Ngắm Lại Nhan Sắc Quê Nhà

Ðà Nẵng không có được cái vẽ đẹp cổ xưa như thị xã Hội An. Du khách ghé đến Ðà Nẵng, thường viếng thăm những địa điểm sau :

Cổ Viện Chàm Ðà Nẵng

 

  1. Thành lập xây dựng:
  2. Ðịa điểm:
    Viện được xây cất bên cạnh sông Hàn, tụ điểm của ba con đường : 2 đại lộ song song , mang tên Ðộc Lập và Bạch Ðằng, và đường Tiểu La. Viện nằm gần một ngôi chợ nhỏ có tên Chợ Vông Ðồng, và nằm giữa đường nối từ chợ Hàn đến một ngôi chợ đã cũ, nhưng vẫn mang tên chợ Mới.
  3. Kiến Trúc:
    Xây dựng theo kiến thức Chămpa, với nhiều đường nét trang trí đơn giản, điều hòa, duyên dáng, với tổng thể là một màu trắng.
  4. Khung cảnh :
    Bên ngoài có nhiều cây lớn cung cấp đủ bóng mát cho một sân cỏ vun cao. Nhiều cây sứ với hoa trắng, nhị vàng. Một vài loại chim, nhất là các loại chim sâu thường trực líu lo ở đây.
  5. Tác Phẩm trưng bày:

(Tổng hợp theo nhiều nguồn tài liệu của các nhà nghiên Nguyễn Khắc Ngữ, Toan Ánh, Phạm Văn Sơn, Trần Kỳ Phương...)

 

Vài Ðoạn Thơ Khởi Ði Từ CVC

Tượng Kia Lạnh Cổ Viện Chàm
Hồn Trong Nghĩa Ðịa Chợt Choàng Ngang Vai


ai giam Chiêm quốc vào trong đá
cho đá ngàn năm ngậm máu người
tủi hận cũng theo đời hóa thạch
còn không tinh huyết giống dân Hời ?

thao thức buồn chi Chiêm nương hỡi
thân vàng vóc ngọc thấm về đâu
tim ngừng giữa điệu Tây-Thiên-Khúc
nhói buốt không gian nỗi hận đời

trằn trọc sầu chi Chiêm tướng hỡi
ngậm ngùi thương ngực nở vai u
đất nước phân qua, dân tộc diệt
sử mấy dòng đau một giống người

cuồng rống gọi ai bầy thạch tượng
Mỵ Ê, Sạ Ðẫu, Chế Bồng Nga...
phò vương cõng tướng đời vinh nhục
dấu lửa binh vương mấy tất ngà

nào đâu Châu Lý Châu Ô cũ
ai đổi danh thành đất Hóa Châu
tình nghĩa em đâu Huyền Trân hỡi
hồn Chế Mân ta khắc khoải đau

đứng vịn tay dài lưng ngựa đá
thả hồn vuốt mắt triều đại Chiêm
bồi hồi ngắm chiến công tiên tổ
thấm thía lòng vang tiếng khóc cười

ngoài kia màu nắng vàng muôn thuở
đang vuốt ve từng ngọn sứ xanh
mơ hồ nắng thoảng mùi hương lạ
có phải hương da thịt Chiêm Thành ?

Chiêm vương ơi, đá còn mưng lệ
hận đến bao giờ vỡ đắng cay
ta nghe nức nở hồn ai oán
sầu sống muôn thu Nghĩa Ðịa này

Luân Hoán
(C.O.Ð.Ð.T.T/ L.T.H.B.V.V.B.H)

 



Ngũ Hành Sơn

  1. Danh xưng:
    Dựa trên thuyết ngũ hành, vua Minh Mạng đặt tên là Ngũ Hành Sơn , vào thế kỷ thứ XIX. Ngoài ra thắng cảnh này còn được gọi : Ngũ Uẩn Sơn, Núi Cẩm Thạch, Phổ Ðà Sơn, và thân mật đơn giản hơn là : Non Nước, hoặc núi Non Nước.
  2. Vị Trí:
    Nằm cách thành phố Ðà Nẵng khoản 8 cây số, về hướng đông nam, sát biển Ðông.
  3. Các ngọn núi lập thành:
    • Thủy Sơn (phía bắc)
    • Mộc Sơn (phía đông)
    • Kim Sơn (phía tây)
    • Hỏa Sơn (phía Nam)
    • Thổ Sơn (trung tâm, gồm 2 hòn núi nhỏ)
  4. Tính chất của đá núi:
    Thuộc loại núi đá vôi già có lứa tuổi dévonien, rất cứng và đã biến thành đá cẩm thạch, ngoại trừ ngọn Thổ Sơn là đá thường.  
    Ðá ở Thủy Sơn có màu hồng, đá ở Mộc Sơn trắng mịn,đá của Hoả và Kim Sơn có màu đen trắng pha lẫn như thủy mạc.
  5. Diện Tích Và Kiến Thiết Bên Trong:
    Bên trong các hòn núi của Non Nước đều có hang động Nhưng đặc biệt và thu hút nhất là núi Thủy Sơn.

Ðường lên Thuỷ Sơn gồm 157 bậc thang, cao độ 60 thước. Những hang động, chùa miếu trong Thủy Sơn được sắp xếp thành 3 cụm : cụm trung tâm, cụm tây và cụm đông.

Cụm Trung Tâm có:

  • hang Vân Nguyệt 
  • cổng Ðộng Thiên Phước Ðịa
  • Vân Căn Nguyệt Quật
  • hang Thiên Long
  • động Vân Thông.
    động Vân Thông có hình tròn bò lên đỉnh được thường gọi là đường lên trời.

Cụm Phía đông có :

  • Vọng Hải Ðài
  • Chùa Linh Ứng
  • Khu động tàng chân (gồm hang Gió,động Tam Thanh, hang Hời, hang Ráy, động Bàn Cờ)
  • Ðộng Ngũ Cốc
  • Giếng Tiên
  • Ðộng Âm Phủ

ảnh Chùa Linh Ứng

Cụm Phía tây có:

(Dựa theo tài liệu của Ông Nguyễn Hoài Trung, cư ngụ tại Nhật Bản, đăng tải trên Quảng Ðà Năm Mậu Dần 1998)


Vài Ðoạn Thơ Khởi Từ NHS

Ngũ Hành Sơn, Ngũ Hành Sơn
Năm Hòn Núi Mọc Ở Trong Hồn


tay ai lót đá thành thang bước
càng bước lên cao càng bâng khuâng
chân run ngỡ dẫm đau tay cũ
ngờ ngợ như vừa gặp cố nhân

Thủy, Kim Mộc, Thổ, Hỏa sơn ơi
hít thở bao nhiêu thế kỷ rồi
những gì trong đá vôi già ấy
sinh dưỡng cỏ cây thanh tú vui

nghe chừng bát ngát Mâu Ni Phật
lộng lẫy Thiên Y A Na Nương
Vích Nu, Thổ Ðịa, Sơn Thần nhập
hồn vào đá tỏa ngát trầm hương

bay theo chuông mõ Tam Thai Tự
lạc vào tranh lụa của người xưa
bồng lai tiên cảnh trong huyền thoại
hẵn cũng cau mày, ấm ức, thua

này đây vòi vọi Vận Thông Ðộng
em muốn lên trời một chuyến không ?
ngửa mặt, mây vờn ngang sống mũi
trời xanh nằm gọn ở trong lòng !

này đây huyền ảo Thiên Linh Ðộng
ai nhốt gió vào hang đá vôi ?
hay gió đi tìm hương sắc lạ
thở nhầm hơi thở của em tôi ?

Ôi những Huyền Không, Nham Linh Ðộng
mái đời, mưa nhẽo vệt rêu xanh
đứng bên bờ miệng hang Âm Phủ
rùng mình tưởng hụt phận mong manh

kìa ai trần trụi hồng da thịt
ai lụa là choàng, khô khốc xương
môn đồ tiếp nối trong thiên hạ
cười khóc còn mang vững lập trường ?

ta đi ngắm kỹ từng gân đá
từng lá bồ đề , từng rễ cây
mỗi hạt bụi đời như có máu
giai nhân, hào kiệt từng đến đây

hỡi ơi du khách, hề du khách
danh khắc, thơ đề, loạn vết dao
đến đi đi đến luân lưu mãi
có thấy lòng ta đọng chỗ nào ?

Luân Hoán
(C.O.Ð.Ð.T.T / L.T.H.B.V.V.B.H)

 

ảnh đường vào một hang động

 

Ngũ Hành Sơn Hoài Cảm

cành trí thiên nhiên đẹp tuyệt vời
tây phương mườn tượng ở nơi đây
non phơi sắc gấm năm chòm đứng
nước dợn màu xanh một dãi bày
tiếng mõ cầu kinh vang thạch động
hồi chuông cảnh tỉnh vọng giang đài
chùa hang động đá in như đúc
Tạo hóa xây nên mỹ cảnh này

Xuân Ðài
(Quảng Ðà số 1-1996 Hoa Kỳ)



Vịnh Núi Ngũ Hành

Non Tiên núi Phật vốn là đây
năm cụm hành sơn trải nối dài
Thạch động oai linh danh Phật mẫu
Huyền không màu nhiệm đức Trời oai
dừng chân hang Gió lòng phơi phới
lần bước địa đàng dạ đắm say
du khách một lần thăm viếng cảnh
khen thay tạo hóa khéo an bày

Hoài Thu 

ghi chú: HT là một du khách, quê ở Duy Xuyên bài thơ trên đã được nghệ nhân khắc đá Nguyễn Hùng tạc lên một vách núi tại ngọn Thủy Sơn, năm 1995.



Huyền Không Ðộng

vạn dặm nhưng chung niềm nhớ thương
Huyền Không đá núi vẫn chưa mòn
bóng nắnh chiều soi hiền triết đó
trăm năm hồn động tiếng chuông ngân

trăng biếc nghìn khuya hồn cổ tự
lối đi-về quạnh quẽ khói sương
lên cao đá tảng rừng cây dựng
hơi thở phù vân đau cố hương

trang kinh giở mãi đều vô sắc
đá núi trầm ngâm chuyện thế nhân
hạt cát bên bờ hằng sa mộng
vô lượng triều dâng sóng bạt ngàn

bao giờ chim quốc về Non Nước
mây nguồn chuyển tới bến Tiên Sa
Huyền Không mấy đỉnh trời lưu lạc
hoa cỏ hoài in dấu Quảng Ðà

ta hỏi mây trời có thở than
đường lên thăm thẳm Ngũ Hành Sơn
có nghe chim hót thành sông núi
cốt nhục tình ta thấm tận hồn


Thái Tú Hạp
(tập ảnh nghệ thuật VNQHT của Lê Quang Xuân)



Một Vài Cảnh Sắc Khác Ðáng Viếng Thăm