơ bảy chữ của Tô Thùy Yên:

 

  • Tư tưởng đau ḷng cuộc chiến tranh (như bài: Qua Sông, Anh Hùng Tận, Chiều Trên Phá Tam Giang)
  • Tư tưởng về nhân thế mang chất hiền triết Đông Phương (như bài: Ta Trở Lại Gian Nhà Cỏ; Tưởng Tượng Ta về Nơi Bản Trạch; Em Nhỏ, Làm Chi Chim Biển Bắc; Trường Sa Hành).
  • Tư tưởng hoài cảm thời thế đổi thay nhưng cũng hé lộ sự lạc quan về t́nh người muôn thuở (như bài: Mùa Hạn, Tàu Đêm, Ta Về, Nỗi Đợi).

 

          Nói theo nhà văn Vơ Phiến, tác phẩm lớn thường nghiêng về đề tài siêu h́nh, như "Nam Hoa Kinh" của Trang Tử, "Dịch Hạch" của Camus, "Bán Linh hồn Cho Quỷ” của Goethe… Nhà văn nhắc đến làm ta nhớ lại truyện phim "Địa Ngục Môn", đây cũng là tác phẩm siêu h́nh nhưng cuối cùng nhân vật tỉnh ngộ không theo về với quỷ: "Đêm qua anh vơ sĩ đạo đi vào Địa Ngục Môn với ư nghĩ giết người th́ hôm nay bước ra khỏi Địa Ngục Môn với áo nhà sư" (dẫn trong "Văn Học Phân Tích Toàn Thư" của Thạch Trung Giả, trang 529). Một bài thơ của Tô Thùy Yên, bài "Trường Sa Hành", cũng mấp mé ở biên bờ siêu h́nh đó.

 

          Ta đang bàn về thể thơ, về sáng tạo ngôn ngữ thơ, nghiêng về mỹ cam của h́nh thức văn chương. Ta cũng mới lướt qua về nội dung tư tưởng. H́nh như quá ít lời về t́nh cảm trong thơ. Vậy th́ xin nói luôn: theo thiển ư th́ bài thơ "Tàu Đêm" của nhà thơ Tô Thùy Yên làm ta cảm động hơn hết. H́nh như chuyến tàu xe lửa nào cũng buồn. Nhưng chuyến tàu trong bài thơ "Vu Vơ" của Tế Hanh hoặc "Chuyến Tàu Đêm" của Nguyễn Bính là những nỗi buồn biệt ly thông thường thời b́nh yên, đi làm ăn tạm thời xa nhau. Cái buồn trong bài thơ "Tàu Đêm" của Tô Thùy Yên lắng đọng hơn nhiều; có liên hệ đến một thời chiền tranh lớn trong lịch sử Việt Nam:

 

Tàu đi khoan xoáy sâu đêm thép

Tiếng nghiến ghê người, thác lửa sa!

Lịch sử dường như rất vội vă

Tàu không đỗ lại các ga qua.

 

Ôi những nhà ga rất cổ xưa

Dường như ta đă thấy bao giờ

Đến nay, người giữ ga c̣n đứng

Đèn băo đong đưa chút sáng mờ.

 

Tàu qua những ruộng đồng châu thổ

Hiu hắt làng xa mấy chấm đèn

Đêm ở nơi đây buồn lặng lặng

Cái buồn trải nặng mặt bằng đen.

 

Hỡi cô con gái trăng mười bốn

Đêm có nằm mơ những hội xuân

Đời có chăng lần cam dối mẹ

Nhớ thương nào giấu thấm vành khăn?

…….

Tàu ơi hăy kéo c̣i liên tục

Cho tiếng rền vang dậy địa cầu

Lay động những tầng mê sảng tối

Loài người hăy thức, thức cùng nhau.

 

          Chuyến Tàu Đêm chở đoàn tù biệt xứ đi ra ngoài Bắc qua thơ Tô Thùy Yên như một lời trăn trối, thấy ngày mai vô định. Với viễn tượng đi tới cuối đời nên trong đó pha trộn hoài niệm thời thơ ấu; nhớ niềm vui nơi thành phố đông đúc xưa; một chút trữ t́nh gợi đến những lời hát dân gian khi tàu chạy qua các làng mạc im ĺm ở ngoài Bắc; tự cảm thấy là một phần tử dưới bánh nghiến lịch sử; kêu gọi nhân thế thức dậy v́ h́nh như mọi người đều lăng quên chuyến tàu vô định đang lao vào bóng đêm./

 

Trần Văn Nam

(bổ túc bài viết trong tạp chí Khởi Hành, số 26)