Ðà Nẵng, 
Nơi An Nghỉ của Người Lính Mỹ Ðầu Tiên
Người dịch: Trần Trung Ðạo

Nguyên tác: The Search For Seaman Cook
Tác giả: Peter Kneisel, Boston Globe Magazine

 

Người dịch:
Không phải đợi đến 1965, khi các chiến hạm Hoa Kỳ thuộc Ðệ Thất Hạm Ðội thả neo tại cửa biển Ðà Nẵng để đổ bộ các đơn vị Thủy Quân Lục Chiến Mỹ đầu tiên, mở đầu cho cuộc chiến tranh tốn kém nhất trong lịch sử Hoa Kỳ, thành phố Ðà Nẵng mới đi vào lịch sử hải quân Hoa Kỳ. Nhưng từ hơn 155 năm trước, Ðà Nẵng đã là một nơi hẹn hò đầy định mệnh giữa quân đội Việt Nam thời Thiệu Trị và Hộ Tống Hạm Hoa Kỳ lừng danh USS Constitution.

Vào năm 1845, khi chiến hạm Constitution của Hải Quân Hoa Ky,ø trên chuyến hải hành 2 năm vòng quanh thế giới, dừng lại Cảng Ðà Nẵng để xin cung cấp thực phẩm và nước ngọt. Cũng tại hải cảng lịch sử nầy, Hạm trưởng John Percival, xin phép quan trấn thủ thành Ðà Nẵng để chôn cất một thủy thủ của họ vừa qua đời: thủy thủ William Cook, dưới chân Núi Khỉ nằm trong rặng Sơn Chà.

Ông George Thomas, thợ mộc trên USS Constitution ghi lại trong nhật ký của ông hiện còn lưu giữ "William Cook qua đời và được chôn trên bán đảo với tất cả những nghi lễ cần thiết. Cờ trên chiến hạm hạ xuống nửa cột để tang cho thủy thủ Cook. Ðêm xuống nhiều tàu lớn [Việt Nam] thả neo chung quanh chiến hạm Constitution nhưng không quá gần, để có thể đổ bộ sang Constitution. Hạm trưởng John Percival trước khi rời cảng đã tặng cho các tu sĩ Phật Giáo tại địa phương 2 Mỹ kim để lo chăm sóc phần mộ của thủy thủ Cook.

Cũng cần phải nhấn mạnh vài dòng về Constitution. Constitution là chiến hạm đầu tiên và lừng danh nhất trong lịch sử Hải Quân Hoa Kỳ. Chiến hạm được đóng vào năm 1794 tại Boston và được Quốc Hội Hoa Kỳ ra quyết định hạ thủy năm 1798. Chỉ trong 2 năm sau khi hạ thủy, Constitution đã vượt Ðịa Trung Hải đi chinh phục xứ Tripoli. Hiệp ước chiến thắng của Hoa Kỳ đánh bại quân Tripoli đã được ký trên chiến hạm Constitution.

Trong cuộc chiến tranh giành độc lập của Hoa Kỳ. Hải quân Hoàng Gia Anh, mặc dù đã chinh phục gần như cả thế giới, nhưng vẫn phải dành cho Constitution một sự kính trọng đặc biệt. Constitution, với 54 khẩu đại pháo, đã là niềm kiêu hãnh của hải quân cách mạng Mỹ. Những trận giao tranh đẩm máu trên mặt biển giữa Constitution và hải quân Hoàng Gia Anh, nhiều khi một mình Constitution đã đánh nhau với năm chiến hạm Anh, đã để lại nhiều huyền thoại.

Constitution được đóng từ gỗ của 1500 loại cây rắn chắc chọn lọc từ khắp nước Mỹ. Thành tàu rắn chắc đến nỗi một huyền thoại truyền lại rằng có lần đại bác của hải quân Hoàng Gia Anh bắn vào thành tàu Constitution đã dội ngược trở lại. Từ đó Constitution được ca ngợi bằng biệt danh khác Thành Sắt Cỗ (Old Ironsides).

Chiến hạm Constitution đã từng là soái hạm của hạm đội Ðịa Trung Hải, hạm đội Thái Bình Dương, và hạm đội nội địa Hoa Kỳ. Hiện nay, USS Constitution, trở thành viện bảo tàng tại Boston. Câu chuyện William Cook sau hơn 155 năm gần như chẳng còn ai nhớ, mãi đến mới đây, một toán chuyên viên và cựu chiến binh Hoa Kỳ đi tìm lại dấu tích của Người Lính Mỹ Ðầu Tiên Chôn Trên Ðất Việt Nam. Và câu chuyện được bắt đầu:

*

Thủy thủ không chọn lựa để được hải táng. Họ chấp nhận điều đó như phần trong số phận dành cho một người lính hải quân trên chiến hạm, trong đó gồm cả những rủi ro và gian khổ. Thân xác bị quấn trong tấm vải buồm, chêm một mớ sắt vụn cho nặng và, từ một bên thành tàu, thả xuống biển, là kiểu chôn cất đã có từ thuở khai sinh của hải quân, khi cần thiết. Bỡi lẽ, người chết rồi chẳng những không còn đánh đấm gì được nhưng lại chiếm chỗ rất quý giá dưới khoang tàu, và nhất là trong vùng nhiệt đới, xác chết mau hư thối. Tuy nhiên những hạm trưởng nặng tình cảm và không bị chiến tranh hay thời tiết ngăn trở thường cố gắng bằng mọi cách để chôn cất thủy thủ của mình trên đất.

Ngày 10 tháng 5 năm 1845, thủy thủ William Cook chết trên chiến hạm Constitution vì bịnh kiết lỵ. Chàng thanh niên William Cook gia nhập hải quân tháng 3 năm 1984, lãnh lương 10 Mỹ kim một tháng với nhiệm vụ chơi nhạc trên ban nhạc của chiến hạm. Ðó là tất cả những gì các văn khố hải quân Hoa Kỳ còn ghi lại về đoạn đời hải quân ngắn ngủi của William Cook.

Chiến hạm Constitution giương buồm tiến vào Tourance, nay là Ðà Nẵng, Việt Nam, vì thiếu thực phẩm và nước uống. Trong lúc tàu thả neo bên ngoài vịnh Ðà Nẵng, một thông dịch viên người Trung Hoa vào Ðà Nẵng để sắp xếp nơi an táng thủy thủ William Cook. Ông ta thương thảo với các nhà sư Phật Giáo để tìm một mảnh đất nhỏ trong nghĩa địa dưới chân Núi Khỉ trên bán đảo Tiên Sa, để an táng William Cook. Hạm trưởng đưa xác Cook vào bờ, và hai quốc gia Việt Mỹ đã hợp tác nhau để hoàn thành nhiệm vụ nhân đạo đơn giản nầy.

Thế nhưng chỉ ba ngày sau, ngược với mục đích thiện chí chiến hạm Constitution đang thực hiện, hạm trưởng Constitution đã đưa chiến hạm vào cuộc chiến tranh chống lại Việt Nam. Ðã 30 năm kể từ khi lần cuối cùng chiến hạm hay hay hạm trưởng của Constitution, đã phải bắn một viên đạn vì giận dữ.

Trong suốt 155 năm, câu chuyện thủy thủ Cook gần như đã rơi quên lãng. Ðiều này đã thay đổi vào tháng Tư năm nay khi 3 cựu chiến binh Hoa Kỳ đến Việt Nam để tìm lại ngôi an nghĩ cuối cùng William Cook, người lính Mỹ đầu tiên được chôn trên đất Việt Nam.

Câu chuyện bắt đầu cách đây 10 năm khi Dennis M. ÓBrien, ở Roslindale, một cựu Thủy Quân Lục Chiến, đã phục vụ trong chiến tranh Việt Nam như một cơ phi trực thăng đóng ở Ðà Nẵng, bắt gặp một đoạn kể ngắn về chuyến ghé lại 16 ngày của Constitution tại Việt Nam trong biên niê n sử sinh động của Tyrone Martin, Thành Sắc Cỗ, Chiến Hạm May Mắn Nhất (Old Ironsides, A most Fortunate Ship), viết về chiến hạm Constitution.

Ó Brien làm việc cho Sở Cựu Chiến Binh, và có thể thấy Constitution từ văn phòng của ông ta trên đường Causeway. Câu chuyện làm ông khích động bởi vì đó là câu chuyện về Massachusetts. Nó khích thích tính tò mò của ông ta như một cựu chiến binh và cũng vừa để truy tìm ngôi mộ của một binh sĩ đã ngã xuống cách đây 150 năm sau một sự kiện có sức lôi cuốn khác thường.

Ðể làm điều đó Ó Brien cần có tiền và nhiều sự giúp đở. Ông đề nghị Sở Cựu Chiến Binh Việt Nam tiểu bang Massachusetts cấp một ngân khoản 8 ngàn Mỹ kim để thực hiện dự án. Hạm trưởng Percival chỉ trả 2 Mỹ kim để săn sóc ngôi mộ trong "muôn đời", và Ó Brien cảm thấy chắc chắn rằng người Việt Nam, những người rất khó tánh thường hay chú ý đến chuyện tỉ mỉ, chắc đã tôn trọng lời cam kết của họ.

Ó Brien tuyển dụng 2 người bạn. Joe Poli, một nhà sản xuất phim độc lập ở Medford, Massachusetts, và tháng Hai, ông ta tuyển mộ một Thủy Quân Lục Chiến, người trước đây từng phục vụ như trưởng toán cơ phi trực thăng đóng tại Phú Bài. Bob Fairbairn, hiện ở Sài Gòn, bạn thời thơ ấu ở South Boston và la một cựu chiến binh của tiểu đoàn 173 Không Vận. Bob Fairbairn đã từng tham gia trận đánh khốc liệt chung quanh Dak-To và được tưởng thưởng 3 Anh Dũng Bội Tinh (Purple Hearts). Bob lấy vợ người Việt Nam có tên là Ðào.

Tôi làm việc 17 năm tại Ðông Nam Á như một cố vấn dân sự và cũng đã đọc ký ức về chuyến phiêu lưu đầy tính tò mò của Percival. Giám Ðốc Viện Bảo Tàng Constitution ở Charlestown liên lạc tôi và làm gạch nối cho tôi và Ó Brien, người tôi chưa từng quen biết trước. Chuyến đi được dự định vào tháng Tư. Ðiều nầy trùng hợp với kỷ niệm 25 năm, ngày Sài Gòn thất thủ.

Có lẽ không một yếu tố riêng nào trong câu chuyện hấp dẫn đến nỗi làm chúng tôi phải bôn ba nửa vòng trái đất để đi tìm. Percival chôn cất thủy thủ của ông tại hàng tá hải cảng ngoại quốc trong suốt 2 năm hải hành vòng quanh thế giới. Nhưng bởi vì đây là Ðà Nẵng, thành phố quen thuộc với hàng trăm ngàn cựu chiến binh, những người từng đặt chân qua đây trong suốt 7 năm dài của cuộc chiến tranh không tuyên bố. Ngoài ra, đây cũng là cơ hội để nhìn lại một nước Việt Nam mà chưa ai trong số chúng tôi đã được nhìn trươc đó, khi quan hệ bình thường hóa sắp sửa ra đời. Trong khu vực chiến tranh trước đây, anh chỉ nhìn thấy những người cùng phe với anh mà thôi.

Tập tài liệu gọi là "những bản chỉ dẩn" của chúng tôi trong cuộc truy tìm William Cook chỉ là ba bài báo do các thủy thủ của Constitution còn lưu được, một tập bản vẻ sơ sài, và bản ghi nhớ các chuyến đi của tàu. Nhiệm vụ của chuyến đi rất rõ ràng: Truy tìm mộ của William Cook.

Khi chiến hạm Constitution, ngày nay được xem như là chiến hạm xưa nhất trong thế giới thả neo tại Ðà Nẵng thì nó cũng đã cũ rồi. Chiến hạm, giương buồm vượt qua nửa vòng thế giới từ cảng Boston, được Bộ Hải Quân gởi đi để thực hiện chuyến hải hành thiện chí dài 2 năm. Chiến hạm 50 tuổi nầy là một chọn lựa lạ kỳ trái với đặc tính nghiêm khắc vốn có của các tuần dương hạm thế giới. Bị kết án là không còn đáng để hải hành vào năm 1830, Constitution được sửa chửa lại để quần chúng đến thăm viếng.

Không phải chỉ chiến hạm đã lỗi thời mà ngay cả hạm trưởng của tàu cũng già cả. John "Mad Jack" Percival đã 65 tuổi, bị bịnh phong thấp, nhưng ông đã vận động không mệt mỏi để có cơ hội lần cuối cùng được đưa tàu chiến nầy ra biển. Vì chiến hạm phục vụ như là đại sứ thiện chí, nên ông hạ lịnh sơn lại chiến hạm từ màu đen sang màu trắng và sọc đỏ giữa các giàn đại pháo trước khi từ cảng New York nhổ neo lên đường.

Khi Constitution thả neo ngoài khơi Ðà Nẵng, mặc dù được sơn trắng nhưng người Việt rất thận trọng và trì hoản Percival phía ngoà vịnh Ðà Nẵng, không cho phép vào bên trong vịnh. Người Viêt treo cờ đen để cảnh cáo. Chờ đến khi cờ Việt Nam được thay bằng cờ vàng, biểu tượng của Hoàng Ðế Việt Nam, thì Percival mới nhổ neo và gởi một ghe dài do Trung Úy William C. Chaplin chỉ huy, cùng với một toán thủy thủ và Thủy Quân Lục Chiến có võ trang, chèo vào thành phố.

Lần gặp gở đầu tiên giữa đại diện của chính phủ Hoa Kỳ và người dân Ðà Nẵng, theo lời Chaplin, có thể nói là lạnh nhạt. Quan địa phương, sau khi lắng nghe yêu cầu thức ăn và nước uống, đã hỏi "Tại sao các ông đến đây ? Tại sao các ông không đi đi ?” õ. Khi bị cac quan triều đình nhà Nguyễn gặn hỏi về ý định của chiến hạm tại cảng kế tiếp là Quảng Ðông, Trung Úy William cũng trả lời cộc lốc không kém gì dân Ðà Nẵng "chuyện đó không dính dáng gì đến các ông."

Vào ngày 14 tháng 5, tức ba ngày sau khi chôn cất William Cook, trong một chuyến viếng thăm Constitution của các quan lại địa phương, một thông dịch viên đã lén nhét vào tay của hạm trưởng một mảnh giấy nhắn tin. Mảnh giấy là lơi kêu cứu của Giám Mục Dominique LeFevre, một nhà truyền giáo Pháp đang bị cầm tù. Ông ta bị triều đình giam giữ về một tội không rõ và sắp sửa bị kêu án tử hình. Ðó cũng là lúc cuộc xung đột quân sự giữa những người hoàn toàn xa lạ bắt đầu.

Percival, phẩn nộ trước số phận của nhà truyền giáo Pháp, đã thực hiện các mệnh lệnh chỉ huy sai lạc, và điều nầy đã thể hiện một lần nữa trong cuộc xung đột đẩm máu 120 năm sau.

Tai họa, lẽ ra nên được xem là một điều cần được lưu tâm sau nầy, nhưng chưa ai thật sự nhớ được. Công bằng mà nói, chỉ một số rất ít trong sô hàng triệu người Mỹ đã đi qua Việt Nam, đã được thông báo rằng Percival và USS Constitution đã từng đến đó trước.

Mặc dù bị bịnh phong thấp hành hạ phải dành phần lớn thời gian trong phòng riêng trên tàu, hạm trưởng Percival đã bước xuống giường bệnh và chỉ huy một đội quân võ trang trở vào Ðà Nẵng. Ông ta tống đạt một tin nóng hổi cho các quan nhà Nguyễn tại Ðà Nẵng, đòi họ phải trao trả tự do cho Giám Mục LeFevre. Ðồng thời, cũng để chứng tỏ sự quyết tâm của mình, hạm trưởng Percival đã hạ lệnh bắt ba viên quan Việt Nam trú phòng Ðà Nẵng làm tù binh.

Hơn hai tuần sau đó, Percival lâm chiến. Ông hạ lệnh thợ sơn tái lập huy hiệu chiến đấu của Constitution: màu đen và hàng súng trắng. Ông cũng bắt giữ 3 thuyền buồm có võ trang của triều đình và cô lập họ an toàn sang một bên. Hạm trưởng Constitution cũng gởi 3 ghe tiến mạnh vào bờ, bắn vào đám lính và dân chúng, và đe dọa hải cảng với hai hàng đại pháo, vẫn còn được xem là khủng khiếp của Constitution.

Thậ là một chuyện khác thường, ông ta tiếp tục đưa ra yêu sách và rồi tạm ngưng sự thù địch để xin Việt Nam cung cấp nước và thực phẩm. Chiến lược vừa đánh vừa đàm đó lần nữa tái xuất hiện một thế kỷ rưởi sau trong vũng lầy Việt Nam.

Sau hai tuần, Percival ý thức rằng kế hoạch hăm dọa của ông đã bị phản tác dụng. Năm đồn binh dọc biển đã được tăng cường. Các tàu buồm võ trang đã được đưa đến các cửa khẩu dẫn vào Ðà Nẵng. Quan quân triều đình diễn hành dọc bờ biển ngày càng đông. Percival hạ lệnh nhổ neo ra đi mà không có dịp để gặp được Giám Mục LeFevre. Ông cũng không quên bắn một loạt súng cuối cùng để bày tỏ thái độ bất đồng. Năm hay sáu viên rơi xuống biển một cách vô hại.

Trong một công hàm ngoại giao phản đối gởi cho tòa lãnh sự Hoa Kỳ tại Singapore, đại diện của vua Thiệu Trị cho rằng Percival đã giết chiết mấy chục binh sĩ và thường dân Việt Nam. Ðại diện Việt Nam còn hăm he với viên lãnh sự Hoa Kỳ "Những người Mỹ sau nầy đến Việt Nam...chúng tôi sẽ giết."

*

Chúng tôi đến Hà Nội ngày thứ Bảy, 8 tháng 4. Fairbain, người hoàn tất các công việc chuẩn bị và Ðào, người lo các việc còn lại, đón tôi ÓBrien và Poli tại phi trường. Họ đưa chúng tôi về một khách sạch ở trung tâm thành phố. Chúng tôi tìm ra một quán ăn, có tên là Quán Thanh Lịch, chỉ cách vài khu nhà. Quán phục vụ bò nướng kiểu Mỹ cho đám du lịch ba-lô đang bơi trong hồ bơi phía sau. Quán có gắn máy lạnh và chơi nhạc blue buồn. O’ Brien vổ vai tôi và chỉ ra phía ngoài cửa sổ. Phía ngoài quán là con đường đầy ngập xe xích lô đạp, đám tài xế đang tán gẩu dòn như rang bắp, và những bà bán hàng rong đang rao bán xoài, hoa hồng, gà nướng. Ðám trẻ trên đường đang gạ bán cho khách du lịch những tấm bưu thiệp, bản đồ, tác phẩm Người Mỹ Thầm Lặng của Graham Greene được in lậu ở Việt Nam. Những người phu gánh trên vai những gánh hàng nặng trỉu, đưa lên đưa xuống theo từng nhịp chân của họ. Sự huyên náo di động qua cửa sổ, át cả tiếng ầm ì của máy lạnh và B.B. King. Cái cửa sổ thật chẳng khác gì một màn cảnh truyền hình rộng.

Ó Brien chỉ ra phía ngoài lần nữa, và nói "Việt Nam là thế đó.”

Ngày hôm sau, chúng tôi có cuộc hẹn với văn phòng POW-MIA, Liên Lực lượng Ðặc Nhiệm/bộ phận 2, gọi tắt là JFF. Cơ quan nầy có căn cứ đặt tại Thái Lan, Lào và Việt Nam để tìm kiếm hài cốt quân nhân Mỹ được công bố đã mất tích trong chiến tranh Việt Nam. Sau đó, chúng tôi muốn đặt tên của nhóm theo sau hình đồ tổ chức của họ. Nhóm của chúng tôi có tên là DetachmentZero hay gọi tắt là DetZero. Chúng tôi được tường trình vắn tắt tại tổng hành dinh của lực lượng đặc nhiệm và được xem một buổi chiếu dương phim chuyên nghiệp về các công việc của họ. O ÙBrien và Fairbairn trao tặng họ bằng tưởng lệ từ Sở Cựu Chiến Binh Massachusetts để tuyên dương những công việc đầy khó khăn và nguy hiểm mà họ đang thực hiện.

Phương pháp làm việc của cơ quan JTF/Det2 khác một cách đáng kể so với phương pháp riêng của chúng tôi. Họ chỉ đến một nơi sau khi đã xử dụng gần như mọi phương pháp truy tìm. Họ tham khảo các lịch sử đơn vị, các báo cáo sau hoạt động, đánh giá thiệt hại do bom gây ra, tin đồn - nói chung là mọi thứ giúp họ truy tìm ra vị trí của một trận đánh hay máy bay gặp nạn bị bỏ quên - có thể giữ chìa khóa cho những ngôi mộ không dấu vết của những binh sĩ bị mất tích. Cơ quan JTF/Det2 được phép tham khảo rộng rải các thư khố Việt Nam. Các cơ quan tương đương về phía Việt Nam cung cấp cho họ lịch sử các đơn vị Bắc Việt, báo cáo từ các viên chức địa phương, các sĩ quan và bộ đội Cộng Sản.

Ngược lại, nguồn tài liệu chính của đơn vị được thu thập từ tiệm bán quà lưu niệm của chiến hạm USS Constitution ở Boston.

Khi chúng tôi đến như đã hẹn với Ðại Sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, Pete Peterson vào thứ Ba, thì đươc phụ tá của ông cho biết ông phải trể một chút. Ó Brien và tôi ra ngoài đứng hút thuốc phía dưới huy hiệu Tòa Ðại Sứ. Một người Việt đi xe đạp chỡ gỗ chầm chậm đi qua, nhìn sang hướng chúng tôi đang đứng hút thuốc, rồi khạc một bải nước miếng. Với vẻ mặt giận dữ, ông tiếp tục đạp xe đi về phía cuối đường. Ðó cũng là hành động thù địch công khai duy nhất tôi chứng kiến trong suốt 23 ngày ở lại Việt Nam.

Người đó vào tuổi khoảng ngoài 50 tuổi. Bạn rất hiếm khi gặp một những người Việt cùng tuổi chúng tôi. Chúng tôi giết gần hết họ trong thời chiến.

Ðại sứ Peterson tò mò muốn biết chúng tôi đang tính chuyện gì. Chúng tôi báo cáo với ông ta về chuyến ghé lại 16 ngày của hạm trưởng Percival tại Ðà Nẵng, về một ngôi mộ không được ghi nhớ của một thủy thủ Mỹ. Ðại sứ Peterson, người đã ở tù 5 năm trong nhà tù Hà Nội, chưa bao giờ nghe về William Cook.

Chúng tôi rời Hà Nội 3 tuần trước khi Việt Nam tổ chức lễ kỷ niệm lần thứ 25 ngày Sài Gòn thất thủ - hay họ còn gọi là giải phóng. Peterson và phái bộ JTF đang chuẩn bị đón tiếp phái đoàn Hoa Kỳ do Thượng Nghị Sĩ John McCain của tiểu bang Arizona cầm đầu. Cũng trong thời gian đó, khoảng 130 ủy viên Trung Ương Ðảng CSVN đang tham dự đại hội khoáng đại của họ tại Hà Nội. Các buổi tranh luận về thỏa hiệp mậu dịch, bồi thường chất độc Da Cam rất khó khăn và kéo dài. Những gì chúng tôi đang làm chẳng phải là quá quan trọng hay quá khó khăn. Một công việc ngoại lệ và chẳng làm xúc phạm đến ai.

Không ai trong chúng tôi biết chắc liệu các viên chức Việt Nam tại Ðà Nẵng có chia xẻ nhiệt tình của chúng tôi hay không. Liệu họ có giúp đở việc tìm kiếm ngôi mộ, nơi gợi lại câu chuyện về một ngày trong năm 1845 khi hai quốc gia đã cùng nhau chôn cất một thủy thủ Hoa Kỳ hay không ?.

Ðại Sứ Peterson căn dặn chúng tôi khi chia tay "khi các anh vào đến Ðà Nẵng, phải báo cho mọi cơ quan - Công An, Hải Quân, Ủy Ban Nhân Dân - biết một cách chính xác những gì các anh đang làm. Họ sẽ giúp đở các anh. ....trừ phi họ nghĩ là các anh gạt gẩm họ.

Ðiều này hoàn toàn trái ngược với điện thư mật của Ó Brien, chỉ huy trưởng DetZero, gởi tôi một tuần trước: "Chúng ta sẽ hành động bằng phương pháp bí mật" Ðiều nầy thật làm tôi hoang mang khó hiểu. Tôi nghĩ không nên hành động kín đáo.

Chiều hôm đó chúng tôi bay vào Ðà nẵng. O ÙBrien đã sắp xếp để gặp một người Việt Nam có nhiều quan hệ đặc biệt với chính quyền và cũng là người giúp chúng tôi vượt qua những nhiêu khê phiền toái của chính trị địa phương, thúc đẩy chính quyền tham gia công cuộc truy tìm Cook. Người đó chẳng bao giờ đến mặc bọn tôi đứng ngơ ngác giữa cơn nóng 95 độ với tâm trạng thất vọng rằng ngày đầu tiên chẳng hứa hẹn gì tốt cho kế hoạch của chúng tôi.

Du lịch là một chức năng của nhà nước. Sáng hôm sau, Ðào Fairbairn tiếp xúc với công ty du lịch DaNaTours. Công ty nầy đồng ý cung cấp một xe khách nhỏ, tài xế và một giấy phép tham dò khe núi, nơi đã được ghi trong các bài báo chỉ là nơi William Cook được chôn cất. Tiên Sa là khu quân sự hạn chế do quân đội kiểm soát. Giấy phép - tốn 100 Mỹ kim - chưa chắc hôm sau mới có được. Ðã 11 giờ sáng rồi, chúng tôi ai nấy đều cảm thấy bất an. Chúng tôi chỉ cách nơi an táng Cook trong vòng 6 cây số.

Sau một hồi thảo luận tìm phương kế . Chúng tôi biết khi Constitution thả neo phía ngoài vịnh, một sĩ quan hải hành đã vẽ 3 đường để xác định vị trí của chiến hạm: Ông ta đã dùng đồn lính và mủi của hai bán đảo bao bọc quanh vịnh làm điểm tọa độ. Với một ít trình độ hình học lớp 8, một bản đồ, và thước kẻ tọa độ, chúng tôi có thể tạo thành một hình tam giác xác định vị trí của chiến hạm gần sát với địa điểm thả neo lần đầu.

Chúng tôi biết, nếu không có giấy phép, không thể nào lên bờ để thám hiểm vách núi, nhưng chúng tôi muốn biết những gì Percival thấy khi ông ta thả neo. Ðào trả 25 Mỹ kim cho một ghe thả lưới với đầy đủ thủy thủ và phòng lái. Chúng tôi gói đồ ăn trưa, nạp phim vào máy và cứ thế lên đường.

Sông Hàn nước pha bùn màu nâu chảy xuyên qua Ðà Nẵng vào vịnh, từ đó xuôi ra biển. Ðó la một trục giao thông buôn bán nhộn nhịp. Chúng tôi là một trong số hành trăm ghe đánh cá. Những chiếc ghe chở hàng nổ máy inh ỏi tiến về hướng thành phố, trong lúc nhiều đàn bà đội những chiếc nón rộng vành, đang khoan thai chèo nhiều thuyền gổ xinh xinh len lỏi giữa đoàn ghe nhộn nhịp đang chở đầy người và hàng hoá ngang qua sông Hàn.

Một ngày thật đẹp trời. Chúng tôi đi vòng quanh mủi ghe, khoan khoái khi đứng nhìn mặt nước. O ÙBrien đảo một vòng ống nhòm chung quanh vịnh, trong dáng dấp thâm trầm, ÓBrien hồi hộp nhìn phong cảnh từ trong bản vẻ cuối cùng dần dần hiện ra. Núi Khỉ đứng màu xanh đậm phía bên phải. Ðèo Hải Vân, một chỗ gảy của rặng núi hùng tráng chạy dài từ cao nguyên xuống biển Nam Hải, hiện ra từ trong đám mây bên trái.

Chúng tôi có thể thấy xa xa dãi đất, nơi đã từng là một là một đồn lính. Ngươì Pháp đã tàn phá đồn nầy vào năm 1858. Mô đất chạy dài tới tận đỉnh đồi phía dưới chân núi Khỉ.

Khi chúng tôi đến gần vực nước bên bờ biển, chảy ngang qua cửa sông, ông chủ tàu quay sang nói điều gì đó với Ðào, và Ðào nói lại với Bob. Phía bên phải tôi một hàng tàu kiểm soát do Nga chế tạo đang thả neo gần nhà máy đóng thùng của thành phố.

Bob Fairbairn nói với bọn tôi "Chủ tàu muốn bọn mình trốn trong phòng lái"

"Cậu nói gì” tôi đáp. Nếu phải trốn, tôi vẫn cảm thấy dể chịu hơn nếu đó là chọn lựa của tôi.

Bob Fairbairn nói tiếp “Ðào dăn bọn mình phải trốn, đến khi ghe qua vực nước vào phía trong vịnh thì thôi"

"Bọn mình phạm luật hay là ông chủ tàu phạm luật ?" Tôi hỏi lại.

Fairbairn khăng khăng trả lời “Ðào dăn bọn mình trốn. Ông của tàu muốn bọn mình trốn"

Chúng tôi học trong 24 giờ qua, là phải tin tưởng mọi thứ Ðào nói. Cô ta thông minh và cương quyết, quả là một đối tượng hoàn hảo dành cho Bob Fairbairn. Hôn nhân của họ chẳng khác gì cuộc hôn nhân của Ralph và Alice Kramden, bắt đầu mỗi ngày bằng giận dỗi và chấm dứt bằng tình cảm. Cha của Ðào là một sĩ quan cảnh sát cấp tướng nhưng mẹ cô ta lại là thành viên của Mặt Trận Giải Phóng Dân Tộc, hay còn gọi là Việt Cộng. Sau khi chiến tranh chấm dứt, cha cô ta đi tù và mẹ cô ta thì được trao tặng huân chương. Ðào không được phép theo học đại học. Cô ta chọn ở lại mặc kệ làn sóng người Việt tị nạn, và trở nên một nữ thương gia với hai nhà máy dệt.

Như vậy chúng tôi trốn. Ðám đàn ông trung niên râu rậm bọn tôi bị nhét vàophòng lái chỉ cao một mét và rộng vỏn vẹn một mét tám. Vị trí chẳng thoải mái chút nào.

Ông chủ tàu dặn nâng cái nắp gổ trên cửa chính, trời thêm nóng nực và chật chội. Chỉ cách chỗ chôn Cook 3 cây số nhưng không thể đến gần hơn được.

Mười lăm phút sau, Ðào chúi đầu vào và cười "Khỏi rồi. Các anh ra đi.”

Ghe chúng tôi đang chạy trên sông trống rộng, vượt xa đoàn tàu kiểm soát và băng qua mọi thứ cần phải che giấu. Chúng tôi kẽ một đường la bàn thẳng và ngắn xuyên qua chỗ nức nẻ, hướng đến chỗ Constitution đã từng thả neo lần thứ nhất tại cửa khẩu vịnh, sau đó ngừng để ăn trưa.

Chúng tôi thấy những gì Percival đã thấy: một hải cảng toàn hảo được bao quanh bởi rặng núi dài. Từ đồn trên đỉnh đồi cũ đến cửa khẩu của vịnh trải dài bằng năm hẻm núi bám đầy vỏ sò dọc dưới chân núi Khỉ. Vách núi đầu tiên bên cạnh đồn, và ngay dưới chân một nhà thờ Pháp đã sụp đổ, có vẻ là địa điểm đáng lưu ý nhất. Chúng tôi có thể thấy giòng nước ngọt chảy mạnh vào hẻm núi. Nước đọng trong một hồ nhân tạo. Tài liệu của Constitution có nhắc đến nước ngọt và chiến hạm nầy đã dùng 5 ngàn Galon một ngàỵ

Phía ngoài xa dường như là một tấm bia mộ bao bọc chung quanh bằng một bức tường đá. Chúng tôi muốn đến gần hơn. Ước gì đây là lúc xử dụng con dao phá rừng, hớn hở đục xuyên qua những lùm cây rậm rạp, nhìm quanh để tránh đám rắn hổ mang, bò ngang qua ổ mối, trong lúc Joe Poli đang quay phim bọn tôi. Ông chủ tàu không đồng ý, vách núi là khu vực hạn chế, đặt dưới sự kiểm soát của hải quân Việt Nam. Ông ta chỉ một doanh trại lính phía sau bờ. Hai người đang ngồi trên mỏm đá nhìn chúng tôi trong lúc chúng tôi cũng đang nhìn họ.

Chúng tôi định bụng sẽ trở lại hôm sau với giấy phép trong tay, đi lên bờ, vạch đám bụi, chứ không đi vòng vòng trên mủi đất cách bờ 600 thước. Chúng tôi cho ghe chạy chầm chậm dọc bờ hướng về phía biển, và xem xét từng vách núi một trong số bốn vách núi còn lại. Tất cả đều có vẻ đúng, mặc dù vách núi đầu tiên vẫn có vẻ là đúng nhất. Vách núi đó có nước ngọt và hình dáng mô đất có vẻ như là một nơi an táng. Chúng tôi chụp hình khi đi ngang qua điểm đó trên đường quay lại sông Hàn hướng về phía thành phố Ðà Nẵng,

Ðào lại nhắc "các anh phải trốn cho đến khi ghe qua khỏi bức tường nước biển"

Lúc nầy thì chẳng quan tâm lời cô ta nhắc nữa. Chúng tôi vào trong phòng ghe, kéo cửa lên. Ai nấy tinh thần đều phấn khởi.

Mười phút sau, ghe đi chậm một cách khẩn cấp, trồi lên khi hạ xuống vài lần và cuối cùng thì đứng yên tại chỗ. Có tiếng chân không đi trên đầu, giọng xì xầm kín đáo và im lặng.

Ðào ló đầu vào bên trong nói "Có chuyện rồi, Công An !, nhớ ở nguyên trong phòng."

Ghe của chúng tôi đi theo sau một tàu kiểm soát đến trạm Công An. Trong lúc bọn tôi tiếp tục chịu nghẹt vô cùng khó chịu trong phòng, chủ tàu và đám thủy thủ cùng đi vào trạm Công An. Dần dần bớt căng thẳng, chúng tôi trèo ra ngoài. Ðám công an ngồi trên bến tàu.

Chúng tôi đoán mò tin tức từ điệu bộ của Ðào. Nhiều lần họ theo cô ta xuống bến tàu ra ghe, Ðào vẻ mặt nhăn nhó, giận dữ, miệng đối đáp nhanh như máy với đám Công An. Ðó là điều chẳng lành chút nào. Ai nấy đều nghĩ điều tệ hại nhất có thể xảy ra là ở tù.

Cuối cùng, cô ta đi xuống bến tàu với đầu ngẫng cao, cười nói thân mật với đám công an đi theo. Có thể là trục xuất, phạt vạ, hay cũng có thể là khiển trách.

“Ðào tới rồi."

"Trong cô ta ra sao ?"

"Cô ta cười, cô ta cười thật, chúng ta chắc được thả đi.”

Ðào leo lên ghe và nói "Chuyện lớn, có chuyện lớn rồi. Giấu mấy cái máy ảnh. Các anh nhớ nói với họ là đi đánh cá.”

Chỗ duy nhất có thể giấu được mấy máy ảnh là phòng máy. Nhưng nếu bạn là người đi lục xét thì đó cũng là nơi duy nhất để tìm đồ giấu trong ghe. Chúng tôi nghĩ cách hay nhất là cứ đeo máy ảnh quanh cổ giống như mấy tên khờ. Nhưng Ðào quả quyết là phải giấu cho bằng được, vào chúng được gói lại thật kỷ và dấu phía dưới.

Ðào nói "Có một viên đại tá từ Ðà Nẵng qua, nhớ phải khai là mấy anh mướn ghe đi câu cá. Các anh không biết gì hết."

Khổ nỗi trên ghe lại chẳng có một đồ câu cá nào cả, ngoại trừ mấy mẻ lưới khô đã mấy tháng, có thể mấy năm chưa thấm nước.

Họ bắt chúng tôi ngồi chờ viên đại tá suốt hai giờ trong phòng thẩm tra trống rỗng. Từ một chỗ có lợi thế, tôi có thể nhìn thấy ghe đánh cá xuyên qua cửa sổ. Nếu họ lục soát, thì coi như hỏng việc. Tôi không lo lắm chuyện có mang theo máy ảnh - mặc dù chúng tôi chụp rất nhiều theo hướng tổng quát khu vực quân sự hạn chế - Cái lo chính là vì tôi đã che giấu chúng - Ðiều nầy thật chẳng hay ho chút nào.

O' Brien nói "Cứ để Poli giải quyết hết" Chúng tôi cười. Thế là với số phiếu ba một, Poli đại diện cho bọn tôi.

Ðại tá Quang đến. Ông ta có vẻ còn trẻ, lịch sự, và trên cổ áo gắn 7,8 ngôi sao vàng. Ông ta đi vòng vòng quanh phòng, lắng nghe câu chuyện của từng người trong bọn tôi. Ðào cắm cúi ghi chép. Chúng tôi đi đánh cá, không biết gì hết. Ðào đảm trách phần lớn chuyện đối đáp. Bob Fairbairn, người từng sống sáu năm ở Sài Gòn, bắt đầu kể tên các tướng lãnh trong Quân Ðội Nhân Dân, các chỉ huy khu vực, Công An mà anh ta đã có làm việc qua lại trong nhiều năm. 

Viên đại tá đi vòng sang phía Poli. Nhà viết truyện phim của chúng tôi bình thản, người biết điều nhất trong bọn, một thủy quân lục chiến có giọng nói nhẹ nhàng. Viên đại tá quay sang Poli, nâng viết và hỏi bằng tiếng Anh rất chính xác "Còn câu chuyện của ông thì sao ?" Poli có lý do chính đáng để mong cho chuyện xét ghe không phải xảy ra, vì chiếc máy quay phim của anh là máy mướn tư một tiệm chụp hình ở Newtonville. Poli đáp lại bằng một cái nhún vai "Tôi chẳng biết gì hết, tôi chậm chạp"

Viên đại tá cười. Y cho phép chúng tôi đi nhưng viên sĩ quan thuộc cấp vẫn muốn lục soát ghe. Ðào giải thích cho họ biết rằng lục soát ghe tàu là một dấu hiệu của sự thiếu tin cẩn đối với khách du lịch ngoại quốc. Dù sao lời phân tích của Ðào cũng thuyết phục được viên đại tá. Nhưng ông ta giữ chiếu khán của Fairbairn và hứa sẽ đến khách sạn vào sáng hôm sau để trả lại. Ông ta đã kiểm tra lại các tin tức do Fairbairn cung cấp và đúng như thế. Viên đại tá đã ra lịnh giữ lại chủ tàu, thủy thủy đoàn, và cả chiếc ghe đánh cá. Chúng tôi phải hối lộ để chuộc họ lại vào hôm sau.

Ðại tá sắp xếp để đưa chúng tôi về Ðà Nẵng trên cùng chiếc tàu kiểm soát, đã chận bắt trước đó. Chúng tôi mời ông ta ăn tối. Ông nhận lời trước khi lái xe đi. Cuộc khủng hoảng coi như đã qua. Ðám công an áp giải đứng chờ trong lúc chúng tôi một cách rụt rè đưa máy móc chụp ảnh ra khỏi phòng máy.

Nhà hàng nằm ngoài bờ sông. Chúng tôi ăn cháo bắp, chả giò, cá chưng và cua đập. Chúng tôi kể cho đại tá câu chuyện về William Cook và đưa cho y coi bưu thiếp của chiến hạm Constitution. Viên đại tá hứa sẽ giúp chúng tôi đến bất cứ nơi nào trên bán đảo.

Sáng hôm sau, chúng tôi trở lại bán đảo bằng xe buýt nhỏ, với một giấy phép và người dẫn đường. Việc đầu tiên là xem xét nghĩa địa quân đội Pháp và Tây Ban Nha, dựng lên sau khi chiếm đóng không thành công thành phố Ðà Nẵng năm 1858. Trong nghĩa địa bỏ hoang, những bản tên được khắc rất nghệ thuật của những người lính, đã đầu hàng cơn nóng nhiệt đới và bịnh tật hiểm nghèo, được khắc trên các tấm bia. Cook không phải là một trong số họ.

Chúng tôi lục soát xuyên qua đám bụi cây dày xuống phía góc đồi qua chiếc cầu đất phía sau khe núi. Một ngôi mộ được chôn cất đúng vào nơi đã được ghi nhận. Tấm bia khắc tên Cook được đặt trong một trong hai ngôi miếu nhỏ bao bọc bởi một bờ đá thấp. Hai Mỹ kim trả cho các tu sĩ Phật Giáo vào năm 1845, đã mua được bàn thờ nhỏ với tấm hình một chiếc tàu đã phai nhạt và một kệ đá. Một bình hương với vài chân hương còn lại. Thật kỳ lạ, dù chẳng có một tu sĩ nào trên bán đảo, ngôi mộ của William Cook vẫn được những người nào đó săn sóc.

Chúng tôi, cuối cùng, đã được một phút yên lặng với William Cook. Lẽ ra phải vui mừng nhưng những cựu chiến binh chiến đấu thường không biểu lộ nỗi mững vui. Những người Mỹ cuối cùng trong vách núi, biết nơi chôn cất Cook chính là những người đã chôn cất ông ta. Ðào ngôi trên cát. Người dẫn đường ngồi trên tường đá. Chúng tôi chia thành nhiều toán và thăm dò chung quanh. 

Mỉa mai thay, cũng chính viên đại tá nầy đã xác nhận đó là mộ của William Cook. Ông ta kể chúng tôi nghe câu chuyện mà ông đã từng nghe bà nội y kể lại. Trước khi người Pháp tàn phá đồn, đã có một chiếc tàu Mỹ đến cảng nầy. Họ mang theo một người lính chết và nhiều người bịnh. Vị tu sĩ đã chôn Cook trong một nghĩa địa. Ngôi miếu nhỏ có khắc hình chiếc ghe buồm được dân làng gọi là "chùa Mỹ”.

"Tại sao các anh lại không hỏi tôi sớm. Tôi chưa bao giờ tin là các anh đi đánh cá.” Ðại tá Quang nói. 

Chúng tôi bơi một hồi xong, ngồi nghỉ trên bờ. Sau đó rửa sạch chất muối mặn bằng nước ngọt trong hồ chảy xuống từ Núi Khỉ. Chúng tôi đặt chiếc mủ đem theo từ Viện Bảo Tàng Constitution bên cạnh bình hương trên bàn thờ Cook.

Trong ngôn ngữ thông dụng của người Mỹ, hơn nửa thế kỷ qua, chữ Việt Nam không phải để chỉ một quốc gia nhưng là một cuộc chiến. Hà Nội không phải là thành phố mà là một nhóm cán bộ giáo điều trong bộ đồ xám nâu và những chiếc ghế quá cỡ rộng. Việt Nam, nếu không có đe đọa và nghèo nàn, là một quốc gia đầy năng lực, hiếu khách và là một đất nước huy hoàng . Việt Nam còn là một quốc gia trẻ. Sáu mươi phần trăm dân số sinh sau 1975. Ðối với những người trẻ, mặc dù viết sẹo vẫn có thể còn thấy, chiến tranh đã trở thành lịch sử.

Một ngạc nhiên cuối cùng là chúng tôi được mời đến để trình bày câu chuyện William Cook trước Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố. Rõ ràng, một phần, họ biết về DetZero và, phần khác, cũng vì tính tò mò. Chúng tôi đến trong một xe khách nhỏ tại một nhà khách, phủ thống đốc thuộc điạ nguy nga thời Pháp còn để lại. Ủy Ban Nhân Dân ngồi một bên bàn họp, ghế dựa cao màu đỏ. Phó chủ tịch tên Anh, người hơi thấp, ngồi giữa với thông dịch viên của ông ta. Chúng tôi ngồi một bên. Tôi phụ trách phần trình bày.

Ủy Ban Nhân Dân có vẻ ngạc nhiên khi biết rằng Percival khi về lại Mỹ đã bị khiển trách. Tổng Thống Hoa Kỳ Zachary Taylor đã gởi một thư xin lỗi đến Hoàng Ðế Việt Nam, đây là một hành động ngoại giao bất thường trong lịch sử ngoại giao Hoa Kỳ.

Tại cuối buổi gặp gở, họ lần nữa lập lại câu hỏi mà tổ tiên họ đã hỏi những sĩ quan hải quân Mỹ đầu tiên đặt chân lên bờ năm 1845: “Tại sao các ông đến đây ?” Chúng tôi nói với họ rằng chúng tôi đến viếng thăm William Cook, một thủ thủy Mỹ bị lãng quên đã chôn trên đất Việt Nam. Chúng tôi đến để tỏ lòng kính trọng ông ta. Và cũng đến thăm quốc gia của các ông lần đầu tiên. Ủy ban nhân dân rất lấy làm sung sướng.

Một tháng sau khi trở lại Mỹ, Ủy Nan Nhân Dân Thành Phố Ðà Nẵng nhận được phép từ Hà Nội để xây một đài tưởng niệm nhỏ trên vách núi bên cạnh ngọn đồi có đồn lính ngày xưa. Theo kế hoạch, đài tưởng niệm sẽ hoàn tất trong năm 2001 và sẽ được khắc chữ bằng hai thứ tiếng, Anh và Việt. Ðài tưởng niệm sẽ đánh dấu sự hợp tác giữa quốc gia William Cook đã phục vụ và đất nước đã dành cho ông nơi an nghĩ cuối cùng.

Tổng thống Hoa Kỳ dự tính thăm Việt Nam vào tháng 11 năm 2000. Tòa Ðại Sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội khuyến khích Tổng Thống ghé thăm ngôi mộ Cook. Chuyến đi của tổng thống Clinton được phát họa để nhấn mạnh về tương lai. Nhưng William Cook là người vô tội đầu tiên trong quan hệ đầy giông bão giữa hai nước được đánh dấu bằng sự mất mát của một người vô tội. Nơi an nghĩ của ông là một phần của quá khứ mà cả hai quốc gia cũng nên thừa nhận.

Trần Trung Ðạo