Trung Tướng Ngô Quang Trưởng
Tư Lệnh Quân Ðoàn I và Vùng I Chiến Thuật
Minh Dũng sưu tập

 

Trong "kết quả cuộc thăm dò dư luận do Tạp Chí Phổ Thông thực hiện nhân ngày kỷ niệm 20 năm (1955 -1975) tạp chí Phổ Thông" được phát hành ngày 20 tháng 2 năm 1975, dưới đề bài " Người Của Năm 1974", đã công bố 16 nhân vật được tôn vinh vì đã nổi bật bởi thiện chí, sắc thái trong các sinh hoạt văn hóa, chính trị, kinh tế, xã hội trong năm 1974.

Theo tạp chí Phổ Thông, cuộc thăm dò năm 1974 được bắt đầu từ tháng 9-1974 qua  những cuộc phỏng vấn trực tiếp với quần chúng ,gồm đủ thành phần : giáo sư, sinh viên, công tư chức, thương gia, nông dân, nội trợ, công nhân các giới, ký gỉa, nhà văn, nghệ sĩ... Tướng Ngô Quang Trưởng là một khuôn mặt trong 16 nhân vật được vinh danh. Và tạp chí Phổ Thông giới thiệu như sau:

" Tướng Ngô Quang Trưởng sinh tại Kiến Hòa, năm nay khoảng 40 tuổi, một vợ bốn con. Vợ ông là con gái của nhà văn tiền chiến Thạch Lam. Ông đã xuất thân từ binh chủng nhảy dù sau khi tốt nghiệp Võ Bị Ðà Lạt. Ðã phá kỷ lục về thăng cấp từ 1963 đến 1968.

" Năm 1969, Ông được nhật báo Diều Hâu cho là một trong bốn tướng "Sạch" của quân đội ( nhất Thắng, nhì Chinh, tam Thanh, tứ Trưởng).

" Mùa Hè Ðỏ Lửa 1972, Ông được dư luận quốc nội, quốc tế xem là tướng tài khi ông trấn nhận vùng I, chỉ trong vòng 489 giờ đã tái chiếm được tỉnh Quảng Trị nhờ các biện pháp cứng rắn, sát cánh với binh sĩ tại các tiền đồn nguy hiểm nhất. Ông ít nói tới độ, có lúc, gần như cả ngày ông không mở miệng.

" Trong giữa năm 1974, Ông đã có một hành động rất ngoạn mục. Lính của một sư đoàn tại vùng I đã lùa một đàn bò của dân chúng, đem cất giấu tại thung lũng Quế Sơn.  Khi nghe dân chúng tố cáo, ông đích thân bay đi tìm và đem trao trả cho khổ chủ. Số bò còn thiếu, ông trừ lương từ Trung Ðoàn Trưởng đến binh sĩ, lấy tiền mua bò trả đủ số cho dân, không dung dưỡng bao che các việc làm mờ ám của thuộc cấp, như một số các vị chỉ huy khác. Tuần báo Time tháng 7/74 đã cho rằng ông là người trong tương lai giữ nổi cái cung cách của một nhà lãnh đạo vùng Ðông Nam Á " (trang 11, Phổ Thông) 

Trong một bài viết khác, được phổ biến trên mạng lưới điện toán, thuộc báo Con Ong, Ông Trần Viết Ðại Hưng, đã dịch và trích dẫn một vài đoạn trong cuốn hồi ký "It does not take a hero" (Không Cần Có Một Anh Hùng) của một đại tướng Mỹ đã hồi hưu, Norman Schwarzkopf, nhận xét về Trung tướng Ngô Quang Trưởng, chúng tôi dám mong Ông Trần Viết Ðại Hưng và báo Con Ong cho phép trích lại:

"Ðại tá Ngô Quang Trưởng, là tham mưu trưởng của Tướng Ðồng (Dư Quốc Ðống).  Ông ta không giống hình ảnh một thiên tài quân sự mà tôi thường nghĩ đến. Cao chỉ 5 bộ 7 (chừng 1, 70 mét) ở lứa tuổi giữa 40, rất ốm, với lưng gù và có cái đầu dường như quá to so với thân hình của ông. Gương mặt ông nhăn nhúm và rắn rỏi, không đẹp trai tí nào.  Và trên miệng ông luôn có điếu thuốc lá nằm ở đó. Thế mà ông được những viên chức và binh lính của ông kính nể. Và làm kinh sợ những cấp chỉ huy của miền Bắc, những người biết khả năng của ông. Bất cứ khi nào có một cuộc hành quân, mưu mẹo đặc biệt nào xảy ra, Ðống đều đặt ông vào nhiệm vụ chỉ huy"  (....Colonel Ngo Quang Truong was General Dong's chief of staff. He did not look like my ideas of a military genius : only five feet seven, in his midforties, very skinny. with hunched shoulders and a head that seemed too big for his body. His face was  pinched and intense, not at all handsome, and there was always a cigarette hanging from his lips. Yet he was revered by his officers and troops and feared by those North Vietnamese commanders who knew his ability. Any time a particular tricky operation came up, Dong put him in command ).

......"chỉ đơn giản hình dung ra địa thế và moi lại kinh nghiệm chiến đấu chống kẻ thù trong mười lăm năm, Trưởng đã chứng tỏ khả năng kỳ lạ của ông trong chuyện tiên đoán chúng sẽ làm gì " (...simply by visualizing the terrain and drawing on his experience fighting the enemy for fifteen years, Truong showed an uncanny ability to predict what they were going to do)

...."tôi chưa từng nghe thấy điều gì như thế này tại trường Võ bị West Point. Tôi nghĩ:  cái gì mà 8 giờ và 11 giờ thế này ? Ông ta sắp xếp trận đánh kiểu gì đây ? Nhưng tôi cũng nhận ra được nét đại cương kế hoạch của ông : Trưởng đã tái sáng chế ra cái chiến thuật mà Hannibal đã dùng vào năm 217 trước công nguyên, để bao vây và tiêu diệt quân đoàn La Mã trên những bờ hồ Trasimene.."
(I'd never heard anything like this at West Point. I was thing king" What's all this about eight o'clock and eleven o'clock ? How can he schedule a battle that way ? But is also recognized the outline of his plan : Truong had reinvented the tactics Hannibal had used in 217 B.C when he enveloped and annihilated the Roman legions on the banks of lake Trasimene)

Ngoài việc dịch, trích dẫn những đoạn trên, tác gỉa Trần Viết Ðại Hưng, còn đưa vào bài viết của ông những lý do chính trong việc để thất thủ vùng I của Trung tướng Ngô Quang Trưởng. Ðồng thời ông Hưng còn giới thiệu nội dung lời trần tình của Tướng   Trưởng "Vì Sao Tôi Bỏ Quân Ðoàn I", khi trả lời một số báo chí Việt ngữ tại hải ngoại. Những lý do cụ thể đã "trói tay" vị tướng từng cương quyết không để mất vùng I, nói chung, Ðà Nẵng, nói riêng như sau:

Ðể hiểu thêm tâm sự và trường hợp của Trung Tướng Ngô Quang Trưởng qua bài viết của ông Trần Việt Ðại Hưng, bạn đọc có thể vào:

http://www.conong.com/TranViet/931.htm

Một tác gỉa khác, từng là viên chức cao cấp trong ngành cảnh vụ, tùng sự tại Ðà Nẵng, Ông Lê Xuân Nhuận , sau nhiều dịp tiếp xúc với Tướng Trưởng, đã ghi trong tác phẩm Về Vùng Chiến Tuyến, hình ảnh Tướng Trưởng, đại ý:

Những nhận xét về Trung Tướng Ngô Quang Trưởng của Ông Lê Xuân Nhuận, có lẽ phù hợp với đa số đánh gía của thị dân Ðà Nẵng dành cho vị chỉ huy Quân Ðoàn I kiêm Vùng I Chiến Thuật này, mặc dù thời gian làm việc của Ông tại KBC này chưa được lâu dài.

Minh Dũng, sưu tập