Phạm Thế Mỹ
Lê Ngọc Châu


Phạm Thế Mỹ mở rộng thêm đường đi của anh trong năm 1974, bằng Trái Tim Việt Nam, trái tim bốc lửa khát vọng hòa bình. Người và cảnh vật trên đất nước ta chỉ tồn tại được, vươn cao lên, và bao dung mẵi nhờ ngọn lửa ấm hòa bình.

Nhạc Phạm Thế Mỹ phản ảnh tiếng thì thầm, lời kêu gọi chân tình những người Việt hãy tĩnh dậy, sau cơn mê dài chiến tranh - cuộc tang tóc của chúng ta nằm mãi trong toan tính khôn khéo của ngoại bang trục lợi ? Riêng Phạm Thế Mỹ, anh trả lời bằng cách cất cao tiếng hát, ca tụng tình người và tình quê hương Việt Nam muôn đời.

Phạm Thế Mỹ sinh năm 1932 tại Bình Ðịnh. Tham gia kháng chiến chống Pháp thời kỳ 1945-1954. Học Quốc gia âm nhạc Sàigòn: 1954-1959 
Dạy Việt Văn tại trường Trung Học Bồ Ðề Ðà Nẵng từ 1959 - 1970 
Gĩư chức Trưởng Phòng Văn Mỹ Nghệ Viện Ðại Học Vạn Hạnh từ 1970 - 1975

Những Tác phẩm đã xuất bản :

Nhạc bản rời:

Tập Nhạc:

Trường Ca :

Nhạc Kịch :

Ðoạn giới thiệu trên được trích từ trang thứ 13 , tạp chí Phổ Thông của cố thi sĩ Nguyễn Vỹ, do Phan Thị Thu Mai chủ trương , số Xuân (chào Mừng Năm Mới) phát hành ngày 20 tháng 2 năm 1975 tại Sài Gòn. 

Qua thời điểm được ghi rõ, chúng ta biết nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ, đã sinh sống tại Ðà Nẵng trong một thời gian khá dài, 21 năm, kể từ 1959 đến năm 1970. Một phần đời của ông trong giai đoạn này là dạy Việt văn, dạy nhạc tại trường Bồ Ðề và một số trường khác như trung học Sao Mai, Tây Hồ...

Song song với thời gian dạy học, Phạm Thế Mỹ dành thì giờ viết nhạc. Ông đã sớm thành danh và đã để lại cho đời, nhiều ca khúc nổi tiếng, còn được ưa chuộng đến bây giờ. Nhạc của ông có thể phân loại như sau :

* Nhạc Tình Quê Hương , tiêu biểu như :

* Nhạc Tình Yêu Lứa Ðôi : Tuy ít, nhưng là những nhạc bản xuất sắc trong kho tàng nhạc Việt Nam, có thể kể:

* Nhạc Tình Dân Tộc, Tình Người:

- Gồm nhiều ca khúc trong các tập nhạc và một số nhạc bản lừng lẫy :

Phạm Thế Mỹ còn viết nhiều nhạc kịch vững vàng, và hầu hết đã được trình diễn tại nhiều trường trung học cũng như đại học Vạn Hạnh. Ông còn là người dìu đắt, điều khiển những chương trình trình diễn qui mô rất thành công.

Về khuynh hướng chính trị : Phạm Thế Mỹ được liệt vào thành phần phản chiến trong giai đoạn trước tháng 4 năm 1975. Hơn thế nữa, có người cho ông là nhóm " Ăn Cơm Quốc Gia, Thờ Ma Cộng Sản", bởi vì ông có người anh ruột là nhà thơ Phạm Hổ đang phục vụ cho chế độ Bắc Việt.

Về bản tính và đời sống thường ngày : Phạm Thế Mỹ là người lịch sự, ưa chải chuốt, quần áo, đầu tóc bao giờ cũng tươm tất, gọn gàng, có lẽ bị ảnh hưởng bởi nghề giáo chức ? Có một điều chắc ít ai biết, Phạm Thế Mỹ không bao giờ ngồi xe thồ, xe ôm. Nếu không có phương tiện cá nhân, bắt buộc phải đi đâu cần thiết, ông đều nhờ vào các xích lô.  Phạm Thế Mỹ không hút thuốc, không uống rượu, bia. Nhưng có khá nhiều cuộc tình, và sau năm 1975, ông về ở hẳn với một người vợ thứ tại Sài gòn. Với bạn bè, ông là người chí tình, cởi mở và sẵn sàng lắng nghe, sửa đổi theo những góp ý hợp lý của bè bạn, một ví dụ nhỏ, cụ thể : Trong ca khúc Người Về Thành Phố, Phạm Thế Mỹ có một câu như sau:

" Ðường Việt Nam thênh thanh Một lối "

Chúng tôi thấy chữ "Một" ông dùng ở đây, không thích hợp, dễ gây ngộ nhận như chuyện "độc" đảng. đã đề nghị ông thay chữ "Một" thành ra chữ " Ngàn ", và ông đã vui vẽ thay đổi ngay.

Trở lại vấn đề khuynh hướng chính trị, một vấn đề phức tạp, và tế nhị, chúng tôi không thấy cần phải có một nhận định riêng nào ở đây, chỉ biết sau tháng 4-1975, Phạm Thế Mỹ không được chính thể mới dùng. Ðiều đó dễ hiểu, bởi đối tượng phục vụ chủ yếu của người nhạc sĩ này là Phật Giáo.

Hiện nay Phạm Thế Mỹ đang nằm trên giường bệnh, đã mấy năm nay. Giới thiệu tác gỉa Tóc Mây, một ca khúc chúng tôi ưa thích, không phải là một việc dễ dàng. Chúng tôi không vịn vào những kỷ niệm riêng, để nói về một khuôn mặt đã từng cư ngụ, và đóng góp vào sinh hoạt văn học nghệ thuật ngay trên phần đất quê nhà mình. Mọi thương, ghét, chê, khen tùy vào giới thưởng ngọan âm nhạc. Trong tình bạn, tình người, chúng tôi cầu mong anh sớm bình phục.

Lê Ngọc Châu