ý kiến của các tác gỉa: võ kỳ điền, bình nguyên lc, trùng dương, phan thị trọng tuyến, trần thị ngh, nguyễn thị thanh bình, nguyễn xuân quang, hoàng nga, thảo trường, song thao, lê minh hà, kim lefrèvre, khánh trường, tâm thanh, lệ hằng, trần diệu hằng, lê thị thấm vân, trần hoài thư, nguyễn ý thuần, phạm quốc bảo, bùi bích hà, hoàng chính, dương kiền, đinh phụng tiến, hoàng liên, hồ đình nghiêm, nguyễn mng giác, thanh nam, dương thu hương, trần long hồ, trần thị kim lan, trần doãn nho, nguyễn thụy long, hà thúc sinh, lê thị huệ, trần vũ, ngự thuyết, miêng, lâm chương, mai ninh, nguyễn đông ngạc, bà tùng long, võ hồng, nguyễn thị vinh, sơn nam, phan du, nguyễn huy thiệp,hồ anh thái, vũ tú nam, nguyễn khắc trường, nguyễn ngọc thuần, nguyễn việt hà, nguyễn nhật ánh, lê lựu, nguyễn thị thu huệ, ...

 

Nhà văn Lê Thị Thấm Vân

trả lời tạp chí Văn Học
ba câu hỏi chung, về Sáng tác
(Văn Học số 124 tháng 8 năm 1996)

Tôi đến với thế giới văn chương là do lòng yêu thương ngôn ngữ Việt. đọc được một tác phẩm hay, hoặc sáng tác được một tác phẩm hay, cảm giác thích thú trong tôi đều như nhau. Tôi quan niệm văn thơ chỉ có hay/ dở chứ không có đúng / sai, vì thế người sáng tác có tự do sáng tạo. Viết văn cũng là (một cách) nổ lực khám phá, tìm hiểu chính mình, và đời sống con người bao bọc quanh mình.

Trong quá khứ, văn chương tình dục đa phần viết bởi ngòi bút đàn ông. Văn thơ kể, nói, chỉ , ‘dạy’, diễn tả...những cảm xúc, ‘cách thức’, rung động, thèm muốn, bày tỏ (thay cho) người đàn bà.

Hai bài thơ dưới đây được sáng tác do chính người đàn bà yêu qúi văn chương sáng tạo
(Ghi chú của người đánh máy :Trích dẫn một bài, vì ngại đánh máy- Lê Thanh Châu)

Mặt đất và Em
mặt đất
tắm đẫm
những trận mưa đỏ xuống từ tr?i
mặt đất
đơm bông
em đã uống
từ mắt anh
từ môi anh
từ sự sống anh
thân thể em
đơm bông

(LTTV)

Lê Thị Thấm Vân

 

Nhà văn Trần Hoài Thư

1.
trả lời Châu Hải Châu (luânhoán)
tạp chí Sóng tại Canada
(số 73 tháng 6 năm 1988)

Tôi không có tham vọng trở thành một nhà văn. Tôi chỉ thật sự viết văn khi 20 tuổi.

Và viết tùy hứng. Ngày tôi ở thám kích, tôi kê giấy trên gò mả, viết dưới ánh trăng, hay trùm Poncho viết trong ánh đèn pin quân đội. đọc lại những bài viết của mình trước đây đôi khi tôi phải lạnh mình. Thú thật, tôi không thể ngờ tôi là kẻ sống sót để viết những dòng trả lời này.

Qua Mỹ tôi vừa làm vừa học vừa viết, cũng tùy hứng. Tuy nhiên ngòi bút trở nên thận trọng hơn.

Tôi vốn là một người lính, tôi không thể không viết cho một tờ báo nặng chủ trương về ca ngợi người lính bị bỏ quên hay bị bôi nhọ. đồng đội tôi đã gục xuống, đã đang bị đày ải trong tù ngục. Một tờ báo chỉ có giới hạn về địa phương và số đọc gỉa. Tôi ước muốn tất cả những người bỏ nước ra đi này, đọc và hiểu lớp thế hệ sa cơ của tôi. Bội bạc họ là một tội ác.

 

2.
trả lời nhà thơ Nguyễn Mạnh Trinh

Tôi bắt đầu viết lúc tôi học năm thứ nhất tại Ðại Học Khoa học Huế. Hình như năm ấy là năm 1961 thì phải. Lúc ấy tôi ngồi trong thư viện Xavie. Thấy hình em bé gái sống sót trong trận Bình Giả, trần truồng chạy loạn, tôi không cầm được nước mắt, và tự dưng viết một mạch chừng 15 trang giấy học trò. Trong đó tôi dựng lại cốt truyện một em bé sống trong cô nhi viện, nơi tôi đã có mặt trong hai năm trời. Tôi gởi về tòa soạn Bách Khoa. Không ngờ bài được chọn đăng, dù bài bị kiểm duyệt gần trọn.

Viết đối với tôi lúc ấy (trước 75- LBH ghi chú) là một nhu cầu bức thiết. Bởi vì tâm não của tôi cần phải giải tỏa. Thứ hai là do mình muốn nổi danh. Ðọc bài mình đăng trên Văn, Bách Khoa mà nghĩ mình cũng là nhà văn như ai. Lại thêm có thư của nữ độc giả nữa.

 

Còn bây giờ, thú thật, tôi viết cẩn trọng hơn. Sau những kinh nghiệm tang thương bằng máu và nước mắt, tôi viết những gì mà tôi nghĩ là đúng và có thể may ra an ủi một phần nào những người bất hạnh.

Tôi là tên viết tùy hứng. Muốn làm thơ thì làm. Muốn viết văn thì viết. Nhiều khi hai ba tháng không viết được một bài văn nào. Nhiều khi một tuần viết được hai truyện. Thơ và văn tôi hòa nhập chung làm một. Hình như khi viết là tim tôi đập. Gặp dịp là thơ lại trào dâng. Như truyện Vườn Thánh đi trên Văn cách đây gần 30 năm, tôi bắt đầu bằng thơ: Một đôi mắt. Một nụ cười. Một giấc mơ. Cho tôi gục đầu vào đám mây dịu dàng ấy. Hay mới đây, trong truyện Nha Trang : Chỉ có tiếng thốt lên, òa vỡ cả niềm nhớ thương chất ngất ...

Ðối với tôi, thơ như cần sa ma túy. Hình như khi mình càng lớn tuổi thì hồn thơ lại càng âm ấp. Của cô đơn. Của thân phận. Của tình yêu đôi lứa. Của tình bằng hữu. Của vũ trụ. Của từng hạt sương. Của cọng rơm hạnh phúc... Ngay cả văn của tôi cũng vậy. Có lẽ lệ tôi mềm thấm gỗ. Gỗ già nua, lạnh cả chân đời. Thơ đến khi tôi oà cảm động. Thơ tình, thơ chiến đấu hoà chung.

Trần Hoài Thư


Nhà văn Nguyễn ý Thuần

trả lời tạp chí Văn Học
ba câu hỏi chung, về Sáng tác
(Văn Học số 113 tháng 9 năm 1995

Với tôi, viết cũng như làm tình. Trước hết để thỏa mãn mình, sau đến đối tượng. Khi viết được một truyện ngắn hay cho cả mình và người đọc đều thấy, đều nhận, đó là một lần làm tình trọn vẹn. Cả hai bên đều...đã ! Còn viết ra chỉ mình thấy hay, người đọc không thỏa mãn thì coi chừng, bạn đang trên đường ...yếu sinh lý. Cần đến một ông lang nào gấp ! Mà, ông lang cho những người cầm viết có thể là một chuyến đi rong, một tủ sách hay là cái gì đó, tùy theo từng người...để phục hồi sức khỏe.

Nói thì kỳ, nhưng nghĩ lại xem, có phải hai trường hợp có nhiều điểm na ná như nhau. Khi viết không được mà còn ráng viết để đè người khác xuống đọc thì rõ ràng bị bạo dâm. Hoặc viết không được ai đọc , buồn quá đi làm báo chửi bới, làm đài phát thanh để lăng xe mình , tự thỏa mãn các ẩn ức vv...nên gọi là thủ dâm. Hay viết ra chẳng ai thèm ngó đến năm bảy ông bà chụm lại khen lẫn nhau trong một thứ vòng tự chế ra, coi giống như đồng tình luyến ái ! Cứ thế, ta sẽ thấy các trường hợp khác.

Còn tại sao viết trong hoàn cảnh khó khăn ? Cái gì là khó khăn với nhu cầu sinh lý cũng như nhu cầu văn nghệ ? ở đâu mà con người không cần đến và tại thời điểm nào thì không có ? Tù thì có văn nghệ kiểu tù, làm tình theo cách tù. Tu thì có văn nhà tu, làm tình bằng...rau răm ! Robinson và An Tiêm chắc chắn phải có lúc nghêu ngao vài câu chèo cổ để thỏa mản chính mình thì kể chi chút khó khăn, chật hẹp của thời gian và đời sống tại hải ngoại ?

Nguyễn ý Thuần

 

Nhà văn Phạm Quốc Bảo

trả lời tạp chí Văn Học
ba câu hỏi chung về Sáng Tác
(Văn Học số 120 tháng 4 năm 1996)

Tôi viết được nhờ sức thúc đẩy phát xuất tự trong tôi.

Tôi viết về những gì khiến tôi chú ý thắc mắc, những gì quấn quít trong đầu tôi, những gì làm rung động trái tim của tôi.

Tùy theo thể tài tôi muốn viết, tôi chọn thể loại văn chương để diễn đạt cho thích hợp trong ý định của mình.

đọc gỉa là một phần không thể thiếu được trong chu trình sáng tác của tôi. Và tôi là người đọc đầu tiên, tôi có chịu những gì tôi viết ra không đã.

Phạm Quốc Bảo

 

Nhà văn Bùi Bích Hà

trả lời tạp chí Văn Học
ba câu hỏi chung, về sáng tác
(Văn Học số 110 tháng 6 năm 1995)

Thỉnh thoảng có hôm lái xe từ nhà đến sở làm trên một quãng đường vắng vùng Irvine chợt nhìn thấy trước mũi xe những cái lá nhỏ, màu nâu, khô nỏ, lăn chấp chới trong gió.

Trông chúng vui, tung tăng như bầy trẻ con. Một cảm giác nhẹ nhõm khiến tôi cảm thấy như có một nỗi vui vô cớ cùng nhảy nhót khinh khoái trong lòng.

Viết với tôi cũng bất ngờ , cũng là một cái xô đẩy tình cờ, như những chiếc lá khô nhỏ đùa vui trên quãng đường sương mù và gió lạnh sáng sớm hôm nào. Tôi ý thức chiếc xe đưa tôi đến sở làm là một thực tế nghèo nàn, buồn bã, không chối bỏ được, nhưng bù lại tâm hồn tôi ở giữa lòng đường, cùng với đám lá khô tung tăng bốc theo cơn gió, xoáy theo chiều đứng, trông giống như những vũ công ba lê tí hon nhón trên đầu những ngón chân nghệ thuật.

Tôi viết đủ mọi chuyện, khi ngẫu hứng. Viết như nói, như thở, như xúc động, như chào hỏi, như từ giã, không có nguyên tắc gì cả. Viết như trang trải, chia xẻ cùng người (ăi ? ở đâu ?) một thứ ‘gởi hương cho gió’ . Viết như một an ủi, tháo gở với bản thân (để sống còn)

Bùi Bích Hà

 

Nhà văn Hoàng Chính

trả lới tạp chí Văn Học
ba câu hỏi chung, về sáng tác
(Văn Học số 115 tháng 11 năm 1995)

Nhìn từ một góc cạnh nào đó, lao vào lãnh vực văn chương Việt Nam (ở Hải ngoại hay trong nước cũng thế thôi) giống như đi yêu một người tình nghèo mạt rệp, không công danh sự nghiệp, không công ăn việc làm, không hứa hẹn tương lai, và không có luôn cả hiện tại. Thiên hạ nhìn vao thứ đam mê ấy sẽ khó mà hiểu được. Nhưng đó lại là một thứ tình yêu đẹp nhất ; yêu vì tình yêu chứ không vì thứ gì khác; một thứ tình yêu vô vụ lợi, thứ Tình Yêu viết hoa.

Viết văn, làm thơ là một cách tỏ tình với cuộc sống. Tôi thích viết về tình yêu. Tôi yêu những mối tình. Dù buồn, dù vui. Ngày nào trong cõi sống này vẫn còn ai đó rung động trước những lời tỏ tình thì tôi vẫn tiếp tục viết. Cho dù chỉ còn một người đọc. Lỡ như mai này Việt Nam thành tiểu bang của Mỹ (biết đâu được !) và thiên hạ bỏ tiếng Việt để chuyển hẳn sang tiếng Anh, tôi vẫn tiếp tục viết tiếng Việt. Viết rồi đọc một mình.

Hoàng Chính

 

Nhà văn Dương Kiền

Chân dung tự họa
(Hợp Lưu số 33 tháng 2 và 3 năm 1997)

Thật khó mà nói động cơ nào đã thúc đẩy tôi cầm bút. Có lẽ tuổi trẻ nào cũng nhiều mơ mộng , nhiều hoài bão. Người thì hát lên, người thì vẽ ra. Không biết hát, biết vẽ thì viết nhật ký, viết lưu niệm, thì làm thơ.

Và cũng có thể nói là tình cờ nữa. Bạn tôi từ lúc mặc quần thủng đít đi học trường Long Vân, Quang Trung rồi Sinh Từ (Hà Nội) là đặng Trí Hoàn, là Phạm Hậu...không mê học mấy nhưng trời bắt làm thi sĩ. Hoàn rồi thành Hà Huyền Chi, Hậu rồi thành Nhất Tuấn. Cái thuở trao nhau những bài thơ ban đầu ấy thành cái nghiệp chăng ?

Rồi di cư vào Sài gòn lại ‘đàn đúm’ thêm được đỗ Tiến đức, Duyên Anh, đằng Giao, Trần Dạ Từ...nên lại lằng nhằng vào cái chuyện viết lách. Có lẽ chỉ do đó thôi.

Về quá trình hình thành tác phẩm thì cũng lại do tình cờ nữa. Hồi còn đi học Chu Văn An, học Việt văn thầy Vũ Khắc Khoan là kịch tác gia, cùng bạn bè dựng vỡ ‘Giao Thừa’ của thầy, rồi cũng tí toáyviết kịch. Viết vỡ ‘Sân Khấu’ gửi báo Chỉ đạo do nhà văn Nguyễn Mạnh Côn làm chủ bút. ông Côn sửa nhiều, cho đang và..’nổi tiếng’!

Về truyện dài, truyện ngắn, tùy bút thì vừa là tình cờ, vừa là bất đắc dĩ. Năm 1962, Phan Kim Thịnh xin được giấy phép xuất bản tạp chí Văn Học, kéo vào làm chủ bút. Chủ bút một tờ báo ở Việt Nam, ít nhất vào hồi ấy, ‘ghê’ ở chỗ này : Xin được đủ bài thì tốt không đủ bài thì chủ bút bao hết. Thiếu truyện viết truyện, thiếu thơ làm thơ...đưa xấp bản thảo cho nhà in xong, giờ chót ông ‘xếp ty-pô’ cho biết còn thiếu 5 trang thì viết đúng 5 trang, còn thiếu 10 trang, thì viết đủ 10 trang, ngay tại ‘phạm trường’ , lâu dần gom góp thành một tập truyện, một tập tùy bút...nhà xuất bản nào chịu in thì in, cầm đỡ ít tiền bản quyền uống cà phê với bạn bè.

Còn thơ ? Thì cũng chín mươi chín phẩy chín phần trăm người Việt Nam, ai chả làm thơ. ông Võ Phiến tưởng đâu chỉ viết truyện, tùy bút, biên khảo...nhưng rồi gần đây cũng thấy ông làm thơ vì một tà áo, già thì làm thơ tự an ủi mình. Cũng là một cách chữa bệnh tâm thần không tốn tiền.

Nhìn lại những gì tôi đã viết, tôi thấy nó tạp nhạp, mỗi thứ một chút. Và đôi khi xấu hổ, tự hỏi nếu mình được làm lại tất cả, thì có lẽ mình sẽ không làm gì nữa chăng ? Nhưng dù sao đã lỡ rồi...

Dương Kiền

 

Nhà văn đinh Phụng Tiến

Chân Dung Tự Họa
(tạp chí Hợp Lưu số 37 tháng 11 năm 1997)

Kinh nghiệm sống là chất liệu vô cùng qúi báu của người viết. Và người viết không thể tách rời nơi anh ta đang sinh sống để nói chuyện, bày tỏ những suy nghĩ của mình với người cùng thời. Làm được điều ấy, ít ra là, anh ta không thể không có những kinh nghiệm sâu đậm về nơi chốn mà anh ta đã sinh ra và lớn lên.

Người viết và người đọc bao giờ cũng là đôi bạn song hành, nhưng người viết phải đi trước, ít nữa là nửa bước chân. Cho nên, mỗi nhà văn đều có một số độc giả riêng của mình. Họ thường cùng đi chung với nhau trên từng chặng đường. Cho đến lúc, một trong hai người đồng hành ấy, có một người bước nhanh hơn., hẳn có người bị bỏ rơi lại phía sau. điều ấy giải thích rất rõ là một khi anh nhà văn không còn đủ khả năng đáp ứng được những yêu cầu của người đọc, anh ta bị quần chúng mình bỏ rơi. Ngược lại, người đọc không theo kịp người bạn đồng hành của mình cũng sẽ rơi vào hoàn cảnh tương tự. Chừng đó , sự ly dị ắt xảy ra và mỗi người đi tìm kiếm cho mình...người bạn đồng hành mới. đây là một cố gắng của cả hai phía : người viết và người đọc.

Những người viết và người đọc Việt Nam ở hải ngoại đang ở trong một hoàn cảnh hết sức lạ lùng. ở thế hệ thứ nhất, họ có cùng với nhau một quá khứ. Họ dễ dàng chia xẻ với nhau những kinh nghiệm ấy. Qua thế hệ thứ hai hay thứ ba, điều gì sẽ xảy ra ? Chừng ấy, thực tế sẽ đòi hỏi phải có những người viết mới. Những người viết mới vào thời điểm bấy giờ sẽ lại khác chúng ta ngày hôm nay. Ngôn ngữ sẽ thay đổi. Sự phát triển của dòng văn chương mà chúng ta vẫn gọi là dòng văn chuơng hải ngoại sẽ phát triển với nhiều nét hết sức bất ngờ.

Những nhà văn trong nước bao giờ cũng giữ một vai trò chính yếu. Vì họ ở với quê hương.

đinh Phụng Tiến

 

Xin bấm vào đây để xem tiếp